[Funland] Có nên học cấp 1 ở trường Vinschool hay không? Học ở đó thì ưu điểm và nhược điểm là gì ạ?

hanoibaby

Xe điện
Biển số
OF-431086
Ngày cấp bằng
20/6/16
Số km
2,349
Động cơ
217,965 Mã lực
Nơi ở
Đông Lào Quốc
minh chứng đây, học sinh VIn hoàn toàn có thể đỗ thủ khoa trường công top 1 nếu muốn. Đỗ hay không phụ thuộc vào học sinh và gia đình nhiều không ít hơn trường cấp 2 mà học sinh theo học ...
========================
Nữ sinh đỗ Thủ khoa hai trường chuyên ở Hà Nội: “Kỹ năng tự học là điều quan trọng nhất.”
Đỗ Thủ khoa Hệ song bằng trường Hà Nội Amsterdam và Thủ khoa Hệ song bằng trường Chu Văn An với số điểm ấn tượng, Nguyễn Minh Diệp, học sinh trường THCS Vinschool xem đây là cơ hội để hiểu hơn về năng lực của bản thân, đồng thời học hỏi thêm từ rất nhiều người bạn học sinh trường chuyên khác.

Với thế mạnh ở các môn Toán, Lý, Hóa và Tiếng Anh, Nguyễn Minh Diệp, học sinh lớp 9A20 Trường THCS Vinschool vừa qua đã đỗ Thủ khoa Hệ song bằng trường chuyên Hà Nội Amsterdam, Thủ khoa Hệ song bằng trường chuyên Chu Văn An với số điểm ở vòng phỏng vấn cuối cùng là 9/10 điểm, đồng thời đỗ vào lớp Chuyên Hóa Trường Chu Văn An.



Bên cạnh kiến thức nền tảng ở 3 môn Toán – Lý – Hóa, khả năng tiếng Anh và kỹ năng thuyết trình đã giúp Minh Diệp đạt được số điểm rất cao trong kỳ thi vào 2 trường chuyên nổi tiếng: Hà Nội – Amsterdam và Chu Văn An.

Minh Diệp luôn muốn thử sức mình với những điều mới. Chính vì thế, bên cạnh việc hoàn thành kỳ thi vào 10, Diệp đã thử sức với những cuộc thi tuyển chọn đầu vào của các trường chuyên và xem đây như một cơ hội để có thể biết sức học của mình đến đâu, thực lực so với các bạn học sinh khác như thế nào. Được biết, em tham gia thi Hệ song bằng tại hai trường Hà Nội Amsterdam và Chu Văn An rất nhẹ nhàng, thậm chí còn không ôn tập gì nhiều nhưng kết quả em có được lại hết sức bất ngờ. Từ trước đến nay, Diệp luôn có một phương pháp học tập hiệu quả, bạn luôn nắm vững kiến thức trên lớp và có kế hoạch tự học ở nhà.
Kỹ năng tự học – Chìa khóa của thành công
Cụ có biết song bằng vị trí nào so với hệ chuyên không? (Xét tương quan với các khối khác thì thủ khoa song bằng chưa đủ trình vào Anh 2, chưa nói đến Anh 1 cụ nhé)
 

duongbinh07

Xe điện
Biển số
OF-538876
Ngày cấp bằng
27/10/17
Số km
2,915
Động cơ
194,999 Mã lực
Tuổi
43
1. ''Học Vin rồi thi trường khác không đỗ'' là niềm tin mà nhiều người cố nhồi vào đầu. Thực tế thì một số bạn học sinh cấp 2 VIN sang cấp 3 không học VIN nữa, thi vào cấp 3 công lập ở HN đỗ cả trường chuyên (tất nhiên gia đình có cho học thêm như học sinh trường khác), và đỗ cả trường thường ở phổ điểm 35-40 điểm năm học 2020-2021. Ai đó bảo học sinh VIN dốt không đỗ nổi công lập là hoax. Đỗ hay không phụ thuộc vào học sinh và gia đình nhiều không ít hơn trường cấp 2 mà học sinh học.
2. Học Vin chán rồi chuyển sang học các trường tư khác, trường quốc tế, hay trường công đều được. Học sinh và gia đình muốn đổi trường là được hết.
Còn lười học và lưu manh thì học trường nào cũng dốt. Học công lập 60 học sinh một lớp, cô giáo thì trách nhiệm hữu hạn, gia đình mà không theo dõi uốn nắn kịp thời thì nguy cơ hư hỏng cao hơn nhiều lần.
Học Vin vẫn phải học thêm như học sinh trường khác à cụ? Vậy triết lý tinh hoa có chỗ hổng cần bịt à?
Trường công thực sự đào tạo quá khủng, thượng vàng hạ cám kể cả con em các khu như Vin xây vượt quy hoạch lại đẩy con em cư dân ra ngoài, công gánh hết, có nơi 60 em 1 lớp là vì vậy, còn bt chỉ trên dưới 40 nhé.
Vậy mà với đk đó, học phí thì 1.2 tr cả tiền ăn, hs trường công cấp 2 hầu như ko có thi sàng lọc đầu vào, có thể vượt mặt Vin ( học phí gấp 7 lần ) vào cấp 3.
Chả học tốt dạy tốt thì là gì?
 
Chỉnh sửa cuối:

click_5607

Xe hơi
Biển số
OF-131540
Ngày cấp bằng
19/2/12
Số km
153
Động cơ
374,091 Mã lực
Đã Vin là phải tinh hoa. Triết lý của cụ có vẻ không giống trường nhỉ?
FF21B17E-3105-4DAB-AA29-B3F11AEDBAD9.jpeg
Cám ơn cụ đã comment, nhưng xin lỗi, đó là quyét định của tôi, tôi chịu trách nhiệm. Con của cụ mời cụ qđ cho cháu ạ. Cám ơn cụ 1 lần nữa
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
6,848
Động cơ
559,175 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Mô hình công tư có lẽ còn tranh cãi dài dài nhưng em đồng tình với bài báo dưới đây viết về phẩm chất cá nhân. Không rõ mô hình nào ở VN đang chú trọng phát triển phẩm chất cá nhân cho học sinh? :-?

Mô hình nào dùng phương pháp vùi dập cái tôi, không cho trẻ sai lầm - rút kinh nghiệm, gò tất cả vào một công thức chung, tranh luận với thầy cô là hỗn láo (đánh tráo khái niệm giữa tranh biện về lập luận với ứng xử theo vai vế) cốt đạt thành tích về điểm số - điểm số là điều Hiệu trưởng, trưởng bộ môn, các giáo viên hướng tới còn mạnh mẽ hơn phụ huynh và học sinh?

Mô hình nào cho trẻ em thấy từ rất sớm rằng người lớn không chính trực, vì lợi ích mà bỏ qua sự công bằng, công chính, những người lẽ ra làm gương trong lĩnh vực "trồng người" thì lại trơ trẽn ngày qua ngày diễn kịch từ trên xuống dưới, nơi tệ nạn gửi phong bì - chạy điểm - chạy chỗ - chạy chức quyền trở thành môn thể thao Olympic? Mô hình nào góp phần tạo ra các tính cách "dân tộc" như bon chen, ăn xổi, đố kỵ, ăn cắp vặt, dùng $ mua tất cả...? :(



Bố mẹ những 'thiên tài Huawei' dạy con thế nào?

Tập đoàn Huawei vừa tuyển dụng bốn thanh niên "thiên tài" với mức lương chót vót khiến nhiều phụ huynh ngưỡng mộ.

Trong đó hai cái tên Trương Tế và Diêu Đình nổi bật hơn cả bởi cùng tốt nghiệp tiến sĩ từ Trung tâm nghiên cứu quốc gia về quang điện tử thuộc Đại học Khoa học Kỹ thuật Hoa Trung, với mức lương lần lượt là 2,01 triệu tệ (6,7 tỷ đồng) và 1,565 triệu tệ (5,2 tỷ đồng) mỗi năm - mức lương được cho là "cao khủng khiếp" so với mặt bằng chung.

Nhiều người lập tức gọi hai tiến sĩ trên với cái tên "thiên tài" và nhận định họ phải có tài năng vượt trội so với những đứa trẻ bình thường khác.

Trên thực tế, hai con người này không phải thiên tài bẩm sinh, thậm chí có những lúc điểm số và thành tích của họ rất đỗi bình thường.

Thế nhưng sự khác biệt của họ là ở phương pháp giáo dục từ cha mẹ.

Trương Tế từng trượt đại học năm đầu tiên nhưng anh chưa bao giờ nghĩ dừng việc học tại thời điểm đó.

Trương Tế từng trượt đại học năm đầu tiên nhưng anh chưa bao giờ nghĩ dừng việc học tại thời điểm đó.

Kết quả kỳ thi đại học năm đầu tiên của Trương Tế khá tệ, anh thậm chí còn phải ở nhà ôn thi lại một năm. Sang năm thứ hai dù rất cố gắng, nhưng Trương Tế vẫn chỉ đỗ vào một đại học "bậc 3" ở Trung Quốc – Học viện công nghệ Vũ Xương.

Diêu Đình cũng không phải là người có chỉ số IQ siêu phàm.

Thành tích học tập cấp 2 không khả quan, lên cấp 3, điểm số của Diêu Đình không lọt vào bất kỳ trường cấp 3 điểm nào của tỉnh Hồ Nam – nơi gia đình cô sinh sống. Sau đó cô phải miễn cưỡng nhập học một trường cấp 3 hạng trung bình của thành phố.

Là những đứa trẻ bình thường trong gia đình bình thường, Trương Tế và Diêu Đình dựa vào đâu để có những thành tích vượt trội?

Để có thành tích như ngày hôm nay, Trương Tế từng chia sẻ cha mẹ có ảnh hưởng rất lớn trong cuộc đời anh. Thay vì điều kiện tài chính, các lớp học kèm, cha mẹ đã nuôi dưỡng những thói quen và đức tính tốt cho con trai để phát triển về sau.

Theo Trương Tế, mẹ anh giáo viên mẫu giáo còn cha là giáo viên tiểu học. Triết lý nuôi dạy con của họ là "trau dồi phẩm chất" thay vì chạy đua thành tích.

Trương Tế chưa bao giờ bị bố mẹ ép buộc đi học thêm. Cậu luôn được khuyến khích suy nghĩ độc lập, không áp đặt từ bố mẹ. "Khi gặp vấn đề nào đó mang tính cá nhân, cả gia đình sẽ ngồi thảo luận. Bố mẹ sẽ phân tích điểm mạnh điểm xấu của vấn đề, còn quyết định thế nào là do tôi lựa chọn", chàng trai này chia sẻ.

Bằng cách này, Trương Tế đã quen với việc suy nghĩ độc lập từ khi còn nhỏ, và thói quen này tiếp tục ảnh hưởng đến anh trong cuộc sống về sau.

Chàng trai 28 tuổi từng nói, bố luôn dặn dò việc học tập của con người cũng giống như xây một tòa nhà. Có thể nó không được xây bằng nguyên liệu tốt nhất, người xây cũng không có tay nghề nhanh nhất nhưng phải ổn định nhất. "Miễn là con không bỏ cuộc, phải xây bằng được cho mình một ngôi nhà vững chãi", ông nói với anh.

Bởi vậy khi trượt đại học năm đầu, Trương Tế tiếp tục thi ở năm sau mà không gặp phải sự thất vọng của bố mẹ. "Trượt một lần, cuộc đời con không phải dừng lại ở đây", mẹ anh động viên.

Từ sự định hướng và dạy dỗ của người lớn, 10 năm tiếp theo, việc học tập của Trương Tế khá vững chắc. Không thi đỗ đại học thì thi lại. Tốt nghiệp đại học thì tiếp tục học lên tiến sĩ. Theo đánh giá của các giáo sư đã từng dạy Trương Tế, tính chủ động trong học tập của thanh niên này rất cao, có vấn đề phải giải quyết cho bằng được và ít khi đầu hàng trước cái khó.

Sau này Trương Tế nói rằng, anh rất cảm ơn cách dạy dỗ của cha mẹ mình. Đó là không ép con cái học hành mà cho con sự tự chủ ngay từ nhỏ. "Sự tự chủ có thể không thể đạt được thành tích tốt ngay từ đầu nhưng lại rất có lợi trong hành trình của tôi sau này", thanh niên "thiên tài Huawei" nói.

Những thói quen tốt là cách duy nhất để thành công

Diêu Đình luôn duy trì những thói quen tốt được bố mẹ giáo dục từ nhỏ.

Diêu Đình luôn duy trì những thói quen tốt được bố mẹ giáo dục từ nhỏ.

Diêu Đình từng tự nhận xét bản thân: "Tôi không chăm chỉ, tôi cũng không dám gọi mình là thiên tài. Tôi đã thấy những người làm việc chăm chỉ hơn tôi và những người thông minh hơn tôi."

Nhưng cô gái này có được những phẩm chất khiến nhiều người phải nể phục.

"Không chăm chỉ nhất, không thông minh nhất nhưng mọi việc phải thực hiện một cách thuần thục nhất", bố mẹ luôn dạy con gái như vậy. Trong cách dạy dỗ, Diêu Đình luôn được dạy những vấn đề sau:

Mục tiêu phải rõ ràng

Những giáo viên từng dạy Diêu Đình cho biết, cô gái này có kế hoạch học tập rõ ràng và luôn biết phải làm gì, khi nào thực hiện là tốt nhất.

"Một khi đã đề ra mục tiêu, dù khó khăn đến mấy, Diêu Đình cũng sẽ thực hiện cho bằng được", cô giáo chủ nhiệm cấp 3 nhận xét về học sinh của mình.

Tự giác và tập trung

Khi vào lớp 12, điểm số của cô không phải là cao nhất. Nhưng Diêu Đình học ra học, chơi ra chơi. "Một khi đã học tập, cô bé này rất tập trung, không bị ảnh hưởng của môi trường xung quanh", cô giáo chia sẻ.

Sau này, Diêu Đình từng tham gia rất nhiều hội nhóm và thi cử: Cuộc thi hùng biện tiếng Trung - Anh, dự án thể thao của trường, các cuộc thi diễn thuyết, nhiều cuộc nghiên cứu khoa học và có nhiều bài viết được xuất bản trên các tạp chí chuyên ngành. Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, cô nhận được không ít giải thưởng, học bổng và lời mời làm việc từ các hãng công nghệ danh tiếng như Western Digital, Tencent, Alibaba...

Tất cả các đề tài, viết luận, trao đổi học tập ở nước ngoài, cô gái này luôn dựa vào tính tự giác để thúc đẩy bản thân, không cần ai nhắc nhở.

Dám thách thức và không sợ thua

Diêu Đình từng thất bại khi bị một trường đại học tại Mỹ đánh trượt lên tiến sĩ, dù cô đã nỗ lực hết mình.

Trước thất bại này, cô gái viết trong nhật ký "Bất cứ nơi nào mà tôi có thể tiến bộ và bứt phá nhờ nỗ lực đều là nơi tôi thích nhất".

Ý kiến và suy nghĩ của cô gái này rõ ràng đã vượt qua hầu hết mọi người. Nếu như người khác bị đánh trượt sẽ tỏ ra hậm hực hoặc có ấn tượng không tốt, thì Diêu Đình vẫn nhận đó là ngôi trường mà cô thích nhất bởi rèn luyện cho bản thân sự bứt phá.

Với thành công của mình, Diêu Đình xác nhận được hình thành từ trong cách giáo dục của gia đình.

"Môi trường học tập, thói quen sinh hoạt, phẩm chất, tính cách... gia đình như bến đỗ tâm hồn, là nguồn năng lượng bổ sung không ngừng cho tôi".

Tiến sĩ tâm lý học người Mỹ-James Clayton Dobson.

Tiến sĩ tâm lý học người Mỹ-James Clayton Dobson.

Trường hợp của 2 "thiên tài" này, mạng xã hội Trung Quốc đặt ra câu hỏi: "Vậy điểm chung trong cách dạy dỗ của hai gia đình là ở đâu?"

Gần đây có một nghiên cứu tâm lý điều tra yếu tố nào ảnh hưởng nhiều nhất đến kết quả học tập của sinh viên đại học. Trước tiên, các nhà nghiên cứu liệt kê tất cả những phẩm chất có thể hữu ích, như tích cực, vui vẻ, hài hước, nghiêm khắc, điềm tĩnh, sống nội tâm, thích đọc... Họ yêu cầu hàng trăm sinh viên làm bài kiểm tra. Cuối cùng, kết quả bất ngờ khi điều duy nhất có thể ảnh hưởng đến hiệu suất là sự tự chủ.

"Khi trẻ lớn lên, sự tự chủ thậm chí còn quan trọng hơn cả chỉ số IQ", một nhà nghiên cứu cho biết. Nhà nghiên cứu này cũng lý giải, hiện nay những câu hỏi thường gặp nhất của các bậc cha mẹ là con cái không biết nghe lời.

"Thực tế, điều bạn còn thiếu ở đây chính là sự tự chủ của bản thân. Có rất nhiều người là bậc thầy của học thuật, nhưng những người thực sự xuất sắc không chỉ có xuất phát điểm là học giỏi", nhà nghiên cứu này kết luận.

Trong cuốn sách "Dám kỷ luật" của tiến sĩ tâm lý học người Mỹ-James Clayton Dobson- có một đoạn nói về các quy tắc dành cho trẻ em.

"Nếu có lan can bên mép vực thì người ta mới dám dựa vào lan can mà nhìn xuống vì không sợ ngã. Nếu không có lan can, tất cả mọi người đều dừng ở phía xa vách núi huống chi là đứng trên mép vực nhìn xuống".

Theo vị tiến sĩ này, trong cuộc sống, lan can chính là thứ cha mẹ vẽ ra cho trẻ. Khi trẻ được kiểm soát đúng cách sẽ biết tự chủ với cuộc sống của bản thân chúng hơn.

"Cuộc đời là một cuộc đua marathon, cha mẹ mãi mãi chỉ có thể đồng hành cùng một nửa chặng đường.

Sau này khi chúng ta không thể hộ tống con cái, cho dù tình huống như thế nào thì những phẩm chất tốt đẹp được xây dựng từ cha mẹ chính là gốc rễ giúp con cái vượt qua các góc cua và khó khăn trong cuộc sống", James Clayton Dobson nói.

https://vnexpress.net/bo-me-nhung-thien-tai-huawei-day-con-the-nao-4148040.html
 
Chỉnh sửa cuối:

duongbinh07

Xe điện
Biển số
OF-538876
Ngày cấp bằng
27/10/17
Số km
2,915
Động cơ
194,999 Mã lực
Tuổi
43
Nhà cụ giống nhà cháu ạ.

nói thêm về chuyện tiền nong cháu thấy trước lúc học trường công cũng chả kém Vins mấy. Học thêm của cô, ăn trưa, bán trú, học thêm tiếng Anh ngoài, tổng một tháng cũng tầm 6 củ. Chưa kể 1 năm “phải” đến gặp cô ít nhất 4 nhát: khai giảng, 20/10, 20/11, Tết, 8/3. Mà nhà cháu thì chúa ghét cái trò này, đến dăm câu 3 điều hết sức nhố nhăng, không đến thì con mình gặp hạn...

thế nên nhà cháu cho ra ngoài... giờ con nhà cháu ngoài học ở trường đi học thêm mỗi vẽ với đàn. Đợt vừa rồi thi vào lớp 6 nó đỗ cả hệ Cam của Vin và Nguyễn Siêu, cho nó lựa chọn nó vẫn chọn Vin.

cái tư tưởng học Vins “gà” cháu khinh, thật, toàn thằng thiếu i ốt. bản chất nó đã ngu rồi thì có học đâu cũng vẫn ngu, thêm tính lưu manh nữa thì thôi, xã hội này còn gì
Nhà tôi 3 đứa, học 2 trường tiểu học CL, giờ 2 đứa lớn đã xong tiểu học.
Tôi chả thấy không đến nhà cô 4 lần, hoặc học thêm thì gặp nạn ntn cả.
Tiếng Anh liên kết nhiều lắm thì 500-600k / 1 tháng.
Còn học ngoài thì vô chừng, học sinh Vin cũng học thêm ngoài như vậy ( có cụ nói ở trên ).
Con nhà tôi tuyệt đối ko thêm nếm gì, mỗi tháng tối đa 800k-1.1 tr, có tiếng Anh lk học tại trường nộp 200-600k nữa. Ko gặp nạn gì cả. Vào cấp 2 dễ dàng, tuyển thẳng.
 

TamMao2612

Xe buýt
Biển số
OF-386712
Ngày cấp bằng
12/10/15
Số km
656
Động cơ
493,901 Mã lực
Em thấy trường công ở Việt Nam hay mà. Các cô giáo rất giỏi luôn ấy.
Con em không biết gì cả, chỉ biết giao tiếp với mẹ bằng tiếng Việt Nam. Thế mà em cho về VN xin vào Kim Liên học. Học được 2 buổi cô giáo gọi lên là cháu chẳng biết gì cả, cả lớp các bạn đều biết hết...Em nhẹ nhàng bảo cô: Cháu mới học có 2 buổi mà, cô cứ dậy hết năm nếu cháu vẫn kém thì cô gọi em lại.
Ấy thế mà hay thật, hết lớp 1 con bé nhà em đã đọc viết/ nghe nói thông thạo như trẻ con ở Việt Nam luôn. Em thấy tốt quá lại cho học thêm năm lớp 2 thì cháu thành pro tiếng Việt luôn dù trước đó chỉ biết giao tiếp với mẹ.
Có cái trường công là nhà vệ sinh bẩn, con nhà em ngày đó khổ sở vì nhà vệ sinh. Cũng may không học bán trú mà ngày ngày ông đưa đón do gần nhà.
Cháu bây giờ quay lại đây sau 2 năm tu dưỡng tiếng Vn thì còn vẫn liên lạc với các bạn Vn qua email. Cháu vẫn xem ti vi hiểu được, đọc được chỉ có nhiều từ nghĩa thì không hiểu hết do vốn từ không được mở rộng.

Em chỉ kể câu chuyện của em để các cụ có thêm hướng nhìn về việc học tiếng anh/ đề cao tiếng anh. Thực ra học ngoại ngữ phải có môi trường, còn học song song rất là khó trừ một số cháu có năng khiếu và giỏi. Còn lại thông thường như con nhà em chỉ nên học một thứ, còn thứ còn lại là học thêm thôi. Ở bên này trẻ con cấp 1 chỉ học có: math, english, science, art, foreign language and personal traning.
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
6,848
Động cơ
559,175 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Em thấy trường công ở Việt Nam hay mà. Các cô giáo rất giỏi luôn ấy.
Con em không biết gì cả, chỉ biết giao tiếp với mẹ bằng tiếng Việt Nam. Thế mà em cho về VN xin vào Kim Liên học. Học được 2 buổi cô giáo gọi lên là cháu chẳng biết gì cả, cả lớp các bạn đều biết hết...Em nhẹ nhàng bảo cô: Cháu mới học có 2 buổi mà, cô cứ dậy hết năm nếu cháu vẫn kém thì cô gọi em lại.
Ấy thế mà hay thật, hết lớp 1 con bé nhà em đã đọc viết/ nghe nói thông thạo như trẻ con ở Việt Nam luôn. Em thấy tốt quá lại cho học thêm năm lớp 2 thì cháu thành pro tiếng Việt luôn dù trước đó chỉ biết giao tiếp với mẹ.
Có cái trường công là nhà vệ sinh bẩn, con nhà em ngày đó khổ sở vì nhà vệ sinh. Cũng may không học bán trú mà ngày ngày ông đưa đón do gần nhà.
Cháu bây giờ quay lại đây sau 2 năm tu dưỡng tiếng Vn thì còn vẫn liên lạc với các bạn Vn qua email. Cháu vẫn xem ti vi hiểu được, đọc được chỉ có nhiều từ nghĩa thì không hiểu hết do vốn từ không được mở rộng.

Em chỉ kể câu chuyện của em để các cụ có thêm hướng nhìn về việc học tiếng anh/ đề cao tiếng anh. Thực ra học ngoại ngữ phải có môi trường, còn học song song rất là khó trừ một số cháu có năng khiếu và giỏi. Còn lại thông thường như con nhà em chỉ nên học một thứ, còn thứ còn lại là học thêm thôi. Ở bên này trẻ con cấp 1 chỉ học có: math, english, science, art, foreign language and personal traning.
Em thấy trẻ em thiệt thòi vì học art tại VN theo kiểu môn thêm nếm, trong khi đây lẽ ra cần đẩy mạnh vì nó dạy cho trẻ em về nhân tính. Những đứa trẻ hiểu các loại hình nghệ thuật, biết chơi nhạc, ca hát, diễn kịch, vẽ tranh, nặn tượng... sẽ bớt hung hãn và thô lỗ
 

Dobian

Xe buýt
Biển số
OF-728706
Ngày cấp bằng
11/5/20
Số km
756
Động cơ
80,453 Mã lực
Đã Vin là phải tinh hoa. Triết lý của cụ có vẻ không giống trường nhỉ?
FF21B17E-3105-4DAB-AA29-B3F11AEDBAD9.jpeg
Học sinh trường Vinschool mà cho thi theo đề thi do Sở GD Hà Nội ra đề thì xếp thứ 17/18 là còn cao, nhẽ phải xếp cuối. Vì học sinh trường Vinschool đâu có học theo chương trình của Bộ GD, em có con học tiểu học Vinschool đây, hàng năm đến mua SGK còn phải mua thêm nhiều sách do Vinschool phát hành....
Trẻ con học tiểu học và THCS thì nên học trường Vinschool, cơ sở vật chất tốt, trường có khu thể thao và bể bơi cho các con học môn Thể dục, rất tốt cho các con phát triển thể chất. Nhìn các học sinh Vinschool cũng nuột nà, đáng yêu hơn so các trường công khác, 1 phần do bộ đồng phục đẹp....:)
 

duongbinh07

Xe điện
Biển số
OF-538876
Ngày cấp bằng
27/10/17
Số km
2,915
Động cơ
194,999 Mã lực
Tuổi
43
Học sinh trường Vinschool mà cho thi theo đề thi do Sở GD Hà Nội ra đề thì xếp thứ 17/18 là còn cao, nhẽ phải xếp cuối. Vì học sinh trường Vinschool đâu có học theo chương trình của Bộ GD, em có con học tiểu học Vinschool đây, hàng năm đến mua SGK còn phải mua thêm nhiều sách do Vinschool phát hành....
Trẻ con học tiểu học và THCS thì nên học trường Vinschool, cơ sở vật chất tốt, trường có khu thể thao và bể bơi cho các con học môn Thể dục, rất tốt cho các con phát triển thể chất. Nhìn các học sinh Vinschool cũng nuột nà, đáng yêu hơn so các trường công khác, 1 phần do bộ đồng phục đẹp....:)
Ngữ văn 6.25 so với trung bình của quận hạng bét là trên 7.2 là nghĩa làm sao?
Còn thua cả học sinh trường Nguyễn Đình Chiểu.
 

Dobian

Xe buýt
Biển số
OF-728706
Ngày cấp bằng
11/5/20
Số km
756
Động cơ
80,453 Mã lực
Ngữ văn 6.25 so với trung bình của quận hạng bét là trên 7.2 là nghĩa làm sao?
Còn thua cả học sinh trường Nguyễn Đình Chiểu.
Đúng đấy cụ. Tiếng Việt bọn học Vin kém vì các con học tiếng Anh nhiều. Mà thi tiếng Anh đề của Bộ GD thì các con học trường Vin cũng không điểm cao, phải thi đề kiểu IELTS thì các con học Vin mới điểm cao.
 

hanoien

Xe điện
Biển số
OF-21838
Ngày cấp bằng
1/10/08
Số km
3,924
Động cơ
534,341 Mã lực
Nơi ở
Hà nội phố
Cụ có biết song bằng vị trí nào so với hệ chuyên không? (Xét tương quan với các khối khác thì thủ khoa song bằng chưa đủ trình vào Anh 2, chưa nói đến Anh 1 cụ nhé)
Cụ lấy cơ sở gì so sánh vậy?
 

duongbinh07

Xe điện
Biển số
OF-538876
Ngày cấp bằng
27/10/17
Số km
2,915
Động cơ
194,999 Mã lực
Tuổi
43
Môn Văn là môn tư duy, tâm hồn, thể hiện nhân sinh quan... Tiếng Anh hay Việt chỉ là phương tiện trình bày nó ra.
Nhưng Ngữ văn đòi hỏi độ chín hơn, còn ở VN ko ở đâu dám đòi hỏi tiếng Anh chín hơn tiếng Việt với hs 14-15 tuổi. Thể hiện ở độ sâu của bài luận.
Điểm Ngữ Văn tiếng mẹ đẻ thấp bất thường như vậy đúng là đáng báo động. Phổ điểm cụ thể nó sẽ có điểm rất cao nhưng ko nhiều, còn đa số sẽ rơi vào khoảng 5-6, ko ít điểm dưới TB.
Trường NDC, học sinh khiếm thị vậy mà tư duy tâm hồn, vẫn hơn được Vin, cũng là điều đáng suy nghĩ.
 

quangsot

Xe lăn
Biển số
OF-106745
Ngày cấp bằng
25/7/11
Số km
11,095
Động cơ
537,096 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Môn Văn là môn tư duy, tâm hồn, thể hiện nhân sinh quan... Tiếng Anh hay Việt chỉ là phương tiện trình bày nó ra.
Nhưng Ngữ văn đòi hỏi độ chín hơn, còn ở VN ko ở đâu dám đòi hỏi tiếng Anh chín hơn tiếng Việt với hs 14-15 tuổi. Thể hiện ở độ sâu của bài luận.
Điểm Ngữ Văn tiếng mẹ đẻ thấp bất thường như vậy đúng là đáng báo động. Phổ điểm cụ thể nó sẽ có điểm rất cao nhưng ko nhiều, còn đa số sẽ rơi vào khoảng 5-6, ko ít điểm dưới TB.
Trường NDC, học sinh khiếm thị vậy mà tư duy tâm hồn, vẫn hơn được Vin, cũng là điều đáng suy nghĩ.
Môn ngữ văn mà điểm thấp thì em nghĩ viết bài luận bằng tiếng anh nó cũng không khá được.
 
Biển số
OF-719455
Ngày cấp bằng
9/3/20
Số km
506
Động cơ
80,390 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em làm phụ huynh hụt của Vin, đã đóng tiền nhập học nhưng lý do khác nên lại rút.
Cảm giác ban đầu là nhà trường rất chuyên nghiệp. F1 nhà em không thuộc hệ ưu tiên nào mà thi vào vẫn đỗ.
Tất cả các thủ tục nhập học, nộp tiền, xin rút, lấy lại tiền đều làm online, rõ ràng minh bạch.
Nhà cháu cảm thấy rất hài lòng về phần thủ tục.
Còn chất lượng dạy học và những cái khác chưa được trải nghiệm nên nhà cháu không dám nhận xét.
 

hanoibaby

Xe điện
Biển số
OF-431086
Ngày cấp bằng
20/6/16
Số km
2,349
Động cơ
217,965 Mã lực
Nơi ở
Đông Lào Quốc
Cụ lấy cơ sở gì so sánh vậy?
Cụ đã tra điểm thi chuyên của bé trong bài không? Thi song bằng độc lập với chuyên (phần phỏng vấn) cụ nhé. Các cháu sẽ chọn Anh 2 nếu đỗ cả song bằng.
 

hanoien

Xe điện
Biển số
OF-21838
Ngày cấp bằng
1/10/08
Số km
3,924
Động cơ
534,341 Mã lực
Nơi ở
Hà nội phố
Cụ đã tra điểm thi chuyên của bé trong bài không? Thi song bằng độc lập với chuyên (phần phỏng vấn) cụ nhé. Các cháu sẽ chọn Anh 2 nếu đỗ cả song bằng.
Ý cụ là cháu kia bình thường thôi đúng k ạ? Vì em k tra điểm thi của 1 ban đó nên k hiểu.
E nghe nói Anh 2 thì học miễn phí va song bằng thì mất 8 củ/ tháng. Nên cũng tùy theo lựa chọn của các em và gia đình. Song bằng thì học xong đc A level, coi như dự bị ĐH 1 năm và có thể apply vào các trường đi du học.
 

Chép Vàng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-738621
Ngày cấp bằng
7/8/20
Số km
375
Động cơ
67,750 Mã lực
Tuổi
25
Em làm phụ huynh hụt của Vin, đã đóng tiền nhập học nhưng lý do khác nên lại rút.
Cảm giác ban đầu là nhà trường rất chuyên nghiệp. F1 nhà em không thuộc hệ ưu tiên nào mà thi vào vẫn đỗ.
Tất cả các thủ tục nhập học, nộp tiền, xin rút, lấy lại tiền đều làm online, rõ ràng minh bạch.
Nhà cháu cảm thấy rất hài lòng về phần thủ tục.
Còn chất lượng dạy học và những cái khác chưa được trải nghiệm nên nhà cháu không dám nhận xét.
Doanh nghiệp mà làm không chuyên nghiệp thì cạp đất mà ăn
 

hanoibaby

Xe điện
Biển số
OF-431086
Ngày cấp bằng
20/6/16
Số km
2,349
Động cơ
217,965 Mã lực
Nơi ở
Đông Lào Quốc
Nhà tôi 3 đứa, học 2 trường tiểu học CL, giờ 2 đứa lớn đã xong tiểu học.
Tôi chả thấy không đến nhà cô 4 lần, hoặc học thêm thì gặp nạn ntn cả.
Tiếng Anh liên kết nhiều lắm thì 500-600k / 1 tháng.
Còn học ngoài thì vô chừng, học sinh Vin cũng học thêm ngoài như vậy ( có cụ nói ở trên ).
Con nhà tôi tuyệt đối ko thêm nếm gì, mỗi tháng tối đa 800k-1.1 tr, có tiếng Anh lk học tại trường nộp 200-600k nữa. Ko gặp nạn gì cả. Vào cấp 2 dễ dàng, tuyển thẳng.
CL là trường gì thế cụ? Nếu Cát Linh của cô Thuỷ hiệu trưởng thì quá tốt. F1 nhà em cũng học Tiểu học Cát Linh, giờ cháu đang học Anh 1 Ams.
 

phihanhgia

Xe container
Biển số
OF-296491
Ngày cấp bằng
24/10/13
Số km
5,104
Động cơ
382,636 Mã lực
Cụ có biết song bằng vị trí nào so với hệ chuyên không? (Xét tương quan với các khối khác thì thủ khoa song bằng chưa đủ trình vào Anh 2, chưa nói đến Anh 1 cụ nhé)
Tôi biết quá rõ hệ thống chuyên. Bài quảng cáo khoe con nhỏ nó học nhẹ nhàng thi thử sức vì nó vẫn theo VIN tiếp tục C3 nhưng vẫn dư điểm vào chuyên Hóa CVA và thủ khoa song bằng là đủ biết nó có tiềm lực và học khá đều, nó chưa bung ra hết thôi. Mấy đứa nhỏ thi vào C3 đã gồng mình học kiểu luyện thi bung sức thì đến năm 2 đại học là mệt mỏi. Những đứa đó chạy cự ly ngắn thôi.
 

duongbinh07

Xe điện
Biển số
OF-538876
Ngày cấp bằng
27/10/17
Số km
2,915
Động cơ
194,999 Mã lực
Tuổi
43
CL là Công Lập
Cụ đã tra điểm thi chuyên của bé trong bài không? Thi song bằng độc lập với chuyên (phần phỏng vấn) cụ nhé. Các cháu sẽ chọn Anh 2 nếu đỗ cả song bằng.
Con gái nhà em bị mẹ bắt thi song bằng THCS cho thêm lựa chọn mà đk thi dễ dàng. nghe nói học phí tầm 7tr / tháng. Ko ôn gì thi 2 môn được 15.4 xem ra cũng đỗ.
Nhưng mặt khác cháu lại được tuyển thẳng THCS Nguyễn Tất Thành trước đấy. Học phí tầm 21tr / 1 năm chưa tính ăn.
Hỏi nó, nó bảo con học NTT thôi, nếu ko về trường làng học cho gần, ko học song bằng.
Nhìn chung SOng Bằng ko có giá lắm đâu.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top