[Funland] Con đường đỏ thắm

Dream 100

Xe lừa
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
35,547
Động cơ
4,981,711 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Hic, đầu tiên em cứ tưởng đùa hoặc đấy là những con đường rực đỏ hoa phượng cơ.

Xót xa cho nông dân ta quá. Bao nhiêu bài học về nông sản được mùa rớt giá rồi.
Tất cả do lỗi của mình thôi. Sản xuất hàng hóa số lượng nhiều mà lại để tiêu thụ một cách thụ động, không có hợp đồng hay sự bảo đảm về bao tiêu khiến nông dân bị ép giá...

Cung chưa gặp cầu thôi chứ ớt thì nhiều nước vẫn có nhu cầu cao.
Vâng cụ. Thị trường xuất khẩu ớt của VN:

Khi nhắc đến xuất khẩu nông sản nói chung và mặt hàng ớt nói riêng thì thị trường được nghĩ đầu tiên là Trung Quốc. Tuy nhiên, kề tử tháng 3/2020 đến nay sản lượng ớt xuất vào thị trường Trung Quốc giảm đáng kể.

Bị “tắc cửa” vào thị trường Trung Quốc, giá ớt nhiều nơi lao dốc, đặc biệt là các tỉnh Trung Trung Bộ. Theo đó, thời điểm này, Bình Định đang vào vụ thu hoạch ớt nhưng nhà nông lại không vui với điệp khúc “được mùa, mất giá” khi giá bán năm nay giảm mạnh so với những năm trước. Theo đó, ớt ra trĩu cây, chín đỏ, trái đẹp nhưng thương lái thu mua chỉ từ 8.000 – 9.000 đồng/kg. Trong khi những năm trước giá ớt dao động từ 25.000 – 40.000 đồng/kg. Toàn tỉnh Bình Định hiện trồng trên 2.000 ha ớt, tăng so với mọi năm. Do năm trước giá ớt cao nên nhiều nông dân đã chuyển từ trồng đậu phụng, dưa hấu sang trồng ớt nhưng không ngờ rằng năm nay giá ớt lại xuống thấp.

Tình cảnh tương tự cũng đang diễn ra tại Quảng Ngãi, Quảng Nam. Hiện khắp các cánh đồng ớt dù đang chính vụ nhưng chỉ có lác đác vài người dân xuống ruộng để thu hái. Bởi, giá ớt xuống quá thấp, hái cả ngày cũng chỉ đủ tiền công. Hơn nữa, nhiều nơi còn không có thương lái đến thu mua.

Câu hỏi đặt ra, nếu không qua được Trung Quốc thì ớt tươi Việt Nam còn cửa nào để đi?

Theo khảo sát của BSA, Hàn Quốc là thị trường lớn thứ hai của mặt hàng này với doanh số ước tính hàng chục triệu đô mỗi năm. Trong đó, phía Việt Nam có hơn 30 doanh nghiệp xuất khẩu, phía Hàn Quốc có hơn 80 đối tác mua hàng, so với Trung Quốc có khoảng 17 đối tác chi phối nhập khẩu ớt.

Gần hơn nữa Singapore, quốc gia nhập khẩu ớt từ Việt nam với giá trị không ít hơn 5 triệu USD trong năm 2020. Cho nên, đây là một thị trường cần quan tâm sau thi trường Hàn Quốc. Hiện nay thị trường Singapore chuộng các loại ớt hiểm và ớt chuông dạng tươi.

Theo số liệu mà BSA có được, ở “cửa ngõ” này hiện có hơn 20 doanh nghiệp xuất khẩu cho hơn 30 đối tác Singapore. Đây là thị trường tiêu thụ còn rất nhiều tiềm năng để khai thác.

Thái Lan – nơi người dân có truyền thống sử dụng ớt trong các món ăn, hiện nay cũng là đối tác nhập khẩu đáng kể ớt tươi từ Việt nam sau Singapore.
Theo đó, ớt hiểm đỏ là sản phẩm ưa chuộng bởi thị trường Thái thông qua 4 đối tác nhập khẩu, với giá trị giao dịch tương đương 3 triệu USD/năm.
 
  • Vodka
Reactions: Kuu

ung_sung_tu_tai

Xe container
Biển số
OF-710823
Ngày cấp bằng
18/12/19
Số km
6,093
Động cơ
204,864 Mã lực
Tuổi
45
Sắp tới là vải Lục ngạn Bg cụ ạ. Hy vọng BG sẽ có cơ chế đặc biệt để đưa đc tối thiểu 50% sản lượng ra ngoài.
K cũng căng đét. Bayh k ai ăn vải sấy nữa.
Đưa ra ngoài rồi đưa đi đâu ? làm gì ?
Có nguồn tiêu thụ thì đưa ra 100% cũng được chứ có ai ngăn cản đâu.
 

Hại Điện

Xe container
Biển số
OF-79106
Ngày cấp bằng
29/11/10
Số km
6,810
Động cơ
239,574 Mã lực
Ko có thì ko phải bán cho họ, cứ bình bình an yên
Nước ta là nước đông dân thứ 13 TG, đa số dân số liên quan đến nông nghiệp. Vì thế, sản lượng lương thực, nông sản luôn dư thừa so với nhu cầu và cũng luôn đứng đầu TG.

May mắn là nước ta lại kề bên một thị trường tiêu thụ nông sản lớn nhất TG. Tiếc là không ít người nhận thấy tầm quan trọng này :(
 

Chưa Có Dép

Xe điện
Biển số
OF-337469
Ngày cấp bằng
6/10/14
Số km
3,444
Động cơ
306,129 Mã lực
Nông sản ở mình lúc nào chả vậy, ở HN thôi chứ đâu xa, có lúc 10k mua được mấy quả ớt, có lúc 10k mua được cả cân;
Giải cứu suốt nên cũng thành quen; Cái này chỉ có tăng cường công tác dự báo thôi chứ làm sao áp đặt triệt để được quy hoạch và cung cầu;
 

tuanca_man

Xe hơi
Biển số
OF-164119
Ngày cấp bằng
29/10/12
Số km
103
Động cơ
348,709 Mã lực
Ở đâu vậy cụ, nhìn ảnh tưởng châu âu, đọc cmt lại là một câu chuyện buồn
 

TÀU NGẦM NỔI

Xe container
Biển số
OF-550192
Ngày cấp bằng
12/1/18
Số km
7,189
Động cơ
237,121 Mã lực
Tuổi
37
Nước ta là nước đông dân thứ 13 TG, đa số dân số liên quan đến nông nghiệp. Vì thế, sản lượng lương thực, nông sản luôn dư thừa so với nhu cầu và cũng luôn đứng đầu TG.

May mắn là nước ta lại kề bên một thị trường tiêu thụ nông sản lớn nhất TG. Tiếc là không ít người nhận thấy tầm quan trọng này :(
Đọc thống kê thấy TQ nó ăn 60% thịt lợn của thế giới mới biết nó ăn nhiều.
Cũng là 1 cái may khi có 1 thị trường vừa to lại vừa dễ tính. Nhưng lâu dài lại là nguy cơ khi sx cứ ba vạ táng trừ sâu, tăng trọng nên chả bán được cho ai ngoài TQ
 

Hai Toan

Xe container
Biển số
OF-354101
Ngày cấp bằng
9/2/15
Số km
7,187
Động cơ
323,229 Mã lực
Nơi ở
Nam Định
chẳng qua trước giờ biết mỗi ông ấy, chứ tự tìm các hướng của riêng mình thì cũng không bị động lắm
Bán cho Hàn Quốc,Nhật bản thì lại không đủ tiêu chuẩn,vì nông dân mình ẩu,lười,cứ thuốc BVTV xịt lung tung ,ngày xưa Quảng Trị có đợt trồng ớt xuất sang Hàn,đến lúc thu hoạch kt không đủ tiêu chuẩn nên CBCNVC phải đi giải cứu ớt đó thôi.
 

W123Lang

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-550803
Ngày cấp bằng
16/1/18
Số km
5,907
Động cơ
212,508 Mã lực
Có lẽ nhiều cụ đã đọc cuốn "Cánh Buồm Đỏ Thắm" hồi còn tuổi thơ nhỉ ? Cánh buồm đỏ thắm đại diện cho ước mơ thành sự thật...

...tương tự Cánh Buồm Đỏ Thắm, quê cháu có một Con Đường Đỏ Thắm tuyệt đẹp, đẹp đến nao lòng...

FB_IMG_1621604004674.jpg
FB_IMG_1621604007340.jpg
FB_IMG_1621604010503.jpg
FB_IMG_1621604013391.jpg


Lý do: Có lẽ do Covid mà TQ ko nhập ớt quê cháu như mọi năm...giá ớt chỉ còn 3.000đ/kg mà vẫn ko bán được, người dân đành phơi khô nhộm đỏ con đường....
"Những cánh buồm đỏ thắm" cụ mợ ạ, truyện ngắn của Liên Xô. Giờ nhà cháu quên hết nội dung rồi.
"Con số 4 màu vàng"
"Thuyền sắp đắm"
"Ráng sống đến bình minh"
Giờ chả còn nhớ gì, khổ thân :T
 

Simson 2 xẻng

Xe tăng
Biển số
OF-703338
Ngày cấp bằng
8/10/19
Số km
1,495
Động cơ
-33,795 Mã lực
Tuổi
41
Cảnh đẹp mà sau nó là câu chuyện khá buồn cụ nhỉ
 

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,842
Động cơ
1,263,639 Mã lực
Tuổi
49
"Những cánh buồm đỏ thắm" cụ mợ ạ, truyện ngắn của Liên Xô. Giờ nhà cháu quên hết nội dung rồi.
Cụ quên nội dung nên cũng nhầm luôn cả tên truyện :)

Truyện này có thể coi là cụ tổ của thể loại ngôn tình hiện đại :))
 

W123Lang

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-550803
Ngày cấp bằng
16/1/18
Số km
5,907
Động cơ
212,508 Mã lực
Cụ quên nội dung nên cũng nhầm luôn cả tên truyện :)

Truyện này có thể coi là cụ tổ của thể loại ngôn tình hiện đại :))
Hay là có hai cái truyện khác nhau bác ạ. Cháu thấy cái gì mà thắm đỏ thì lại cứ hay lao vào nên hột vịt lộn. :x
 

Drop shot

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-528372
Ngày cấp bằng
24/8/17
Số km
1,539
Động cơ
185,938 Mã lực
Tình cảnh chung của tất cả các hàng hóa xk thôi. Ớt VN còn bên Hàn quốc ... Nhập cũng nhiều nhưng do covid thì cũng nằm đường VN phơi nắng hết
 

Hại Điện

Xe container
Biển số
OF-79106
Ngày cấp bằng
29/11/10
Số km
6,810
Động cơ
239,574 Mã lực
Xoài Cam Ranh vừa lên Tuổi Trẻ, cảnh ngộ cũng tương tự:


Screenshot_20210522-123134_Facebook.jpg
 

PI ZIN

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-558891
Ngày cấp bằng
16/3/18
Số km
2,017
Động cơ
169,163 Mã lực

PI ZIN

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-558891
Ngày cấp bằng
16/3/18
Số km
2,017
Động cơ
169,163 Mã lực
Có lẽ nhiều cụ đã đọc cuốn "Cánh Buồm Đỏ Thắm" hồi còn tuổi thơ nhỉ ? Cánh buồm đỏ thắm đại diện cho ước mơ thành sự thật...

...tương tự Cánh Buồm Đỏ Thắm, quê cháu có một Con Đường Đỏ Thắm tuyệt đẹp, đẹp đến nao lòng...

FB_IMG_1621604004674.jpg
FB_IMG_1621604007340.jpg
FB_IMG_1621604010503.jpg
FB_IMG_1621604013391.jpg


Lý do: Có lẽ do Covid mà TQ ko nhập ớt quê cháu như mọi năm...giá ớt chỉ còn 3.000đ/kg mà vẫn ko bán được, người dân đành phơi khô nhộm đỏ con đường....
nắng là tốt rùi cụ

e nhớ thời 8x xe xk ớt khô, vét sàn xe tải cả thúng ớt khô nguyên quả, và nghiện ớt từ đó
 

taplaioto

Xe điện
Biển số
OF-2751
Ngày cấp bằng
11/12/06
Số km
4,193
Động cơ
2,578,671 Mã lực
Nông nghiệp luôn là vấn đề đau đầu khi ta chưa đủ tiềm lực nâng cao chất lượng và thâm canh bài bản. Được mùa mất giá và ngược lại luôn xoay vòng ! Đc giá thì nhà nông nuốt lời hủy hợp đồng để kiếm thêm chút lãi, vụ sau thì ùn ùn trồng thêm bất chấp quy hoạch.. đến vụ sau chất đầy ra đấy chả ai mua thì hô hào giải cứu, ủng hộ ! Dưa, đường, xoài, lợn.. vân vân và mây mây !!! Bao h thì hết cái vòng lẩn quẩn khi nước ta đa số vẫn là nông nghiệp ???
 

Dream 100

Xe lừa
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
35,547
Động cơ
4,981,711 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Giá lợn hơi chạm đáy, giá bán lẻ vẫn 'trên trời'

Theo khảo sát của PV Báo Giao thông, giá lợn hơi đã về quanh ngưỡng 64-68 nghìn đồng/kg, giảm 40 nghìn đồng/kg so với mức đỉnh lịch sử (105 nghìn đồng/kg) do tác động của dịch tả lợn Châu Phi.

Như vậy, mức giá này đã chạm “đáy” so với kỳ vọng về ngưỡng 65 nghìn đồng/kg của Chính phủ. Tuy nhiên, tại các chợ dân sinh hiện nay, giá thịt lợn bán lẻ vẫn ở mức cao chứ không giảm như giá lợn hơi.

Khảo sát tại chợ Cầu Giấy (Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội) ngày 22/5 cho thấy, thịt mông sấn có giá 120-150 nghìn đồng/kg; Ba chỉ 150-160 nghìn đồng/kg với phần nguyên tảng, cắt bớt phần đầu mỡ 170-180 nghìn đồng/kg; Sườn thăn 160-170 nghìn đồng/kg; Sườn non 160-170 nghìn đồng/kg…

Tại chợ Phú Lãm (Hà Đông, Hà Nội), giá sườn non ở mức 165-170 nghìn đồng/kg, ba chỉ giá 150-170 nghìn đồng/kg; Đùi giá 140-150 nghìn đồng/kg…

Tương tự, tại một số chợ khác như Nghĩa Tân, Cổ Nhuế, Đồng Xa, Xuân Đỉnh, Long Biên,…giá các loại thịt cũng tương ứng ở mức cao phổ biến từ 140-170 nghìn đồng/kg các loại.

Như vậy, đây là mức giá chỉ giảm từ 10-20 nghìn đồng/kg so với thời điểm giá lợn hơi lên cao đỉnh điểm.

Chị Lan, một tiểu thương ở Chợ Nghĩa Tân (Cầu Giấy, Hà Nội) bày tỏ, giá lợn hơi giảm, nhưng chị vẫn phải nhập lợn móc hàm với giá cao, mức 120 nghìn đồng/kg.

“Lượng khách cũng ít nên chủ yếu lấy hàng chọn, giá cao hơn mua “xô” khoảng 10-15 nghìn đồng/kg nên không giảm giá được”, chị Lan nói.

Tương tự, anh Tuấn, một tiểu thương khác chia sẻ, hiện tại, lượng tiêu thụ giảm đi chính là nguyên nhân giá thịt lợn bán lẻ không giảm được nhiều.

“Lượng tiêu thụ giảm tới một nửa. Loại thịt được mua cũng chỉ giới hạn mấy loại thịt ngon như ba chỉ, sườn thăn, sườn sụn. Mà những loại này lại là phần thịt thu được rất ít từ mỗi con lợn nên phải mua giá cao”, anh Tuấn bày tỏ.

Cũng theo tiểu thương này, hiện, giá lợn hơi mua tại nhà dân khoảng 68 nghìn đồng/kg, cao hơn ở các trang trại mức 4-5 nghìn đồng/kg; Vận chuyển về đến nhà thì lên mức 72 nghìn đồng/kg do chi phí môi trường và vận chuyển.

Sau đó, còn phụ thuộc có đạt thành hay không nữa…sẽ cho giá móc hàm khoảng 98-115 nghìn đồng/kg. “Giá bán lẻ thịt ngon mức 150 nghìn đồng/kg là chỉ mới đủ chi phí và còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác để điều chỉnh giá”, anh Tuấn nói.

Do tiểu thương "ăn dày"?

Tuy nhiên, chị Hồng, một tiểu thương khác lại cho rằng, chưa giảm với lý do giảm khách là ngụy biện hoặc cố tình không muốn giảm giá.

Bởi chị không bán giá cao như mọi người mà bán chung giá cho tất cả các loại như ba chỉ, sườn non, sườn thăn đồng giá 140 nghìn đồng/kg. Các phần còn lại bán giá thấp hơn mức 100-120 nghìn đồng/kg. Vì thế, lượng tiêu thụ lúc nào cũng tốt.

Phân tích sâu hơn, chủ một lò mổ cho biết, thời điểm giá lợn hơi ở mức 99-105 nghìn đồng/kg, giá móc hàm ở ngưỡng 125-130 nghìn đồng/kg, thịt lợn bán lẻ ở ngưỡng trung bình 180 nghìn đồng/kg.

Tiếp đến, giá lợn hơi xuống mốc 72-74 nghìn đồng/kg, móc hàm ngưỡng 97-105 nghìn đồng/kg, thì thịt bán lẻ xuống 130-140 nghìn đồng/kg.

Nếu lợn hơi ở ngưỡng 64-68 nghìn đồng/kg thì móc hàm xuống còn 84-95 nghìn đồng/kg. Tức, thịt lợn bán lẻ nên ở mức 110-125 nghìn đồng/kg.

“Nếu khách ít có thể cần đối thêm khoảng 10 nghìn đồng/kg chứ không nên giữ mức cao vì lúc này chi phí rủi ro cũng đã giảm đáng kể”, chủ lò mổ nói.

Vị này cho biết thêm, từ giá lợn hơi, khi ra giá móc hàm sẽ đội lên trung bình khoảng 20-25 nghìn đồng/kg. Và từ móc hàm ra bán lẻ cũng thường chênh nhau 20-30 nghìn đồng/kg. Riêng, trường hợp giá lợn hơi cao hẳn, phải tính rủi ro thì giá bán lẻ mới cao hơn nhiều mức này...
 

ung_sung_tu_tai

Xe container
Biển số
OF-710823
Ngày cấp bằng
18/12/19
Số km
6,093
Động cơ
204,864 Mã lực
Tuổi
45
Lựa chọn cách làm/phương pháp/con đường làm dễ để dễ bán.
Nhưng lại không chấp nhận hoặc đòi hỏi rằng không được dễ thất bại.

Ấy cũng là một "tiêu chuẩn kép" của chúng ta.

chẳng qua trước giờ biết mỗi ông ấy, chứ tự tìm các hướng của riêng mình thì cũng không bị động lắm
Đồng ý kiến với cụ, làm tt Nhật, Mẽo, Âu,.. Gian nan buổi ban đầu nhưng bền vững
Đắng cay quá các cụ nhỉ? Anh tàu stop phát là dân mình khổ rồi.
Hic, đầu tiên em cứ tưởng đùa hoặc đấy là những con đường rực đỏ hoa phượng cơ.

Xót xa cho nông dân ta quá. Bao nhiêu bài học về nông sản được mùa rớt giá rồi.
Tất cả do lỗi của mình thôi. Sản xuất hàng hóa số lượng nhiều mà lại để tiêu thụ một cách thụ động, không có hợp đồng hay sự bảo đảm về bao tiêu khiến nông dân bị ép giá...

Cung chưa gặp cầu thôi chứ ớt thì nhiều nước vẫn có nhu cầu cao.
Vâng cụ. Thị trường xuất khẩu ớt của VN:

Khi nhắc đến xuất khẩu nông sản nói chung và mặt hàng ớt nói riêng thì thị trường được nghĩ đầu tiên là Trung Quốc. Tuy nhiên, kề tử tháng 3/2020 đến nay sản lượng ớt xuất vào thị trường Trung Quốc giảm đáng kể.

Bị “tắc cửa” vào thị trường Trung Quốc, giá ớt nhiều nơi lao dốc, đặc biệt là các tỉnh Trung Trung Bộ. Theo đó, thời điểm này, Bình Định đang vào vụ thu hoạch ớt nhưng nhà nông lại không vui với điệp khúc “được mùa, mất giá” khi giá bán năm nay giảm mạnh so với những năm trước. Theo đó, ớt ra trĩu cây, chín đỏ, trái đẹp nhưng thương lái thu mua chỉ từ 8.000 – 9.000 đồng/kg. Trong khi những năm trước giá ớt dao động từ 25.000 – 40.000 đồng/kg. Toàn tỉnh Bình Định hiện trồng trên 2.000 ha ớt, tăng so với mọi năm. Do năm trước giá ớt cao nên nhiều nông dân đã chuyển từ trồng đậu phụng, dưa hấu sang trồng ớt nhưng không ngờ rằng năm nay giá ớt lại xuống thấp.

Tình cảnh tương tự cũng đang diễn ra tại Quảng Ngãi, Quảng Nam. Hiện khắp các cánh đồng ớt dù đang chính vụ nhưng chỉ có lác đác vài người dân xuống ruộng để thu hái. Bởi, giá ớt xuống quá thấp, hái cả ngày cũng chỉ đủ tiền công. Hơn nữa, nhiều nơi còn không có thương lái đến thu mua.

Câu hỏi đặt ra, nếu không qua được Trung Quốc thì ớt tươi Việt Nam còn cửa nào để đi?

Theo khảo sát của BSA, Hàn Quốc là thị trường lớn thứ hai của mặt hàng này với doanh số ước tính hàng chục triệu đô mỗi năm. Trong đó, phía Việt Nam có hơn 30 doanh nghiệp xuất khẩu, phía Hàn Quốc có hơn 80 đối tác mua hàng, so với Trung Quốc có khoảng 17 đối tác chi phối nhập khẩu ớt.

Gần hơn nữa Singapore, quốc gia nhập khẩu ớt từ Việt nam với giá trị không ít hơn 5 triệu USD trong năm 2020. Cho nên, đây là một thị trường cần quan tâm sau thi trường Hàn Quốc. Hiện nay thị trường Singapore chuộng các loại ớt hiểm và ớt chuông dạng tươi.

Theo số liệu mà BSA có được, ở “cửa ngõ” này hiện có hơn 20 doanh nghiệp xuất khẩu cho hơn 30 đối tác Singapore. Đây là thị trường tiêu thụ còn rất nhiều tiềm năng để khai thác.

Thái Lan – nơi người dân có truyền thống sử dụng ớt trong các món ăn, hiện nay cũng là đối tác nhập khẩu đáng kể ớt tươi từ Việt nam sau Singapore.
Theo đó, ớt hiểm đỏ là sản phẩm ưa chuộng bởi thị trường Thái thông qua 4 đối tác nhập khẩu, với giá trị giao dịch tương đương 3 triệu USD/năm.
Đọc thống kê thấy TQ nó ăn 60% thịt lợn của thế giới mới biết nó ăn nhiều.
Cũng là 1 cái may khi có 1 thị trường vừa to lại vừa dễ tính. Nhưng lâu dài lại là nguy cơ khi sx cứ ba vạ táng trừ sâu, tăng trọng nên chả bán được cho ai ngoài TQ
Bán cho Hàn Quốc,Nhật bản thì lại không đủ tiêu chuẩn,vì nông dân mình ẩu,lười,cứ thuốc BVTV xịt lung tung ,ngày xưa Quảng Trị có đợt trồng ớt xuất sang Hàn,đến lúc thu hoạch kt không đủ tiêu chuẩn nên CBCNVC phải đi giải cứu ớt đó thôi.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top