[Funland] Có nên cho con đi học tiếng Anh sớm ko ạh?

RealMen8668

Xe hơi
Biển số
OF-731287
Ngày cấp bằng
2/6/20
Số km
182
Động cơ
72,150 Mã lực
Tuổi
35
Lớp 1 cho học đc rồi đấy. Cháu nhà em tròn 2 tuổi nhưng em tập nói Tiếng Anh từ sớm nên đã đọc và nhận mặt chữ đc bảng chữ cái tiếng Anh, đếm 1 đến 10 bằng tiếng Anh, biết và đọc 7 màu sắc tiếng Anh
 

myob

Xe tăng
Biển số
OF-5146
Ngày cấp bằng
5/6/07
Số km
1,910
Động cơ
573,110 Mã lực
Trong nền kinh tế hội nhập, nếu không giao tiếp được bằng tiếng Anh thì cơ hội sự nghiệp đã mất đi 50% hoặc bạn sẽ vất vả thêm 50% so với người biết tiếng Anh
 

chuthoongc4

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-26254
Ngày cấp bằng
23/12/08
Số km
2,404
Động cơ
512,366 Mã lực
Thầy Thái Bá Tân nói cấp 2_3, hoặc cấp 3 học là tốt nhất, đương nhiên nếu học ở trường quốc tế lại khác. Còn học ở công lập thì chỉ cần lẹt phẹt chương trình ở trường thôi. Chữ thầy trả thầy thôi, khi nào nó thực sự cần cho giao tiếp thì nó mới thực sự chạy tronh não, còn kg học để đấy thì 9 chữ trả thầy 8,5 chữ rồi.
 

caisua

Xe lăn
Biển số
OF-13244
Ngày cấp bằng
17/2/08
Số km
12,083
Động cơ
505,893 Mã lực
Trả liên quan Anh Việt lẫn lộn cả. Cụ là người có tiền, có người đưa đón thì okie. Tầm 4 tuổi thằng apax phù hợp, tầm 6 tuổi thằng ILA phù hợp.
Chỉ sợ không có tiền chứ có tiền là giải quyết đc hết
Tầm 5 tuổi con em học May School, cực kỳ phù hợp
 
Chỉnh sửa cuối:

khanhtx8

Xe tăng
Biển số
OF-558317
Ngày cấp bằng
13/3/18
Số km
1,888
Động cơ
183,965 Mã lực
Tuổi
40
Chào các cụ. Sáng nay lại ngồi rảnh càe nên e buôn chuyện một chút. Chả là F2 nhà e đc 5t rồi, sang năm là đi học lớp 1. E đang định cho con đi học tiếng Anh luôn từ bây h liệu có đc ko các cụ nhỉ, vì con chưa học chữ nên e hơi lăn tăn chút là đến lúc con vào học tiếng Việt có bị “lẫn lộn” gì ko các cụ nhỉ? Ko biết có cụ nào f2 tầm tuổi nhà e cũng như vậy chưa ạh. Tản mạn buổi sáng các cụ chút :)
Con nhà em xác định cho học muộn, giờ lớp 1 mà vẫn mù tiếng anh, vì em quan điểm vốn tiếng Việt chưa học thì ngoại ngữ chẳng để làm gì. Tầm hết lớp 3 mà học hành tử tế thì thằng bố xác định kẹp nách sang Phil tầm đôi tháng hè, con thì học còn bố thì đi bán chuối :)). Còn nếu học dốt thì hết cấp 1 em mới xách sang, em dự chắc mất đôi lần sang thì cũng đủ vốn đi tán gái, còn giờ cứ cho ăn chơi tẹt bô, tập tành bơi lội, chạy nhảy, đập đá phá đồ :)

Nhiều cụ đặt nặng vấn đề học sớm với muộn nhưng vì các cụ học ngoại ngữ trong nước. Chứ còn cụ nào từng sang bản địa học ngoại ngữ rồi thì sẽ hiểu là học ở nhà 1 năm thì chỉ bằng 1 tháng ở bản địa, chưa kể việc sang bản địa học sẽ có được phản xạ, còn học ở nhà thì phải mất rất nhiều thời gian cũng như xây dựng môi trường mới có được phản xạ. Trong khi đó nếu tính ra tiền thì việc cho đi học ở bản địa cũng chả đắt hơn quá nhiều.
 
Chỉnh sửa cuối:

momoyama68868

Xe điện
Biển số
OF-66516
Ngày cấp bằng
17/6/10
Số km
3,866
Động cơ
471,333 Mã lực
Nơi ở
Đống Đa
Tuỳ từng trẻ cụ ơi. Như em biết có hai trường hợp là chính con em và con bạn em luôn, học tiếng Anh từ 2 tuổi giờ bị loạn ngữ. Khả năng hiểu và giao tiếp tiếng Việt cả 2 bé này đều lùi một năm so với bạn cùng tuổi😞
Ép sớm quá từ 2 tuổi chả loạn ngữ.
Con nhà e 4 tuổi vào lớp mầm hệ tiếng Anh tăng cường. Giờ tiếng Anh tiếng Việt bắn nhức đầu như nhau. Khắm như cụ khốt, ranh ma như yêu tinh, cầm kỳ thi họa, bơi lội em cho học đủ chả thiếu thứ gì và cũng chả thấy bạn ấy chán môn gì. Phát triển bình thường và đủ hết những trải nghiệm tuổi thơ đi đằm bùn, lội ruộng, trồng rau, tắm suối...
 

dvc_hue

Xe buýt
Biển số
OF-63227
Ngày cấp bằng
3/5/10
Số km
690
Động cơ
443,895 Mã lực
Học khi già khó hơn trẻ, vì nói nghe khó khăn hơn. Trẻ tiếp xúc TA sớm rất tốt. Em cu con giờ 5 tuổi, chả đi học ở trường, vì từ bé mẹ cho xem clip và nói với mẹ thôi. Giờ bắn cũng chơi chíu chíu. TV thì kém hơn. Đi mẫu giáo cô tưởng tự kỷ do khg nói chuyện TV đc.
 

sozinho

Xe buýt
Biển số
OF-12372
Ngày cấp bằng
1/1/08
Số km
636
Động cơ
507,597 Mã lực
Em chứng kiến một bé sinh ở nước ngoài đến 6 tuổi môt câu tiếng Việt ra hồn không nói được, gia đình cho về Việt nam đi học, 5 năm sau chỉ nói tiếng Việt không nói được bất kỳ tiếng nào khác.
Qua đó để thấy học sớm rất quan trọng nhưng quan trọng hơn phải duy trì được môi trường để ôn luyện không thì cũng rơi rụng sạch thôi.
Nếu như ta thấy trẻ Việt sống ở Việt nam học trường quốc tế mà nói tiếng Việt còn lơ lớ thì dựa vào điều gì ta có thể nói là con chúng ta kể cả học giáo viên gốc Anh có thể nói tiếng anh như tiếng mẹ đẻ trong khi đang sống ở môi trường trong nước?. Thực tế những câu khen của các bạn nước ngoài đa phần là xã giao khích lệ thôi. Nói điều đó để thấy là nếu mục đích đi định cư thì học càng sớm càng tốt, không phải các bạn học muộn không đủ tiếng Anh để giao tiếp làm việc, mà là để có được ngữ âm của người bản xứ thì sự hoà nhập sẽ hoàn toàn hơn.
Khi bạn cho là tiếng anh của mình đạt được ngữ âm như người bản xứ, thì giữa môi trường đông người lạ, như trong một nhà hàng hay một bữa tiệc, bạn cất giọng nói chuyện với người bên cạnh mà không một ai xung quanh quay lại nhìn bạn, thì lúc đấy có lẽ bạn đúng. Chỉ một từ "ngọng" thôi sẽ có liếc nhìn ta ngay.
Chúng ta thường không nghe được độ chuẩn khi mình nói tiếng nước ngoài, nó tương tự như ta không nghe được chính xác giọng hát của mình (hát ngang phè nhưng vẫn thấy là không sai nhạc lắm). Chẳng biết có phải vì thế không mà tình cờ em nhận thấy những người hát hay thì phát âm ngoại ngữ khá chuẩn và dễ dàng hơn so với người khác.
 

ca_kiem

Xe container
Biển số
OF-96282
Ngày cấp bằng
21/5/11
Số km
5,718
Động cơ
482,088 Mã lực
Nơi ở
..
- Cháu bắt đầu học tiếng Anh năm 08 tuổi.
- Bắt đầu học tiếng Nhật năm 14 tuổi.
- Bắt đầu học tiếng Trung năm 20 tuổi.
- Bắt đầu học tiếng Tây Ban Nha năm 21 tuổi.

Năm nay cháu 22 tuổi.
- Tiếng Anh, trình độ bản ngữ.
- Tiếng Nhật, trình độ cao cấp (N1).
- Tiếng Trung, Tây Ban Nha, trình độ trung cấp.

—————

Nhận định cá nhân cháu: học ngoại ngữ thì tuổi nào cũng học được. Chưa chắc học càng sớm đã là càng tốt.
Mợ học nhiều như vậy... sau này lấy chồng chắc phải đến Đại học sỹ mới nói chuyện với nhau được nhỉ ;)) ( em đùa thôi )
Xã hội nó hỗn tạp thập cẩm thiên lôi như cái nổi lẩu.. không phải ai cũng chăm và giỏi như mợ ... có thể nói trường hợp mợ là trường hợp năng khiếu đặc biệt không thể lấy ra làm ví dụ được đâu :)
 

Altis-2011

Xe tải
Biển số
OF-295401
Ngày cấp bằng
9/10/13
Số km
217
Động cơ
267,604 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.facebook.com
E thấy cụ nói đúng, nhưng chắc hẳn cụ không thuộc về số đông - tức là không phải ai cũng được như cụ. Nói cách khác là cụ có năng khiếu. E đến đại học mới tiếp cận một ngôn ngữ mới và em chém gió cũng ko tệ. Tuy nhiên, nếu để xây dựng lối suy nghĩ, tư duy bằng tiếng nước ngoài, học sớm được thì tốt. Ví dụ như các em em ở nước ngoài đều có thể nói tốt hai thứ tiếng (trong đó có tiếng Việt) vì nó có môi trường cho cả hai ngôn ngữ ấy phát triển.
Ngoại ngữ là một công cụ tốt, thậm chí kể cả có AI trong tương lai, ngoại ngữ vẫn là một công cụ cần thiết. nếu được thì rèn giũa, mài sắc công cụ ấy càng tốt.
Ngoại ngữ ko phải là thứ có thể nhồi nhét hoặc học cấp tốc ngày một ngày hai. Suy cho cùng, ngôn ngữ là văn hóa, là thói quen được định hình dần. Vì thế có lý do thứ 2 để học ngoại ngữ sớm.
Cụ nói đến "tầm nó học thấm vào người và tốt lên về cả ngữ pháp, từ vựng thì sau mới có cửa du học các kiểu thì ko cần học sớm": Cái này cũng đúng luôn, nhưng đúng với mục đích học để thi. Cũng như chúng ta học tiếng Việt thôi, học nói, học viết rồi mới dần học ngữ pháp, phân tích câu, tập làm văn sau đó mới làm văn lại. Đến mức độ hiểu biết, tư duy nào đó thì mới có khả năng hình thành các kiến thức về ngôn ngữ chuẩn phục vụ cho kỳ thi. Nhưng nếu được, học tiếng anh (hay ngoại ngữ khác) sớm thì sẽ rút ngắn được phần nào. Ngôn ngữ của mình sẽ phong phú , tự nhiên hơn, cách nói giống bản ngữ hơn, văn vẻ hơn ...Nên nếu có điều kiện, cho đi học sớm cũng là cái tốt. Đây là lý do thứ 3.
Tuy nhiên, nếu vì tất cả các lý do trên mà con bạn: không thích, không có cảm hứng, không chăm chỉ và thiếu nhậy bén về ngôn ngữ (cái này do bẩm sinh nhiều) thì hiệu quả việc học sớm ở nước ta sẽ không mong muốn. Tất nhiên, một đứa trẻ trong môi trường hoàn toàn yêu cầu nói tiếng Anh (ở nước ngoài chẳng hạn) thì nó phải tự khắc phục thôi và sẽ có kết quả - Ngôn ngữ cũng do thói quen mà.
Cụ ptich chuẩn. Với ng bth thì học TA càng sớm càng tốt, trẻ nhỏ tập trung vào nghe, nói. Khi tư duy kiến thức trẻ phát triển hơn thì chuyên sâu hơn về đọc viết.
 

Kem tươi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508190
Ngày cấp bằng
4/5/17
Số km
6,716
Động cơ
255,609 Mã lực
Học T.Anh từ sớm và phải duy trì trong môi trường của các trường quốc tế như kiểu con nhà rich kids thì còn ngon, nó duy trì từ lớp 1 tới lớp 12 toàn tiếng Anh. Chứ 4-5 tuổi cho học mà đến cấp 2-3 vùi đầu trong toán lý hóa sinh sử địa bỏ bẵng tiếng Anh là quên sạch ngay. Các kiến thức tiếng Anh lúc 4-5 tuổi học là học vẹt nên nó chưa thấm đâu, tầm cấp 2-3 tập trung học lúc đó nó hiểu cả ngữ pháp lẫn từ vựng thì nó mới nhớ lâu.

Mà cái ngữ điệu này nọ quan trọng gì, các cụ xem CEO các tập đoàn lớn người châu Á, các giáo sư giảng viên châu Á, rồi các vận động viên châu Á,..vân vân họ nói tiếng Anh đặc sệt âm ngữ châu Á, nhưng giao tiếp rất thành thạo, vẫn rất tốt. Việc gì cố cho giống cái ngữ điệu bản ngữ làm gì, mà cố cũng chả giống được, mà giống suy cho cùng cũng chả có nhiều lợi ích đâu, mất thời gian.

Chỉ cần phát âm đúng phiên âm và trọng âm là được, ví dụ:
- Phần mở đầu giới thiệu mỗi cuốn sách, "preface" phải đọc : "pờ re fis" hoặc "pờ re fơs" là ok, chứ đọc là "pờ ri fây s" là sai trọng âm và sai phiên âm.
- Từ "auto" phải đọc là : o tâu, chứ cứ đọc là au tô là sai.
- "Tooth" là cái răng, đọc là "tu:th", tức là 2 chữ o đi liền nhau đọc hơi giống chữ u. Nhưng "blood" là máu me, cũng có 2 chữ o đi liền như nhưng phải đọc là "bờ lắt", tùy theo từ vựng là 2 chữ o đi liền nhau đọc là u hay là ă.

Đại loại thế, cứ phát âm đúng trọng âm và đúng phiên âm là bạn đạt được 99% sự đúng đắn chính xác trong phát âm tiếng anh rồi. Không bao giờ bạn phát âm giống bản xứ được, may chăng thì giống khi phát âm từng từ riêng lẻ, chứ đi vào hội thoại dài cả cụm câu là không giống, mà giống thì để làm gì cho mệt thân ra, vô số người nổi tiếng học tiếng Anh chả cần phát âm ngữ điệu giống bản xứ mà họ làm việc khắp nơi trên thế giới vẫn ngon có sao đâu. Quan trọng là bạn có chuyên môn gì.

Tóm lại, đi học tiếng Anh sớm với hy vọng "ngữ điệu" giống người bản xứ là chiêu trò quảng cáo rất vớ vỉn mà nhiều người giỏi tiếng Anh cười khẩy, họ biết rõ cái ngữ điệu cũng chả có tác dụng gì lớn lao cả, nhưng chiêu trò này lại rất thu hút được nhiều phụ huynh nhẹ dạ.
 

fantasy0178

Xe tăng
Biển số
OF-10145
Ngày cấp bằng
25/9/07
Số km
1,838
Động cơ
652,319 Mã lực
Ơ hay e có khoe khoang gì đâu :D, còn cụ bảo e thất bại lên mạng lấy số thì cụ cứ inbox e ta giao lưu vài câu tiếng a, rồi cụ thích so bằng cấp cv gì e chiều cụ hết :D
Thôi cụ trẩu ạ, cụ bỏ bóng đá người, công kích cá nhân đủ để e hiểu xuất phát điểm và nền tảng giáo dục, văn hóa cụ đc thụ hưởng. Còn lên mạng xong cay cú hẹn gặp để hơn thua thì chắc cỡ hai muơi năm trc e sẽ trẩu theo cụ. Trưởng thành và điềm đạm hơn đi, cách hành xử của cụ sẽ là tấm guơng cho thế hệ tiếp theo của cụ noi theo đấy.
 

Mr met

Xe tăng
Biển số
OF-489034
Ngày cấp bằng
15/2/17
Số km
1,113
Động cơ
25,743 Mã lực
Con nhà em xác định cho học muộn, giờ lớp 1 mà vẫn mù tiếng anh, vì em quan điểm vốn tiếng Việt chưa học thì ngoại ngữ chẳng để làm gì. Tầm hết lớp 3 mà học hành tử tế thì thằng bố xác định kẹp nách sang Phil tầm đôi tháng hè, con thì học còn bố thì đi bán chuối :)). Còn nếu học dốt thì hết cấp 1 em mới xách sang, em dự chắc mất đôi lần sang thì cũng đủ vốn đi tán gái, còn giờ cứ cho ăn chơi tẹt bô, tập tành bơi lội, chạy nhảy, đập đá phá đồ :)

Nhiều cụ đặt nặng vấn đề học sớm với muộn nhưng vì các cụ học ngoại ngữ trong nước. Chứ còn cụ nào từng sang bản địa học ngoại ngữ rồi thì sẽ hiểu là học ở nhà 1 năm thì chỉ bằng 1 tháng ở bản địa, chưa kể việc sang bản địa học sẽ có được phản xạ, còn học ở nhà thì phải mất rất nhiều thời gian cũng như xây dựng môi trường mới có được phản xạ. Trong khi đó nếu tính ra tiền thì việc cho đi học ở bản địa cũng chả đắt hơn quá nhiều.
chuẩn cụ!? nhưng cơ bản không phải ai cũng có điều kiện như cụ nên cũng phải tính toán tìm hiểu!?
 

Mr met

Xe tăng
Biển số
OF-489034
Ngày cấp bằng
15/2/17
Số km
1,113
Động cơ
25,743 Mã lực
Học T.Anh từ sớm và phải duy trì trong môi trường của các trường quốc tế như kiểu con nhà rich kids thì còn ngon, nó duy trì từ lớp 1 tới lớp 12 toàn tiếng Anh. Chứ 4-5 tuổi cho học mà đến cấp 2-3 vùi đầu trong toán lý hóa sinh sử địa bỏ bẵng tiếng Anh là quên sạch ngay. Các kiến thức tiếng Anh lúc 4-5 tuổi học là học vẹt nên nó chưa thấm đâu, tầm cấp 2-3 tập trung học lúc đó nó hiểu cả ngữ pháp lẫn từ vựng thì nó mới nhớ lâu.

Mà cái ngữ điệu này nọ quan trọng gì, các cụ xem CEO các tập đoàn lớn người châu Á, các giáo sư giảng viên châu Á, rồi các vận động viên châu Á,..vân vân họ nói tiếng Anh đặc sệt âm ngữ châu Á, nhưng giao tiếp rất thành thạo, vẫn rất tốt. Việc gì cố cho giống cái ngữ điệu bản ngữ làm gì, mà cố cũng chả giống được, mà giống suy cho cùng cũng chả có nhiều lợi ích đâu, mất thời gian.

Chỉ cần phát âm đúng phiên âm và trọng âm là được, ví dụ:
- Phần mở đầu giới thiệu mỗi cuốn sách, "preface" phải đọc : "pờ re fis" hoặc "pờ re fơs" là ok, chứ đọc là "pờ ri fây s" là sai trọng âm và sai phiên âm.
- Từ "auto" phải đọc là : o tâu, chứ cứ đọc là au tô là sai.
- "Tooth" là cái răng, đọc là "tu:th", tức là 2 chữ o đi liền nhau đọc hơi giống chữ u. Nhưng "blood" là máu me, cũng có 2 chữ o đi liền như nhưng phải đọc là "bờ lắt", tùy theo từ vựng là 2 chữ o đi liền nhau đọc là u hay là ă.

Đại loại thế, cứ phát âm đúng trọng âm và đúng phiên âm là bạn đạt được 99% sự đúng đắn chính xác trong phát âm tiếng anh rồi. Không bao giờ bạn phát âm giống bản xứ được, may chăng thì giống khi phát âm từng từ riêng lẻ, chứ đi vào hội thoại dài cả cụm câu là không giống, mà giống thì để làm gì cho mệt thân ra, vô số người nổi tiếng học tiếng Anh chả cần phát âm ngữ điệu giống bản xứ mà họ làm việc khắp nơi trên thế giới vẫn ngon có sao đâu. Quan trọng là bạn có chuyên môn gì.

Tóm lại, đi học tiếng Anh sớm với hy vọng "ngữ điệu" giống người bản xứ là chiêu trò quảng cáo rất vớ vỉn mà nhiều người giỏi tiếng Anh cười khẩy, họ biết rõ cái ngữ điệu cũng chả có tác dụng gì lớn lao cả, nhưng chiêu trò này lại rất thu hút được nhiều phụ huynh nhẹ dạ.
quan điểm của em là ngôn ngữ là để giao tiếp chứ ko phải bắt chiếc vì vậy miễn là sử dung để giao tiếp được là được cụ nhỉ!?
 

thientudolong

Xe container
Biển số
OF-519605
Ngày cấp bằng
4/7/17
Số km
6,737
Động cơ
260,806 Mã lực
Thôi cụ trẩu ạ, cụ bỏ bóng đá người, công kích cá nhân đủ để e hiểu xuất phát điểm và nền tảng giáo dục, văn hóa cụ đc thụ hưởng. Còn lên mạng xong cay cú hẹn gặp để hơn thua thì chắc cỡ hai muơi năm trc e sẽ trẩu theo cụ. Trưởng thành và điềm đạm hơn đi, cách hành xử của cụ sẽ là tấm guơng cho thế hệ tiếp theo của cụ noi theo đấy.
cụ hiểu rồi thì e hẹn cái private conference on zalo thôi, chứ e có hẹn cụ ra công viên oánh nhau đâu, chứ chém gió như cụ trên đây con nhà chị họ đi du học, lv ở mẽo, hà lan, con nhà e cũng thế, hỏi đk định cư là gì cũng ko biết thì cũng là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ rồi :D
 

thientudolong

Xe container
Biển số
OF-519605
Ngày cấp bằng
4/7/17
Số km
6,737
Động cơ
260,806 Mã lực
Học T.Anh từ sớm và phải duy trì trong môi trường của các trường quốc tế như kiểu con nhà rich kids thì còn ngon, nó duy trì từ lớp 1 tới lớp 12 toàn tiếng Anh. Chứ 4-5 tuổi cho học mà đến cấp 2-3 vùi đầu trong toán lý hóa sinh sử địa bỏ bẵng tiếng Anh là quên sạch ngay. Các kiến thức tiếng Anh lúc 4-5 tuổi học là học vẹt nên nó chưa thấm đâu, tầm cấp 2-3 tập trung học lúc đó nó hiểu cả ngữ pháp lẫn từ vựng thì nó mới nhớ lâu.

Mà cái ngữ điệu này nọ quan trọng gì, các cụ xem CEO các tập đoàn lớn người châu Á, các giáo sư giảng viên châu Á, rồi các vận động viên châu Á,..vân vân họ nói tiếng Anh đặc sệt âm ngữ châu Á, nhưng giao tiếp rất thành thạo, vẫn rất tốt. Việc gì cố cho giống cái ngữ điệu bản ngữ làm gì, mà cố cũng chả giống được, mà giống suy cho cùng cũng chả có nhiều lợi ích đâu, mất thời gian.

Chỉ cần phát âm đúng phiên âm và trọng âm là được, ví dụ:
- Phần mở đầu giới thiệu mỗi cuốn sách, "preface" phải đọc : "pờ re fis" hoặc "pờ re fơs" là ok, chứ đọc là "pờ ri fây s" là sai trọng âm và sai phiên âm.
- Từ "auto" phải đọc là : o tâu, chứ cứ đọc là au tô là sai.
- "Tooth" là cái răng, đọc là "tu:th", tức là 2 chữ o đi liền nhau đọc hơi giống chữ u. Nhưng "blood" là máu me, cũng có 2 chữ o đi liền như nhưng phải đọc là "bờ lắt", tùy theo từ vựng là 2 chữ o đi liền nhau đọc là u hay là ă.

Đại loại thế, cứ phát âm đúng trọng âm và đúng phiên âm là bạn đạt được 99% sự đúng đắn chính xác trong phát âm tiếng anh rồi. Không bao giờ bạn phát âm giống bản xứ được, may chăng thì giống khi phát âm từng từ riêng lẻ, chứ đi vào hội thoại dài cả cụm câu là không giống, mà giống thì để làm gì cho mệt thân ra, vô số người nổi tiếng học tiếng Anh chả cần phát âm ngữ điệu giống bản xứ mà họ làm việc khắp nơi trên thế giới vẫn ngon có sao đâu. Quan trọng là bạn có chuyên môn gì.

Tóm lại, đi học tiếng Anh sớm với hy vọng "ngữ điệu" giống người bản xứ là chiêu trò quảng cáo rất vớ vỉn mà nhiều người giỏi tiếng Anh cười khẩy, họ biết rõ cái ngữ điệu cũng chả có tác dụng gì lớn lao cả, nhưng chiêu trò này lại rất thu hút được nhiều phụ huynh nhẹ dạ.
nói đâu xa, bọn ấn nó nói tiếng anh như đấm vào mồm nhưng dân ấn giờ là CEO của google, microsoft, pepsi, trong khi đó giỏi tiếng anh như bọn phil, thần đồng Đỗ Nhật Nam toàn đi làm osin với sinh viên ngành âm nhạc :D, khổ cho 1 thế hệ cha mẹ ko biết tiếng anh cứ nghĩ chỉ cần tiếng anh là con cái hóa rồng haizz
 

mr.hiep1986

Xe tải
Biển số
OF-332604
Ngày cấp bằng
25/8/14
Số km
240
Động cơ
283,510 Mã lực
cho học sớm hẳn lúc 2 - 3 tuổi cũng rất tốt đấy ạ, khi đó trẻ không phân biệt đâu là Tiếng Anh đâu là Tiếng Việt mà hợp thành 1 ngôn ngữ. Ví dụ Mẹ hay mother trẻ đều hiểu 2 từ đó là người nào,
 

Halomua

Xe tải
Biển số
OF-344684
Ngày cấp bằng
28/11/14
Số km
278
Động cơ
274,326 Mã lực
Em là mẹ lười nên cho con chơi thoải mái, tắm nắng thoải mái, phát triển thể lực đã. Cứ sáng chiều 2 buổi dẫn con đi chơi, anh chàng mồ hôi mướt mát nhưng ở sân chơi nào phong thái đều tự tin vì biết chơi, dạn bạn.
Đến năm hè vào lớp 1 sẽ cho làm quen - làm quen thôi, học nghiêm túc, biết trước rồi đến khi học thật lại chán. Học sớm, em sợ ngoài việc biết rồi nên chán học, và việc vừa vào lớp 1 đã mang theo cặp kính.
 

Tranha131076

Xe tăng
Biển số
OF-436950
Ngày cấp bằng
13/7/16
Số km
1,880
Động cơ
243,512 Mã lực
Tuổi
48
Học T.Anh từ sớm và phải duy trì trong môi trường của các trường quốc tế như kiểu con nhà rich kids thì còn ngon, nó duy trì từ lớp 1 tới lớp 12 toàn tiếng Anh. Chứ 4-5 tuổi cho học mà đến cấp 2-3 vùi đầu trong toán lý hóa sinh sử địa bỏ bẵng tiếng Anh là quên sạch ngay. Các kiến thức tiếng Anh lúc 4-5 tuổi học là học vẹt nên nó chưa thấm đâu, tầm cấp 2-3 tập trung học lúc đó nó hiểu cả ngữ pháp lẫn từ vựng thì nó mới nhớ lâu.

Mà cái ngữ điệu này nọ quan trọng gì, các cụ xem CEO các tập đoàn lớn người châu Á, các giáo sư giảng viên châu Á, rồi các vận động viên châu Á,..vân vân họ nói tiếng Anh đặc sệt âm ngữ châu Á, nhưng giao tiếp rất thành thạo, vẫn rất tốt. Việc gì cố cho giống cái ngữ điệu bản ngữ làm gì, mà cố cũng chả giống được, mà giống suy cho cùng cũng chả có nhiều lợi ích đâu, mất thời gian.

Chỉ cần phát âm đúng phiên âm và trọng âm là được, ví dụ:
- Phần mở đầu giới thiệu mỗi cuốn sách, "preface" phải đọc : "pờ re fis" hoặc "pờ re fơs" là ok, chứ đọc là "pờ ri fây s" là sai trọng âm và sai phiên âm.
- Từ "auto" phải đọc là : o tâu, chứ cứ đọc là au tô là sai.
- "Tooth" là cái răng, đọc là "tu:th", tức là 2 chữ o đi liền nhau đọc hơi giống chữ u. Nhưng "blood" là máu me, cũng có 2 chữ o đi liền như nhưng phải đọc là "bờ lắt", tùy theo từ vựng là 2 chữ o đi liền nhau đọc là u hay là ă.

Đại loại thế, cứ phát âm đúng trọng âm và đúng phiên âm là bạn đạt được 99% sự đúng đắn chính xác trong phát âm tiếng anh rồi. Không bao giờ bạn phát âm giống bản xứ được, may chăng thì giống khi phát âm từng từ riêng lẻ, chứ đi vào hội thoại dài cả cụm câu là không giống, mà giống thì để làm gì cho mệt thân ra, vô số người nổi tiếng học tiếng Anh chả cần phát âm ngữ điệu giống bản xứ mà họ làm việc khắp nơi trên thế giới vẫn ngon có sao đâu. Quan trọng là bạn có chuyên môn gì.

Tóm lại, đi học tiếng Anh sớm với hy vọng "ngữ điệu" giống người bản xứ là chiêu trò quảng cáo rất vớ vỉn mà nhiều người giỏi tiếng Anh cười khẩy, họ biết rõ cái ngữ điệu cũng chả có tác dụng gì lớn lao cả, nhưng chiêu trò này lại rất thu hút được nhiều phụ huynh nhẹ dạ.
Nhà tớ nghèo, vứt mỗi cái ipad và lắp cái internet cho con để nó xem phim, ca nhạc, các clip về khoa học lịch sử .... trên mạng. Còn nói thì nó tự chơi game online và nói chuyện tiếng Anh với bạn nước ngoài.

Chả có tiền cho nó ra nước ngoài giao lưu.

Vậy chắc vài năm nữa tiếng Anh nó mất hết cụ nhỉ!

P/S: Không có thực tế thì thôi bớt làm thầy đồ đi!
 

Captain

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-30549
Ngày cấp bằng
4/3/09
Số km
4,864
Động cơ
531,156 Mã lực
Nơi ở
Tp.HCM
Học ngoại ngữ là ngấm dần, cho trẻ tiếp cận càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, khi còn nhỏ thì cần tiếp xúc với người bản ngữ, trẻ sẽ phát âm chuẩn. Khi các cháu lớn rồi, việc phát âm sẽ khó chuẩn được.
 
  • Vodka
Reactions: Aug
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top