Nhậu chung không có tiền thì cụ có thể không đi, hoặc nói rõ trước để người ta thông cảm đi, bạn bè quý người ta mời là chuyện bình thường, cụ cho ví dụ không liên quan. Để ý cụ có vẻ coi khinh người không có tiền nhỉ. Việc giàu nghèo và việc tử tế là 2 phạm trù hoàn toàn khác nhau mà cụ. Tử tế không có nghĩa là cụ phải đầy đủ về tài chính, những cái cụ phân tích như không đủ ăn, áo rách này nọ... hoàn toàn không liên quan đến cái chúng ta bàn ở đây, "tử tế với bản thân trước" em thấy cụ đang hiểu chỉ theo 1 nghĩa là "làm giàu cho mình trước", dễ dẫn đến tình trạng làm giàu bằng mọi giá như suy nghĩ của 1 số người, sau khi có tiền lại ra vẻ đạo mạo.
Và không có tài chính thì cũng không có nghĩa là quan tâm bằng mồm, nghĩ vậy là sai rồi cụ. Tình cảm giữa người với người khi hàn vi, đâu có nghĩa là "mõm" như cụ nói?
Cụ bảo "éo có tiền thì éo bao giờ tử tế được"? Thế ngày xưa, thời chiến tranh các cụ nhà ta, kể cả các cụ khai quốc công thần nghèo rớt mồng tơi, bàn tay trắng đi lập nghiệp, thậm chí từ bỏ cuộc sống giàu sang vì cách mạng thì theo cụ các cụ ấy lúc đó có tử tế với bản thân, gia đình và đồng chí đồng đội không? Hay phải có kinh tế, có tiền thì mới tử tế?
Cụ xem thời nay bao nhiêu tấm gương các cháu nghèo nhặt được tiền trăm tiền tỷ vẫn đem nộp trả lại người mất? Hay tấm gương người nghèo xả thân cứu người? Đó có phải tử tế không, có phải quan tâm đến người khác không, hay phải giàu mới làm được?
Đấy cụ, cứ nhìn vào đó là thấy cái nhìn của cụ quá phiến diện!
Vâng cụ, ở đời muốn tử tế 100% mọi hoàn cảnh thì khó lắm, cố được 70-80% là tốt rồi, nhất là giới chính trị khốc liệt thì càng khó giữ mình. Cuộc sống bon chen mà, nên nhiều lúc cũng phải chấp nhận làm trái mong muốn của mình ở mức độ nào đó. Chỉ sợ các cụ nào đến 50% những điều đó cũng không làm nổi, mà lại bị hoà tan và mất đi tư cách, đến lúc dấn sâu vào bùn rồi thì khó rút chân.