Vâng cụ. Thị trường xuất khẩu ớt của VN:Hic, đầu tiên em cứ tưởng đùa hoặc đấy là những con đường rực đỏ hoa phượng cơ.
Xót xa cho nông dân ta quá. Bao nhiêu bài học về nông sản được mùa rớt giá rồi.
Tất cả do lỗi của mình thôi. Sản xuất hàng hóa số lượng nhiều mà lại để tiêu thụ một cách thụ động, không có hợp đồng hay sự bảo đảm về bao tiêu khiến nông dân bị ép giá...
Cung chưa gặp cầu thôi chứ ớt thì nhiều nước vẫn có nhu cầu cao.
Khi nhắc đến xuất khẩu nông sản nói chung và mặt hàng ớt nói riêng thì thị trường được nghĩ đầu tiên là Trung Quốc. Tuy nhiên, kề tử tháng 3/2020 đến nay sản lượng ớt xuất vào thị trường Trung Quốc giảm đáng kể.
Bị “tắc cửa” vào thị trường Trung Quốc, giá ớt nhiều nơi lao dốc, đặc biệt là các tỉnh Trung Trung Bộ. Theo đó, thời điểm này, Bình Định đang vào vụ thu hoạch ớt nhưng nhà nông lại không vui với điệp khúc “được mùa, mất giá” khi giá bán năm nay giảm mạnh so với những năm trước. Theo đó, ớt ra trĩu cây, chín đỏ, trái đẹp nhưng thương lái thu mua chỉ từ 8.000 – 9.000 đồng/kg. Trong khi những năm trước giá ớt dao động từ 25.000 – 40.000 đồng/kg. Toàn tỉnh Bình Định hiện trồng trên 2.000 ha ớt, tăng so với mọi năm. Do năm trước giá ớt cao nên nhiều nông dân đã chuyển từ trồng đậu phụng, dưa hấu sang trồng ớt nhưng không ngờ rằng năm nay giá ớt lại xuống thấp.
Tình cảnh tương tự cũng đang diễn ra tại Quảng Ngãi, Quảng Nam. Hiện khắp các cánh đồng ớt dù đang chính vụ nhưng chỉ có lác đác vài người dân xuống ruộng để thu hái. Bởi, giá ớt xuống quá thấp, hái cả ngày cũng chỉ đủ tiền công. Hơn nữa, nhiều nơi còn không có thương lái đến thu mua.
Câu hỏi đặt ra, nếu không qua được Trung Quốc thì ớt tươi Việt Nam còn cửa nào để đi?
Theo khảo sát của BSA, Hàn Quốc là thị trường lớn thứ hai của mặt hàng này với doanh số ước tính hàng chục triệu đô mỗi năm. Trong đó, phía Việt Nam có hơn 30 doanh nghiệp xuất khẩu, phía Hàn Quốc có hơn 80 đối tác mua hàng, so với Trung Quốc có khoảng 17 đối tác chi phối nhập khẩu ớt.
Gần hơn nữa Singapore, quốc gia nhập khẩu ớt từ Việt nam với giá trị không ít hơn 5 triệu USD trong năm 2020. Cho nên, đây là một thị trường cần quan tâm sau thi trường Hàn Quốc. Hiện nay thị trường Singapore chuộng các loại ớt hiểm và ớt chuông dạng tươi.
Theo số liệu mà BSA có được, ở “cửa ngõ” này hiện có hơn 20 doanh nghiệp xuất khẩu cho hơn 30 đối tác Singapore. Đây là thị trường tiêu thụ còn rất nhiều tiềm năng để khai thác.
Thái Lan – nơi người dân có truyền thống sử dụng ớt trong các món ăn, hiện nay cũng là đối tác nhập khẩu đáng kể ớt tươi từ Việt nam sau Singapore.
Theo đó, ớt hiểm đỏ là sản phẩm ưa chuộng bởi thị trường Thái thông qua 4 đối tác nhập khẩu, với giá trị giao dịch tương đương 3 triệu USD/năm.