Trật tự ATGT ảnh hưởng lớn đến trật tự an toàn xã hội, nên với trách nhiệm được giao đảm bảo trật tự an toàn xã hội, Bộ Công an không thể đứng ngoài.
Rất nhiều thắc mắc về việc “tách” luật Giao thông đường bộ ra thành 2 luật (Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) và Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông – PV) được các đại biểu nêu ra tại phiên thảo luận tổ sáng nay (11/11).
Từ thực trạng giao thông hiện nay, đại biểu Nguyễn Văn Được (Hà Nội) cho rằng việc này có nguyên nhân từ “đào tạo không bài bản, học hành loăng quăng lái xe đi một số đoạn rồi vào thi lấy bằng, đường sá thì thiếu đồng bộ”.
Tuy nhiên, đại biểu Được không tán thành với việc tách luật mà nên để lại sang Quốc hội khoá XV “bàn cho kỹ”.
“Tổ chức giao thông là lĩnh vực dân sự, công an là lực lượng vũ trang, cần làm rõ chức năng, nhiệm vụ nếu không cẩn thận thì lại chồng chéo, trùng lặp” – đại biểu Được nêu ý kiến.
Chung băn khoăn này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng phân vân, các luật đều phải nhằm mục đích quy định quy tắc và trật tự giao thông, đảm bảo an toàn giao thông, khi tách ra e rằng mất đi tính tổng thể, mỗi ngành quản lý theo cách của mình dẫn tới chồng chéo và tác động hiệu quả quản lý.
“Có thể phân công, phân định trách nhiệm các ngành nhưng không nhất thiết quy định trong 2 luật” - ông Tùng nêu quan điểm.
Chỉ ra những điểm chồng chéo cụ thể, Chủ nhiệm Hoàng Thanh Tùng thông tin, Luật Giao thông đường bộ điều chỉnh liên quan tín hiệu giao thông, biển báo dưới góc độ hạ tầng, xây dựng, còn Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông cũng điều chỉnh về biển báo và tín hiệu giao thông.
“Việc vận hành biển báo giao thông đường bộ, với hệ thống tín hiệu đèn thì khi lắp đặt xong phải được chủ đầu tư, cơ quan quản lý tổ chức vận hành thử trước khi nghiệm thu đưa vào khai thác. Luật đảm bảo trật tự an toàn giao thông lại quy định ngành công an chỉ huy, điều hành giao thông, như vậy có thể dẫn tới chồng chéo” - ông Tùng nhìn nhận.
Nêu ý kiến, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết, việc sửa đổi Luật Giao thông đường bộ được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục soạn thảo văn bản pháp luật, được lấy ý kiến nhiều vòng.
Phân tích kỹ hơn, Bộ trưởng Công an Tô Lâm khẳng định, việc tách Luật Giao thông đường bộ thành 2 luật nhằm giải quyết hai vấn đề quan trọng và rất bức xúc trong xã hội hiện nay. Đó là phải tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở giao thông đường bộ và làm sao giải quyết trật tự ATGT đường bộ.
“Hiện nay thực trạng mất ATGT đường bộ là rất lớn. Có lần đại biểu chất vấn tôi đánh giá thế nào, tôi đánh giá là vi phạm phổ biến và tràn lan. Thậm chí, không cần đánh giá và báo cáo, chỉ cần ra đường là nhìn thấy ai cũng có thể vi phạm được” – Bộ trưởng Tô Lâm nói.
Giải thích trật tự ATGT ảnh hưởng lớn đến trật tự an toàn xã hội, Bộ trưởng Tô Lâm nhận định, với trách nhiệm được giao đảm bảo trật tự an toàn xã hội thì Bộ Công an không thể đứng ngoài.
“Cần làm khẩn trương vì tình hình không cho phép chúng ta chậm trễ hơn nữa” – Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh.
Trước băn khoăn có lãng phí không khi tách như vậy, Đại tướng Tô Lâm khẳng định không những không lãng phí mà sẽ tiết kiệm được rất nhiều. “Việc này không làm phát sinh nhân sự, bộ máy mới, thậm chí có thể rút gọn được. Nếu giao cho công an thì chúng tôi có lực lượng CSGT, phối hợp các lực lượng khác khi cần tăng cường trong các dịp cao điểm” – Bộ trưởng giải thích, thậm chí “người làm nhiệm vụ trên mặt đường sẽ giảm”.
Cụ thể, với quy định như hiện nay, sẽ không còn lực lượng thanh tra giao thông đi hoạt động trên mặt đường nữa.
“Bộ GTVT có đề nghị chúng tôi nếu giao nhiệm vụ cho Bộ Công an thì đề nghị Bộ Công an nhận cho 20.000 thanh tra giao thông. Tôi nói Chính phủ không cho chúng tôi chỉ tiêu này” - Bộ trưởng Tô Lâm nói.
Vẫn theo Bộ trưởng, sẽ rất bất cập và khó khăn khi CSGT giữ xe rồi thanh tra giao thông đi kiểm tra, vì thực tế cũng không có nước nào làm như vậy.
Bộ trưởng khẳng định lực lượng CSGT cũng sẽ giảm do áp dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật...
Rất nhiều thắc mắc về việc “tách” luật Giao thông đường bộ ra thành 2 luật (Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) và Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông – PV) được các đại biểu nêu ra tại phiên thảo luận tổ sáng nay (11/11).
Từ thực trạng giao thông hiện nay, đại biểu Nguyễn Văn Được (Hà Nội) cho rằng việc này có nguyên nhân từ “đào tạo không bài bản, học hành loăng quăng lái xe đi một số đoạn rồi vào thi lấy bằng, đường sá thì thiếu đồng bộ”.
Tuy nhiên, đại biểu Được không tán thành với việc tách luật mà nên để lại sang Quốc hội khoá XV “bàn cho kỹ”.
“Tổ chức giao thông là lĩnh vực dân sự, công an là lực lượng vũ trang, cần làm rõ chức năng, nhiệm vụ nếu không cẩn thận thì lại chồng chéo, trùng lặp” – đại biểu Được nêu ý kiến.
Chung băn khoăn này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng phân vân, các luật đều phải nhằm mục đích quy định quy tắc và trật tự giao thông, đảm bảo an toàn giao thông, khi tách ra e rằng mất đi tính tổng thể, mỗi ngành quản lý theo cách của mình dẫn tới chồng chéo và tác động hiệu quả quản lý.
“Có thể phân công, phân định trách nhiệm các ngành nhưng không nhất thiết quy định trong 2 luật” - ông Tùng nêu quan điểm.
Chỉ ra những điểm chồng chéo cụ thể, Chủ nhiệm Hoàng Thanh Tùng thông tin, Luật Giao thông đường bộ điều chỉnh liên quan tín hiệu giao thông, biển báo dưới góc độ hạ tầng, xây dựng, còn Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông cũng điều chỉnh về biển báo và tín hiệu giao thông.
“Việc vận hành biển báo giao thông đường bộ, với hệ thống tín hiệu đèn thì khi lắp đặt xong phải được chủ đầu tư, cơ quan quản lý tổ chức vận hành thử trước khi nghiệm thu đưa vào khai thác. Luật đảm bảo trật tự an toàn giao thông lại quy định ngành công an chỉ huy, điều hành giao thông, như vậy có thể dẫn tới chồng chéo” - ông Tùng nhìn nhận.
Nêu ý kiến, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết, việc sửa đổi Luật Giao thông đường bộ được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục soạn thảo văn bản pháp luật, được lấy ý kiến nhiều vòng.
Phân tích kỹ hơn, Bộ trưởng Công an Tô Lâm khẳng định, việc tách Luật Giao thông đường bộ thành 2 luật nhằm giải quyết hai vấn đề quan trọng và rất bức xúc trong xã hội hiện nay. Đó là phải tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở giao thông đường bộ và làm sao giải quyết trật tự ATGT đường bộ.
“Hiện nay thực trạng mất ATGT đường bộ là rất lớn. Có lần đại biểu chất vấn tôi đánh giá thế nào, tôi đánh giá là vi phạm phổ biến và tràn lan. Thậm chí, không cần đánh giá và báo cáo, chỉ cần ra đường là nhìn thấy ai cũng có thể vi phạm được” – Bộ trưởng Tô Lâm nói.
Giải thích trật tự ATGT ảnh hưởng lớn đến trật tự an toàn xã hội, Bộ trưởng Tô Lâm nhận định, với trách nhiệm được giao đảm bảo trật tự an toàn xã hội thì Bộ Công an không thể đứng ngoài.
“Cần làm khẩn trương vì tình hình không cho phép chúng ta chậm trễ hơn nữa” – Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh.
Trước băn khoăn có lãng phí không khi tách như vậy, Đại tướng Tô Lâm khẳng định không những không lãng phí mà sẽ tiết kiệm được rất nhiều. “Việc này không làm phát sinh nhân sự, bộ máy mới, thậm chí có thể rút gọn được. Nếu giao cho công an thì chúng tôi có lực lượng CSGT, phối hợp các lực lượng khác khi cần tăng cường trong các dịp cao điểm” – Bộ trưởng giải thích, thậm chí “người làm nhiệm vụ trên mặt đường sẽ giảm”.
Cụ thể, với quy định như hiện nay, sẽ không còn lực lượng thanh tra giao thông đi hoạt động trên mặt đường nữa.
“Bộ GTVT có đề nghị chúng tôi nếu giao nhiệm vụ cho Bộ Công an thì đề nghị Bộ Công an nhận cho 20.000 thanh tra giao thông. Tôi nói Chính phủ không cho chúng tôi chỉ tiêu này” - Bộ trưởng Tô Lâm nói.
Vẫn theo Bộ trưởng, sẽ rất bất cập và khó khăn khi CSGT giữ xe rồi thanh tra giao thông đi kiểm tra, vì thực tế cũng không có nước nào làm như vậy.
Bộ trưởng khẳng định lực lượng CSGT cũng sẽ giảm do áp dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật...
Việc sửa đổi Luật Giao thông đường bộ được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục
(CAO) Trật tự ATGT ảnh hưởng lớn đến trật tự an toàn xã hội, nên với trách nhiệm được giao đảm bảo trật tự an toàn xã hội, Bộ Công an không thể đứng...
congan.com.vn