Nhìn tù tù bẩn bẩn nhếch nhác vậy cũng ngồi được nhỉ @@
Xảo ngôn khác với Hoạt ngôn.Em nghĩ mọi người có quyền nhận xét thẳng thắn và thoải mái. Cụ chủ thớt có bị tháo bánh xì lốp gì thì đó là việc của cụ ấy, lúc nào cụ ấy muốn có thể vào đối đáp sau. Em nói là “đối đáp” vì nhiều lần chứng kiến kể cả với những lời góp ý thiện chí thì cụ ấy cũng “tương” lại. Không lẽ nếu cụ ấy bị tịch thu xe, hay vì lý do gì đó không bao giờ xuất hiện nữa thì tất cả phải im đi sao cụ Trúc Lam?
Thật kỳ lạ khi cụ lại còn liên hệ với khái niệm “xảo ngôn” “dẻo mỏ”? Cụ và cụ chủ thớt có vẻ hợp nhau về cách hành văn.
Em rất tôn trọng bác, nhưng bác làm ơn cho hỏi:Xảo ngôn khác với Hoạt ngôn.
Hoạt ngôn là là chi kẻ dùng miệng lưỡi để lừa , để mị , để đánh bóng , hoặc để xu nịnh , lợi dụng. Hoặc có chủ đích khác.
Xảo ngôn là từ mà với những người ăn nói bóng nói gió , không rõ ràng : hình như , có vẻ , khả năng , phần lớn , viết tắt , t là gì (tao hay tớ) , tôi hay ta. Và nhét chữ vô miệng người khác một cách vô ý hoặc có dụng ý. Dựa trên sự hoạt ngôn. Với kỹ năng đọc hiểu theo khả năng giáo dục từ thấp tới cao cho tới giờ cũng như trình độ lý luận , biện luận mà được học từ lớp 1 cho tới giờ thông qua cả xã hội , nếu so với Phần Lan hay các nền giáo dục khác nói riêng thì chỉ gói gọn trong 2 cụm từ trên thì hiểu nó ra thế nào. Chứ em thì em hiểu vậy nói vậy. Chứ không có bắt ai im cả.
Vì khi đọc một câu từ nó không rõ ràng nên mới viết bài trên nó khác cái em đọc và hiểu khi bác Quang tranh luận. Nên ở đây mới nói rõ. Khinh là khinh kẻ đáng khinh , quý là quý người đáng quý. Rất rõ ràng. (Không hề xảo ngôn , hoạt ngôn hay nước đôi để ai đó phải suy nghĩ).
Đây là câu của bác.Em nghĩ mọi người có quyền nhận xét thẳng thắn và thoải mái
Em đặt câu hỏi cho chính bác tự suy nghĩ đấy ạ. Chưa câu nào em đòi bác im như bác nói người khác đâu. Liệu có phải là xảo ngôn không khi người ta đang công khai bình luận thì bác gọi đó là tiểu nhân vì theo lý của bác là phải chờ cụ Quang được comment trong khi thực tế chả ai bắt hay chả có gì sai trái cả.Đây là câu của bác.
Còn kia là của em. Hay bác định bắt em im ?. Hay phải nói theo cách bác thích.
Nên em mới Còm lại bác 1 còm. Chứ bình thường những còm như vậy là em thường không quan tâm .
Vì bác bảo tôn trọng em nên em sẽ giải thích.
Kia là ý kiến của em. Chứ em không đủ quyền lực của Admin để bịt mồm một ai cả. Viết là việc của em. Còn ai cảm thấy vẫn viết được khi ai đó vắng mặt thì là quyền của họ. Hoàn toàn không ảnh hưởng tới em.
Trừ khi câu trích dẫn trên kia bác viết là không dành cho em?.
Quan điểm của em là như vậy nên viết vậy và bày tỏ vậy. (Còn ai cảm thấy khác cứ làm miễn không phạm qui định diễn đàn).
Nếu bác thấy không ưng thì cũng là chuyện của bác.
.....
Về câu Xảo ngôn thì em đã giải thích nên không giải thích lại nữa.
Đây là Còm cuối em dành cho bác. Vì nó chả có giá trị gì cả chỉ là cãi qua cãi lại vô ích. Nếu cụ muốn thêm những Còm như này có thể gửi thư riêng cho em nhé.
Việc ăn việc uống đương nhiên nếu xét theo tiêu chí. Thì là Sạch , đồ ăn chất lượng (tức là không hại sức khoẻ , vị trí thuận tiện đi lại) , khẩu vị ngon dở cũng như hợp khẩu vị đại chúng , không gian , và môi trường xung quanh (cây cối , không gian thoáng hẹp , ấm cúng hay rộng rãi , thuận tiện hay riêng biệt ) . Theo tiêu chuẩn mà phần đông đánh giá để người ta sẽ xét có thể lưu tới nhiều lần. (Ai bảo khác thì mình sẽ rất ngạc nhiên nhưng cũng vẫn tôn trọng họ , vì có thể cuộc sống họ khác mình).
Tuy nhiên còn những thứ ẩn sâu trong thói quen , trong tâm linh , trong tiềm thức cũng như kỷ niệm hoặc đôi khi là Thể chế.
Giống chuyện bà cụ có căn nhà mấy chục tỷ nhưng không bán để sống sung sướng mà thích đi nhặt rác qua ngày. Nhiều người thừa sức vứt bỏ mọi thứ đồ cũ trong nhà vì có đủ tiền để sắm toàn bộ nội thất mới.
Nhưng không. Vì từ xưa họ quen như thế rồi.
Nhà như bãi rác thì.... Kệ tạo . Cấm vứt thứ gì.
Có những căn nhà biệt thự ngay trên phố Hoàng Hoa tham ( lòng sân rộng 1000m trẻ em vui đùa xung quanh toàn biệt thự 20 30 40 tỷ). Nhưng trong nhà thì là đồ từ những năm 8x 9x. Không khác gì bãi rác hay những khu tập thể 2 tầng từ những năm 6x 7x. Ai vào những nhà đó rồi thì hiểu . Họ không bao giờ vứt 1 cái túi Nilon nào cả.
Nên cái việc chui vào một nơi nào đó tối tăm , chật chội để uống cốc Cafe rồi khen ngon và tưởng nhớ về thứ thiếu thốn xưa kia cũng không có gì lạ.
Chỉ có lứa bây giờ thì sẽ sống ngăn nắp và gọn gàng hơn. Chứ đố ai vứt được đồ của các cụ ngày xưa. Thế giờ học theo thứ mà ta thấy tốt hơn hay là theo cái thứ thiếu thốn xưa để lại ?.
Ps : có hai cháu bé đang phải học cái đàn Piano từ thời của cụ 80 tuổi để lại. Chỉ vì không nỡ vứt. (Đàn đấy kỷ niệm của bà chứ đâu liên quan tới cháu , thật là vô lý)...
Cụ thử đặt trên app cà-phê muối Chú Long thử xem sao. Ở tại chỗ có người mang đếnThôi, xin cụ. Vào mấy chỗđó xót ví lắm.
Đã có lần dơm ghé xe vào quán "cà phê trứng" trên đường Điện Biên Phủ (góc Trương Định) mà thấy khách bước ra Ô tô sang trọng quá nên cũng rén!
Cụ có thể nói giúp mình kết cấu của món này đc ko?
Thập niên 80, nổi lên món cafe trứng gồm cafe phin ngon + chút bợ + chút lòng đỏ trứng nướng tán nhuyễn.
ĐT mình đời sâu quá nên giờ chả tải hêm đc app nào nữa cụ ạ.Cụ thử đặt trên app cà-phê muối Chú Long thử xem sao. Ở tại chỗ có người mang đến
Cho cả bx (bà xã) đi vừa được lòng vừa được uống miễn phí luôn cụ ạ . Lại không lo Bị vết chân chim trên máĐT mình đời sâu quá nên giờ chả tải hêm đc app nào nữa cụ ạ.
App cần nhất của VietTel Post cố lắm mới có, còn app của Bank thì chịu.
Cơ mà uống cafe, ngoài thưởng thức hương vị cafe, còn có thêm mục ngắm view của quán nữa. Vì vậy, mình đã lên kế hoạch hôm nào canh ngan già ngủ say, mình sẽ rút lõi 1 món kha khá đi uống thử cho biết vs ngta.![]()
Thật vs cụ, ~ chỗ đắt là ko bao giờ ngan già mình đặt chân đến. Ko phải nó ko có khả năng tài chính mà là nó thấy....vô lý.Cho cả bx đi vừa được lòng vừa được uống miễn phí luôn cụ ạ . Lại không lo Bị vết chân chim trên má.
Nhưng đúng như cụ nói là uống Cafe đôi khi thích khung cảnh , không gian và yên tĩnh , không bị làm phiền nữa. Ở nhà em lâu lâu cũng tự pha uống Cafe nhất là khi... Ở nhà một mình. Chứ đang uống mà vk bắt đi lau nhà , rửa chén là mất cả vị Cafe ngon cụ ạ.
ĐT mình đời sâu quá nên giờ chả tải hêm đc app nào nữa cụ ạ.
App cần nhất của VietTel Post cố lắm mới có, còn app của Bank thì chịu.
Cơ mà uống cafe, ngoài thưởng thức hương vị cafe, còn có thêm mục ngắm view của quán nữa. Vì vậy, mình đã lên kế hoạch hôm nào canh ngan già ngủ say, mình sẽ rút lõi 1 món kha khá đi uống thử cho biết vs ngta.![]()
E lại hiểu khác cụ.Xảo ngôn khác với Hoạt ngôn.
Hoạt ngôn là là chi kẻ dùng miệng lưỡi để lừa , để mị , để đánh bóng , hoặc để xu nịnh , lợi dụng. Hoặc có chủ đích khác.
Xảo ngôn là từ mà với những người ăn nói bóng nói gió , không rõ ràng : hình như , có vẻ , khả năng , phần lớn , viết tắt , t là gì (tao hay tớ) , tôi hay ta. Và nhét chữ vô miệng người khác một cách vô ý hoặc có dụng ý. Dựa trên sự hoạt ngôn. Với kỹ năng đọc hiểu theo khả năng giáo dục từ thấp tới cao cho tới giờ cũng như trình độ lý luận , biện luận mà được học từ lớp 1 cho tới giờ thông qua cả xã hội , nếu so với Phần Lan hay các nền giáo dục khác nói riêng thì chỉ gói gọn trong 2 cụm từ trên thì hiểu nó ra thế nào. Chứ em thì em hiểu vậy nói vậy. Chứ không có bắt ai im cả.
Vì khi đọc một câu từ nó không rõ ràng nên mới viết bài trên nó khác cái em đọc và hiểu khi bác Quang tranh luận. Nên ở đây mới nói rõ. Khinh là khinh kẻ đáng khinh , quý là quý người đáng quý. Rất rõ ràng. (Không hề xảo ngôn , hoạt ngôn hay nước đôi để ai đó phải suy nghĩ).
Vâng cụ. Em nói Xảo là đúng ngữ cảnh. Với em hiểu là vậy.E lại hiểu khác cụ.
Hoạt ngôn và xảo ngôn khác nhau.
Hoạt ngôn e lại cho là hoạt bát, linh hoạt xử lý ngôn ngữ.
Xảo ngôn e lại liên tưởng xảo trá, xảo quyệt cơ.
Vui.Đúng rồi cụ, bên cạnh vị cafe thì cái "hồn" của quán cũng là 1 yếu tố giữ khách. Ai thấy hạp thì sẽ thường lui tới, ai không thấy ấn tượng gì thì chắc không có lần thứ 2.
Thú thực là e chẳng thấy quán nào quá ấn tượng để e "phải" quay lại lần 2 cả, trừ cái máy pha cafe ở cq e vì chắc chắn là nó sẽ không bán bột đậu rang pha thuốc cảm xuyên hương![]()
E chịu ạ, trải nghiệm 1 lần trong ngõ phố cổ của em là tối, ẩm, bẩn, dù ko có mùi xú uế gì nhưng khá khó chịu với mùi ẩm thấp, mốc meo. Chủ quán có sạch sẽ đến mấy cũng không thể quản đc các yếu tố khách quan khác.
Hấp dẫn phết nhỉ, cụ nào qua thử rủ emTôi xin chép nguyên bài báo để các bác cùng "bình loạn".
Thú ăn uống trong ngõ phố cổ của người Hà Nội
Lách vào con ngõ vừa một người đi để uống cà phê trứng hay trèo cầu thang dựng đứng ăn phở bưng là cách nhiều người Hà Nội thưởng thức ẩm thực phố cổ.
![]()
Sáng 20/3, Thanh Tùng hẹn bạn tại một quán cà phê nằm sâu trong con ngõ ở phố Hàng Gai. Để vào quán, chàng trai 25 tuổi phải đi xe máy lách qua hai cửa hàng bán lụa, xuyên qua con ngõ tối mới đến sân để xe.
"Người lần đầu đến phố cổ hiếm khi để ý hoặc biết nhưng không dám vào vì nghĩ không có chỗ để xe. Còn với khách quen, cứ đâm thẳng xe vào quán", Tùng nói.
Không gian quán là ngôi nhà hơn 100 tuổi với các bức hoành, cửa gỗ cổ.
![]()
Anh Trần Tuấn, chủ quán, kinh doanh cà phê từ năm 1998 nhằm phục vụ người dân quanh phố muốn tìm không gian yên tĩnh. Thời gian đầu, quán chỉ mở một tầng nhưng từ khi được nhiều người biết đến mới mở rộng, tầng cao nhất có thể nhìn thẳng ra Hồ Gươm.
![]()
Ngoài dân trong phố, ngày càng nhiều khách nước ngoài đến quán theo lời giới thiệu của người đi trước. Hai ngày cuối tuần quán luôn kín chỗ nhưng vẫn giữ được không gian yên tĩnh.
![]()
Nhà ở phố Hàng Bạc sau chuyển về quận Tây Hồ nhưng nhiều năm nay chị Trần Tuyết Nhung, 53 tuổi và mẹ vẫn giữ thói quen đến cà phê phố cổ vào sáng cuối tuần.
"Ở quán vẫn còn lưu giữ những nét đẹp của Hà Thành khiến tôi nhớ về thời ấu thơ", chị Nhung nói.
![]()
Theo lời chủ quán, khách đến uống cà phê sẽ được thử cảm giác luồn lách vào ngóc ngách của phố cổ.
"Nhưng quán chỉ chứa khoảng chục xe. Nếu hết chỗ, tôi đành phải treo biển thông báo bên ngoài ngõ, để mọi người gửi bên ngoài, đỡ mất công dễ vào khó ra", anh Tuấn nói.
![]()
15h hàng ngày, quán phở có tên "Bưng" nằm trong con ngõ nhỏ trên phố Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm lại tấp nập khách. Gọi là phở bưng bởi khách đến quán buộc phải bê bát ăn do không có bàn vì diện tích quá chật.
Với người dân phố cổ, món ăn này là thức quà chiều bởi nước dùng ngọt thanh, thịt bò mềm ngậy, bánh phở vừa đủ, không quá no.
![]()
Trước năm 2016, quán phở này bán trên vỉa hè, đoạn giao giữa phố Hàng Trống và Hàng Bông. Nhưng khi thành phố chủ trương dẹp vỉa hè, quán ăn chuyển lên tầng hai của một dãy nhà trong ngõ Hàng Trống.
Khách đến ăn phải đi vào một con hẻm vừa đủ hai người tránh nhau, sâu hơn 5 m. Sau theo bảng chỉ dẫn đi lên tầng hai bằng một cầu thang xoắn ốc.
![]()
Theo lời chủ quán, thực khách đa phần là dân quanh vùng hoặc nghe giới thiệu mà tới. Giờ tan tầm là thời điểm quán đông khách nhất.
Là khách quen từ khi còn là sinh viên, Ánh Trang (áo trắng) ở quận Cầu Giấy nói thích phở bưng bởi cách ăn dân dã, hợp khẩu vị. "Nhưng điều khiến tôi thấy thú vị nhất là thưởng thức tô phở nóng hổi trong không gian xưa mà hiếm nơi nào ở Hà Nội còn lưu giữ. Tôi hay đùa với bạn bè 'phải len lỏi, leo trèo mất nhiều công sức, ăn phở mới ngon'", cô gái 30 tuổi nói.
![]()
Ngoài cà phê, phở bưng, quán gà tần của chị Lê Minh Hồng ở Hàng Rươi, quận Hoàn Kiếm đông khách ghé đến vào giờ tan tầm.
Người phụ nữ 68 tuổi mở quán hơn 30 năm. Trước năm 2010, vợ chồng chị Hồng bán trên vỉa hè, mỗi chiều bán 50-60 con gà bởi khách đông. Nhưng sau lui vào cuối ngõ để tiện chế biến, khách có chỗ ngồi ăn, tránh nắng mưa, giờ mở bán cũng kéo dài đến 9-10 giờ tối.
![]()
Chỉ với tấm biển ghi hai chữ "gà tần" trước cửa nhà nhưng khách quen vẫn tìm đến, bởi hợp hương vị và cách chế biến. Nhiều thực khách chia sẻ, việc thưởng thức món gà tần trong con ngõ mùa đông ấm, mùa hè mát rất dễ chịu.
"Nhiều khách 'ruột' ghé quán chẳng cần gọi món, chỉ cần ngồi đợi vài phút là được lên đồ, bởi tôi đã thuộc khẩu vị của họ", chị Hồng nói.
PGS.TS Lê Quý Đức, nguyên phó Viện Văn hóa, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, cho biết việc nhiều thực khách vẫn tìm đến hàng quán nhỏ, nằm sâu trong phố cổ bởi tâm lý hoài niệm, mong muốn gìn giữ nét văn hóa xưa.
Theo chuyên gia, trước khi đổi mới, người dân tìm đến phố cổ để ăn uống bởi tập trung nhiều hàng quán. Đường phố thời đó còn nhỏ hẹp nên người dân tận dụng chính không gian sinh sống làm nơi buôn bán. Giờ thành thói quen ăn uống, thực khách vẫn đi sâu vào các ngõ ngách tìm đến.
“Đến đó người dân không chỉ thưởng thức các món ăn nổi danh của Hà Nội mà còn hưởng thụ thêm cái thú ngắm phố cổ để biết Hà Nội xưa có dáng vẻ thế nào, ngõ ngách ra sao. Hòa mình vào đời sống đô thị và khiến bản thân cảm thấy rất thư giãn”, ông Đức nói.
Tù mù ngõ chật khi nêm ........ cối.
Nhếch nhác đường dơ lúc rửa ...... chày