Cụ ạ, máy móc vẫn cần nhưng chỉ nâng cao năng lực giám sát. Cung cấp dữ liệu, số liệu để đưa ra các "QUYẾT ĐỊNH ĐÚNG" không chỉ trong vấn đề điều khiển giao thông (trong đó bao gồm cả xử lý các trường hợp vi phạm, ...), tư vấn quản lý, xây dựng, điều chỉnh hệ thống giao thông phù hợp. Ngoài ra, hệ thống máy móc thiết bị này còn được sử dụng trong việc giám sát xã hội, giúp các tổ chức, cá nhân thực hiện vai trò quản lý. Mục tiêu của nó rộng hơn và có ý nghĩa với xã hội nhiều hơn so với cách nghĩ của các nhà lãnh đạo hiện nay mang nặng tính chất răn đe xử lý tất cả các lỗi vi phạm dù vô tình hay cố ý chủ yếu nhằm xử phạt để thu tiền. Đây vốn là cách quản lý áp đặt, kiểu ngồi xổm trên Luật (Dạng như: Tớ là Luật đây!)
Cái mình cần và cái mình mong muốn chắc ở XH hiện nay không thể có được vì cách nghĩ của họ. Việc tuyên truyền giáo dục cộng đồng phải được thực hiện trên mọi đối tượng của cộng đồng bao gồm cả người dân, người thực thi pháp luật, ... theo các chuẩn mực XH nhưng nói thật với cụ đến giờ muốn giáo dục cũng chẳng biết sẽ giáo dục theo chuẩn mực xã hội thế nào nữa?
Nếu cụ nghe thông tin từ các phương tiện truyền thông đang phát động phong trào thi đua học tập Tấm gương Đạo đức của Hồ chủ tịch. Nhưng nói thật với cụ, em chẳng hiểu gì về vụ này, phải chăng những cái mà họ viết về cụ Hồ là chuẩn mực của xã hội hiện nay? Em thấy không xúc động bằng bác tài xế đâm vào cột tín hiệu giao thông khi xe mất phanh, không xúc động bằng em nhỏ quên mình cứu bạn chết đuối, ... có lẽ vì hình tượng của cụ Hồ quá vĩ đại rồi những cái kể ra được đều quá nhỏ bé.
Em chẳng phải triết gia nên không biết chuẩn mực xã hội hình dáng nó phải thế nào, nó bắt nguồn từ đâu chỉ biết ngồi hóng các nhà hiền triết như anh Trọng, anh Dũng, anh Lương, anh Thăng nhưng xem ra các anh ấy cũng đang bí thì phải.