Rõ ràng nhìn ảnh này các cụ thấy nhầm hết cả đối tượng, đây là các cụ làm thuê chợ người.
Nếu các bác này đói, thì mời về lại nông cống tĩnh gia cầy ruộng kéo xăm, ở quê họ không bao giờ đói, nhưng không xây đc nhà thôi, chứ loanh quanh mảnh ruộng ao cá vười rau là ok rồi.
Sao lại từ thiện cho họ? nhầm lẫn hết cả rồi?
Em gửi mợ bảng khảo sát mức sống hộ dân cư năm 2010 của tổng cục dân số - kế hoạch hóa gia đình:
KHẢO SÁT MỨC SỐNG HỘ DÂN CƯ NĂM 2010: KẾT QUẢ CHỦ YẾU
1. Thu nhập
Trong năm 2010, thu nhập bình quân 1 người 1 tháng chung cả nước theo giá hiện hành đạt 1.387 nghìn đồng, tăng 39,4% so với năm 2008, tăng bình quân 18,1% một năm trong thời kỳ 2008-2010. Thu nhập thực tế (thu nhập sau khi loại trừ yếu tố tăng giá) của thời kỳ 2008 -2010 tăng 9,3% mỗi năm, cao hơn mức tăng thu nhập thực tế 8,4% mỗi năm của thời kỳ 2006-2008 và 6,2% mỗi năm của thời kỳ 2004-2006, thấp hơn mức tăng thu nhập thực tế 10,7% mỗi năm của thời kỳ 2002-2004.
Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng của nhóm hộ nghèo nhất (nhóm thu nhập 1) đạt 369 nghìn đồng, tăng 34%, của nhóm hộ giàu nhất (nhóm thu nhập 5) đạt 3.411 nghìn đồng, tăng 38,7% so với năm 2008.
Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng năm 2010 theo giá hiện hành của các vùng đều tăng so với năm 2008. Tuy nhiên, thu nhập giữa các vùng có sự chênh lệch. Vùng có thu nhập bình quân đầu người cao nhất là Đông Nam Bộ, cao gấp 2,6 lần
vùng có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất là vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
Tốc độ tăng thu nhập năm 2010 của hộ dân cư chủ yếu do tốc độ tăng từ công việc hưởng tiền lương, tiền công và công việc tự làm xây dựng; ở khu vực nông thôn có thêm công việc tự làm thương nghiệp.
2. Chi tiêu
Tính chung cả nước, chi tiêu theo giá hiện hành năm 2010 bình quân 1 người 1 tháng đạt 1.211 nghìn đồng, tăng 52,8% so với năm 2008, bình quân mỗi năm tăng 23,6%. Chi tiêu thực tế (chi tiêu sau khi loại trừ yếu tố tăng giá) thời kỳ 2008-2010 tăng 14,1% mỗi năm, cao hơn mức tăng 7,9% mỗi năm của thời kỳ 2006-2008, 5,2% của thời kỳ 2004-2006 và mức tăng 10,3% của thời kỳ 2002-2004.
Năm 2010 chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người 1 tháng ở khu vực nông thôn đạt 950 nghìn đồng, tăng 53,4% so với năm 2008; khu vực thành thị đạt 1.828 nghìn đồng, tăng 46,8% so năm 2008. Mức chi tiêu cho đời sống ở khu vực thành thị gấp 1,94 lần ở khu vực nông thôn và có xu hướng thu hẹp dần khoảng cách (hệ số này ở thời kỳ 2006-2008 là 2,03 lần; 2004-2006 là 2,06 lần; 2002-2004 là 2,1 lần). Chi tiêu cho đời sống năm 2010 của nhóm hộ nghèo nhất tăng 50%; của nhóm hộ giàu nhất tăng 66,1% so với năm 2008. Chi tiêu cho đời sống của nhóm hộ giàu nhất cao gấp 4,7 lần của nhóm hộ nghèo nhất (hệ số này năm 2008 là 4,2 lần, 2006, 2004 và 2002 đều là 4,5 lần.
Tỷ trọng chi ăn uống trong chi tiêu đời sống là một chỉ tiêu đánh giá mức sống cao hay thấp. Tỷ trọng này càng cao thì mức sống càng thấp và ngược lại. Việt Nam là một nước nghèo nên tỷ trọng này còn cao, nhưng đã có xu hướng giảm, từ 56,7% năm 2002 giảm xuống 52,9% năm 2010.
Nhóm hộ giàu nhất có mức chi tiêu những hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng ngoài ăn uống lớn gấp 7,5 lần so với nhóm hộ nghèo nhất, trong đó chi về nhà ở, điện nước, vệ sinh gấp 11,7 lần; chi thiết bị và đồ dùng gia đình gấp 5,8 lần, chi y tế, chăm sóc sức khoẻ gấp 3,8 lần, chi đi lại và bưu điện gấp 12,4 lần, chi giáo dục gấp 6 lần, chi văn hoá thể thao giải trí gấp 131 lần.
Với thu nhập bình quân 369 nghìn đồng/người và với mức chi tiêu bình quân 950 nghìn đồng/người ở nông thôn thì mợ xét xem họ ở quê cũng có đủ sống không? Em chưa kể những hộ gia đình có con em đi học trên thành phố.
Vì vậy: Xét về một hiện tượng, yêu cầu mợ dừng việc đánh tráo khái niệm và quy nạp hình ảnh đại diện cho một giai tầng xã hội. Nếu không có những con người ở giai tầng ấy, lấy ai đi làm thuê cho mợ, lấy ai làm việc nhà cho mợ rảnh tay ngồi đây làm anh hùng bàn phím?