Không thích thì đừng làm. Thiên hạ thích gì kệ họ. Cái gì cũng có căn cớ cả, không nên phê phán cực đoan.
Một sự việc nó phải đa chiều thế này mới hợp lý. Sự đời vốn không đơn giản như làm toán số học.Em để đây và đi ra
Xin trích một đoạn trong “Việt Nam Phong tục” của Phan Kế Bính: “… Cải táng có nhiều cớ.
Một là vì nhà nghèo, khi cha mẹ mất, không tiền lo liệu, mua tạm một cỗ ván xấu, đợi xong ba năm thì cải táng, kẻo sợ ván hư nát thì hại đến di hài.
Hai là vì chỗ đất mối kiến, nước lụt thì cải táng.
Ba là vì, các nhà địa lý phong thủy xưa cho biết, thấy chỗ mả vô cớ mà sụt đất hoặc cây cối ở trên mả tự nhiên khô héo, hoặc trong nhà có kẻ dâm loạn điên cuồng, hoặc trong nhà đau ốm liên miên, hoặc trong nhà có kẻ nghịch ngợm, sinh ra kiện tụng lôi thôi, thì cho là tại đất mà cải táng.
Bốn là, những người muốn cầu công danh phú quý, nhờ thầy địa lý tìm chỗ cát địa mà cải táng. Lại có người thấy nhà khác phát đạt, đem mả nhà mình táng gần vào chỗ mả nhà kia, để cầu được hưởng dư huệ…”.
Phong tục cải táng khởi nguồn từ thời Bắc thuộc khi quan lại và thương lái Trung Quốc chết tại Nam mà gia đình có nhu cầu đưa xương cốt về chính quốc. Về sau thành lệ và thành phong tục, cũng do yếu tố địa lý Đồng bằng Bắc Bộ phần nhiều là đất pha cát phù sa, khi chôn người chết xuống phần nhiều là tiêu hết thịt (thậm chí có chỗ đất còn hao cả xương nếu không cải táng thì chỉ còn đất) mà cát phù sa thì bẩn nên phải tắm rửa thay áo.
Trong khi đó gỗ áo quan chôn trên đất tại Đồng bằng Bắc Bộ nhanh hỏng và hay sập ván thiên bởi mùa lũ thì đầy nước, mà mùa cạn thì khô, mối lại hay tụ lại trên chỗ đất cao (mồ mả hay cao hơn ruộng) nên hay xông vào áo quan.
Nói chung, cải táng, sang cát, bốc mộ là một phong tục lâu đời, là thể hiện cái tâm của người sống với người thân đã khuất, an tâm với niềm tin… họ không bỏ người thân trong đất ẩm, mà tặng họ một ngôi nhà mới đẹp đẽ, chắc chắn hơn.
Bằng cách bốc mộ giải phóng linh hồn người thân khỏi mộ, người chết có thể biến đổi thành tổ tiên linh thiêng, linh hồn có thể phù hộ cho gia đình được an lành.
Bốc mộ đúng là nên bỏ, chỉ sợ hoả táng thì sau này các hồn Ọp phơ đi ọp lại ko nhận ra nhau vì đen thui cả đám!Chả cần hô hào.
Các thành phố lớn cũng mang đi thui hết rồi cụ ơi.
Đen thui còn gọi là Hắc mu ni, quý đó lắm nha.Bốc mộ đúng là nên bỏ, chỉ sợ hoả táng thì sau này các hồn Ọp phơ đi ọp lại ko nhận ra nhau vì đen thui cả đám!
Lúc đấy ko phân biệt đc là cụ hay mợBốc mộ đúng là nên bỏ, chỉ sợ hoả táng thì sau này các hồn Ọp phơ đi ọp lại ko nhận ra nhau vì đen thui cả đám!
Khắc nick vào răng, gặp là nhe ra lão ạ!Lúc đấy ko phân biệt đc là cụ hay mợ
Cháu khẩn thiết xin cụ một em thùy linh xinh tươi ạ. Cụ nói thế này cháu e hơi chủ quan chăng?Người Tàu sang cai trị, gia đình họ tộc vẫn ở Tàu, khi chết họ muốn được đưa về quê cũ, vì vậy chôn sau khi chết chỉ được coi là chôn tam, sau khi 3 năm - đủ thời gian phân huỷ hết xác thì bốc lấy xương đem về Tàu, người Việt ở miền Bắc thấy thế cũng bắt chước làm theo.
Trước tết 7 ngày, quan Tàu được về quê (chủ yếu là vùng Lưỡng Quảng, Phúc Kiến) dân ta phải làm lễ tiễn quan về bẩm báo với thiên triều, từ đó sinh ra tục cúng ông công ông táo về chầu thiên đình vào ngày 23 tháng chạp.
Mụ ngan nhà e mua đồ mã cúng 23 và dịp tết cũng củ hơn củ ngót thì phải .Cũng tầm rứa cụ ạ. 80k một bộ ông công ông táo, mỗi gia đình bét là bộ này, thêm tiền vàng hoặc những bôk đắt hơn. Người dân tộc thì ko đốt rồi, ko biết miền nam thế nào?
Ai là "thằng"? Phiền bác giải thích giùm tôi sao lại có từ đó ở đây với. Cám ơn bác!Toàn thằng đếu biết lại thích chém bừa !
Cái văn hóa nó phù hợp với cái điều kiện, gọi là gì nhỉ tùy vào điều kiện kt, văn hóa chính trị ở từng thời kì thôi. Cái gì ko phù hợp nó sẽ tự mất.
Theo em, bốc mộ nó có từ văn hóa dòng họ ở Việt Nam. Từ các bộ lạc ngày xưa, chắc đã chôn chung 1 khu.
Bây giờ họ em vẫn có nơi chôn chung như thế. Khi mới chết, chắc chắn ko được chôn liền vào khu của tổ tiên là đúng. Sau 3 4 năm con cháu bốc mộ, để chôn vào khu chung ấy.
Chứ ko vào khu chung ấy, thì bốc mả làm gì ?
Thím này lại nghe mấy nhà xử học mù chữ phán bậy rồi.Người Tàu sang cai trị, gia đình họ tộc vẫn ở Tàu, khi chết họ muốn được đưa về quê cũ, vì vậy chôn sau khi chết chỉ được coi là chôn tam, sau khi 3 năm - đủ thời gian phân huỷ hết xác thì bốc lấy xương đem về Tàu, người Việt ở miền Bắc thấy thế cũng bắt chước làm theo.
Trước tết 7 ngày, quan Tàu được về quê (chủ yếu là vùng Lưỡng Quảng, Phúc Kiến) dân ta phải làm lễ tiễn quan về bẩm báo với thiên triều, từ đó sinh ra tục cúng ông công ông táo về chầu thiên đình vào ngày 23 tháng chạp.