[/color][/b]
Con em cũng đang tuổi đi học cho nên em cũng phải phản biện lại câu này của cụ, em đã điều tra rồi và phải rất buồn để nói với cụ là các cháu trường VN công lập khi vào lớp 10 thì có đến 70-80% các cháu đã ăn táo của Eva và chơi trò adam-eva với nhau. Càng lên lớp cao hơn việc này càng bình thường hóa đi, bọn nó coi chuyện này cũng như bình thường thôi. Về việc cụ bảo học trường QT bị Tây hóa thì không tránh khỏi vì chúng nó học trường Tây mà lại, tuy nhiên cũng phải nói Tây hóa không phải là xấu, em nói thật nếu cái VN này mà Tây hóa 100% đi ạ, em là người đầu tiên rơi nước mắt mà mừng. Để cái giao chỉ này được như thế mất cả 100 trăm nữa chắc gì được như chúng nó.
Bây giờ nói đến chuyện kênh kiệu học ở trường nào cũng có đứa kênh kiệu và đứa khiêm nhường, đấy là giáo dục của gia đình với nó, nếu gia đình kèm cặp rèn rũa nó tốt thì dù nhà nó có giầu cách mấy nó cũng vẫn ngoan và hiểu được giá trị đồng tiền còn nếu không rèn rũa nó thì đương nhiên nó coi trời bằng vung. Cái này chính là cái khác biệt đấy ạ. Em thì thấy là trẻ con Tây bọn nó được giáo dục rất tốt về hai chuyện: giới tính, tình dục và giá trị đồng tiền. Chuyện chúng nó xxx thì không cấm được nhưng chúng nó phải học cách bảo vệ lẫn nhau và an toàn, đến khi chúng nó lớn lên một chút chúng nó sẽ có trải nghiệm và hiểu ra nhiều điều. Em từng xem một bộ phim có cảnh hai đứa học sinh định xxx nhau trong xe ô tô, đến lúc cao trào rồi mà không tìm thấy BCS là chúng nó cũng dừng lại, tất nhiên đây là phim nhưng rõ ràng đạo diễn nó cũng có ý giáo dục giới tính ở trong cảnh quay này, trẻ con nó xem nó cũng học được đấy. Còn về giá trị đồng tiền em từng biết có gia đình rất giàu nhưng mùa hè con chúng nó vẫn đi lao động ở KFC hoặc đi làm các công việc khác để có thu nhập trả cho các nhu cầu của chúng nó chứ còn con nhà mình là cứ ngửa tay xin tiền để ăn chơi đập phá. Cái khác nhau ở đây là giáo dục của gia đình và nhà trường, không phải cứ học trường Tây là tự chúng nó tốt, gia đình cũng phải đầu tư thời gian công sức và cả giáo dục thì nó mới nên người được.
Khá tâm đắc với những nhận định của bác!
Xin góp với các bác câu chuyện của gia đình em:
Em có 3 chú con trai, 14-12 và 3.5 tuổi.
Cháu thứ nhất: Hiền, ít nói, trầm tính nhưng chững chạc và hơi gia trưởng. Không hợp bố mẹ nhiều.
Cháu thứ 2: Hiếu động từ nhỏ, cá tính, thông minh và rất rất hợp bố mẹ.
Cuáu thứ 3: Còn nhỏ nhưng quá nhanh, nhạy, nổi trội tài bắt chước nhưng có "cải tiến".
Vì cuộc sống, công việc... những năm các cháu nhỏ gia đình không chăm lo đúng cách, các cháu như bị bỏ rơi và khá thiệt thòi.
Em muốn chia sẻ về trường hợp cháu thứ 2 của gia đình.
Cháu năm nay vào lớp 7. Đây là chuyện em muốn kể cùng các bác:
Năm cháu học lớp 5, do được giải ở cuộc thi "Tin học trẻ không chuyên" cấp quận nên cô giáo mang cho phần thưởng tới nói chuyện với gia đình là ở trường cháu học sút, mải chơi, hay quậy và hay làm các cô phải ức chế. Ác nỗi là khi con sắp hư bố mẹ mới được biết (nếu cô không kể chắc chỉ thêm 1 năm nữa ở trường cấp 2 chắc cháu hư hẳn:'().
Bố mẹ cháu rất lo ngại và quyết tâm tìm cho cháu trường xa nơi cũ và có môi trường tốt hơn. Tìm hiểu về một trường có mô hình đào tạo theo kiểu trường quốc tế (với chuẩn chăm sóc, giáo dục, cơ sở vật chất...) khá tốt. Trường có sogan "Trường quốc tế cho trẻ em Việt" và học phí cũng khá cao, bằng 60-70% so với trường quốc tế "xịn".
Em không dám bình luận, tuy nhiên lấy sự thay đổi và tiến bộ của cháu ra làm thước đo thì gia đình em hoàn toàn hài lòng về kết quả và sự thay đổi tích cực từ cháu.
Vận động cháu thi vào trường mới cũng là một kì công vì cháu cương quyết phản đối với lí do đang quen trường và bạn cũ.
Ngày mới vào trường này, cháu về nói với mẹ như mếu: "Thầy nói 10 câu, con chỉ hiểu được 1 câu thôi ạ".
Sau 2 tháng cháu nhận định: "Thầy nói 10 câu, con đã hiểu được ý 5 câu"
Cũng sau tháng thứ ba cháu tâm sự: "Nghĩ lại hồi học trường cũ con thấy rùng mình mẹ ạ".
Từ một học sinh rất lười học (mặc dù cháu học không yếu, tuy nhiên chỉ đạt mức trung bình) nay cháu có kết quả khá tốt. Điểm trung bình học kì 2 vừa qua đạt 8.6 điểm.
Ở lớp cháu có 15 học sinh, cháu tuy vào muộn hơn các bạn nhưng cũng gây được sự thiện cảm với cô giáo và các bạn ở lớp. Rất nhiều việc chung cháu xung phong làm và hoàn thành tất tốt. Sức khoẻ, ý thức, phong cách hoàn toàn thay đổi. Em nhận định không quá: cháu thay đổi 180o.
Cũng nhân đây kể lại chuyện khi cháu còn ở trường cũ. Một lần em adnick YM của cháu, vờ cà khịa và hẹn cháu sau giờ học tại bãi vui chơi cạnh trường cháu OK liền. Em choáng :77:.
Tối hôm đó khi ăn cơm, em nhắc khéo chuyện hẹn hò
. Cu cậu nhún vai và kêu:" Ợ...ợ....chết con rồi" :21::21::21:.
Sau lần đó cháu cũng đã khác hẳn. Máu anh hùng hảo hán như diều gặp gió khi cháu đã được học mấy khóa võ thuật. Chuyên cầm đầu 1 đội quân đi tới các chỗ có chuyện và dậm chân lên ghế hỏi mấy chú bắt nạt các em lớp nhỏ, đấm thủng cửa lớp, đá gãy chân bàn, giật giây loa cho giờ chào cờ cô đỡ phê bình lớp 5A1...:'(:'(:'(.
Qua chuyện quan điểm về giáo dục: Trước đây Em khá gia trưởng và có phần hơi lạc hậu, hoàn toàn không muốn cho con đi du học hay bị "Tây" hoá, tuy nhiên giờ em cũng thay đổi quan niệm: Phải đầu tư cho con cả về điều kiện lẫn thời gian. Thế mới thấy mình "ẩu" thật khi chơi phát 3 chú. Thực ra, nuôi con đúng cách thì 1 đứa đã là vất vả lắm rồi. Khổ nỗi, khi xưa đâu hiểu. Cứ sinh là sinh thôi, vài năm nó lớn í mà :21::21::21:...
Quan điểm của em là:
- Trang bị cho con vốn sống phong phú và khả năng giao tiếp tốt hơn là học thật giỏi.
- Giúp con có được niềm tự hào dân tộc và truyền thống gia đình, không lai căng mất gốc.
- Khuyến khích con phấn đấu học tập - lao động giúp mình cùng đồng bào mình thoát nghèo và không chịu thua kém mấy anh láng giềng
.
Đúng như bác Đắc nói :" Đầu tư cho giáo dục là rẻ nhất".
Thiết nghĩ, đầu tư đúng cách, sau này được trang bị đầy đủ kiến thức, dù chỉ làm công việc đơn giản thì khả năng và phong cách làm việc của các cháu chắc chắn sẽ tốt hơn rất nhiều các cháu cùng trang lứa khi học trường quốc lập ra. Nói thế em cũng e hơi bị kì vọng quá, nhưng em vẫn tự tin nghĩ thế, ít nhất nó đúng với cháu nhà em.
Thực tế có nhiều quan điểm và cách giáo dục con trẻ. Lẽ dĩ nhiên không phải cứ chăm chút là chắc chắn các cháu sẽ thành công hay là ông nọ bà kia, nếu như thế chắc sau này chỉ toàn Sếp, không có nhân viên
.
Em hơi dài dòng, tuy nhiên thiện ý muốn chia sẻ với các bác có con nhỏ và cũng chia vui với các bác về sự thay đổi của cháu nhà em.
Chúc các bác và gia đình sức khỏe - hạnh phúc.