Theo các ofer thông thái thì 2 cái này có gì khác biệt ? cụ nào không hiểu mình đang ở vị trí nào như e ko
Công chức (ví dụ chuyên viên, thanh tra viên, kiểm toán viên,...) làm trong các cơ quan quản lý nhà nước (ví dụ Sở giáo dục, Bộ Nội vụ, Tổng cục Quản lý đường bộ Việt Nam,...) để làm các việc "nhà nước" thông qua các thủ tục hành chính (ví dụ, hướng dẫn và giải quyết việc nam nữ tự nguyện sống với nhau và đẻ con, cấp giấy phép kinh doanh, hướng dẫn doanh nghiệp nộp thuế như vắt chanh và xử phạt nếu doanh nghiệp trốn thuế, chây ỳ nộp thuế,...). Công chức có công chức lãnh đạo (ví dụ giám đốc sở, chủ tịch UBND huyện, bộ trưởng, thứ trưởng, tổng cục trưởng, vụ trưởng,...) và công chức thừa hành (chuyên viên, thanh tra viên,...). Thu nhập bao gồm tiền lương và phụ cấp công vụ. Toàn bộ chi phí làm việc được ngân sách nhà nước cấp.
Viên chức (ví dụ giảng viên, bác sỹ, giáo sư, kỹ sư, phóng viên, diễn viên,...) làm trong các cơ quan nhà nước gọi là đơn vị sự nghiệp công (ví dụ trường học, bệnh viện, nhà hát, đài phát thanh, đài truyền hình,....). Thu nhập bao gồm tiền lương (do ngân sách nhà nước đảm bảo) và các khoản thu nhập hợp pháp khác từ nguồn thu hợp pháp (học phí, viện phí, dịch vụ quảng cáo,...). Ngoài ra một phần chi phí làm việc (từ 1% đến 99%) do ngân sách nhà nước đảm bảo.
Công chức, viên chức tuy không trực tiếp làm ra của cải vật chất cho xã hội nhưng có nhiệm vụ duy trì xã hội ổn định, phát triển để cho nhân dân được vui vẻ, được học hành và được chăm sóc sức khỏe.
Vấn đề hiện nay cần quan tâm là nhà nước phải xác định rõ có bao nhiêu vị trí việc làm và cần bao nhiêu người làm công chức, viên chức. Không thì quỹ lương và chi phí ngày càng phình to, trụ sở ngày càng phải cơi nới, bội chi tiếp tục phát huy và đóng góp của nhân dân ngày càng lớn để "nuôi".