- Biển số
- OF-495333
- Ngày cấp bằng
- 7/3/17
- Số km
- 3,413
- Động cơ
- 243,280 Mã lực
- Tuổi
- 44
Một buổi học thực hành trên ruộng lúa
Cười ra nước mắt nhiều hơn bác ơi.Buồn cười lắm cụ ạ, học thực hành trên đại gia súc mà chẳng có trâu bò đâu để thăm khám, tiêm chọc, mổ xẻ cả.... Sinh viên thì nhấp nhổm lo tương lai khó xin việc còn giáo viên nhấp nhổm không kém vì sợ giải thể, sáp nhập khoa bởi không có người học
đa số các trường giờ tự chủ chứ nhà nước không hỗ trợ như xưa - hồi 2000 e học thì vẫn hỗ trợĐọc bài mới biết trường Nông nghiệp nay cũng phải tự chủ tài chính.
Đáng chú ý:
Cụ nên nói ngược lại XH ảnh hưởng đến GD, suy cho cùng GD chỉ là nạn nhân.Cụ nói đúng, thực trạng xót xa đó nhiều người cũng biết nhưng làm sao phải sửa đổi tận gốc đây? Chắc hỏng từ ngành giáo dục hỏng lan ra cả xã hội
1. Hết riệu mời bác.Nếu như số liệu tôi gúc ra sau đây là đúng (nếu sai bác nào sửa hộ) thì:
- VN chi hàng năm khoảng 10 hơn tỷ đô cho giáo dục, trong đó 10%, tức hơn 1 tỷ đô cho giáo dục cấp cao (bậc đại học). Cái này đọc báo cáo tây nó dùng từ higher education nên nghe hơi ngang ngang;
- Có 460 trường đại học, cao đẳng, gồm cả công, tư. Chia trung bình mỗi trường được hơn 2 triệu đô, tức 50 tỷ. Con số này oánh dắm phát hết.
- Các trường "bên kia" nó nhận được nguồn tài chính từ chính phủ trung ương, bang, và địa phương. Ngoài ra còn nguồn nghiên cứu khoa học. Một trường trung trung ở Đức nhận được 500 triệu - 1 tỷ đô / năm.
==> VN chi quá ít.
Cụ chắc ngày xưa giỏi tự nhiên lẫn triết học rồi ạ, nói rất sâu sắc!Khi chuyển từ trạng thái A sang trạng thái B luôn diễn ra 1 quá trình mà người ta gọi đó là quá độ. Quá độ đơn giản là quá trình sắp xếp lại mọi thứ để thích nghi với trạng thái mới. Vì vậy sẽ phát sinh rất nhiều bất cập, cái nào ko cần thiết sẽ tự bị đào thải đi.
Cụ biết cái bóng đèn dễ cháy nhất là khi nào ko? Ko phải khi đang sáng mà là khi ta nhấn công tắc tắt nó đi. Trong điện xoay chiều cũng có phần quá độ đó, cụ kiếm tài liệu đọc sẽ thấy rất hay.
1 con bò cũng cỡ 20 triệu, 1 con trâu tầm 30 triệu. Thực hành thì cần bao nhiêu con cho 1 lớp? Trong khi học phí có 10-20 triệu/ năm. Còn bao nhiêu thứ chi phí các loại trên đời. Nếu chiêm chích thì học trên hình nộm được rồi. Cuối khóa học thực hành những nghiệp vụ quan trọng nhất trên mẫu thật thôi cụ.Buồn cười lắm cụ ạ, học thực hành trên đại gia súc mà chẳng có trâu bò đâu để thăm khám, tiêm chọc, mổ xẻ cả.... Sinh viên thì nhấp nhổm lo tương lai khó xin việc còn giáo viên nhấp nhổm không kém vì sợ giải thể, sáp nhập khoa bởi không có người học
Dạ cảm ơn cụ vì sự đồng cảm ạ, loạt bài mong muốn là mọi người đừng ảo tưởng, hãy nhìn thẳng vào sự thật, vào vũng lầy ngay ở dưới chânCũng đáng báo động thật. Cá nhân em nghĩ cứ đà này, chất lượng đầu ra không đảm bảo, tiền mất tật mang. Chi bằng giữ lại số tiền học phí rồi ở nhà học tập kinh nghiệm cha ông vậy.
Học viện nông nghiệp thành trung tâm buôn bán cây giống ghép miền nam và Thái dúiKhoảng 50% lao động VN đang làm nông và trên 80% sinh viên khối nông nghiệp có gốc gác từ nông dân những người phải chắt chiu từng hạt lúa củ khoai mong đổi lấy tri thức một cách xứng đáng nhất cho con em mình. Có ai hình dung ra học nông nghiệp mà học phí có khoa lên tới hơn 2 triệu/tháng-cao hơn cả ngoại ngữ, ngoại thương? Có ai hình dung ra được tiền đóng nhiều như thế nhưng bị cắt xén buổi học từ lý thuyết đến thực hành? Có ai hình dung ra được từ tờ mờ sáng sinh viên đã phải dậy để canh giờ vào mạng nhà trường đăng ký học theo tín chỉ nhưng đến tận 12 h trưa vẫn không thể được? Người thì bảo vậy nhưng kẻ lại bảo do sinh viên thời nay thiếu đam mê, do cơ chế ngày nay nó không theo kịp cuộc sống. Vậy cụ thể "Con em nông dân đang học hành thế nào?".
TRƯỜNG CÓ KHOA CHỈ TUYỂN ĐƯỢC 1 SINH VIÊN TRONG KHI CÓ TỚI 20 GẦN GIÁO VIÊN:
https://nongnghiep.vn/con-em-nong-dan-dang-hoc-hanh-nhu-the-nao-bai-iii-than-phan-truong-chieu-duoi-post254119.html
TÍN CHỈ KIỂU HÀNH XÁC, DẬY TỪ TỜ MỜ SÁNG MÀ TỚI TRƯA VẪN KHÔNG ĐĂNG KÝ ĐƯỢC MÔN TRONG KHI ĐÓ GIÁO VIÊN THƯỜNG XUYÊN CẮT BUỔI HỌC:
https://nongnghiep.vn/con-em-nong-dan-dang-hoc-hanh-nhu-the-nao-bai-iv-bat-cap-kieu-hoc-theo-tin-chi-post254183.html
LỜI CẢNH TỈNH CỦA CÁC VỊ TIỀN BỐI:
https://nongnghiep.vn/con-em-nong-dan-dang-hoc-hanh-nhu-the-nao-bai-ii-nhung-loi-tam-huyet-cua-the-he-di-truoc-post254053.html
MÉO MÓ TRONG VIỆC TỰ CHỦ:
https://nongnghiep.vn/con-em-nong-dan-dang-hoc-hanh-nhu-the-nao-bai-i-nhan-thuc-meo-mo-ve-tu-chu-dai-hoc-post253984.html
Một tiết học về thú y
Chuẩn ạ. Em sàn DH nông nghiệp Thái, vè nhìn cái DH nông nghiệp của mình mà buồn. Đất càng ngày càng bị lấn chiếmHọc viện nông nghiệp thành trung tâm buôn bán cây giống ghép miền nam và Thái dúi
Chuyện học đại học của con em nông dân bị fail có 2 nguyên nhân:Còn chuyện học hành của con em nông dân thì đây thực sự là thảm họa, là nỗi đau, là gánh nặng cho các gia đình nông thôn khi xã hội phổ cập đại học làm cho chuyện vào ĐH quá dễ dàng và các ông bố bà mẹ nông dân chân lấm tay bùn cứ ngỡ con mình vào ĐH là có cơ hội đổi đời sau này sẽ ăn trắng mặc trơn giầu có...mà cầy cuốc, vay mượn để nuôi con 4-5 năm ăn học ( dù chúng nó có học bất cứ trường ĐH nào, không đúng chuyên môn, ko đúng khả năng cũng kệ)... Ra trường rồi không xin được việc, lại vạ vật TP chạy xe ôm, có nhiều đứa chán lại về quê cấy lúa, may thì vứt bằng ĐH đi xin làm công nhân nhà máy nào đó... Vô cùng tốn kém về tiền bạc, công sức
Và nhà em cũng có 2 đứa em con nhà cô ruột như vậy: 1 đứa học ĐH Sư Phạm 2 ra trường phải mất mấy trăm triệu mới xin được xuất dậy hợp đồng nhưng khả năng thu hồi vốn khó nên thôi về quê lấy chồng làm công nhân. 1 đứa học BK lang thang xin việc làm thuê mướn mãi ở SG ko ăn thua cũng bỏ về quê lấy vợ và làm công nhân. Lúc chúng nó học bố mẹ điêu đứng lo tiền, giờ chưa trả hết nợ thì về quê làm công nhân lấy chồng lấy vợ mà chả thu hồi được khoản đầu tư đi học ĐH kia, đau đầu