@KMN 2009: vấn đề ở chỗ Tiếp xúc giữa Còi & Dây mát (Ground) hoặc (-) kém do đi lâu ngày, mưa gió hoặc rửa xe nước chui vào khe tiếp xúc --->bị oxy hóa. Đa số các xe đều lấy dây mát từ chassis cho còi, bác làm vệ sinh thật sạch chỗ tiếp xúc là ok thôi:
1. Đối với những xe có dây mát (-) nối từ còi vào chassis thì xem lại dây và chỗ tiếp xúc jack cắm, nếu cần thì thay dây mới vì dây dẫn dùng lâu ngày hoặc gần ống xả (exshaust manifold) từ máy (rất nóng khi xe vận hành) ra cũng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng bên trong của dây, mặc dù nhìn bên ngoài dây còn ok, ko bị đứt nhưng bên trong lõi dây đồng "oải" hết rồi. Rất nhiều trường hợp đấu thêm còi thì dây dẫn được luồn vào ống bảo vệ = nhựa, điều này rất tốt nhưng cũng dễ "giữ" nước lại trong ống tại các điểm lượn/uốn cong sau khi rửa xe hoặc đi mưa về--->dây điện ngâm lâu ngày trong nước cũng sẽ dẫn đến hiện tượng còi tậm tịt.
2. Tất cả các xe đời mới đều có cầu chì/rơle cho còi để bảo đảm an toàn và chất lượng âm thanh (đủ công suất).
3. Nhân tiện cũng nên kiểm tra lại dây (+) từ núm còi xem chất lượng còn ok ko, có bị lỏng jack cắm vào còi ko...
4. Nếu mọi việc kiểm tra dây (-) & (+) ok thì có thể do còi bị hư, hoặc chất lượng kém.
5. Núm còi trên tay lái cũng ít khi hỏng, vả lại việc kiểm tra núm còi cũng khá phức tạp, nếu ko biết tháo vô-lăng thì sẽ gặp nhiều rắc rối.
6. Ắc quy yếu cũng gây nên vấn đề còi tậm tịt, nhưng trường hợp này ít xảy ra.
7. Kiểm tra rơ-le (nếu có) xem còn tốt ko bằng cách hoán đổi với các rơ-le trên xe cùng chủng loại.
Trên đây là 1 số trường hợp đơn giản các bạn có thể tự kiểm tra tại nhà, hy vọng các bạn có thể tìm ra & sửa xe của mình.