[Thảo luận] Có phải đây là lề đường?

xebongac

Xe buýt
Biển số
OF-339018
Ngày cấp bằng
17/10/14
Số km
623
Động cơ
281,885 Mã lực
Cụ bị ngộ chữ rồi. Cụ nên tập chung vào hình ảnh cụ chủ đưa ra chứ đừng lý luận làm gì.
 

Getz30623

Xe hơi
Biển số
OF-375907
Ngày cấp bằng
31/7/15
Số km
105
Động cơ
248,050 Mã lực
E đọc lắm chữ quá mỏi mắt :)
 

Superma

Xe máy
Biển số
OF-364618
Ngày cấp bằng
26/4/15
Số km
89
Động cơ
257,490 Mã lực
hình nhưu vạch này giôgns trên cầu vĩnh tuy nhỉ? như vậy là xe 2b phải đi vào bên phải (số 1) ạ ???
 

crownchip

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-374740
Ngày cấp bằng
22/7/15
Số km
1,017
Động cơ
258,070 Mã lực
Cụ bị ngộ chữ rồi. Cụ nên tập chung vào hình ảnh cụ chủ đưa ra chứ đừng lý luận làm gì.
Vâng thưa cụ. Ngắn gọn nhé: Hình cụ chủ đưa ra khu vực số 2 là mặt đường xe chạy, khu vực số 1 là lề đường cứng, tất cả các loại xe được đi vào lề đường và dừng đỗ khi cần thiết (điểm b khoản 3 Điều 18 Luật GT đường bộ).

hình nhưu vạch này giôgns trên cầu vĩnh tuy nhỉ? như vậy là xe 2b phải đi vào bên phải (số 1) ạ ???
Cụ nhầm, vì cầu Vĩnh Tuy không có lề đường nên không có khu vực số 1. Cụ chú ý từ “riêng” tại 4.10 QC41: Đường dành “riêng” cho các phương tiện thô sơ và người đi bộ, đã là “riêng” thì loại xe khác không được đi vào. Tương tự như vậy cầu Vĩnh Tuy là làn đường “riêng” cho xe máy nên thuộc khu vực số 2, ô tô không được đè vạch liền đi vào và xe máy cũng không được đè vạch liền đi ra. Tất cả các loại xe nếu hỏng bất ngờ thì gọi cứu hộ khẩn cấp, cấm dừng đỗ trên cầu (điểm c khoản 4 Điều 18 Luật GT đường bộ)… Không phải như trường hợp taxi gì đó đỗ ngày này qua ngày khác… năm này qua năm khác nhé :))
 

Superma

Xe máy
Biển số
OF-364618
Ngày cấp bằng
26/4/15
Số km
89
Động cơ
257,490 Mã lực
Vâng thưa cụ. Ngắn gọn nhé: Hình cụ chủ đưa ra khu vực số 2 là mặt đường xe chạy, khu vực số 1 là lề đường cứng, tất cả các loại xe được đi vào lề đường và dừng đỗ khi cần thiết (điểm b khoản 3 Điều 18 Luật GT đường bộ).



Cụ nhầm, vì cầu Vĩnh Tuy không có lề đường nên không có khu vực số 1. Cụ chú ý từ “riêng” tại 4.10 QC41: Đường dành “riêng” cho các phương tiện thô sơ và người đi bộ, đã là “riêng” thì loại xe khác không được đi vào. Tương tự như vậy cầu Vĩnh Tuy là làn đường “riêng” cho xe máy nên thuộc khu vực số 2, ô tô không được đè vạch liền đi vào và xe máy cũng không được đè vạch liền đi ra. Tất cả các loại xe nếu hỏng bất ngờ thì gọi cứu hộ khẩn cấp, cấm dừng đỗ trên cầu (điểm c khoản 4 Điều 18 Luật GT đường bộ)… Không phải như trường hợp taxi gì đó đỗ ngày này qua ngày khác… năm này qua năm khác nhé :))
thế trường hợp hỏng và "đang" gọi cứu hộ thì sao ạ? ;))
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Vạch số 35 thì trước và sau nó là vạch đứt. Bản thân vạch 35 là vạch liền nhưng người ta không bao giờ kẻ nó xuyên suốt cả con đường như vậy.
Quy định nào trước và sau vạch 35 là vạch đứt, và giới hạn độ dài của vạch này.
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Xuống xe đo vạch? Hehe… hướng dẫn như mấy cụ chỉ chết dân. Nhìn vạch từ xa là đủ rồi.
Thiết kế và chất lượng mặt đường nhìn như hình chụp là loại đường bộ cấp 2 có tốc độ thiết kế >60km/h (đường QL hoặc liên tỉnh trở lên). Theo QCVN 41:2012/BGTVT tại phụ lục G: tại Khoản G.2 - Điểm d), tại Hình G.4 - Vạch số 4, G.5 - Vạch số 5, G.6 - Vạch số 6 thì khu vực đánh số 2 là đường hai chiều và có 2 làn duy nhất cho xe có động cơ (chung cho cả xe ô tô và xe máy 2 bánh). Khu vực đánh số 1 là lề đường cứng (phần bê tông nhựa) và tiếp đến là lề đường đất hoặc đường thô sơ (nếu có), dành cho người đi bộ, xe thô sơ (xe không có động cơ).
Vạch nằm giữa làn đường và lề đường gọi là vạch giới hạn ngoài các làn xe (vạch mép ngoài làn xe) màu trắng phản quang, vạch liền hoặc vạch đứt, hoặc kết hợp cả hai, chiều rộng vạch là 15cm hoặc 20cm. Các loại xe có động cơ (kể cả xe máy) phải đi đúng làn nhưng vẫn được đè vạch này trong trường hợp cần thiết để đảm bảo an toàn, được dừng đỗ vào lề đường trong trường hợp khẩn cấp. Như hình dưới:

Các vạch số 4,5,6 thuộc loại "Vạch chỉ dẫn" (mục G.2.). Còn vạch số 35 thuộc loại "Vạch cấm" (mục G.3.) tiêu chuẩn kỹ thuật có chỗ giống nhau. Phần bên phải của vạch có thể gọi là lề đường hoặc làn đường. Nên chỉ có thể phân biệt bằng độ rộng của vạch (một cái 15-20m một cái chỉ duy nhất 15). Nếu nó rộng 15cm thì khó phân biệt, nhưng nếu nó rộng 20 thì chắc chắn biết nó thuộc loại nào.
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Vâng thưa cụ. Ngắn gọn nhé: Hình cụ chủ đưa ra khu vực số 2 là mặt đường xe chạy, khu vực số 1 là lề đường cứng, tất cả các loại xe được đi vào lề đường và dừng đỗ khi cần thiết (điểm b khoản 3 Điều 18 Luật GT đường bộ).



Cụ nhầm, vì cầu Vĩnh Tuy không có lề đường nên không có khu vực số 1. Cụ chú ý từ “riêng” tại 4.10 QC41: Đường dành “riêng” cho các phương tiện thô sơ và người đi bộ, đã là “riêng” thì loại xe khác không được đi vào. Tương tự như vậy cầu Vĩnh Tuy là làn đường “riêng” cho xe máy nên thuộc khu vực số 2, ô tô không được đè vạch liền đi vào và xe máy cũng không được đè vạch liền đi ra. Tất cả các loại xe nếu hỏng bất ngờ thì gọi cứu hộ khẩn cấp, cấm dừng đỗ trên cầu (điểm c khoản 4 Điều 18 Luật GT đường bộ)… Không phải như trường hợp taxi gì đó đỗ ngày này qua ngày khác… năm này qua năm khác nhé :))
Cụ chỉ dùm chỗ nào trong QC nói bên phải của vạch liền trắng rộng 15 cm là lề đường hay làn đường? Nếu có biển 412 thì cái lề đường lại chắc chắn thành làn đường. Như vây bên bên phải vạch rõ ràng có thể là làn đường hoặc lề đường.
Nó chỉ được khẳng định là cái gì khi có :
- Vạch rộng 20cm thì chắc chắn là lề đường
- Vạch rộng 15cm và có biển báo hiệu thì chắc chắn là làn đường.
- Còn chỉ rộng 15cm (không có biển báo) thì muốn là gì cũng được.

Tuy nhiên thực tế trong ảnh của chủ thớt, 2b đi bên phải cái vạch liền đó thì an toàn hơn.
 

linhtruongyb

Xe hơi
Biển số
OF-304336
Ngày cấp bằng
8/1/14
Số km
108
Động cơ
304,980 Mã lực
cháu thấy còn nhiều chỗ nữa phân làn thế cụ ạ.
 

hungnq1

Xe tải
Biển số
OF-135050
Ngày cấp bằng
19/3/12
Số km
247
Động cơ
372,460 Mã lực
Phần đường số 1 là lề đường cụ ạ, cụ bị nhầm thành khái niệm làn đường dành cho xe thô sơ. Muốn trở thành làn đường riêng dành cho xe thô sơ thì phải kèm biển báo, hình chỉ dẫn khác và thêm luôn 1 cái vạch nữa (có thể là dải phân cách cứng) bên ngoài để làm ranh giới với lề đường nhưng thông thường đối với đường đủ rộng để thiết kế làn đường riêng dành cho xe thô sơ thì người ta cũng gộp chung cho xe máy vào làn đó vì ít xung đột về tốc độ, xe đạp nhiều khi cũng tít >50km/h đấy cụ ạ. Em nhớ không nhầm thì đường Thăng Long - Nội Bài là ví dụ điển hình. Xxx mà tuýt trên lề đường là không hiểu Luật hoặc cố tình tuýt láo đấy.
Đường Thăng Long Nội Bài có biển 412 phân làn rõ ròng, làn trong cùng là làn dành cho xe thô sơ và xe gắn máy, chứ không phải lề đường
 

hn03

Xe điện
Biển số
OF-4365
Ngày cấp bằng
22/4/07
Số km
2,303
Động cơ
571,026 Mã lực
Đây là phần đường. Được phép đi vào làn đường 2, phần đường số 1 được phép đi vào trong trường hợp khẩn cấp ạ
 

crownchip

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-374740
Ngày cấp bằng
22/7/15
Số km
1,017
Động cơ
258,070 Mã lực
thế trường hợp hỏng và "đang" gọi cứu hộ thì sao ạ? ;))
Cụ phải luôn đứng cạnh xe báo hiệu, đừng quên cầu nguyện. Nếu vì xe cụ hỏng mà cản trở giao thông, khiến đường bị ùn tắc hoặc gián tiếp gây tai nạn, là nguyên nhân vi phạm của người khác thì đố cụ bị mắc lỗi gì?

Các vạch số 4,5,6 thuộc loại "Vạch chỉ dẫn" (mục G.2.). Còn vạch số 35 thuộc loại "Vạch cấm" (mục G.3.) tiêu chuẩn kỹ thuật có chỗ giống nhau. Phần bên phải của vạch có thể gọi là lề đường hoặc làn đường. Nên chỉ có thể phân biệt bằng độ rộng của vạch (một cái 15-20m một cái chỉ duy nhất 15). Nếu nó rộng 15cm thì khó phân biệt, nhưng nếu nó rộng 20 thì chắc chắn biết nó thuộc loại nào.

Cụ chỉ dùm chỗ nào trong QC nói bên phải của vạch liền trắng rộng 15 cm là lề đường hay làn đường? Nếu có biển 412 thì cái lề đường lại chắc chắn thành làn đường. Như vây bên bên phải vạch rõ ràng có thể là làn đường hoặc lề đường.
Nó chỉ được khẳng định là cái gì khi có :
- Vạch rộng 20cm thì chắc chắn là lề đường
- Vạch rộng 15cm và có biển báo hiệu thì chắc chắn là làn đường.
- Còn chỉ rộng 15cm (không có biển báo) thì muốn là gì cũng được.
Tuy nhiên thực tế trong ảnh của chủ thớt, 2b đi bên phải cái vạch liền đó thì an toàn hơn.


Thưa cụ, độ rộng vạch không phải là yếu tố chính trong việc phân biệt phần đường xe chạy, làn đường, lề đường. Đối với người tham gia giao thông chỉ cần quan tâm 03 thứ:
1) Vị trí vạch: nằm trong phần đường xe chạy hay giáp lề đường
2) Hình thức vạch: đứt hay liền
3) Màu sắc vạch: trắng hay vàng
- Khi ghép mặt cắt Hình 1 và mặt bằng Hình G.4 với ảnh chụp thì nhìn thấy rõ vị trí của vạch giới hạn ngoài các làn xe giáp với lề đường, nó nằm trên 2 biên phần xe chạy, mép ngoài của nó cũng chính là mép ngoài phần xe chạy giáp với lề đường. Độ rộng vạch được ghi rõ 15(20) trên Hình G.4 với đơn vị đo là cen-ti-mét (rộng 15cm hoặc 20cm). Đường bên ngoài đô thị được phép tùy chọn độ rộng vạch giới hạn ngoài các làn xe là 15cm hoặc 20cm, có thể vì tuyến đường dài và sơn phản quang đắt tiền, đường lại thoáng dễ quan sát nên người ta thường chọn vạch rộng 15cm vì lý do kinh tế, tiết kiệm khoảng 25% so với vạch rộng 20cm.
- Để nhận biết việc kẻ vạch và đặt biển báo đúng hay sai Luật cần tư duy đúng hướng, phải đi từ gốc đến ngọn: Trước hết cần hiểu các khái niệm cơ bản, các căn cứ và cơ sở khoa học cho việc xây dựng Luật, kiểm tra lại xem văn bản Luật có đúng không, so sánh đối chiếu với thực tế xem có phù hợp không để tìm ra các hạn chế của Luật. Đây là phương pháp khoa học để phát hiện ra hành vi vi phạm Luật, vì đa số các sai phạm đều tập trung tại các điểm yếu và kẽ hở của Luật.
- Tư duy theo hướng ngược lại là nhìn nhận vi phạm như hành vi đương nhiên được chấp nhận, từ đó diễn giải ngược trở lại Luật theo hướng khó hiểu hoặc hiểu thế nào cũng được miễn sao bỏ qua vi phạm, dẫn đến những lầm lẫn đáng tiếc. Từ hướng tư duy đó tạo môi trường thuận lợi cho vi phạm dần phát triển, bén rễ vào Luật pháp để rồi chi phối ngược lại và có hiệu lực cao hơn, có thể đứng trên cả Luật pháp.
- Luật đã định nghĩa và quy định rất rõ “làn đường” là một phần của “phần đường xe chạy”, tức là nó chỉ được phép bố trí trên phần đường xe chạy và không được phép bố trí vào “phần lề đường”. Bởi vì làn đường không chỉ gắn chặt với phần đường xe chạy phía trên bề mặt mà nó còn bị ràng buộc chặt chẽ bởi kích thước và các tiêu chuẩn kỹ thuật của lớp kết cấu bên dưới bề mặt phần đường xe chạy. Lớp kết cấu dưới bề mặt lề đường kém ổn định hơn nhiều, Luật không cho phép sử dụng lề đường thay cho phần đường xe chạy vì nó không an toàn.
- Muốn bố trí thêm làn đường trên phần lề đường hiện có mà không vi phạm Luật, không có cách nào khác là người ta phải tiến hành nâng cấp, sửa chữa và cải tạo lại lề đường để nó đạt yêu cầu chất lượng, mở đủ độ rộng cho làn xe, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật như phần đường xe chạy - lúc này nó mới trở thành phần đường xe chạy để bố trí thêm làn xe và cộng thêm phần lề đường mới đã được đẩy lùi ra ngoài. Thực hiện được việc này không đơn giản vì nó phụ thuộc vào nguồn vốn đầu tư, nguồn tiền bảo dưỡng bảo trì hàng năm, phụ thuộc tiêu chuẩn quốc tế của bên tài trợ cho vay, quy hoạch và quản lý GT của Nhà nước, các đơn vị tư vấn, nhà thầu, giám sát, kiểm toán, thanh tra… và phải tuân thủ quy định tại các Điều: 6; 8; 39; 41; 44; 45; 46; 47; 48; 49; 52; 84; 85; 86; 87 Luật GT đường bộ. Đấy là muốn thế nhưng có được ngay đâu, vượt qua từng ấy quy trình thủ tục cần nhiều thời gian để thực hiện, không hề ngon ăn nhé.
- Nhưng tại xứ sở của những con đường đắt nhất hành tinh thì mọi giá trị đều có thể đảo lộn, mở thêm làn đường có khi dễ đớp hơn xây đường mới, trấn giữ cửa này thuộc về cấp tối cao cùng hệ thống sân sau, tầm địa phương chưa có cửa. Không dễ để mấy cụ GT địa phương tép riu kẻ láo thêm một cái vạch liền rộng 15cm hoặc đặt láo một cái biển 412 rồi hô “biến!” lề đường hóa thành làn đường. Nếu cả gan hớt tay trên qua mặt được các đại ca thì thật… coi Giời chưa bằng cái cúc quần :))

Đường Thăng Long Nội Bài có biển 412 phân làn rõ ròng, làn trong cùng là làn dành cho xe thô sơ và xe gắn máy, chứ không phải lề đường
Thì em cũng nói đúng thế. Ngày xưa chính cái phần đấy là lề đường, nâng cấp sửa chữa không biết bao nhiêu mới được gọi thành làn đường. Đường cấp 1 mà bên ngoài dải phân cách tôn có nên gọi là lề đường đất được không nữa… cỏ mọc um tùm. Chỗ cái lối đường đất rẽ vào làng, ngày xưa nếu phạt láo xe máy đi vào lề đường thì dân làng đạp vỡ mẹt :)

 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Cụ phải luôn đứng cạnh xe báo hiệu, đừng quên cầu nguyện. Nếu vì xe cụ hỏng mà cản trở giao thông, khiến đường bị ùn tắc hoặc gián tiếp gây tai nạn, là nguyên nhân vi phạm của người khác thì đố cụ bị mắc lỗi gì?





Thưa cụ, độ rộng vạch không phải là yếu tố chính trong việc phân biệt phần đường xe chạy, làn đường, lề đường. Đối với người tham gia giao thông chỉ cần quan tâm 03 thứ:
1) Vị trí vạch: nằm trong phần đường xe chạy hay giáp lề đường
2) Hình thức vạch: đứt hay liền
3) Màu sắc vạch: trắng hay vàng


Cái quan tâm thứ 1 làm sao biết được khi còn chưa biết đâu là lề đường.
Giả sử với quan tâm của cụ kết luận đó là lề đường. Nó cắm thêm biển báo thì lại biến thành làn đường, lề đường biến mất (như trên cầu Vĩnh Tuy).

xxx nhận định kiểu của cụ mới có chuyện lúc nó là lề lúc nó là làn.
 

crownchip

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-374740
Ngày cấp bằng
22/7/15
Số km
1,017
Động cơ
258,070 Mã lực
Cái quan tâm thứ 1 làm sao biết được khi còn chưa biết đâu là lề đường.
Giả sử với quan tâm của cụ kết luận đó là lề đường. Nó cắm thêm biển báo thì lại biến thành làn đường, lề đường biến mất (như trên cầu Vĩnh Tuy).
xxx nhận định kiểu của cụ mới có chuyện lúc nó là lề lúc nó là làn.
Cầu không có lề đường cụ à.
Đường và cầu có mặt cắt cấu tạo khác hẳn nhau, chất lượng bề mặt và khả năng chịu lực của cầu khá đồng đều từ tim ra đến thành cầu. Em chưa bao giờ nghe và nhìn thấy khái niệm lề đường trên cầu, đã là cầu thì làm sao lại có lề đường trên đó hả cụ, hay cụ tự nghĩ ra khái niệm mới? :))
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Cầu không có lề đường cụ à.
Đường và cầu có mặt cắt cấu tạo khác hẳn nhau, chất lượng bề mặt và khả năng chịu lực của cầu khá đồng đều từ tim ra đến thành cầu. Em chưa bao giờ nghe và nhìn thấy khái niệm lề đường trên cầu, đã là cầu thì làm sao lại có lề đường trên đó hả cụ, hay cụ tự nghĩ ra khái niệm mới? :))
Chỗ nào nói cầu không có lề cụ chỉ dùm. Cụ lên cầu Phù Đổng mà xem, cái lề hơi bị to đấy.
 

blackheart2504

Đi bộ
Biển số
OF-376963
Ngày cấp bằng
10/8/15
Số km
2
Động cơ
246,020 Mã lực
Tuổi
42
Chỗ nào nói cầu không có lề cụ chỉ dùm. Cụ lên cầu Phù Đổng mà xem, cái lề hơi bị to đấy.
E chỉ hóng thôi vì lười đọc Luật (tuy nhiên đi xe cũng hiếm khi xxx tóm đc e lắm), nhưng e thấy cách giải thích của cụ crownchip thuyết phục đấy
 

crownchip

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-374740
Ngày cấp bằng
22/7/15
Số km
1,017
Động cơ
258,070 Mã lực
Chỗ nào nói cầu không có lề cụ chỉ dùm. Cụ lên cầu Phù Đổng mà xem, cái lề hơi bị to đấy.
Cụ vặn lại khá hay, bây giờ “lề đường” đã bị rút xuống thành khái niệm “lề” thiếu mất chữ “đường” để nghe có vẻ hợp lý hơn :))

Luật quy định cấm dừng đỗ trên cầu do trước đây cầu chủ yếu bắc qua sông, có chiều dài ngắn, công nghệ cũ nên khả năng chịu lực của cầu yếu. Nhưng hiện nay công nghệ hiện đại, khả năng chịu lực của cầu cao, cầu kéo dài và có bề mặt rộng, không chỉ với cầu bắc qua sông mà cả trên cạn. Cầu Phù Đổng thuộc vành đai 3, vành đai chủ yếu trên cạn (cầu cạn) và khái niệm dễ được chấp nhận hơn cả là đường đô thị trên cao, đường đô thị có tốc độ cao… nhiều đoạn đường cao tốc cũng là dạng cầu cạn này.

Vì cầu không dễ mở rộng như đường, lại tốn tiền (nếu làm "lề" trên cầu thì cũng tốn tương đương như phần xe chạy) nên khi thiết kế người ta đã tính toán đủ số làn xe trên đó nên ít dư phần “lề”, việc có nơi “lề” hơi to là do có thể đã bị ăn bớt, ăn gian một làn, thực chất thiết kế của nó là làn dành cho xe dừng khẩn cấp (vẫn cấm đỗ nhé) để đảm bảo an toàn cho tình huống bất khả kháng (ví dụ lên cơn đau tim)... Luật không theo kịp cuộc sống thì người ta vẫn phải sống nên chuyện vi phạm Luật trong những trường hợp xe dừng khẩn cấp được tất cả các bên ngầm chấp nhận bỏ qua cho đến khi Luật phải sửa để phù hợp thực tiễn

Đường vành đai 3 trên cao đoạn từ Thanh Trì đến Mai Dịch hiện nay có 1 làn như vậy, vừa đủ cho 1 xe tạm dừng chứ không hẹp hay rộng hơn. Cho dừng khẩn cấp vào làn đó vì có thể người ta lý giải đây là đường đô thị trên cao, có thể do kết cấu đoạn cầu cạn này có nhịp ngắn (không dài và cao như đoạn qua sông), móng ổn định hơn đoạn móng ngầm dưới đáy sông nên cầu có hệ số an toàn hơn đoạn bắc qua sông chăng? Gọi cái làn đó là “lề” thì hơi lởm và lãng phí quá các cụ nhỉ :))
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top