CCCC ơi hihi
Bạn em đang dạy tiếng Anh cho khá nhiều giáo viên cấp 1. Họ chia sẻ đồng nghiệp phát âm sai và buộc học sinh cũng phát âm sai theo mình. Đến cấp 2, 3 và thi THPT quốc gia cũng chỉ thi trên giấy về ngữ pháp, và kỹ năng đọc. Còn không hề thi kỹ năng nghe - nói - phát âm.
Em rất quan ngại con em mình mà nghe phát âm sai ngay từ trong trứng nước ở giáo viên tiểu học, rồi cả trung học, thì liệu lớn lên cháu có sửa được thói quen phát âm sai không ạ các cha mẹ. Vấn đề này rất quan tâm vì nó liên quan đến mầm non tương lai mong CCCC tư vấn tận tình
Các con không học tiếng Anh ở tiểu học là tốt nhất.
Còn cụ hỏi trường công chung chung quá. Nếu trường ở khu nội thành thì giáo viên cũng không đến nỗi, lại có các chương trình liên kết với BC, ILA này nọ, có giáo viên bản ngữ nên cũng không lo lắm đâu. Còn ở vùng xa thì em không rõ lắm.
Sếp em làm cty em
.. các sếp đối tác thì có nhà nước, tư nhân, liên doanh đủ cả..
Em thấy không cần đặt nặng vấn đề phát âm chuẩn quá làm gì.. xem mấy chương trình hùng biện tiếng Anh của các cháu trên TV dù đã rất cố gắng nhưng không thể phát âm được như các cháu sống bên tây lâu.. nên cứ phiên phiến đi, người tây nghe hiểu là được
Có một cái MYTH về phát âm "chuẩn" tiếng Anh là phải giống như người bản ngữ - trong khi không biết giống là giống thế nào.
Các cụ thử đối chiếu với tiếng Việt xem thế có chuẩn không? "Chuẩn" của người Việt giọng Hà Nội hoặc Tp HCM nhưng không có nghĩa là giọng miền núi, miền trung, miền tây, duyên hải không phải là giọng chuẩn tiếng Việt. Vậy cái gốc rễ để người nước ngoài nói tiếng Việt chuẩn cho người Việt hiểu không phải nói giống người HN or HCM - tất nhiên nói được thế thì tốt nhưng không phải vấn đề chính. Cái để tiếng Việt "chuẩn" là đúng thanh (dấu).
Tương tự với tiếng Anh, đúng là nói giống giọng London, Washington, Canberra, Ottawa thì cũng tốt đấy nhưng chỉ là cái vỏ và học kiểu copycat như thế thì rất khó, thậm chí với đa số là bất khả thi nếu không đủ thời gian, kiên nhẫn.
Trong khi đó cái lõi để người Anh nghe hiểu là nói đúng âm, không bỏ phụ âm cuối, nhấn đúng trọng âm từ, trọng âm câu, lên xuống giọng câu, nối từ (theo kinh nghiệm thì cứ không bỏ âm cuối của từ thì nói nhanh nó sẽ tự nối sang từ sau nếu có). Phải nắm được các yêu cầu này rồi thì mới có thể lên level cao hơn là bắt chước giọng vùng nào đó. Giống như phải nói rõ dấu của từ rồi thì mới đổi sang giọng vùng khác được.
Người Ấn nói tiếng Anh chẳng hạn, rất nhiều dân Việt nghe qua thấy buồn cười nhưng người bản ngữ có thể thấy lạ nhưng hiểu và không thấy sai, khác hẳn người Việt nói Vietlish thì người bản ngữ chịu không hiểu đang nói gì.
Hoặc như bà Aungsan Suki, sinh ở xứ thuộc địa cũ của Anh, được học tiếng Anh từ bé, ở hàng chục năm ở Anh, chồng con đều người Anh tức là hoàn toàn có thể nói y chang giọng London nhưng vẫn giữ giọng Miến. Người Anh nghe hiểu và còn thấy thích điều này.
Vì thế các cụ không nên quá tự ti khi không nghe giống hoàn toàn như "TÂY".