Không biết có cụ nào đọc câu chuyện về việc vươn lên thành triệu phú của một chàng trai khởi nghiệp với 1 USD chưa? Đại khái là có 1 USD nuôi con gà đẻ trứng, năm sau mua được con lợn, rồi gây giống mua được con bò. Rồi vài năm sau gây được đàn bò... Rồi có ông chú họ xa không có người thừa kế qua đời, chàng trai được hưởng gia tài triệu đô và trở thành triệu phú từ đó.
Nếu không có may mắn, không có gian lận (một vài cụ theo ý này), không được nâng đỡ hay hưởng thừa kế, thử hỏi tiền đâu để đẻ ra tiền ạ? Cụ có 1 đồng, tỷ suất lợi nhuận 100% thì năm sau cũng được thêm 1 đồng nữa là 2 đồng. Bao giờ cho được 1 triệu ạ? Nhà thằng hàng xóm có 100 đồng, tỷ suất lợi nhuận chỉ cần 10%, sau 1 năm nó có thêm 10 đồng. Xúc đất đến bao giờ cho lại với nó ạ?
Dạy con chăm chỉ lao động, biết yêu thương là tốt. Nhưng thợ may ăn giẻ, thợ vẽ ăn hồ. Cái thời đói kém túng thiếu, cái xe đạp là cả gia tài, đàn ông mới cần biết vá xe, thời này ai vá nữa ạ? Sửa điện biết thì tốt, không biết thì sao phải học, sao phải đánh đổi tính mạng quý giá chỉ để sửa ba cái công tắc trong nguy cơ có thể dựng ngược tóc bất cứ lúc nào? Biết bổ củi thì tốt, nhưng không bổ được củi mà muốn ăn cơm thì cố mà kiếm tiền mua bếp ga, mua bếp điện. Làm người thành công không nhất thiết phải cái gì cũng biết, cái gì cũng tự phục vụ. Không làm được thì thuê, hợp tác cùng phát triển. Nhà nào cũng tự trồng rau, tự nuôi lợn, tự sửa xe đạp thì xã hội phát triển đến đâu ạ? Dạy con muốn sống được thì phải hoà được vào cộng đồng, phải có cái nghề, phải hiểu không kiếm ra tiền ít nhất đủ duy trì mức sống bố mẹ đem lại thì chỉ có bốc mứt - xin lỗi các cụ mợ em nói bậy ạ.
Mỗi người có thế mạnh riêng, có cách xây bệ phóng cho con riêng, có cách dậy con riêng. Đã là quan điểm, thì đa dạng như chính những con người đang tồn tại trên đời này. Không có chuẩn mực.