[CCCĐ] Con đường đi mười năm

Doanvien

Xe container
Biển số
OF-2239
Ngày cấp bằng
3/11/06
Số km
5,670
Động cơ
621,163 Mã lực
Nơi ở
Cánh buồm phiêu du!
Website
www.facebook.com
Hi anh Q!
Xem tiếp những hình ảnh này em lại nhớ Úc quá.
Update 1 tí là 2 đứa em đã ký giấy về chung 1 nhà :D Lễ cưới thì vào 11/2017, tháng 8 này tụi em đón cháu đầu lòng.
Mong là sẽ sớm thu xếp quay lại Úc và ghé thăm anh nhé ạ.
 

ngoc666

Xe hơi
Biển số
OF-429703
Ngày cấp bằng
14/6/16
Số km
106
Động cơ
216,250 Mã lực
Tuổi
41
Thợ ảnh có nghề chụp ảnh đẹp thế a
 

xe zom

Xe tăng
Biển số
OF-115969
Ngày cấp bằng
8/10/11
Số km
1,083
Động cơ
397,439 Mã lực
Nơi ở
Australia
Bài viết của chú sâu sắc từng câu từng chữ
Như thấy bản thân mình trong đó
Mong chú đừng drop, cho những ai hiểu đc thì họ sẽ biết lựa chọn những gì tốt nhất cho gia đình cũng như bản thân.
Chào Cụ( cho chú xin lỗi vì trong diễn đàn mình phải xưng hô như vậy) chắc Cụ khen em quá lời rồi, khi con người có tí tuổi thì ít nhiều cũng vài điều rút ra từ cuộc sống thôi Cụ ạ.


Vù một cái thế là xong 5 ngày về lại thăm Quê Hương, không nhiều thời gian để đi đây, đi đó nên em cũng chỉ quanh quẩn ở trong thành phố Sài Gòn. Một buổi chiều một mình đi bộ từ ngã ba Hàng Xanh nơi em sinh ra cho đến chợ Bến Thành nơi là một thời em mưu sinh, sao xa quá lạ quá với những ký ức của chính em. Biết rằng cuộc sống phải thay đổi, con người phải đổi thay nhưng sao em cứ có cảm giác Sài Gòn đang đánh mất cái gì thì phải. Ngày em bỏ Sài Gòn ra đi là một bữa trưa hè tháng 6, người chi chở em trên chiếc Honda từ nhà ở ngã ba Hàng Xanh ra chợ Tạ Thu Thâu ở Sài Gòn để đổi thêm 6 cây vàng nữa, số vàng này em mang theo để trả cho chuyến vượt biển sâu này. Không biết kỳ này ra đi rồi biết khi nào trở lại nên suốt quãng đường từ nhà đến Sài Gòn, từ Sài Gòn đến bến xe miền Tây, 2 chị em không giám nói chuyện nhiều với nhau vì lúc này cảm giác xa cách rất gần chỉ cần một vài lời thương nhớ thì chị khóc, em khóc là hư chuyện hết. Cũng nhờ thế mà sau lưng chị em cố hít lấy, nhìn lấy thật nhiều Sài Gòn của những năm 80 vào thế kỷ trước, cũng không khí nóng mùa hè, xe đạp chiếm đa số trên đường mà sao không ai đeo khẩu trang cùng lắm là những người phụ nữ họ đeo găng tay. Ngày nay Sài Gòn văn minh, hiện đại thì cả nam lẫn nữ họ lại sử dụng khẩu trang, găng tay, váy chống nắng... nhiều quá, bất chợt em có ý nghĩ đây là hình thức chống nắng hay là hình thức chống sự thay đổi văn mình và hiện đại ? Các Cụ có dịp sang cac nước văn minh và hiện đại luôn cả nước nằm gần xích đạo như Singapore có mấy ai có hình thức chống nắng như dân mình. À có, em nhớ ra rồi cách đây hơn một năm trước, trước khi chính phủ liên bang Úc ra quyết định xiết lại chinh sách đầu tư vào bất động sản của người nước ngoài ( hơn 90% là người tàu), người dân Úc lên tiếng phản đối, ngay tại địa phương em có một số người khi đưa kiến nghị phản đối chính sách này họ đã dùng hình thức đeo kính đen và khẩu trang, với hàm ý nếu chính sách này không thay đổi thì chính phủ này sẽ không được trông thấy nữa vì không...ngửi được. Cách đây 4 tháng chính sách đầu tư va ngân hàng đã thay đổi, tuy người mua nhà ở Úc có bị ảnh hưởng vì ngân hàng xiết chặt lại hình thức cho vay, nhưng cũng đồng thời là hành động thoái vốn của các nhà đầu tư bất động sản người nước ngoài giảm 2,7% trong 4 tháng qua. Trung Quốc đã đánh tiếng sẽ tăng thuế 2 mặt hàng xuất khẩu khoáng sản của Úc theo luật định nhưng ai cũng hiểu đây chính là hình thức trả đũa.


Em thì không đủ trình độ để nhận biết lợi hại, hơn thua về kinh tế, nhưng trước mắt trong thăm dò của các nhà thống kê Úc thì đảng cầm quyền hiện nay tăng 1% mức độ ủng hộ người dân trong tháng qua, hơn đảng đối lập 4 điểm.


Nghe theo nguyện vọng người dân, bớt tàu dù có thiệt hại nhưng em chắc rắng dân Úc vẫn còn những mùa thu trong xanh dễ thở, cái khẩu trang em để quên trong túi quần khi sang Úc chắc em để trong hộc bàn làm kỷ niệm, hy vọng em sẽ không cần sử dụng đến nó nữa, mong lắm thay.
 

xe zom

Xe tăng
Biển số
OF-115969
Ngày cấp bằng
8/10/11
Số km
1,083
Động cơ
397,439 Mã lực
Nơi ở
Australia
Đẹp quá bác ah, đời em chỉ ước có cái vườn nhỏ để chăm thôi
Chào Cụ, thế thì Cụ xây nhà nhỏ lại là Cụ có mảnh vườn rồi, Cụ xây nhà lớn quá mà.


Theo luật định từng đia phương như chổ em ở quy định diện tích nhà ở không được vượt quá 40% diện tích đất, chiều cao tính từ nền nhà đến đỉnh mái không quá 12m, mặt tiền nhà tính từ hàng rào ngăn từ phần đất công và phần đất tư là 6 m, 2 bên nhà tính từ hành rào là 0.8m và cuối cùng sau nhà cũng cách hàng rào 6m.


Trong diện tích đất nhà minh thì mình được quyền định những cây trồng nào mình thích, nếu trồng những cây cao thì khi tán lá vuợt sang hàng xóm, hàng xóm có quyền cắt nhưng nếu đổ sập nhà người ta thì mình phải bồi thường.


Hàng rào la sự thoả thuận giữa hai nhà, thường thì hàng rào cao 1.8m để vừa đủ chế tầm mắt người nhìn. Một điểm tinh tế la khi làm hàng rào thì với chiều cao 1.8m, 3m sat lề đường người ta se cắt thoai thoải xuoxu 0.9m để khách bộ hành có thể nhìn thấy được xe từ trong nhà đi ra từ xa.
 

chim to

Xe tăng
Biển số
OF-507278
Ngày cấp bằng
28/4/17
Số km
1,432
Động cơ
-3,441 Mã lực
Tuổi
49
Cảm ơn cụ xe zom đã cho em đuợc du lịch nuớc Úc qua hình ảnh thật chân thật.
Hy vọng có ngày đuợc cafe với cụ trên đất Úc :D Chúc cụ và gia đình sức khỏe !
 

xe zom

Xe tăng
Biển số
OF-115969
Ngày cấp bằng
8/10/11
Số km
1,083
Động cơ
397,439 Mã lực
Nơi ở
Australia
vẫn luôn đồng hành cùng cụ để trải nghiệm và khám phá nước úc cùng cụ....cám ơn cụ nhiều nhiều.:bz
Cảm ơn Cụ, vậy là bây giờ em có thêm người đồng hành rồi, nếu mùa này Cụ sáng đây chơi chắc Cụ sẽ thích vì nơi em ở đằng là mùa lá vàng, lá đỏ đẹp lắm, với lại thời tiết se lạnh những ngày cuối thu.


Giữa trưa mà em phải mac áo khoác vì nhiệt độ chỉ tren duoi 20oC


Đường vắng qua chẳng có bóng người chi thay co chiếc xe, chạy lại gan moi biet chủ xe đang chụp hình như em.


Đay la cây phong lá đỏ


Còn đây là cây lá vàng


Ngoai ra không biet các Cụ có để ý đến cây phong có dạng dây leo, vùng này có may nhà họ phối giữa cây lá vàng và cay lá đỏ cho leo trộn vao nhau tren vách đá, hàng rào hay tường nhà nhìn cũng thơ thơ mông lắm Cụ ạ.


Song song voi loại phong thân cao lớn, lá to giống Canada là loại phong Nhật Bản dáng thấp nhỏ


Lá phong Nhật khi vò trong tay sẽ có mùi hơi hăng hắc





Cụ thấy đấy của Tây thì cái gi cũng to thì phải, để 2 lá gần nhau là thấy liền



Ngoài cây lá phong đổi màu thì cũng có thêm vài loai cây lá đổi màu khác, như cây này thì em cũng chẳng biết tiếng Việt minh gọi là gì, thân cây bóng, trơn và dẽo nên thời gian đầu ở bên này trong lúc đi học em lựa cái chạc ba vừa tầm tay làm cái giằng ná, rồi hái mấy trái dại nhỏ hơn trái nho một chút thay cho viên sõi làm đạn bắn. Vì trái tròn và cứng nên mấy thằng Tây chỉ cái gì em bắn cũng trúng, mấy ngày sau là đứa nào trong ba lô đều có giằng ná, nhưng đúng là Tây mấy ngày sau em nhận được lá thư của chú thằng bạn. Ông chú giới thiệu là chú thằng bạn, thấy cháu khoe món đồ chơi lạ của người Việt nhìn thấy rồi ông ta rất thích, nhưng ông ta muốn hoàn thiện nó hơn vậy em có chịu không? Nếu chịu sau khi làm xong ông ta sẽ gởi cho em cái đầu tiên liền, cuối thư ông ta hỏi em cái này nếu mang tên tiếng Anh là gì ? Vì lúc bấy giờ tiếng Anh em còn bập bẹ không suy nghĩ thấu đáo nên ngày hôm sau em đồng ý và gọi nó là " Rupper gun" nghiã là súng đây thun. Em còn nhớ cách đó 4 ngày sau vào sáng thứ bảy, thằng bạn đi cùng ông chú đến đưa cho em một cái hộp giấy, mở ra bên trong là một cái giằng ná bằng inox, thay cho mấy sợi dây thung là sợi dây cao su liền, chính giữa ông làm thêm một cái đầu ruồi để ngắm mục tiêu cho chính xác và cuối cùng trong hộp thấy cho mấy trái cây dại làm đạn là 6 cục bi nhựa. Khi họ ra về em hí hửng khoe thành tích với ông Cụ, Cụ trầm ngâm một chút rồi nói" Theo ý Ba con không nên làm việc này, nội cái tên là " gun : súng" thì có thể làm cho người bản địa hiểu sai về người tị nạn mình, nếu là món đồ chơi cho con nít thì không thich hợp, còn dành cho người lớn thì mục đích để làm gì? để bắn nhau thi không được, bắn thú thì không xong chưa kể nếu dùng giải trí thì lỡ có tai nạn là phiền lắm". Nghe ông Cụ phân tích em đành phải nghe nhưng không vui, bây giờ sau bao năm sống ở đây em mới thấm cái kinh nghiệm sống của các người lớn tuổi, tuy năm nay em cũng đã có tí tuổi rồi mà vẫn thấy mình còn bồng bột lắm phải chi còn ông Cụ.

 

trinh_iat

Xe tải
Biển số
OF-301209
Ngày cấp bằng
10/12/13
Số km
377
Động cơ
311,071 Mã lực
Tuổi
53
Nơi ở
Hanoi
E cũng có đứa em định cư bên đó được 8 năm rồi. Vợ và con em lâu lâu cũng qua choi còn cá nhân em thì đi công tác sang Úc cũng vài ba lần. Cảm nhận cá nhân em là nước Úc thì quá đẹp và thanh bình còn người dân thì dẽ gần, hiền lành tốt bụng.
 

qhi

Xe tải
Biển số
OF-521440
Ngày cấp bằng
14/7/17
Số km
224
Động cơ
166,737 Mã lực
Tuổi
44
Cảm ơn Cụ, vậy là bây giờ em có thêm người đồng hành rồi, nếu mùa này Cụ sáng đây chơi chắc Cụ sẽ thích vì nơi em ở đằng là mùa lá vàng, lá đỏ đẹp lắm, với lại thời tiết se lạnh những ngày cuối thu.


Giữa trưa mà em phải mac áo khoác vì nhiệt độ chỉ tren duoi 20oC


Đường vắng qua chẳng có bóng người chi thay co chiếc xe, chạy lại gan moi biet chủ xe đang chụp hình như em.


Đay la cây phong lá đỏ


Còn đây là cây lá vàng


Ngoai ra không biet các Cụ có để ý đến cây phong có dạng dây leo, vùng này có may nhà họ phối giữa cây lá vàng và cay lá đỏ cho leo trộn vao nhau tren vách đá, hàng rào hay tường nhà nhìn cũng thơ thơ mông lắm Cụ ạ.


Song song voi loại phong thân cao lớn, lá to giống Canada là loại phong Nhật Bản dáng thấp nhỏ


Lá phong Nhật khi vò trong tay sẽ có mùi hơi hăng hắc





Cụ thấy đấy của Tây thì cái gi cũng to thì phải, để 2 lá gần nhau là thấy liền



Ngoài cây lá phong đổi màu thì cũng có thêm vài loai cây lá đổi màu khác, như cây này thì em cũng chẳng biết tiếng Việt minh gọi là gì, thân cây bóng, trơn và dẽo nên thời gian đầu ở bên này trong lúc đi học em lựa cái chạc ba vừa tầm tay làm cái giằng ná, rồi hái mấy trái dại nhỏ hơn trái nho một chút thay cho viên sõi làm đạn bắn. Vì trái tròn và cứng nên mấy thằng Tây chỉ cái gì em bắn cũng trúng, mấy ngày sau là đứa nào trong ba lô đều có giằng ná, nhưng đúng là Tây mấy ngày sau em nhận được lá thư của chú thằng bạn. Ông chú giới thiệu là chú thằng bạn, thấy cháu khoe món đồ chơi lạ của người Việt nhìn thấy rồi ông ta rất thích, nhưng ông ta muốn hoàn thiện nó hơn vậy em có chịu không? Nếu chịu sau khi làm xong ông ta sẽ gởi cho em cái đầu tiên liền, cuối thư ông ta hỏi em cái này nếu mang tên tiếng Anh là gì ? Vì lúc bấy giờ tiếng Anh em còn bập bẹ không suy nghĩ thấu đáo nên ngày hôm sau em đồng ý và gọi nó là " Rupper gun" nghiã là súng đây thun. Em còn nhớ cách đó 4 ngày sau vào sáng thứ bảy, thằng bạn đi cùng ông chú đến đưa cho em một cái hộp giấy, mở ra bên trong là một cái giằng ná bằng inox, thay cho mấy sợi dây thung là sợi dây cao su liền, chính giữa ông làm thêm một cái đầu ruồi để ngắm mục tiêu cho chính xác và cuối cùng trong hộp thấy cho mấy trái cây dại làm đạn là 6 cục bi nhựa. Khi họ ra về em hí hửng khoe thành tích với ông Cụ, Cụ trầm ngâm một chút rồi nói" Theo ý Ba con không nên làm việc này, nội cái tên là " gun : súng" thì có thể làm cho người bản địa hiểu sai về người tị nạn mình, nếu là món đồ chơi cho con nít thì không thich hợp, còn dành cho người lớn thì mục đích để làm gì? để bắn nhau thi không được, bắn thú thì không xong chưa kể nếu dùng giải trí thì lỡ có tai nạn là phiền lắm". Nghe ông Cụ phân tích em đành phải nghe nhưng không vui, bây giờ sau bao năm sống ở đây em mới thấm cái kinh nghiệm sống của các người lớn tuổi, tuy năm nay em cũng đã có tí tuổi rồi mà vẫn thấy mình còn bồng bột lắm phải chi còn ông Cụ.

Bên Úc họ lịch sự và tôn trọng bản quyền quá cụ nhỉ, có cái chạc dây thun thôi mà họ còn phải viết thư hỏi mình nữa :D
 

meomun346

Xe container
Biển số
OF-206409
Ngày cấp bằng
16/8/13
Số km
7,490
Động cơ
393,112 Mã lực
Nơi ở
Nhiều nơi
Bạn ơi , hãy tha lỗi cho mình nha vì cách trả lời làm bạn phiền lòng . Thật tình mình chỉ Bạn cách mua phone ở Úc thiệt đó . Và mình cũng mời Bạn sang Úc mình dẫn ĐI shop là thiệt . Dù thế nào thì cũng lỗi tại mình , mong Bạn bỏ qua .
Bác mới tham gia diễn đàn nên chưa hiểu thôi. ở đây rất nhiều thánh chém gió, nói khoác " 1 tấc đến Giời" nên bác chủ dễ bị hiểu nhầm. Thanks bác. Hôm nay mới đọc thớt này của bác.
 

MeogiaTL

Xe tải
Biển số
OF-68955
Ngày cấp bằng
22/7/10
Số km
376
Động cơ
434,322 Mã lực
Cảm ơn cụ Xe Xom đã chia sẻ và khai trí cho em rất nhiều về đất nước Úc thanh bình. Trước em cũng từng làm nghề giống cụ đó. Em làm 10 năm cho hãng TNT Express ở Việt nam. Hãng đó thành lập chính tại Úc, nhưng giờ bán lại cho FedEx rồi. Đọc bài của cụ, nhớ về công ty cũ mà thấy bồi hồi quá. Chúc cụ và gia đình luôn mạnh khỏe.
 

soiso

Xe hơi
Biển số
OF-556054
Ngày cấp bằng
1/3/18
Số km
130
Động cơ
154,057 Mã lực
Tuổi
44
thế nào mà bên đấy lại đẹp hơn bên này nhỉ, volys
 

phucdesert

Đi bộ
Biển số
OF-588385
Ngày cấp bằng
5/9/18
Số km
3
Động cơ
133,930 Mã lực
Tuổi
33
Vậy Cụ cho em xin lỗi vì dạo này ý tưởng nó đi đâu rồi Cụ ą, em muốn viết mà thấy nó nhạt nhạt làm sao đó.

Nước Úc vào mùa Thu, đất trời, cảnh vật thay đổi rõ nét nhất là từ đầu tháng 3 trở đi. Sáng nay trên con đường em đi làm mỗi ngày thấy cây cối, hoa lá đã chuyển minh rồi, tự nghĩ em sẽ giới thiệu với các Cụ những loài hoa theo màu sắc của chúng. Hôm nay là màu tím các Cụ nhá.

Khoảng 2_3 tuần nữa cây này lá sẽ rụng, trên cành chỉ có nụ và hoa thôi


Để ý nhìn kỹ các Cụ sẽ thấy nụ hoa rất nhiều ở đầu cành cây.


Đây là cây hoa nở sớm, một năm loại hoa này ra hoa 2 lần, vào tháng 3_4 và tháng 9_10.

Hoa không mùi vị, cánh hoa dai và đầy chính vì vậy hoa rất lâu tàn. Hoa nếu không bị mua gió mạnh có thể kéo dài trên dưới 3 tuần.



Chiều cao ước chừng dưới 8 m
ở Việt Nam cháu lại chỉ ước được những cái nhạt nhạt như thế này thôi cụ à, hâm mộ cụ quá
 

phucdesert

Đi bộ
Biển số
OF-588385
Ngày cấp bằng
5/9/18
Số km
3
Động cơ
133,930 Mã lực
Tuổi
33
Chào Cụ, đúng là dòng họ em trẻ thật Cụ ạ, tính ra thì chưa được 100 năm nhưng nhẩm tính ra chỉ một dòng họ em thôi từ 2 Cụ Tổ mà cho đến nay tỉnh cả trong và ngoài nước là trên dưới 700 người, khiếp thiệt chứ Cụ.


28/4/2017 vậy là đã kết thúc 5 tuần lễ đi du lịch của em rồi Cụ ạ, lại lần nữa em rời Việt Nam trong cái vật vã làm em nhớ lại những ngày trước 30/4/75. Gia đình em ở ngay ngã ba Hàng Xanh lúc bấy giờ coi như là 1 trong những cửa ngõ ra vào Thủ Đô Sài Gòn, đối diện nhà là bót Cảnh Sát nên đến sáng ngày 30/4/75 những người Cảnh Sát, người Lính Cộng Hòa cuối cùng họ trút bỏ quân phục vào tháo chạy. Trước cửa nhà em chỉ toàn người là người, các Cụ thân sinh ra em đã chuẩn bị trước cho các con mình mỗi người con là một cái túi vải may có quai đeo như cái balo lính, trong đó là 2 bộ quần áo, 1 chai nước, 1 cái ruột tượng dài đựng khoảng gần 2 kg gạo, may giấu vào 2 cái quai đeo vai là 2 lượng vàng Kim Thành và quan trọng nhất là tấm hình chụp gia đình. Khoảng tầm 6h sáng khi trời rạng sáng bắt đầu lượng người đi xe có, đi bộ có họ cứ đi về một hướng từ ngoại ô vào Thủ Đô. Em thì chưa hiểu được gì nhiều thấy người lớn lo lắng nên cũng tỏ vẻ lo lắng nhưng thực chất trong tâm của thằng bé thấy háo hức và vui vui vì cái đông đảo và tấp nập của dòng người. Gần 9h sáng một cậu lính của ông Bố đến nói điều gì với Bà Mẹ thế là một tay Bà điều động lũ con chuẩn bị rời nhà ( lúc bấy giờ Ông Cụ còn trong doanh trại không về được). Hình ảnh thiệt sự làm em hoang mang và lo lắng nhất là khi Bà Cụ bắt hết các con ngồi xuống nền nhà, Cụ đứng giữa bầy con giọng nói không còn nhẹ nhàng nhưng trở nên cương quyết, đại ý là bắt đầu từ bây giờ các con phải theo Mẹ, mỗi đứa một balo đựng quần áo, thực phẩm và một mảnh vải nhà binh không bắt lửa có ghi tên tuổi và địa chỉ gia đình ( Cụ lo giấy sẽ bị hư hay cháy). Địa điểm mà mọi người hướng đến là nhà Thờ Hàng Xanh, theo ý Cụ là mình là người Công Giáo nếu được chết trong nhà Thờ là điều hạnh phúc. Vì ngoài đường người đi quá đông mà đàn con lại nhiều và còn nhỏ nên Cụ dặn cứ anh chị lớn nắm tay một đứa em nhỏ, còn Cụ ôm đứa nhỏ nhất đằng trước balo đàng sau. Đến gần 10h tiếng súng nghe rất gần ( về sau này em được biết là tiếng súng của một đơn vị quân cảnh và và bộ đội giao chiến ở cầu Sài Gòn) Cụ mở cửa sắt và ôm hôn từng đứa con mình trước khi bảo chúng nằm tay nhau chạy thật lẹ lên nhà Thờ Hàng Xanh, lúc này các anh chị lớn bật khóc làm cho em cũng khóc theo, chính những hình ảnh này ghi đậm vào đầu mình và là lần đầu tiên em cảm nhận ra được tình anh em máu mủ. Cũng hình ảnh ra đi của Sài Gòn 42 năm trước với dòng người chạy nạn, mà em phải hòa mình vào dòng người đó khi tuổi đời còn trẻ và 42 năm sau chỉ một đoạn đường ngắn từ Lăng Cha Cả vào sân bay Tân Sơn Nhất em cũng một tay kéo valy, một tay nắm tay cậu con trai nhỏ vượt qua dòng xe cộ như nêm này để ra đi. Khi đã ngồi yên trên máy bay nhìn qua cửa sổ máy bay xuống thành phố bên dưới ,trong đầu em lại tự nhiên nhớ đến một tựa bài báo nào mà mình đã đọc "Sài Gòn thất thủ..."
không phải chỉ sài gòn thất thủ đâu bác à mà cả Việt Nam này cháu thấy đang thất thủ rồi, Việt Nam giờ nhiều sâu mọt quá cứ gặm nhấm dần mảnh đất hình chữ s này càng ngày càng gầy còm và ốm yếu đi
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top