[Thảo luận] Có nên về số N khi chờ đèn đỏ.

nambombom

Xe buýt
Biển số
OF-27123
Ngày cấp bằng
8/1/09
Số km
550
Động cơ
491,880 Mã lực
Nếu k cần về N thì người ta sản xuất ra cái gì?
 

nguyenthedzung

Xe tải
Biển số
OF-45140
Ngày cấp bằng
1/9/09
Số km
265
Động cơ
465,650 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Bác không hiểu ý em à? P không thể thay cho phanh tay được, vì vậy khi đỗ ở nơi có dốc hoặc không dốc, để đảm bảo an toàn và xe không bị trôi thì bác vẫn p' kéo phanh tay.
Xin lỗi cụ hoangnn, không biết xe cụ là xe gì, cơ mà trên đời các loại xe AT em biết, thì P là Parking, có thể không dùng phanh tay mà vẫn đỗ đường dốc hoàn toàn bình thường. Còn vì lý do gì mà xe thiết kế P mà vẫn có phanh tay thì em không biết chính xác. Cơ mà theo tư duy logic của em, thì phanh tay có thể được sử dụng cho trường hợp khẩn cấp khi phanh chân hỏng, không về số P được --> ta phải dùng phanh tay để giảm tốc độ của xe. Có lẽ cụ thử về số P vợ 2 của cụ rồi xuống đẩy xem xe có di chuyển được không cụ nhé :21:
Còn vụ gặp đèn đỏ về N hay vẫn để nguyên D thì em nghĩ, với thời gian >20s em về số N cho đỡ mỏi chân (nhưng vẫn chú ý để chân đệm phanh vì có thể địa hình làm xe bị trôi, số N chỉ là số mo mà thôi). Các cụ chú ý, khi AT hoặc MT đang nổ máy, bật điều hòa, thì vòng tua bao giờ cũng sẽ cao hơn, và khi các bác để D (ở máy AT) để số 1 và nhả côn một chút (máy MT) bao giờ xe cũng tự di chuyển mà chúng ta không cần nhấn ga. Hoặc các cụ dừng xe, chân phanh khi cần số đang ở D sẽ cứng hơn khi cần số ở N. Chính vì thế, nếu trong thời gian dừng xe và chúng ta vẫn để D mà nhấn phanh thì không khác gì một chân đạp ga một chân đạp phanh --> như vậy có hại máy hay không các bác nhể?!?!
Kết luận:
- Số P là số cho phép xe đứng im một chỗ mà không cần dùng hệ thống phanh trên mọi địa hình
- Khi dừng đèn đỏ (>20s) theo em ta cứ về N.

Hẹn gặp các bác ngày hội "siêu xe cỏ" 31-10 (b)
 

abcdefanh

Đi bộ
Biển số
OF-46317
Ngày cấp bằng
12/9/09
Số km
9
Động cơ
461,890 Mã lực
Cụ có nhầm P với N hay D ko nhỉ:^). Em chả hiểu thế nào dưng mờ đang đi chậm < 10 km/h cụ giật về P là xe khựng lại như bị đâm vào bê-tông vậy. Ko tin cụ thử xem (mà dễ đi hộp số luôn đấy cụ ạ).Hay cụ đi xe tưởng tượng nhỉ:102:.
@Cụ chủ: tiện thế nào thì làm thế thôi cụ ạ. Lúc nào mỏi chân mà tắc đường thì cứ về N rồi giật cái phanh tay cho chắc ăn hoặc về hẳn P đố thằng nào đủn được xe cụ đi, còn bt thì cứ D mà chờ đèn chẳng hại gì hộp số với cả động cơ đâu ạ.(l)
Em thử 1 lần rùi, :P. Mấy ông đăng sau giật cả mình vượt lên cứ lườm lườm.
 

lychau

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-21154
Ngày cấp bằng
15/9/08
Số km
775
Động cơ
505,750 Mã lực
Nơi ở
Tp. Ho CHi Minh
em không phải dân cơ khí, mã cũng chả phải dân máy nổ tàu thuyền, xe 2, 3 hay 4 bánh, cho nên:
Sách hướng dẫn chỉ sao thì làm theo vậy
Bày đặt sáng tác kiểu cọ làm gì cho nó phí cái tư duy, lơ mơ phí thêm tiền :21: :21: :21:
 

COM_2010SLX

Xe hơi
Biển số
OF-47817
Ngày cấp bằng
2/10/09
Số km
197
Động cơ
460,823 Mã lực
Xin lỗi cụ hoangnn, không biết xe cụ là xe gì, cơ mà trên đời các loại xe AT em biết, thì P là Parking, có thể không dùng phanh tay mà vẫn đỗ đường dốc hoàn toàn bình thường. Còn vì lý do gì mà xe thiết kế P mà vẫn có phanh tay thì em không biết chính xác. Cơ mà theo tư duy logic của em, thì phanh tay có thể được sử dụng cho trường hợp khẩn cấp khi phanh chân hỏng, không về số P được --> ta phải dùng phanh tay để giảm tốc độ của xe. Có lẽ cụ thử về số P vợ 2 của cụ rồi xuống đẩy xem xe có di chuyển được không cụ nhé :21:
Còn vụ gặp đèn đỏ về N hay vẫn để nguyên D thì em nghĩ, với thời gian >20s em về số N cho đỡ mỏi chân (nhưng vẫn chú ý để chân đệm phanh vì có thể địa hình làm xe bị trôi, số N chỉ là số mo mà thôi). Các cụ chú ý, khi AT hoặc MT đang nổ máy, bật điều hòa, thì vòng tua bao giờ cũng sẽ cao hơn, và khi các bác để D (ở máy AT) để số 1 và nhả côn một chút (máy MT) bao giờ xe cũng tự di chuyển mà chúng ta không cần nhấn ga. Hoặc các cụ dừng xe, chân phanh khi cần số đang ở D sẽ cứng hơn khi cần số ở N. Chính vì thế, nếu trong thời gian dừng xe và chúng ta vẫn để D mà nhấn phanh thì không khác gì một chân đạp ga một chân đạp phanh --> như vậy có hại máy hay không các bác nhể?!?!
Kết luận:
- Số P là số cho phép xe đứng im một chỗ mà không cần dùng hệ thống phanh trên mọi địa hình
- Khi dừng đèn đỏ (>20s) theo em ta cứ về N.

Hẹn gặp các bác ngày hội "siêu xe cỏ" 31-10 (b)
Bác nói "đoàn chuẩn" quá !!! Nên về số N cho đở mỏi + giảm chi phí-> thế mới là pro đấy . (b)(b)
 

hoangnn

Xe container
Biển số
OF-38389
Ngày cấp bằng
16/6/09
Số km
5,302
Động cơ
522,410 Mã lực
Nơi ở
SFC & KFC
Website
refacestudio.com
Xin lỗi cụ hoangnn, không biết xe cụ là xe gì, cơ mà trên đời các loại xe AT em biết, thì P là Parking, có thể không dùng phanh tay mà vẫn đỗ đường dốc hoàn toàn bình thường. Còn vì lý do gì mà xe thiết kế P mà vẫn có phanh tay thì em không biết chính xác. Cơ mà theo tư duy logic của em, thì phanh tay có thể được sử dụng cho trường hợp khẩn cấp khi phanh chân hỏng, không về số P được --> ta phải dùng phanh tay để giảm tốc độ của xe. Có lẽ cụ thử về số P vợ 2 của cụ rồi xuống đẩy xem xe có di chuyển được không cụ nhé :21:
Còn vụ gặp đèn đỏ về N hay vẫn để nguyên D thì em nghĩ, với thời gian >20s em về số N cho đỡ mỏi chân (nhưng vẫn chú ý để chân đệm phanh vì có thể địa hình làm xe bị trôi, số N chỉ là số mo mà thôi). Các cụ chú ý, khi AT hoặc MT đang nổ máy, bật điều hòa, thì vòng tua bao giờ cũng sẽ cao hơn, và khi các bác để D (ở máy AT) để số 1 và nhả côn một chút (máy MT) bao giờ xe cũng tự di chuyển mà chúng ta không cần nhấn ga. Hoặc các cụ dừng xe, chân phanh khi cần số đang ở D sẽ cứng hơn khi cần số ở N. Chính vì thế, nếu trong thời gian dừng xe và chúng ta vẫn để D mà nhấn phanh thì không khác gì một chân đạp ga một chân đạp phanh --> như vậy có hại máy hay không các bác nhể?!?!
Kết luận:
- Số P là số cho phép xe đứng im một chỗ mà không cần dùng hệ thống phanh trên mọi địa hình
- Khi dừng đèn đỏ (>20s) theo em ta cứ về N.

Hẹn gặp các bác ngày hội "siêu xe cỏ" 31-10 (b)
Mời cụ đọc hết các bài em post hãy phát biểu nhé, em đi SF cụ ạ!!! Số P chỉ khóa bánh chủ động thôi :), kể cả trong sách hướng dẫn vẫn khuyên phải sử dụng cả phanh tay + số P khi dừng/đỗ, đặc biệt trong trường hợp dừng mà xe vẫn nổ máy.

P không bao gồm cả phanh tay cụ ạ - nếu bao gồm thì nhà s/x đã cắt phanh tay đi rồi ạ (b), P khóa xe bằng hệ thống bánh răng trong hộp số của nó, vì vậy để P mà không kéo phanh tay trong khi máy vẫn nổ là không an toàn, cụ tham khảo trong sách hướng dẫn mà cháu post hình bên dưới nhé.

Còn xe nhà cháu đỗ dùng P không trôi, nó chỉ rung rinh nhẹ nhẹ thôi ạ (khi lên xuống xe) trường hợp của cụ chủ thớt thì cháu không rõ vì nó có nhiều nguyên nhân, nhiều tình huống có thể xảy ra và nhiều khi mô tả của cụ chủ thớt cũng không chắc 100% là đúng vì có thể cụ ấy nhầm.

Còn cái ý của cháu thì dựa trên sách hướng dẫn thôi ạ, mời các cụ xem(cháu mượn ảnh của cụ HaiChien bên OS):



Túm váy lại thì ý của cháu là: Luôn luôn kéo phanh tay khi ra khỏi xe tất nhiên là với số P. Đặc biệt trong trường hợp xe vẫn còn nổ máy như phần đã highlight trong hình trên trong sách hướng dẫn sử dụng.
 

Quốc Bình

Xe đạp
Biển số
OF-48774
Ngày cấp bằng
15/10/09
Số km
15
Động cơ
458,650 Mã lực
Kính các bác 1 bài viết về kinh nghiệm đi xe số tự động do em sưu tầm trên mạng:

Sử dụng hộp số tự động trên ôtô


Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của độc giả Nguyễn Đức Ngọc về số tự động và những lưu ý khi sử dụng, như dừng đèn đỏ có cần phải về N? Dùng số P khi nào?
Hộp số tự động ra đời năm 1940 tại Mỹ. Ban đầu các kỹ sư sử dụng khớp nối thủy lực đơn thuần. Đến năm 1948, biến tốc thủy lực được đưa vào sử dụng cho hộ số tự động. Đến nay hầu hết các loại xe hiện đại đều được sử dụng hộp số tự động, mặc dù vẫn còn nhiều tranh cãi về mức tiêu hao nhiên liệu so với số sàn.

So sánh với số sàn thì thấy số tự động có những ưu điểm như tự động đổi số, mô-men được truyền liên tục, động lực không bị ngắt quãng. Thích nghi với mọi loại đường, điều khiển dễ dàng, an toàn thoải mái cho người sử dụng; tải trọng động nhỏ, tuổi thọ chi tiết cao. Nhược điểm là kết cấu phức tạp, giá thành cao, và khó sửa chữa.


Cấu tạo hộp số tự động AT hai cấp.
1. Biến tốc thủy lực; 2- Trục I; 3- Bơm dầu; 4- Li hợp nối thẳng; 5-Cơ cấu bánh răng hành tinh; 6- Trục II; 7- Cảm biến tốc độ; 8- Bộ phanh số lùi; 9- Cụm van điều khiển; 10-bầu lọc dầu.



Hộp số tự động được phân làm hai loại chính: Hộp số có cấp (AMT và AT), hiện nay loại AT được sử dụng rộng rãi; Hộp số tự động vô cấp CVT (truyền động bằng đây đai kim loại).

Một trong thành phần quan trọng của hộp số AT là biến tốc thủy lực (hình 2) dùng thay cho ly hợp trên hộp số sàn. Thiết bị này bao gồm bánh bơm, cánh tua-bin, cánh dẫn hướng, vỏ biến tốc tạo thành, dùng để truyền mô-men từ động cơ đến hộp số. Nguyên lý truyền động giống như ta để hai quạt điện đối đầu (hình 3), cái này quay thì cái kia sẽ quay. Trục động cơ truyền chuyển động đến bánh bơm quay với vận tốc nB và mô-men MB. Thông qua vỏ biến tốc, bánh bơm quay dẫn động cánh tua-bin quay với vận tốc nT với mô men MT, truyền chuyển động đến trục thứ cấp.

Hộp số tự động có khá nhiều ký hiệu như P - Số dừng xe (khóa cầu), khi để số này động cơ vận hoạt động nhưng xe không chạy (chú ý khi dừng hẳn xe mới vào số P); R- Số lùi; N - Số không, khi để số này có thể kéo đẩy xe, nên khi để số N dừng xe trên đường chú ý kéo phanh tay; D- số tự động để xe chạy về phí trước tùy theo điều kiện tốc độ nó sẽ là 1, 2, 3, 4, 5...


Hình 2a: Biến tốc thủy lực và nguyên tắc hoạt động


Trường hợp có công tắc O/D (số 3) trên hình 3, nếu bật công tắc này hệ thống điện tử thủy lực sẽ khống chế van điện từ không cho lên hết số mặc dù tăng hết ga, thường thì chỉ đến số ba, bật công tắc này để đi trong thành phố khi đường nhiều xe; S- Số đi thẳng thấp, đi số này khi ta cần lực kéo lớn, hệ thống AT chỉ cho phép đi ở số một và hai; L- Số đi thẳng thấp, khi đi số này AT chỉ cho phép chạy ở số một.


Hình 2b: Biến tốc thủy lực và nguyên lý hoạt động


Nguyên lý làm việc của hộp số tự động là khi cài số, mô-men dẫn động từ động cơ được truyền tới trục hộp số thông qua biến tốc thủy lực. Cảm biến tốc độ gắn trên trục ra của hộp số thông báo cho CPU về tốc độ hiện tại của xe, CPU sẽ điều khiển các van thủy lực để đóng mở các đĩa ma sát, để liên kết các trục bánh răng trong hộp số cho ra một số thích hợp nhất với tốc độ và tải trọng của xe.

Do phức tạp nên có những lưu ý căn bản khi sử dụng. Một số tài xế thường mắc lỗi chuyển sang số P hay số R khi xe chưa dừng hẳn, thao tác này có thể làm hư hại các bánh răng số, vì khi đó chúng vẫn đang có chuyển động quay và việc hãm hoặc đổi chiều quay đột ngột sẽ có tác động không tốt.


Các ký hiệu trên hộp số tự động.


Chú ý nữa là không nên chuyển về số P khi tốc độ vòng tua máy cao hơn tốc độ không tải, và luôn giữ chân phanh khi chuyển từ số P sang các số khác. Khi đỗ và không ngồi trong xe, để đảm bảo an toàn, người lái nên để ở số P và kéo phanh tay. Trong trường hợp đỗ dừng đèn đỏ để an toàn, nên về số N và kéo phanh tay hoặc nhấp phanh chân.

Hiện nay việc so sánh lượng tiêu hao nhiên liệu của xe số tự động và xe số sàn ở cùng điều kiện vẫn còn nhiều tranh cãi, giá trị tiêu hao nhiên liệu phụ thuộc chủ yếu vào phong cách lái xe. Để tiết kiệm nhiên liệu khi đi xe ở số D, người cầm lái nên giữ tốc độ xe đều, tránh tăng ga và giảm ga đột ngột. Tăng tốc từ từ khi đèn xanh bật và dừng dần dần khi gặp đèn đỏ.

LenDuong.Vn (Theo VNE)

http://backup.lenduong.vn/VietNam/Home/Goc-tu-van/Cam-nang-lai-xe/2009/05/35F15F51/
 

yeswrong

Xe buýt
Biển số
OF-45106
Ngày cấp bằng
31/8/09
Số km
614
Động cơ
469,110 Mã lực
Em thấy cụ Hoangnn đúng ạ, P thì vẫn nên kéo phanh tay cho an toàn cái hộp số. Nếu để P không kéo phanh tay mà có 1 cái xe khác nó thúc vào đít thì ngoài việc hỏng cái đít thì có thể hỏng thêm cái hộp số nữa phải không ạ?
 

muadem

Xe cút kít
Biển số
OF-30520
Ngày cấp bằng
4/3/09
Số km
18,048
Động cơ
647,996 Mã lực
Nơi ở
xanh cỏ đến, đỏ ngói đi
Gớm, về N cũng chả sao:-), không về thì phải phanh==> mỏi chân:P
Đơn giản như đan dổ:21::21::21:
 

nguyenthedzung

Xe tải
Biển số
OF-45140
Ngày cấp bằng
1/9/09
Số km
265
Động cơ
465,650 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Mời cụ đọc hết các bài em post hãy phát biểu nhé, em đi SF cụ ạ!!! Số P chỉ khóa bánh chủ động thôi :), kể cả trong sách hướng dẫn vẫn khuyên phải sử dụng cả phanh tay + số P khi dừng/đỗ, đặc biệt trong trường hợp dừng mà xe vẫn nổ máy.
Bác nhầm cơ bản về lời khuyên của nhà xe, họ khuyên như vậy vì lý do an toàn chứ không phải số P thì có nghĩa xe có thể di chuyển được và bắt buộc phải sử dụng phanh tay. :)
 

Tue Minh

Xe máy
Biển số
OF-48574
Ngày cấp bằng
12/10/09
Số km
67
Động cơ
459,460 Mã lực
đỗ lâu về N cho an toàn chứ
 

erav

Xe điện
Biển số
OF-27045
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
4,360
Động cơ
524,959 Mã lực
Chưa tới ngã tư đang/sắp đèn đỏ là em đã về N để xe trôi từ từ theo quán tính trước khi dừng hẳn trước đèn đỏ. K0 chỉ đỡ mỏi chân, hại máy mà khi phanh dừng hẳn xe thì k0 bị "gật đầu", xe dừng rất êm ái.
 

starex

Xe tăng
Biển số
OF-48914
Ngày cấp bằng
17/10/09
Số km
1,831
Động cơ
472,245 Mã lực
Nơi ở
nay đây mai đó
thằng bạn em đi xe đỗ đoạn dốc xuống vs, xong quya lại thấy xe đang ở dưới dốc. chắc nó cũng quên như bác rồi(b)
 

ngaydoclap

Xe container
Biển số
OF-12284
Ngày cấp bằng
26/12/07
Số km
8,713
Động cơ
590,159 Mã lực
Nơi ở
Đồn mang cá
Tóm lại nhé:

Tiến: thì D, xe đang tiến cấm R/P
Lùi : thì R, xe đang lùi cấm D/P
Dừng lâu: thì N, đạp phanh chân hoặc phanh tay, tùy nếu chân tay khỏe.
Parking: thì P, nhớ phanh tay bảo vệ hộp số (đề phòng có thằng ngu lái kém đẩy xe mình vô cớ, hoặc mình ngu đỗ thiếu văn hóa sát đầu đít chúng nó)

Em thì hay làm thế này khi tới đèn đỏ: Khi gần tới đèn đỏ vuốt nhẹ cần số rồi N để cho xe trôi "sông Đông êm đềm", tới nơi nhấn phanh chân nhẹ nhàng mượt mà êm ái như nhung như lụa, tránh phanh gấp đề phòng bị thơm vào đít

P/S: Nếu hết chỗ gửi xe mà phải để xe giữa bãi cho chúng nó ủn đi ủn lại thì nhớ N rồi chèn 2 viên ghạch vào các cụ nhé, đề phòng xe lù lù tự động chạy đấy, quan hệ tốt với bọn trông xe nhé. Em cũng là bảo vệ trông xe thứ thiệt đấy ạ
 
Chỉnh sửa cuối:

KMN2010

Xe tăng
Biển số
OF-48498
Ngày cấp bằng
12/10/09
Số km
1,458
Động cơ
473,090 Mã lực
Chưa tới ngã tư đang/sắp đèn đỏ là em đã về N để xe trôi từ từ theo quán tính trước khi dừng hẳn trước đèn đỏ. K0 chỉ đỡ mỏi chân, hại máy mà khi phanh dừng hẳn xe thì k0 bị "gật đầu", xe dừng rất êm ái.
Bác đang phá xe thì có. Trước em có học lái thì mấy thằng nước ngoài nó cấm mình về N khi xe đang chạy đó bác.
 

ngaydoclap

Xe container
Biển số
OF-12284
Ngày cấp bằng
26/12/07
Số km
8,713
Động cơ
590,159 Mã lực
Nơi ở
Đồn mang cá
Bác đang phá xe thì có. Trước em có học lái thì mấy thằng nước ngoài nó cấm mình về N khi xe đang chạy đó bác.
Thế là em cũng đang phá xe hả bác ? Nguy hiểm thế nào ? Để em sửa cái tính phá hoại xấu xa của em
 
Chỉnh sửa cuối:

oto9fun

Xe tải
Biển số
OF-45924
Ngày cấp bằng
8/9/09
Số km
256
Động cơ
464,750 Mã lực
N chỉ dành cho trang thái xe không chuyển động thôi.

N của AT và N của MT là như nhau...

về mặt lý thuyết thì không nên về N khi xe vẫn đang di chuyển, còn thực tế thì 90% vẫn về N khi xe chuyển bì gần đèn đỏ.

theo Em dừng đèn đỏ dù 10s hay 30s thì vẫn nên về N...các bác để D rồi rà phanh thì Em nghĩ không nên.

P dùng phanh tay là để an toàn thôi (khi máy đang nổ), cong khi bác tắt máy rồi thì chỉ cần P là OK. vì khi máy đang nổ ...1 chai lavie rơi vào phanh, 1 cái điẹn thoài rơi vào cần số sang D...thì đã có phanh tay :) :21:

Các bác chú ý khi gửi xe ở bãi đông, đẩy ra đẩy vào...thì cứ để N nhé, để P gặp 4 thằng lực sĩ là đi cái hộp số.
 

KMN2010

Xe tăng
Biển số
OF-48498
Ngày cấp bằng
12/10/09
Số km
1,458
Động cơ
473,090 Mã lực
Thế là em cũng đang phá xe hả bác ? Nguy hiểm thế nào ? Để em sửa cái tính phá hoại xấu xa của em

Về máy móc em ko rành lắm, nhưng thấy ở VN mình đi gần đến đèn xanh đèn đỏ nhiều người hay về N và để xe trôi. Nhưng hôm em thi bằng ở bên kia thì nó cấm như vậy
 

Gcar

Xe lăn
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
11,534
Động cơ
572,214 Mã lực
chắc đang chạy mà về N thì khó xử lý, ví dụ xuống dốc thì lao vun vút, còn gặp trường hợp cần tăng tốc tránh vượt thì cuống lên, tay quờ cần số lạng quạng!

Còn cái "thắng tay", tên nước ngoài của nó là "Thắng đậu" đấy ạ!! Nhiều xe có thắng này cũng gẩy bằng chân luôn!
 

guitarist

Xe hơi
Biển số
OF-47178
Ngày cấp bằng
23/9/09
Số km
126
Động cơ
462,060 Mã lực
Để ở số N thao tác dễ hơn. Nhưng vẫn không đủ an toàn ( xe vẫn có nguy cơ trôi), hơn nữa có khi tạo thành thói quen với số N khi dừng hoặc đỗ .( Em còn nhớ ko biếy vì sao vụ bác gì hon da civic hay sao ý bị trôi xuống sông Tô lịch). Tốt nhất lên về P khi gặp đèn đỏ. Trừ trường hợp ngắn quá thì giữ chân phanh thôi.
Em hỏi thêm các cụ tí. Để ở chế độ N hay P nhiên liệu tiêu thụ có ít hơn so với D không ?
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top