Có nên cho con học trường quốc tế?

henry14

Xe tải
Biển số
OF-5550
Ngày cấp bằng
14/6/07
Số km
228
Động cơ
546,104 Mã lực
nói chung việc này hiện nay theo em chưa có phương án nào tối ưu cả :
- học trường quốc tế tốt thì đương nhiên là con mình sẽ như tây, em ủng hộ về mặt phương pháp về cách học của họ, nhưng về văn hóa e hơi e ngại, em đảm bảo thể hệ anh em mình chưa thoáng như tây được đâu, khó chấp nhận con mình sẽ cư xử với mình như tây lắm, nói chung là học trường quốc tế dễ xẩy ra xung đột về văn hóa, con mình chỉ có thể chơi với toàn nx đứa học như nó.
theo em bác nào xác định con mình sau này đi làm và sinh sống như ở tây (hoặc như tây) thì ok, bác nào vẫn muốn con mình sau này làm trong nước, hòa nhập được với xã hội mình thì cho học trường công.
Con em dự kiến vẫn cho đi học trường công cấp 1,2, còn đến cấp 3, khi con mình đủ lớn và nhận thức, thích thì cho đi du học, về tiếng anh các bác ngại gì, sinh ngữ mà, cho đi du học là ok thôi.
 

trunghieu27

Xe tải
Biển số
OF-26777
Ngày cấp bằng
2/1/09
Số km
355
Động cơ
489,731 Mã lực
Bác nào đã cho con em học trường quốc tế rồi cho em thông tin về chi phí mỗi tháng không ạ? Để em còn lo dần cho Cún nhà em :)
 

dac

Xe tăng
Biển số
OF-510
Ngày cấp bằng
27/6/06
Số km
1,479
Động cơ
593,777 Mã lực
Nơi ở
Cali
Trường Việt Úc có cái mác Tây thôi cụ ạ, em thấy là không ưng lắm. (Em còn nghe nói cái này thực ra là chung vchur với dân lập Đoàn Thị Điểm)

Cụ nghiên cứu Singapore International School (SIS) nhé, trước là KinderWorld với UniWorld nhưng từ năm nay gọi chung 1 tên rồi.
SIS có nhiều địa điểm, chương trình học tốt, có đủ từ mãu giáo tới hết cấp 3, chi phí cao gấp đôi Việt Úc :102:
 

sv_ngheo

Xe điện
Biển số
OF-9566
Ngày cấp bằng
14/9/07
Số km
3,320
Động cơ
567,540 Mã lực
Nơi ở
Diệc Lam ! ...
Hoặc học sinh vật: bọn em phải học thuộc và trả bài sự phát triển của hạt đậu, nói chung hầu hết học sinh đều làm được tuy nhiên sau này cháu em nó đi học ở trường bên Úc người ta làm thế này mới đơn giản: cũng là bài học ấy, trước khi học, mỗi trò sẽ được nhà trường phát cho một cái lọ có bông thấm nước ở bên trong và một hạt đậu, các trò sẽ phải đảm bào trong lọ lúc nào cũng có hơi ẩm và theo dõi xem hạt đậu phát triển thế nào. Sau một tuần thì phải các trò sẽ phải lên lớp và trình bày cho cả lớp, thậm chí tranh luận xem hạt đậu phát triển thế nào. Chỉ vài ví dụ thôi các cụ thấy con người ta được đào tạo theo phương pháp hiện đại nó khác với nhồi sọ của VN thế nào.

Ông này mà làm quản lý thì quan liêu phải biết :))

Cái thời xưa học chay qua rồi nhé, bây giờ trường nào giáo viên bắt học sinh phải trồng cây trước ở nhà rồi mang đến lớp cùng thảo luận. Cứ đem cái ngày xưa của mình ra để mắng mỏ nền giáo dục bây giờ thì quan liêu quá :21:

Học ở đâu ko quan trọng, kể cả là học trong nước nhưng con bác nó có tố chất tốt thì nó vẫn giỏi như thường. Mấy cháu giải nhất nhì "Đường lên đỉnh Olympia" toàn dân nông thôn, nhà rất khó khăn, thế mà cái gì cũng biết, rất nhanh nhạy và tự tin, trong khi ngay trong lớp các cháu cũng đầy bạn gia đình rất có điều kiện thì lại học kém. Mấy cháu này khi sang bển học tiếp toàn dẫn đầu hoặc bắt kịp rất nhanh với nền giáo dục mới.

Học trường quốc tế cũng có cái lợi, gia đình nào cũng mong con cái thành đạt. Nhưng bản chất con cái nó đã kém rồi thì nó chỉ có thể thành công thôi, chứ cứ ép nó phải thành đạt thì khó lắm :21:
 

dac

Xe tăng
Biển số
OF-510
Ngày cấp bằng
27/6/06
Số km
1,479
Động cơ
593,777 Mã lực
Nơi ở
Cali
Quan điểm của em với con cái là làm tốt nhất cái gì chúng nó có thể làm được, làm đúng cái thích và có khả năng, chứ bắt phải giỏi hoặc phải "thành đạt" thì gây áp lức lắm.

@cụ freethinker: Em vừa xem lại thì đúng là VAS là trường ta có thầy tây. SIS là trường tây có thầy ta bác ạ :) Vụ này trước em cũng hỏi han cân đo đong đến nhiều nên có thể tư vấn chi tiết cho các cụ được
 

Ngo Gia

Xe tăng
Biển số
OF-1231
Ngày cấp bằng
10/8/06
Số km
1,422
Động cơ
589,219 Mã lực
Nơi ở
Chân trời góc bể...
Website
www.butmay.com
Học trường quốc tế vô hình chung tạo nên cho trẻ sức ép quá lớn, bài vở nhiều, ganh đua, theo em cứ để cho trẻ học như bao đứa trẻ bình thường khác, sau này lên cấp III trẻ khác tự định hướng, lúc đó hòa nhập cũng chưa có muộn. Đừng đánh mất tuổi thơ của bọn trẻ !!
Ặc, em chắc cụ chưa có F1 đến tuổi đi học. Học ở trường VN thì mới bị sức ép về ganh đua( bố mẹ thi đấu) và bài vở nhiều(các con phải làm). Em xác định ngay từ đầu cấp 1,2 cho con học trường Việt, nhưng sang cấp 3 thì nghèo đến mấy cũng cố cho chúng nó vượt biên.
 

sv_ngheo

Xe điện
Biển số
OF-9566
Ngày cấp bằng
14/9/07
Số km
3,320
Động cơ
567,540 Mã lực
Nơi ở
Diệc Lam ! ...
Quan trọng là phương pháp của bố mẹ nữa, con em chưa tới tuổi đi học, nhưng với em, em không đặt quá nặng sức ép thành tích lên con cái, biến con thành cái máy học là chẳng hay ho gì. Cuộc đời có nhiều cái khác phải học ngoài sách vở trường lớp.

Một cái dở của trường QT là trẻ con tây hóa, không ít đứa kênh kiệu, hoặc yêu sớm,...
Bác có cái nhìn bao quát và chuẩn xác, vote bác !
 

lewin

Xe điện
Biển số
OF-38497
Ngày cấp bằng
17/6/09
Số km
3,109
Động cơ
500,660 Mã lực
Nơi ở
Nơi nắng gió với hoa cỏ và bụi đường
Cảm ơn chủ thớt gãi đúng chỗ ngứa của em... cùng cảm ơn các cụ gần xa...,thân bằng cố hữu ...bà con khối phố....đã vào chia con chim sẻ....
Em thì như có nhớ đâu đó đã phân tích : làm cái gì cũng nên nghĩ đến 2 mặt của vấn đề và so sánh lợi hại...theo ý nhiều cụ ở thớt này em đặt lên bàn cân thì nó nghiêng về bên nên...vì được nhiều cái lợi hơn ...tất nhiên là hầu hết chúng ta đều hy sinh đời bố củng cố đời con ...tất nhiên ,bên cạnh đó , cái vứn đề "đầu tiên " cũng là 1 vấn đề tiên quyết cho mục đích dài lâu....
Vậy em sẽ theo ý các cụ cho F1 theo học gọi là du học quốc tế tại chỗ( trường quốc tế tại Vn ) vì thế các cụ co thông tin về giá cả, quy trình học , ...mọi thứ liên quan thì cứ spam cho anh em quan tâm được biết...
Thanks các cụ ợ !(b)(b)(b)(b)
 

Giangduydat

Xe tăng
Biển số
OF-13836
Ngày cấp bằng
10/3/08
Số km
1,113
Động cơ
528,024 Mã lực
Nơi ở
463 Giải phóng, Thanh xuân, Hà nội
Website
www.giangduydat.vn
[/color][/b]
Con em cũng đang tuổi đi học cho nên em cũng phải phản biện lại câu này của cụ, em đã điều tra rồi và phải rất buồn để nói với cụ là các cháu trường VN công lập khi vào lớp 10 thì có đến 70-80% các cháu đã ăn táo của Eva và chơi trò adam-eva với nhau. Càng lên lớp cao hơn việc này càng bình thường hóa đi, bọn nó coi chuyện này cũng như bình thường thôi. Về việc cụ bảo học trường QT bị Tây hóa thì không tránh khỏi vì chúng nó học trường Tây mà lại, tuy nhiên cũng phải nói Tây hóa không phải là xấu, em nói thật nếu cái VN này mà Tây hóa 100% đi ạ, em là người đầu tiên rơi nước mắt mà mừng. Để cái giao chỉ này được như thế mất cả 100 trăm nữa chắc gì được như chúng nó.

Bây giờ nói đến chuyện kênh kiệu học ở trường nào cũng có đứa kênh kiệu và đứa khiêm nhường, đấy là giáo dục của gia đình với nó, nếu gia đình kèm cặp rèn rũa nó tốt thì dù nhà nó có giầu cách mấy nó cũng vẫn ngoan và hiểu được giá trị đồng tiền còn nếu không rèn rũa nó thì đương nhiên nó coi trời bằng vung. Cái này chính là cái khác biệt đấy ạ. Em thì thấy là trẻ con Tây bọn nó được giáo dục rất tốt về hai chuyện: giới tính, tình dục và giá trị đồng tiền. Chuyện chúng nó xxx thì không cấm được nhưng chúng nó phải học cách bảo vệ lẫn nhau và an toàn, đến khi chúng nó lớn lên một chút chúng nó sẽ có trải nghiệm và hiểu ra nhiều điều. Em từng xem một bộ phim có cảnh hai đứa học sinh định xxx nhau trong xe ô tô, đến lúc cao trào rồi mà không tìm thấy BCS là chúng nó cũng dừng lại, tất nhiên đây là phim nhưng rõ ràng đạo diễn nó cũng có ý giáo dục giới tính ở trong cảnh quay này, trẻ con nó xem nó cũng học được đấy. Còn về giá trị đồng tiền em từng biết có gia đình rất giàu nhưng mùa hè con chúng nó vẫn đi lao động ở KFC hoặc đi làm các công việc khác để có thu nhập trả cho các nhu cầu của chúng nó chứ còn con nhà mình là cứ ngửa tay xin tiền để ăn chơi đập phá. Cái khác nhau ở đây là giáo dục của gia đình và nhà trường, không phải cứ học trường Tây là tự chúng nó tốt, gia đình cũng phải đầu tư thời gian công sức và cả giáo dục thì nó mới nên người được.
Khá tâm đắc với những nhận định của bác!

Xin góp với các bác câu chuyện của gia đình em:
Em có 3 chú con trai, 14-12 và 3.5 tuổi.
Cháu thứ nhất: Hiền, ít nói, trầm tính nhưng chững chạc và hơi gia trưởng. Không hợp bố mẹ nhiều.
Cháu thứ 2: Hiếu động từ nhỏ, cá tính, thông minh và rất rất hợp bố mẹ.
Cuáu thứ 3: Còn nhỏ nhưng quá nhanh, nhạy, nổi trội tài bắt chước nhưng có "cải tiến".
Vì cuộc sống, công việc... những năm các cháu nhỏ gia đình không chăm lo đúng cách, các cháu như bị bỏ rơi và khá thiệt thòi.

Em muốn chia sẻ về trường hợp cháu thứ 2 của gia đình.
Cháu năm nay vào lớp 7. Đây là chuyện em muốn kể cùng các bác:
Năm cháu học lớp 5, do được giải ở cuộc thi "Tin học trẻ không chuyên" cấp quận nên cô giáo mang cho phần thưởng tới nói chuyện với gia đình là ở trường cháu học sút, mải chơi, hay quậy và hay làm các cô phải ức chế. Ác nỗi là khi con sắp hư bố mẹ mới được biết (nếu cô không kể chắc chỉ thêm 1 năm nữa ở trường cấp 2 chắc cháu hư hẳn:'().

Bố mẹ cháu rất lo ngại và quyết tâm tìm cho cháu trường xa nơi cũ và có môi trường tốt hơn. Tìm hiểu về một trường có mô hình đào tạo theo kiểu trường quốc tế (với chuẩn chăm sóc, giáo dục, cơ sở vật chất...) khá tốt. Trường có sogan "Trường quốc tế cho trẻ em Việt" và học phí cũng khá cao, bằng 60-70% so với trường quốc tế "xịn".
Em không dám bình luận, tuy nhiên lấy sự thay đổi và tiến bộ của cháu ra làm thước đo thì gia đình em hoàn toàn hài lòng về kết quả và sự thay đổi tích cực từ cháu.
Vận động cháu thi vào trường mới cũng là một kì công vì cháu cương quyết phản đối với lí do đang quen trường và bạn cũ.

Ngày mới vào trường này, cháu về nói với mẹ như mếu: "Thầy nói 10 câu, con chỉ hiểu được 1 câu thôi ạ".
Sau 2 tháng cháu nhận định: "Thầy nói 10 câu, con đã hiểu được ý 5 câu"
Cũng sau tháng thứ ba cháu tâm sự: "Nghĩ lại hồi học trường cũ con thấy rùng mình mẹ ạ".
Từ một học sinh rất lười học (mặc dù cháu học không yếu, tuy nhiên chỉ đạt mức trung bình) nay cháu có kết quả khá tốt. Điểm trung bình học kì 2 vừa qua đạt 8.6 điểm.
Ở lớp cháu có 15 học sinh, cháu tuy vào muộn hơn các bạn nhưng cũng gây được sự thiện cảm với cô giáo và các bạn ở lớp. Rất nhiều việc chung cháu xung phong làm và hoàn thành tất tốt. Sức khoẻ, ý thức, phong cách hoàn toàn thay đổi. Em nhận định không quá: cháu thay đổi 180o.

Cũng nhân đây kể lại chuyện khi cháu còn ở trường cũ. Một lần em adnick YM của cháu, vờ cà khịa và hẹn cháu sau giờ học tại bãi vui chơi cạnh trường cháu OK liền. Em choáng :77:.
Tối hôm đó khi ăn cơm, em nhắc khéo chuyện hẹn hò :)). Cu cậu nhún vai và kêu:" Ợ...ợ....chết con rồi" :21::21::21:.
Sau lần đó cháu cũng đã khác hẳn. Máu anh hùng hảo hán như diều gặp gió khi cháu đã được học mấy khóa võ thuật. Chuyên cầm đầu 1 đội quân đi tới các chỗ có chuyện và dậm chân lên ghế hỏi mấy chú bắt nạt các em lớp nhỏ, đấm thủng cửa lớp, đá gãy chân bàn, giật giây loa cho giờ chào cờ cô đỡ phê bình lớp 5A1...:'(:'(:'(.

Qua chuyện quan điểm về giáo dục: Trước đây Em khá gia trưởng và có phần hơi lạc hậu, hoàn toàn không muốn cho con đi du học hay bị "Tây" hoá, tuy nhiên giờ em cũng thay đổi quan niệm: Phải đầu tư cho con cả về điều kiện lẫn thời gian. Thế mới thấy mình "ẩu" thật khi chơi phát 3 chú. Thực ra, nuôi con đúng cách thì 1 đứa đã là vất vả lắm rồi. Khổ nỗi, khi xưa đâu hiểu. Cứ sinh là sinh thôi, vài năm nó lớn í mà :21::21::21:...
Quan điểm của em là:
- Trang bị cho con vốn sống phong phú và khả năng giao tiếp tốt hơn là học thật giỏi.
- Giúp con có được niềm tự hào dân tộc và truyền thống gia đình, không lai căng mất gốc.
- Khuyến khích con phấn đấu học tập - lao động giúp mình cùng đồng bào mình thoát nghèo và không chịu thua kém mấy anh láng giềng:)).

Đúng như bác Đắc nói :" Đầu tư cho giáo dục là rẻ nhất".

Thiết nghĩ, đầu tư đúng cách, sau này được trang bị đầy đủ kiến thức, dù chỉ làm công việc đơn giản thì khả năng và phong cách làm việc của các cháu chắc chắn sẽ tốt hơn rất nhiều các cháu cùng trang lứa khi học trường quốc lập ra. Nói thế em cũng e hơi bị kì vọng quá, nhưng em vẫn tự tin nghĩ thế, ít nhất nó đúng với cháu nhà em.

Thực tế có nhiều quan điểm và cách giáo dục con trẻ. Lẽ dĩ nhiên không phải cứ chăm chút là chắc chắn các cháu sẽ thành công hay là ông nọ bà kia, nếu như thế chắc sau này chỉ toàn Sếp, không có nhân viên :)).

Em hơi dài dòng, tuy nhiên thiện ý muốn chia sẻ với các bác có con nhỏ và cũng chia vui với các bác về sự thay đổi của cháu nhà em.

Chúc các bác và gia đình sức khỏe - hạnh phúc.
 
Chỉnh sửa cuối:

dac

Xe tăng
Biển số
OF-510
Ngày cấp bằng
27/6/06
Số km
1,479
Động cơ
593,777 Mã lực
Nơi ở
Cali
Em mở ngoặc thêm là ở trường con nhà em, thỉnh thoảng lại thấy gửi giấy về họp phụ huynh. Lần đầu em cũng tưởng họp kiểu trường ta, hóa ra ứ phải thế mà là một buổi trao đổi phương pháp giáo dục trẻ cùng phụ huynh.
Buổi này các cô nói về cách đối xử với con cái, các phụ huynh có khó khăn khi trao đổi, dạy con thì các cô sẽ chỉ cách để gần con mình hơn.
Phải nói là chính trường ta mới rất ít có sự tương tác nhà trường và phụ huynh. Trường con em các cô rất để ý về nhà học sinh thế nào, bố mẹ thế nào...
Hồi trước em cũng nhiều thắc mắc lắm khi đưa con vào học (tiếng Anh hồi đầu cháu chưa tốt, ăn uống ít, học chậm hơn các bạn trường Việt...) các cô đều trao đổi rất cụ thể và rõ ràng.

Nói gì thì nói em cũng rất ủng hộ việc cho con học ở một môi trường hiện đại, và tất nhiên là học ở đâu bố mẹ cũng cần quan tâm đến con. Quan tâm để hiểu, để như bạn với con chứ không phải quan tâm để mắng mỏ hay để hùng hục giảng bài với làm bài hộ.
Em với con nhóc nhà em mà đi uống nước hóng mát ngồi nói chuyện thì ối người phải lạ vì thân tình nói đủ chuyện chứ không kiểu bố nói con nghe hoặc con nói bố ậm ờ cho qua chuyện. Gia đình vẫn quyết định một phần lớn lỗi sống, cách suy nghĩ và hành xử của trẻ.
Tất nhiên với các bác hơi có tuổi thì việc có con sống với phong cách "tây" một tí cũng không dễ để chia sẻ với con. Như em thì mới tầm 30, cũng có cơ hội đi lại va chạm quốc tế nhiều nên cũng dễ chấp nhận hơn.

Mỗi nhà một cảnh, mỗi người một tính, nếu cẩn thận thì trường nào cũng có cho trẻ học thử vài tuần đến 1 tháng. Chừng đó là đủ cho cả bố và con biết có phù hợp hay không thôi.
 

dht

Xe điện
Biển số
OF-1380
Ngày cấp bằng
17/8/06
Số km
2,258
Động cơ
595,096 Mã lực
Qua chuyện quan điểm về giáo dục: Trước đây Em khá gia trưởng và có phần hơi lạc hậu, hoàn toàn không muốn cho con đi du học hay bị "Tây" hoá, tuy nhiên giờ em cũng thay đổi quan niệm: Phải đầu tư cho con cả về điều kiện lẫn thời gian. Thế mới thấy mình "ẩu" thật khi chơi phát 3 chú.
Đồng ý với cụ, đẻ con ra là phải có trách nhiệm nuôi con lớn không, chí it cũng phải du học đại học Anh/Mỹ/Úc. Cụ đủ lực thì 3 hay 4 hay 5 phát cũng tốt. Biết đâu cố phát nữa được công chúa?
 

banangoc

Xe đạp
Biển số
OF-2676
Ngày cấp bằng
6/12/06
Số km
37
Động cơ
563,330 Mã lực
Mấy cụ này uống cà phê sớm thế nhỉ:77:
 

raklei

Xe điện
Biển số
OF-1342
Ngày cấp bằng
15/8/06
Số km
4,870
Động cơ
622,433 Mã lực
Tuổi
114
E thấy luật lái xe nước ngoài hay nhưng về VN mà chạy kiểu đấy chắc ăn chửi cả ngày.
Trường quốc tế cũng thế thôi. Nếu đúng thực sự khái niệm quốc tế chắc chỉ phù hợp cho con cái người nước ngoài để họ có chỗ học, không bị lệch chương trình nhiều so với chính quốc (khi so sánh với chương trình của vn)
Chứ mấy cái trường mà mang tiếng quốc tế ở vn e biết thì nửa mùa bỏ m ị a, tây chả ra tây ta chả ra ta được mỗi cái học phí cao, phù hợp gia đình có điều kiện.
Nếu như con e sống ở vn thì e sẽ cho học trường vn chương trình vn, quốc tế hay ko quốc tế không quan trọng vì đó chỉ là cái nhãn gắn vào tên trường mà thôi.
 

Giangduydat

Xe tăng
Biển số
OF-13836
Ngày cấp bằng
10/3/08
Số km
1,113
Động cơ
528,024 Mã lực
Nơi ở
463 Giải phóng, Thanh xuân, Hà nội
Website
www.giangduydat.vn
E thấy luật lái xe nước ngoài hay nhưng về VN mà chạy kiểu đấy chắc ăn chửi cả ngày.
Trường quốc tế cũng thế thôi. Nếu đúng thực sự khái niệm quốc tế chắc chỉ phù hợp cho con cái người nước ngoài để họ có chỗ học, không bị lệch chương trình nhiều so với chính quốc (khi so sánh với chương trình của vn).
Chứ mấy cái trường mà mang tiếng quốc tế ở vn e biết thì nửa mùa bỏ m ị a, tây chả ra tây ta chả ra ta được mỗi cái học phí cao, phù hợp gia đình có điều kiện.
Nếu như con e sống ở vn thì e sẽ cho học trường vn chương trình vn, quốc tế hay ko quốc tế không quan trọng vì đó chỉ là cái nhãn gắn vào tên trường mà thôi.
Ý kiến bác cũng rẩt hay đấy ạ :69::69::69:
Cách bác nhìn nhận vấn đề rất Vietnam. Em thích ạ.:101:
 

Primera

Xe tăng
Biển số
OF-167
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
1,787
Động cơ
597,806 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội 7
......

- Về chương trình học: Trừ những trường nước ngoài như UNIS, YERSIN là học hoàn toàn theo chương trình ngoại, chủ yếu do giáo viên nước ngoài, còn lại các trường mang danh nghĩa quốc tế (có yếu tố nước ngoài, do công ty nước ngoài hay trong nước đầu tư) hoạt động theo luật pháp Việt Nam thì đều theo mô hình: 1 buổi học chương trình chính khóa, 1 buổi học theo chương trình mở rộng.

Một số trường lại có vài cấp độ khác nhau: Mở rộng, bán mở rộng, Quốc tế, Bán quốc tế v.v... thực chất là thời gian học ngoại ngữ khác nhau. Mô hình phổ biến hiện nay là học lại các môn trong chương trình bằng ngoại ngữ, và tăng thời gian học môn ngoại ngữ.

- Về cơ sở vật chất: Do mức học phí cao nên chuyện đảm bảo về cơ sở vật chất là dương nhiên, bao gồm ăn, ở (nhiều trường có nội trú cho các cháu), xe đưa đón. Mức chi phí cho các khoản này khoảng 2-5 triệu/tháng.

- Giáo viên: Phần lớn giáo viên là người VN, số ít là người nước ngoài. Giáo viên người VN thì cũng bình thường thôi, được cái trẻ và có bằng cấp. (So với trường công lập thì trường tư hầu hết các thầy cô giáo đều đại học hoặc sau đại học). Thêm vào là khả năng ngoại ngữ của các thầy cô có tốt hơn, phương pháp giáo dục cũng thoáng và mềm dẻo hơn.

Giáo viên nước ngoài thì vô cùng, khó có thể đánh giá được. Điểm trội là ngoại ngữ và phương pháp sư phạm hơn hẳn giáo viên nội.

Yếu tố quốc tế trong các trường Quốc tế thể hiện ở:
- Quản lý theo phương pháp nước ngoài (thông thường là Hiệu trưởng hoặc Hiệu phó là người nước ngoài).
- Giáo dục kết hợp chương trình trong nước + tăng cường ngoại ngữ.
- Thu bằng ngoài tệ theo tỷ giá hiện hành.


Quan điểm của tôi trong việc này là: các bác nào có khả năng tài chính tốt, đảm bảo dài hạn thì nên cho các cháu học theo. Mỗi năm học chi phí hết khoảng 4000-5000$, nhân với 12 năm học, là một khoản không quá lớn với các gia đình có điều kiện, nhưng cũng là vấn đề to đối đa số phụ huynh.

Cái được của các cháu + phụ huynh: Cái này em không dám bàn nhiều sợ cá bác bảo là quảng cáo. Em xin gạch vài đầu dòng các bác khai triển:
- Điểm đầu tiên cần nói đến, là môi trường học tập. Học trường công lập thì phức tạp, lại đông, nên giáo viên không thể quan tâm đến từng cháu một.
- Tiếp là kiến thức. Bác nào có con đang đi học đều biết, học trường công thì kèm thêm là học thêm học nếm, rồi bồi dưỡng tiếng Anh v.v...
- Thể chất: Trường tây thì hoạt động thể chất, ngoại khóa nhiều. Ăn ngủ cũng đảm bảo tốt hơn, cháu nào cần chế độ sinh hoạt đặc biệt cũng được đáp ứng.

Trên đây là vài ý kiến của em đóng góp cho hội nghị, dựa trên 3 cơ sở sau:
- Em có 1 đứa con đang học trường cấp II công lập (được cho là) loại tốt ở quận Cầu Giấy.
- Em có 1 đứa nữa đang học mẫu giáo tư thục, sang năm đi học lớp 1, nên bây giờ đang cân nhắc chuyện chọn trường cho cháu.
- Bản thân em đang tham gia 1 dự án trường 1/2 Quốc tế, năm nay bắt đầu tuyển sinh lớp 1-6-12.
 

sv_ngheo

Xe điện
Biển số
OF-9566
Ngày cấp bằng
14/9/07
Số km
3,320
Động cơ
567,540 Mã lực
Nơi ở
Diệc Lam ! ...
Trường quốc tế thích hợp cho các cháu có tố chất tốt, có cá tính riêng và có tư tưởng thường được đánh giá là "khôn trước tuổi". Những cháu như thế nếu học ở trường "thường" thì rất dễ bị khép vào nhóm cá biệt, vì chỉ cần một (vài) lần bị giáo viên đối xử không tâm lý sẽ rất dễ dẫn đến tư tưởng chống đối, thậm chí bất cần buông xuôi. Nhưng cũng không trách giáo viên được vì cái sự đào tạo đại trà nó chỉ có thể đến thế mà thôi, không thể đủ thời gian tách riêng ra giáo dục riêng cho từng cháu được.

Nhưng cũng cháu đấy vào học trường quốc tế có khi lại trở thành học sinh nổi trội do cách nhìn nhận vấn đề và định hướng giáo dục hướng đến người học là chính. Họ biết cách động viên, hướng học sinh phát triển tố chất, phát triển năng khiếu và các khả năng cần thiết cho một đứa trẻ trước khi bước chân vào đời. Họ biết nhìn nhận cá tính và tôn trọng cái tôi cá nhân của trẻ, hướng trẻ phát huy hết thế mạnh của bản thân.

Tuy nhiên trường quốc tế cũng bộc lộ một số nhược điểm và hạn chế như sau:

- Không phải trường nào cũng tốt (hoặc tốt mãi), không phải giáo viên VN nào cũng có thể lĩnh hội và đáp ứng được các yêu cầu trong phương pháp sư phạm của mô hình trường chuẩn theo định hướng ban đầu của nhà đầu tư và nhà quản lý.

- Dễ quá đà trong giáo dục nhận thức cho học sinh nếu không có chuyên gia giáo dục và chuyên gia tâm lý xịn định hướng và đảm bảo. Hậu quả là đào tạo ra một đứa trẻ là trung tâm vũ trụ, nhìn bạn bè cùng trang lứa dưới con mắt coi thường, nghĩ về bố mẹ là cổ hủ không theo kịp tư tưởng của con (phát triển lệch lạc không theo tinh thần của trường)

- Tạo ra một giai đoạn khủng hoảng lớn về tâm lý cho con nếu như vì một lý do nào đó không thể tiếp tục cho con theo học ở đó (phá sản, chuyển nhà đi vùng miền khác...). Hầu hết các cháu học trong hệ thống giáo dục quốc gia nếu chuyển sang trường quốc tế đều bắt kịp và phát triển rất tốt, trong khi đa số các cháu học trường quốc tế chuyển ra ngoài đều có tâm trạng chán nản, thất vọng và không theo kịp bạn bè.



Hoàn toàn phải thừa nhận là mô hình giáo dục của một số trường quốc tế là rất tích cực và phát huy tốt khả năng của trẻ, góp phần hình thành nhân cách và hoàn thiện tâm hồn trẻ tốt hơn so với các trường công/dân lập trong hệ thống giáo dục quốc gia. Tuy nhiên cần phải khắc phục được một số nhược điểm trên thì mới trở thành một cái gì đó quá ư mẫu mực như đa số các cụ suy nghĩ :21:


(b)
 

khoaibong

Xe hơi
Biển số
OF-35211
Ngày cấp bằng
13/5/09
Số km
117
Động cơ
475,160 Mã lực
Chào các bác!
Em xin kể câu chuyện của các cháu nhà em đi học.
Cháu đầu là con gái. Lớp 1,2 cháu học tại trường tràng an, đây cũng được đánh giá là trường tốt(khi xin vào em phải chi phí kha khá). Cháu học cũng được, tuy nhiên để theo kịp bạn bè, hàng ngày cháu đều phải làm bài ở trường cho về nhà đến 11h, vợ chồng em cãi nhau rất nhiều về vấn đề này. cháu gày và ốm ... thương con em , mấy lần đi họp phụ huynh, em có ý kiến về giảm lượng bài vè nhà cho các chấu đỡ khổ, nhưng kg được vì đây là trường điểm...Sau 1 thời gian tìm hiểu, em cùng 1 số người bạn quyết định chuyển các cháu sang trường kinderworld. Cháu đã học 1/2 lớp2, lớp 3, lớp 4 và năm nay lên lớp 5. Em cho rằng đây là 1 quyết định hết sức đúng đắn. Lý do???
1. Cháu khỏe mạnh.
2. Rất thích đi học (chỉ mong hết nghỉ hè để được đi học)
3. Cháu học rất thoải mái, tối về nếu có bài cháu cungc chỉ làm 1h là xong.
4. Cháu rất người lớn, biết giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà.
5. Tự làm được 1 số việc như: làm bánh gato, làm kem....ăn ngon phét các bác ahf
Tóm lại em hoàn toàn yên tâm về sự phát triển của cháu.
Em cũng để ý xem chúng có bậy bạ gì kg vì thấy rất hay sử dụng vitinh, tuy nhiên các cháu đúng là chỉ sử dụng để tra cứu, làm bài tập. Các bài tập các cháu đều phải sử dụng google để từ tìm hiểu , kg có trong sách gk.
Ctrinh học của các cháu chia 2 loại:
1. Nửa ngày học c trình VIệt , nửa ngày học c. trình nước ngoài
2. Cả ngày học c. trình nước ngoài.
* Chương trình Việt khác tây ở chỗ nào, bcao các bác là ở quan điểm.
Cấp 1:
Ta: Kiến thức toán, văn, viết dẹp..........
Tây: Kỹ năng sống, cách tự nghiên cứu để lấy kiến thức và quan trong nhất là thể chất:
(Bọn nó kg có giờ ngủ chưa, giờ ngủ chưa nó cho lên thư viện, sau đó xuỗng chơi thể thao...)
Cấp 2:
Lúc này ctrinhf nó mới đề cập đến kiến thức. CÁi này để khi nào cháu học, em sẽ có câu trả lời.
Tóm lại, đứa thứ 2 nhà em cũng cho nốt vào đấy, năm nay cháu bắt đầu học mẫu giáo
3. Học phí:
Cấp 1:1 năm là 7000usd. nếu đi xe bus của trường đón , đưa tại nhà thì thêm 900usd/năm
Mẫu giáo: 4000 usd/năm.
Một số thông tin để bác tham khảo. CHúc bác có được sự lựa chọn hợp lý.
 

d4e

Xe buýt
Biển số
OF-16235
Ngày cấp bằng
11/5/08
Số km
721
Động cơ
516,032 Mã lực
Nơi ở
Vẫn thế
Ơ các cụ ui, cái trường RMIT nó có ra gì không mà đến em Thùy Dung cũng được vào học vậy???
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top