[TT Hữu ích] Cội nguồn cuộc xung đột Israel-Palestine

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Từ ngày 11 tới ngày 14 tháng 10, quân Israel đánh sâu vào nội địa Syria, và tiến đến tuyến phòng ngự chính quanh Sassa. Israel như vậy đã chiếm được thêm 50 km vuông lãnh thổ quanh Bashan. Từ đây, họ có thể bắn trọng pháo vào ngoại vi Damascus, chỉ cách đó 40 km. Nhưng tới đây, quân Syria kháng cự mạnh mẽ từ các công sự phòng thủ được chuẩn bị từ trước. Quân Syria đã cố thủ ở phòng tuyến thứ hai trong số ba phòng tuyến được xây dựng sau năm 1967. Chiến đấu trên lãnh thổ của mình, quân Syria tỏ ra rất ngoan cường và quả cảm.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Iraq cũng đưa một lực lượng viễn chinh tới Golan, bao gồm khoảng 30.000 quân, 500 xe tăng, và 700 xe bọc thép chở quân (APC). Sư đoàn Iraq này là một bất ngờ chiến lược cho Israel, vì họ tin rằng họ có thể nhận được tin tình báo về sự chuyển quân ngày trước 24 giờ. Bất ngờ này chuyển thành bất ngờ chiến thuật, vì quân Iraq đánh vào sườn phía nam để hở của các xe tăng Israel đang tấn công. Dù quân Iraq thất bại trong trận này, song họ cũng buộc Israel phải rút lui chừng vài km để đề phòng bị bao vây.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Quân đội liên hợp của Syria, Iraq và Jordan phản công để ngăn bước tiến của Israel, nhưng không đẩy lui quân Israel khỏi Bashan được. Ngày 16/10 Lữ đoàn tăng- thiết giáp số 40 được trang bị xe tăng Centurion (Anh sản xuất) của Jordany bắt đầu tham chiến. Thiệt hại của Lữ đoàn này vào khoảng từ 20 đến 28 tăng. Quân đội Iraq mất 60 xe tăng.
Tuy phía A Rập chịu tổn thất nặng nhưng đã giúp Syria bố trí lại Sư đoàn tăng thiết giáp số 3 và bắt đầu phản công. Tuy không giành được chiến thắng nhưng đã chặn được chiến dịch tấn công của Quân đội Israel.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Nhìn chung, trong giai đoạn mở màn, quân đội Syria thu được ít thành công hơn nhiều so với Ai Cập. Nhưng trong giai đoạn sau (khi Israel phản công), họ lại thể hiện khả năng chiến đấu tốt hơn nhiều so với quân Ai Cập. Quân Syria không thu được chiến thắng lớn nào nhưng cũng không để đối phương đánh bại. Điều này cũng được quân đội Israel công nhận. Đến thời điểm này, Bộ tư lệnh Israrel quyết định dừng tấn công Syria, một phần vì không đủ lực lượng, phần khác có thể dẫn đến việc Liên Xô có thể trực tiếp tham chiến để bảo vệ Syria. Mặt trận chính lúc này lại là Ai Cập.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Giao tranh trên biển
Chiều ngày 6/10, 4 tàu tên lửa và 01 tàu tuần tiễu của Israel đã gây thiệt hại nặng cho Hải quân Syria ở căn cứ quân sự chủ yếu Latakia, đánh chìm 3 tàu tên lửa cỡ nhỏ (01 tàu dự án 205 "Komar", 2 tàu dự án 183R), 01 tàu phóng lôi (kiểu 123K) và 01 tàu phá mìn dự án 254.
Chiều ngày 10/10, các tàu tên lửa của Israel đã tiêu diệt tiếp lực lượng Hải quân Syria ở Latakia, bắn chìm thêm 2 tàu tên lửa Syria (1 tàu dự án 205, 1 tàu dự án 183R) và đốt cháy phần lớn các kho nhiên liệu.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Giao tranh trên không
Theo số liệu của chính Israel thì Không quân nước này mất 109 máy bay: 33 F-4 Phantom, 11 Mirage, 53 A-4 Skyhawk, 6 Super Myster và 6 máy bay lên thẳng. Trong số đó, Israel chỉ công nhận 5 máy bay bị bắn hạ trong các cuộc không chiến, số còn lại là do các phương tiện phòng không mặt đất. Ngoài ra, còn 6 chiếc F-4 Phantom phải loại khỏi biên chế do hư hỏng quá nặng, tổng cộng là 115 máy bay. Còn theo số liệu của liên quân A rập thì có trên 200 máy bay Israel bị phòng không mặt đất bắn rơi, cộng thêm 144 máy bay Israel bị bắn rơi trong không chiến và mấy chục máy bay khác bị phá hủy trên sân bay. Tổng cộng phía Ả rập khẳng định là đã bắn rơi hoặc phá hủy gần 400 máy bay của Không quân Israel trong cuộc chiến này.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Ai Cập có từ 159 đến 292 máy bay bị bắn rơi. Theo số liệu của Israel thì 172 máy bay Ai cập bị hạ trong các cuộc không chiến, 43 do các phương tiện phòng không mặt đất, hơn 60 chiếc bị phá hủy ngay trên sân bay (Ai Cập công nhận họ bị mất 159 máy bay do mọi nguyên nhân). Cũng theo Israel tuyên bố thì Syria mất 222 máy bay (162 bị hạ trong các cuộc không chiến).
Algeria mất một MiG-21 và một Su-7, Iraq mất 21 máy bay (trong đó có 14 MiG-21).
Israel tuyên bố F-4 Phantom của họ đã hạ 115 máy bay các nước Ả rập và bị tổn thất 41 chiếc. Còn theo các nước A rập thì không quân của họ đã bắn hạ 144 máy bay Israel (Israel chỉ thừa nhận mất 5 chiếc).
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Các tổ hợp tên lửa phòng không Ả Rập (do Liên Xô chế tạo) đã bắn hạ ít nhất 110 máy bay Israel. Tổ hợp tên lửa phòng không vác vai SA-7 "Strela 2” bắn hạ từ 7-18 chiếc, pháo phòng không tự hành 4 nòng ZSU-23-4 Shilka hạ từ 11 đến 31 máy bay. Hệ thống SA-6 Gainful bắn hạ khoảng 40 tới 65 máy bay.
Tổ hợp tên lửa phòng không “Hawk” của Israel (do Mỹ sản xuất) bắn hạ từ 10-17 máy bay Ả rập.
SAM Hawk MIM-23 (4).jpg

MIM-23 Hawk Raytheon sản xuất 1960, tổ hợp phóng không, dài 5,08 m, đường kinh 370 mm, sải cánh 1,19m, nặng 590 kg, đểu nổ mảnh 54 kg, tốc độ Mach 2,4, độ cao 14 km, xa 24 km

SAM Hawk MIM-23 (21).jpg

MIM-23 Hawk
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
SAM SA-7 Grail (Strela) (6) .jpg

Tổ hợp tên lửa phòng không vác vai SA-7 "Strela 2” Liên Xô sản xuất.
SA-7 "Strela 2 sang Việt Nam năm 1972 gọi là A-72, tham chiến ở An Lộc mùa hè 1972
SAM SA-7 Grail (Strela) (7) .jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Trong một diễn biến liên quan, ở giai đoạn đầu chiến tranh, khi Israel thất bại, nữ Thủ tướng Golda Meir của Israel đã mất kiềm chế và ra lệnh chuẩn bị vũ khí hạt nhân (trong tay Israel đã có 18 quả bom hạt nhân). Cũng trong ngày hôm đó, KGB và GRU (tình báo quân sự Liên Xô) tại Trung Đông đã biết quyết định của Thủ tướng Meir. Trước nguy cơ Israel sẽ tự hủy diệt đất nước họ cùng hàng triệu sinh mạng, ngày 10/10, Liên Xô lên kế hoạch buộc Israel từ bỏ việc tiến hành chiến tranh hạt nhân. Ngày 13/10/1973, Thiếu tá Alexander Danilovich Vertievets được lệnh lái chiếc tiêm kích kiểu mới MiG-25 bay thẳng vào không phận Tel Aviv (thủ đô Israel) rồi lượn vòng trên đó để cảnh báo Israel không được dùng vũ khí hạt nhân. 3 chiếc Mirage của Israel cất cánh để ngăn chiếc MiG-25, song không thể bắt kịp mục tiêu. Biên đội Mirage bắn tên lửa không đối không Hokami để hạ chiếc MiG-25, nhưng tất cả tên lửa bắn ra đều bị trượt do mục tiêu cơ động quá nhanh. Chiếc MiG-25 không bỏ đi mà còn vòng lại, lượn thêm 6 vòng tròn trên bầu trời thành phố. Thêm 1 biên đội F-4 Phantom được Israel cử lên, nhưng cũng bất lực trong việc ngăn chặn hoặc bắn hạ chiếc MiG-25. B.ộ trưởng Quốc phòng Israel đã tới gặp Thủ tướng Meir cùng với một báo cáo về “sự cố” trên bầu trời Tel Aviv, và bắt gặp bà Thủ tướng đang đọc lá thư của các nhà khoa học hạt nhân Liên Xô. Sau đó, Israel buộc phải từ bỏ kế hoạch dùng bom hạt nhân. Năm 1973, Alexander Danilovich Vertievets, người thực hiện chuyến bay khuấy đảo bầu trời Tel Aviv, đã được trao danh hiệu Anh hùng Liên Xô.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Vũ khí của các bên
Quân Ả Rập sử dụng vũ khí hầu hết do Liên Xô sản xuất, trong khi quân Israel dùng phần lớn vũ khí của Mỹ-Anh sản xuất.
Các xe tăng T-54/55 và T-62 của quân Ả Rập có thân xe thấp hơn, vỏ giáp tốt hơn và pháo mạnh hơn so với M48 Patton và xe tăng Centurion của Israel, ngoài ra chúng còn có bộ ổn định pháo 2 trục cho phép bắn chính xác hơn nhiều khi xe đang di chuyển (M48 Patton thời đó chưa có hệ thống này). T-54/55 và T-62 cũng được trang bị hệ thống nhìn đêm hồng ngoại, có thể phát hiện xe tăng địch ở cự ly 400 mét trong đêm không trăng, hoặc tăng lên vài trăm mét trong đêm có trăng. Trong khi đó, xe M48 Patton và Centurion thời đó đều không có hệ thống nhìn đêm, nên tổ lái Israel phải dựa vào pháo sáng hoặc đèn pha để nhìn trong đêm. Do đó, xe tăng của khối Ả Rập có ưu thế trong các trận đánh cơ động trực diện, đặc biệt là khi đánh ban đêm. Ngược lại, xe tăng của Israel được trang bị hệ thống đo khoảng cách tốt hơn, và phần lớn sĩ quan xe tăng Israel là cựu binh giàu kinh nghiệm trong cuộc chiến năm 1967 (trong khi phần lớn sĩ quan Ả Rập chưa có kinh nghiệm thực chiến), nên xe tăng Israel có ưu thế trong các trận đánh phục kích từ xa. Nhìn chung, kết quả chiến đấu của xe tăng hai bên phụ thuộc lớn vào việc áp dụng chiến thuật có hợp lý hay không: giai đoạn đầu, quân thiết giáp Ai Cập thắng lợi lớn nhưng đến giai đoạn sau, sự chủ quan và nôn nóng khiến quân Ai Cập mắc nhiều lỗi chiến thuật, khiến thắng lợi lại chuyển sang Israel.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Về không quân, Israel có ưu thế hơn ở phi công dày dặn kinh nghiệm hơn, lại được trang bị tiêm kích hạng nặng F-4 Phantom, trong khi các phi công Ả rập phần lớn còn non kinh nghiệm, và chỉ có tiêm kích hạng nhẹ là MiG-21 (Liên Xô khi đó chưa viện trợ MiG-23 cho quân Ả Rập). Bù lại, quân Ả Rập vượt trội ở các hệ thống tên lửa phòng không do Liên Xô viện trợ, đặc biệt là hệ thống kiểu mới SA-6. Cũng như các trận đánh trên bộ, thắng bại trong trận đánh trên bầu trời cũng phụ thuộc rất lớn vào trình độ huấn luyện và chiến thuật hợp lý: giai đoạn đầu, phòng không Ả Rập bắn rơi hàng loạt máy bay Israel nhưng đến giai đoạn sau, không quân Israel thu được nhiều thắng lợi do lực lượng phòng không Ả Rập đã không phối hợp tốt với lục quân và không quân của họ.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Lệnh ngưng bắn
Khi lệnh ngưng bắn diễn ra, Israel mất các vùng lãnh thổ màu đỏ, nhưng giành được các vùng màu nâu tại bờ tây kênh Suez và cao nguyên Golan.
Khi lệnh ngưng bắn bắt đầu, quân Israel chỉ còn cách mục tiêu có vài trăm mét, con đường nối Cairo và Suez. Trong đêm đó, quân Ai Cập vi phạm lệnh ngưng bắn tại một số nơi, phá hủy chín xe tăng Israel. Để đáp lại, David Elazar yêu cầu được tiếp tục tiến đánh về hướng nam, và được Tướng Moshe Dayan chấp thuận. Quân Israel hoàn tất cuộc tiến công, đánh chiếm con đường này, khiến quân đoàn ba Ai Cập có nguy cơ mắc kẹt lại tại bờ đông của kênh đào Suez.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Sáng hôm sau, ngày 23 tháng 10, các hoạt động ngoại giao hối hả tiếp diễn. Máy bay trinh sát của Liên Xô xác nhận quân Israel tiếp tục di chuyển về phía nam, và phía Liên Xô cáo buộc Israel phản trắc. Trong cuộc hội đàm qua điện thoại với bà Golda Meir, Henry Kissinger hỏi, "Làm thế nào mà người ta có thể biết được một giới tuyến tồn tại ở đâu trong sa mạc?" Meir trả lời, "Họ biết cả thôi." Kissinger biết được tin về đạo quân Ai Cập bị bao vây không lâu sau đó.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Thực ra tình thế vẫn chưa phải là quá xấu với Ai Cập. Tuy Israel có bao vây được 30.000 quân của quân đoàn số 3, nhưng quân đoàn này vẫn duy trì được hàng ngũ và chưa tan vỡ. Ngoài ra, lực lượng Ai Cập vẫn còn quân đoàn số 2 với 40.000 quân đóng ở bờ tây kênh Suez, quân đoàn này vẫn có trang bị mạnh và đang giữ vững chắc vị trí của mình, chỉ cách vị trí quân đoàn 3 khoảng dăm chục km. Ai Cập hoàn toàn có thể sử dụng Quân đoàn số 2 và số 3 để tấn công từ 2 phía nhằm kết nối thành một tuyến thống nhất, nếu thành công thì không những quân đoàn 3 được giải cứu, mà chính quân Israel sẽ bị bao vây ngược.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Ở mặt trận Golan, Syria cũng đang chuẩn bị cho cuộc phản công lớn sẽ buộc Israel phải rút bớt quân khỏi mặt trận Ai Cập. Nhưng đến lúc này, các l.ãnh đạo Ai Cập đã tỏ ra bạc nhược. Thay vì dồn sức quyết chiến, họ quay sang cầu cứu Liên Xô và Mỹ. L.ãnh đạo Liên Xô Leonid Ilyich Brezhnev đã lên tiếng đe dọa sẽ đem quân tham chiến để bảo vệ Ai Cập và điều này có thể tạo nên một cuộc thế chiến thứ ba, cùng với việc trấn an đồng minh Syria rằng Liên Xô sẽ chặn quân Israel khỏi Damacus bằng một lệnh ngừng bắn.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Kissinger nhận thấy tình hình rất có lợi cho quan hệ Hoa Kỳ- Ai Cập phụ thuộc vào thiện chí của Mỹ để ngăn Israel bao vây Quân đoàn số 3, cắt đứt tiếp tế lương thực và nước cho quân đoàn này. Tình hình có thể được đàm phán để Mỹ đứng ra làm trung gian hòa giải xung đột, tách Ai Cập ra khỏi quỹ đạo ảnh hưởng của Liên Xô.
Ngày 28/10, dưới sức ép của Mỹ, Israel đã đồng ý cho Ai Cập chuyển thực phẩm và thuốc men cho quân đoàn số 3 đang bị mắc kẹt. Ngày hôm sau, Syria ngừng chiến.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Mặt trận phía bắc dịu đi
Tại mặt trận phía bắc, quân Syria chuẩn bị một cuộc phản kích lớn vào ngày 23 tháng 10, huy động 5 Sư đoàn của Syria, có hai Sư đoàn Iraq và các đơn vị nhỏ từ các quốc gia Ả Rập khác, bao gồm cả Jordan. Liên Xô cũng bổ sung để bù đắp cho các tổn thất xe tăng mà quân Syria bị mất trong vòng hai tuần đầu chiến cuộc.
Tuy nhiên, một ngày trước khi cuộc phản công diễn ra, Liên Hiệp Quốc áp đặt lệnh ngưng bắn, và cả Israel lẫn Ai Cập đều tuân thủ.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
"Việc Ai Cập chấp thuận lệnh ngưng bắn vào thứ hai (22/10) đặt Assad vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Ông ta không bị bó buộc bởi lệnh ngưng bắn, nhưng không thể phớt lờ ảnh hưởng của nó. Một số người trong Bộ chỉ huy Syria muốn tiến hành tấn công, lý luận là Ai Cập cũng sẽ buộc phải tiếp tục chiến đấu. Những người khác tuy vậy lại cho rằng việc tiếp tục giao chiến sẽ hợp pháp hóa việc Israel tiêu diệt quân đoàn số ba Ai Cập. Trong trường hợp đó, Ai Cập sẽ không hỗ trợ cho Syria một khi Israel đánh tổng lực ở mặt trận phía bắc, phá hủy cơ sở hạ tầng, thậm chí tấn công cả Damascus"
Cuối cùng, Tổng thống Assad quyết định bãi bỏ lệnh tấn công, và ngày 23 tháng 10, Syria tuyên bố chấp thuận ngưng bắn, chính phủ Iraq hạ lệnh cho quân của mình trở về.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Kết quả
Trong toàn cuộc chiến, 1.063 xe tăng Israel đã bị phá hủy, bị thu giữ hoặc bị hư hại (gần một nửa là xe tăng Centurion), trong đó khoảng 600 chiếc xe tăng bị phá hủy hoàn toàn hoặc bị quân Ả rập thu giữ. Khoảng 35 xe tăng Centurion của Israel bị Ai Cập thu giữ, và dăm chục chiếc khác bị thu giữ bởi Syria, Iraq and four by Jordan. Về phía quân Ả Rập, 2.250 xe tăng đã bị phá hủy, bị thu giữ hoặc bị hư hại, bao gồm 1.274 chiếc bị phá hủy hoàn toàn hoặc bị quân Israel thu giữ (trong đó Ai Cập mất 631 chiếc, còn Syria, Iraq và Jordan mất 643 chiếc)
Trevor Dupuy đã tổng kết về kết cục cuộc chiến:
Nếu chiến tranh là hành động của lực lượng quân sự để hỗ trợ cho các mục tiêu chính trị, không thể nghi ngờ rằng xét về chiến lược và chính trị, các quốc gia Ả Rập - và đặc biệt là Ai Cập - đã thắng cuộc chiến, mặc dù kết quả về quân sự là một bế tắc không cho phép cả hai bên tuyên bố về một chiến thắng quân sự.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top