[Funland] Có nên chi gần 5k tỉ VNDkéo điện ra Côn Đảo

dongbighug

Xe tăng
Biển số
OF-21313
Ngày cấp bằng
19/9/08
Số km
1,016
Động cơ
504,313 Mã lực
Nơi ở
Gốc - xứ Đoài mây trắng
em lạy cụ, điện gió alone ko dùng để chạy nền được ạ. Phủ đỉnh thì maybe. Quảng Trị hay Bạc Liêu làm được vì nó vẫn nối lưới, nó vẫn có thủy điện và nhiệt điện chạy nền. Tức là nếu ko có 1 nguồn điện chạy ổn định, thì ko thể nào chạy 1 mình nó được. Tất cả các thiết bị cứ chập chờn hay ko có diện nó sẽ hỏng hoaawcj gây thiệt hại kinh tế lớn lắm. Bác cứ tưởng tượng cả nhà máy bảo quản thủy sản hay dây chuyền sản xuât đang chạy hay bác đang nằm trogn resort mat mẻ, bỗng đâu trời im gió hay mây đen kéo mặt trời. Thì tất cả hàng hóa trong dây chuyền sản xuất đang chạy, cá mú đang ướp lạnh chuẩn bị cho bác xách về HN hay bác đang ấy dở lại mất điện nóng há mồm. bác lại chửi cho từ nhà nước đến chủ ks đến em phục vụ ko vuốt mặt kịp ý chứ.

Ko phải ở Biển là mặc nhiên có gió, Có những hôm trời ko có tí gió nào, vì đấy là ... việc của ông giời. Gió nhẹ quá hoặc gió mạnh quá thì cũng ko phát điện được.

Điên sóng - chính xác hơn là điện thủy triều, chỉ xây ở VỊNH - không phải ĐẢO và giá thành sẽ đắt. Hiện nay giá thành sản xuất khoảng 15 cent/KW tức là đắt nhất hiện nay (ko phải giá bán). Nó chỉ rẻ khi xây ở những hòn đảo giữa Pacific, kiểu Polynesia, thì ko kéo ở đâu được ra cả. Chứ Côn Đảo gần xịch Sóc Trăng, thừa sức kéo.

Đây là cơ cấu điện của Đức, Em trích từ bai của bac Nhật Đình viết hôm 21/3 cho cụ tham khảo:
"... công suất đặt điện cổ điển (khí 30,5 GW, dầu 4,38 GW, than đá 23,7 GW, than nâu 20,25 GW, hạt nhân 8,11GW, sinh khối 8,55GW, thủy điện lớn nhỏ 4,85 GW, thủy điện tích năng 9,81 GW, lưu trữ pin không đáng kể) đã hơn 110GW vào đầu năm 2021. Trong khi phụ tải trong năm 2020, cao vào mùa đông, thấp vào mùa hè, tối đa luôn thấp hơn 75GW. Tức là dự trữ luôn có >35% công suất đặt của riêng điện cổ điển. Với công suất đặt đó, nước Đức hoàn toàn không cần đến điện gió và điện mặt trời vẫn có thể vận hành trơn tru.

Thế nhưng, để có thể cắt giảm được phát thải khí CO2 đúng theo nghĩa vụ của các nước đã phát triển (các nước đang phát triển không có nghĩa vụ đó), nước Đức phải có thêm 54,52 GW điện mặt trời, 7,77 GW điện gió ngoài khơi và 54,82 GW điện gió trên bờ. Tính ra thì gió với mặt trời cũng đủ để nước Đức có điện, nhưng không trơn tru.

Vì trời tối thì không có điện mặt trời, và có những ngày oái oăm như từ đêm 7/3/2021 đến đêm 10/3/2021 vừa qua không có gió, nên điện cổ điển, nhất là khí và than vẫn phải gánh đủ 100% phụ tải và phải có dự trữ để đề phòng tình huống xấu như ông bạn Texas bên Mỹ. Gần 10GW thủy điện tích năng là con số lưu trữ choáng váng với nhiều quốc gia phát triển khác nhưng chưa là gì so với sự đỏng đảnh của gió và mặt trời.

"...Điều đó giống như một anh xe ôm, dù chỉ có thể ngồi trên một xe để chở khách ôm sau lưng nhưng vẫn phải sở hữu 3 xe máy khác nhau. Khi trời nắng anh chạy xe điện mặt trời, khi đang chạy mà có mưa thì anh sẽ gọi điện để một đồng nghiệp phóng cái xe chạy gió từ nhà đến nơi anh đang chở khách rồi dắt bộ cái xe chạy điện mặt trời về. Khi tối không có nắng lẫn gió thì anh lại gọi đồng nghiệp phi cái xe xăng từ nhà đến nơi anh đang ngáp để đổi xe và dắt bộ cái xe gió về. Tất nhiên là phải trả công cho đồng nghiệp và phải nuôi 3 cái xe cùng một lúc dù chỉ cần 1 xe. Giá xe ôm của anh ta không thể rẻ bằng anh xe ôm chỉ sở hữu 1 xe Wave duy nhất chạy xăng...."


Sorry bác là em nói bác hơi gay gắt, nhưng quả thật là em đàn bà con gái, toàn nghe lỏm chuyện kỹ thuật lúc làm móng với gội đầu với rửa bát, nhưng nhiều khi nghe các bác đàn ông con giai mà cũng ko biết gì về điện nhưng vẫn chém như đúng rồi để sang mồm. Để làm gì hả bác? Trước khi mình chém mình google tìm hiểu rồi chém cho tự tin thì có mất gì đâu nhỉ?
Dạ. Cảm ơn cụ đã khai sáng.
Em thì bị auto dị ứng vs các dự án "đội vốn & cao su" đặc sản của nước nhà và $ đó chúng ta lại è cổ gánh lên mớ thuế thân vốn đã ngày càng nặng nên em chỉ mong làm đc cái gì đó thiết thực hơn, tiết kiệm & phù hợp đc với điều kiện từng địa phương cụ thể.
:)
 

farevell

Xe buýt
Biển số
OF-306717
Ngày cấp bằng
6/2/14
Số km
948
Động cơ
303,447 Mã lực
Tiền cụ ạ. Đầu tư đường dây 50 KV thì rẻ hơn nhiều so với đường dây 110kV.
Đảo Phú Quốc đầu tư 1 đường cáp ngầm 110kv chỉ vài năm là quá tải, bây giờ đầu tư thêm 1 đường dây 220kv đi trên cột chứ không làm dây cáp ngầm vượt biển vì quá đắt.
cho em hỏi đi trên cột kiểu gì ra giữa biển ah cụ, trồng cột xuống biển luôn ah
 

Abram

Xe điện
Biển số
OF-318599
Ngày cấp bằng
6/5/14
Số km
3,667
Động cơ
631,026 Mã lực
Chắc ổn. Vấn đề là hơi lâu. Kéo cáp chắc 1 năm là xong, điện khí không thể nhanh được.
Khi tiền không hạn chế thì nhanh lắm cụ ạ.
Ví dụ làm một nhà máy diezen chắc nửa năm là xong, điện gió cũng thế, nhiệt điện lâu hơn chút; tuy nhiên ở đấy phương án nhiệt điện sẽ bị bác bỏ ngay từ đầu vì lý do môi trường.
Hiện tại trên đảo được cấp chủ yếu bằng nguồn diezen, một chút điện mặt trời nhỏ lẻ nữa.
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
23,226
Động cơ
644,127 Mã lực
Dạ. Cảm ơn cụ đã khai sáng.
Em thì bị auto dị ứng vs các dự án "đội vốn & cao su" đặc sản của nước nhà và $ đó chúng ta lại è cổ gánh lên mớ thuế thân vốn đã ngày càng nặng nên em chỉ mong làm đc cái gì đó thiết thực hơn, tiết kiệm & phù hợp đc với điều kiện từng địa phương cụ thể.
:)
Cụ nên phân biệt chuyện đội vốn, tham nhũng khác với chuyện làm cái gì là phù hợp với thực tế. Cứ lẫn lộn linh tinh với nhau là không được.
 

TÀU NGẦM NỔI

Xe container
Biển số
OF-550192
Ngày cấp bằng
12/1/18
Số km
7,189
Động cơ
237,121 Mã lực
Tuổi
37
Một là như cụ nói, 2 là có thể do chất lượng điện của điện mặt trời và điện gió vẫn không bằng các loại điện khác
Chất lượng trồi sụt là chắc. Với lại nó có rẻ và rẻ hơn bao nhiêu thì chưa biết.
Làm điện để phát triển du lịch mà dựng điện gió với mặt trời khéo lại tịt du lịch
Em đến Côn Đảo 2 lần, có nhiều công trình làm với mục đích chủ quyền là chủ yếu, kinh tế là phụ. Nên không bàn chuyện kinh tế hay không.
Ở Côn Đảo em thấy một ngôi chùa, không có một chữ hán nào, toàn tiếng Việt, em chưa được biết ngôi chùa nào như thế trong đất liền :)
Nghe đồn chùa gì ở sát biên giới phía Bắc. Nghe bảo cả từng viên gạch cũng dập.chữ chìm Quốc ngữ. Hình như chùa Tam Thanh.
 

Cartoner

Xe container
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
5,154
Động cơ
1,281 Mã lực
cho em hỏi đi trên cột kiểu gì ra giữa biển ah cụ, trồng cột xuống biển luôn ah
Trông đâu 88 cái cột giữa biển đó cụ.
 

Musical Stone

Xe điện
Biển số
OF-62959
Ngày cấp bằng
28/4/10
Số km
2,738
Động cơ
-47,286 Mã lực
Nơi ở
B10A KĐT Nam Trung Yên, Trung Hòa, Cầu Giấy
Website
amisha.vn
em đồng ý với cụ nhưng em nghĩ phải Roẹt. cộp. cộp chứ nhỉ? :">
Em viết mấy chữ với ký nháy thôi, chứ chưa ra văn bản chính thức :D Dấu thì là dấu tên mình thôi :D
 

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
4,196
Động cơ
328,298 Mã lực
Điện gió+ nhiệt điện khí có ổn ko?
Thử phân tích theo ý cụ nhé:
- Điện gió, có thể làm nhưng vẫn phải có nhà máy điện (hay nguồn lưới) chạy nền ổn định, cánh tua bin gió sẽ không quay/chạy được khi lặng gió hay khi có bão gió giật (phải nghỉ để bảo vệ cánh, turbine...).
- Điện khí: nêu mục đích cấp nguồn 45MW, cần phải làm nhà máy điện tua bin khí (TBK) phát điện ít nhất 2 máy x 36MW/máy (máy chạy máy nghỉ khi bảo dưỡng định kỳ hàng năm, hay sự cố.), nếu chọn dòng máy TBK loại 15/18MW cũng được nhưng vài năm sẽ nhanh chóng quá tải, nên chọn luôn dòng 36MW của Alstom/GE rất phổ biến hện nay.
Để làm nhà máy điện TBK, nếu chu trình đơn (chỉ 2 máy TBK phát điện) tiến độ xây lắp phát điện khoảng 12-18 tháng là xong (tiến độ này như nhà máy điện Bà rịa và Nhà máy điện Cần thơ đã làm từ 199x đến nay, nhiều rồi). Chu trình đơn hiệu suất khoảng 35-40%
Nếu làm chu trình hỗn hợp: tiến độ 12-14 tháng xong chu trình đơn, 6 tháng cho phần đuôi hơi chạy tua bin hơi (TBH) phát điện, lúc này tổng công suất sẽ đẩy lên khoảng 108-110MW (2 TBK x36MW + TBH 36 MW), chạy chu trình hỗn hợp hiệu suất đến 60%, nhưng phải có thêm phần hệ thống cấp nước sạch cho lò hơi và hệ thống nước làm mát (dùng ngay nước biển được).
Về nhiên liệu cho nhà máy TBK, đây mới là vấn đề lớn:
+ dùng dầu DO giai đoạn đầu, giá thành sẽ cao, giá bán điện sẽ đắt. Vẫn phải có tàu dầu, cảng nhập và bồn bể kho chứa dầu DO cho nhà máy phát điện. To1mm lại là hệ thống cảng dầu riêng phục vụ cho chạy máy phát điện.
+ dùng khí: đường ống khí Nam Côn sơn (thu gom khí từ các các mỏ Lan tây, Lan đỏ, Mộc tinh, Hải thạch...), nếu trích ra cấp khí cho nhà máy điện TBK này? cũng khó làm, vì nhu cầu tiêu thụ quá ít.quãng 100-150 triệu m3 khí/năm.
+ Dùng LNG nhập, vẫn phải có tàu chuyên chở LNG, kho cảng riêng nhập LNG cho nhà máy.
Khả năng Tông giá trị đầu tư nhà máy điện TBK 2x36 (hoặc 110MW) kia, hệ thống nước cấp lò hơi, làm mát, cùng với hệ thông kho cảng dầu cùng bồn bể hay LNG sẽ lớn hơn con số 5K tỷ.
Vi vậy với nhu cầu phụ tải 45MW, chọn phương án cáp ngầm 110kV là khả thi, trong vòng 12-18 tháng làm ngay tuyến cáp ngầm 110kV và các trạm biến áp 2 đầu (Sóc trăng và Côn đảo).
Hình thưc đầu tư: nếu cho gọi đầu tư dạng BOT hay IPP (nhà máy điện độc lập), liệu có công ty tư nhân nào đầu tư dự án này? chắc phải vài chục năm mới thu hồi vốn?
 

Lah

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-98893
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
5,711
Động cơ
473,032 Mã lực
Bài có giải trình:
 

Dream 100

Xe lừa
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
35,875
Động cơ
4,992,719 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Ngày 24-3, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Văn Thọ, chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cho biết, với mục tiêu đảm bảo an ninh - quốc phòng đặt lên hàng đầu thì điện lưới đưa từ đất liền ra ổn định hơn nhiều so với các hình thức khác.

"Qua phân tích, đánh giá, so sánh ưu nhược điểm của các phương án cấp điện cho Côn Đảo thì giải pháp dùng cáp ngầm kéo điện lưới từ Sóc Trăng ra đáp ứng được yêu cầu ổn định, lâu dài, đảm bảo quốc phòng - an ninh và giảm thiểu sự tác động đến môi trường, sinh thái của Côn Đảo", ông Thọ nói.
Ông Nguyễn Phước Thạnh, trưởng phòng quản lý Sở Công thương tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, lý giải cáp ngầm đưa điện ra Côn Đảo có cả đường dự phòng, nguồn dự phòng nên ổn định. Trong khi đó, điện mặt trời chỉ có ban ngày.

"Đặc biệt, Côn Đảo không có đất, chủ yếu là đất rừng của vườn quốc gia nên không thể lắp pin mặt trời cho đủ nguồn cung. Chưa kể, việc xử lý pin mặt trời khi hết hạn sử dụng sẽ gây nguy hại cho môi trường của Côn Đảo", ông Thạnh nói.

Với các loại hình năng lượng khác như điện gió, điện khí, Sở Công thương tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, trước đây đã có nhà đầu tư đến từ Na Uy để tìm hiểu đầu tư dự án điện khí LNG tại Côn Đảo nhưng do không hiệu quả nên đã rút và tỉnh thu hồi chủ trương.

Điện gió cũng không ổn định và không có hiệu quả cho nhà đầu tư. "Những nguồn điện từ mặt trời, từ gió chỉ có thể bổ sung thêm nguồn điện cho Côn Đảo mà thôi", ông Nguyễn Văn Thọ nói.
Vì sao phải kéo điện lưới ra Côn Đảo bằng cáp ngầm xuyên biển? - Ảnh 3.

Đường vào Nhà máy điện An Hội, Côn Đảo - chạy bằng diesel và phải bù lỗ hằng năm - Ảnh: ĐÔNG HÀ

Ở một góc độ khác, hiện Côn Đảo cần sự phát triển nhưng các nhà đầu tư đều mong chờ có điện ổn định mới triển khai đầu tư. Chưa kể, dân số cơ học của hòn đảo này đang tăng nhanh, lượng du khách đến với Côn Đảo đã vượt quy hoạch.

Nhu cầu sử dụng điện ở đảo ngày càng tăng. Hiện hai nhà máy phát điện diesel ở Côn Đảo chỉ đạt công suất gần 12 MW, thiếu hụt khoảng 7 MW so với nhu cầu. Do đó, các khu nghỉ dưỡng, khách sạn lớn ở Côn Đảo phải tự đầu tư máy phát điện.
Vì những lý do trên, tháng 11-2020, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có công văn đề nghị Bộ Công thương báo cáo Thủ tướng chấp thuận nghiên cứu dự án đầu tư tuyến cáp ngầm đưa điện từ Sóc Trăng ra Côn Đảo bằng vốn đầu tư trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.

Đồng thời, EVN cũng trình Bộ Công thương phương án đầu tư cấp điện cho Côn Đảo bằng lưới điện quốc gia. Cuối tháng 12-2020, Bộ Công thương đã có văn bản trình Thủ tướng theo đề xuất của tỉnh này. Bộ Quốc phòng cũng có văn bản đồng ý với dự án này. Và tháng 3-2020, Thủ tướng **************** đã đồng ý với chủ trương này như đã nói ở trên
 

cuonglhvt

Xe tăng
Biển số
OF-149798
Ngày cấp bằng
19/7/12
Số km
1,194
Động cơ
367,924 Mã lực
Em đến Côn Đảo 2 lần, có nhiều công trình làm với mục đích chủ quyền là chủ yếu, kinh tế là phụ. Nên không bàn chuyện kinh tế hay không.
Ở Côn Đảo em thấy một ngôi chùa, không có một chữ hán nào, toàn tiếng Việt, em chưa được biết ngôi chùa nào như thế trong đất liền :)
Chùa không thắp hương còn có, chùa không viết chữ Hán khó kiếm lắm sao? Đương nhiên là không tính chủa của Khmer.
 

Muon_biet

Xe cút kít
Biển số
OF-186880
Ngày cấp bằng
25/3/13
Số km
19,888
Động cơ
544,958 Mã lực
Nơi ở
Đống Đa, Hà Nội
Em đọc tin này thấy băn khoăn nên mời các cụ cùng thảo luận xem có hợp lý không? So sánh với tự xây nhà máy điện trên đảo.
Kéo điện ra đảo là hợp lí rồi.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,878
Động cơ
413,456 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Điện gió+ nhiệt điện khí có ổn ko?
Không ổn cụ ợ. Vấn đề là nhiệt điện khí nó cần khí mà Côn đảo không có tại chỗ.

Nếu làm ống dẫn khí thì chi phí còn tốn hơn kéo cáp.

Còn nếu dùng tàu chở khí thì Côn đảo không có cảng đủ lớn.
 

alceste

Xe điện
Biển số
OF-331518
Ngày cấp bằng
16/8/14
Số km
4,473
Động cơ
291,468 Mã lực
Dạ. Cảm ơn cụ đã khai sáng.
Em thì bị auto dị ứng vs các dự án "đội vốn & cao su" đặc sản của nước nhà và $ đó chúng ta lại è cổ gánh lên mớ thuế thân vốn đã ngày càng nặng nên em chỉ mong làm đc cái gì đó thiết thực hơn, tiết kiệm & phù hợp đc với điều kiện từng địa phương cụ thể.
:)
Vâng em cám ơn cụ. Em cũng bị dị ứng với các thành phần auto chửi ko cần nghĩ nên nhiều khi em hay lắm mồm đàn bà.
Mà cụ nói mớ thuế thân vốn nặng làm em ngưỡng mộ quá, vì em cũng biết thu nhập càng cao thì PIT mới càng nặng. Chứng tỏ lương cụ phải cao lắm! Thì mới phải đóng thuế nhiều vậy.
Đội vốn với cao su thì nhiều lý do, chủ quan do quản lý kém cũng có, khách quan như ko bố trí được vốn, đội vốn do gánh nặng đền bù, giải phóng mặt bằng cao cũng có.
Cụ cú tưởng tượng VN như 1 cặp bố mẹ nghèo, con thì đông, nhà thì nát vì mấy chục năm ko xây cơ sở hạ tầng, đặc biêt là điện (lúc ý cũng ko có tiền mà đầu tư và nhu cầu nó chưa bùng nổ như bây giờ).
Giờ các con nó lớn, cần ăn cần mặc cần giáo dục cần y tế, cần mua xe để đi, cần mua bảo hiểm sức khỏe y tế, nhưng tiền thì ít mà cái gì thì cũng cần chi, nên bố trí cho thằng nọ thì thằng kia sẽ mất phần. Thằng này có cái áo mới để đi tán gái thì con kia khỏi đi học. cụ cứ hiểu đại khái là thế.
Còn tất nhiên, em ko bảo ko có tiêu cực hay quản lý tốt.
Còn nói chuyện thì mình evidence based cụ nhỉ, chứ ko thì mình ko hơn gì trẻ con.
 

Hại Điện

Xe container
Biển số
OF-79106
Ngày cấp bằng
29/11/10
Số km
6,824
Động cơ
242,318 Mã lực
Mượn lời: https://www.facebook.com/story.php?story_fbid=3880382372055235&id=100002505302172
..........................

Sự thất bại của nền giáo dục Chuyên gia truyền thông Cuong Nguyen đã mỉa “cơ hội cho nền giáo dục nước nhà” khi đưa ra nhận xét như thế nhân một cái tút cãi nhau chuyện đưa điện lưới ra Côn Đảo ở diễn đàn Báo chí và Công dân.

Tôi cũng đọc cái tút đó, lướt lướt mấy trăm cmt, rồi thở dài ngán ngẩm.

Tên diễn đàn 100k thành viên đó, biểu đạt rằng, là nơi trao đổi giữa phóng viên và người dân. Tức là, đại diện cho tầng lớp có trí tuệ, kiến thức và những người dân có hiểu biết.

Thế nhưng, ôi thôi!

Một cái link quăng lên cùng với một cái tút vô cùng ngu ngốc, dốt nát, ko có một tí hiểu biết và chuyên môn nào.

Nhưng, kinh hoàng hơn, là 500 comt vào chửi từ ngành điện đến hệ thống chính quyền. Tất cả đều chửi chung như một đám ngáo, với kiểu: Sao ko dùng điện mặt trời? Điện gió? Điện thuỷ triều? Sao ko dùng pin tích điện?... vân vân và mây mây!

Kinh dị hơn, rất nhiều ông nhà báo, thậm chí có tiếng cũng xông vào chửi như thế, cũng cmt tranh luận với kiến thức y hệt đám người não bã đậu.
Kinh hoàng khiếp sợ hơn nữa, là một ông làm ngành điện, hiểu biết sâu về ngành điện, vào đấy kiên trì giải thích để mọi người hiểu quy trình và vận hành của hệ thống điện, hay dở của các loại điện, để mọi người có kiến thức... liền bị cả trăm thằng gồm cả phóng viên và “bạn đọc” xông vào chửi là ngu như lợn, dlv, bưng bô!

Dã man khủng khiếp hơn nữa, là có ông đề xuất dùng 4.800 tỷ đó đi xây nhà cho người nghèo! Kinh hãi khiếp sợ vãi hồn là có ông còn đưa ra giải pháp “dùng số tiền đó di cư người dân từ Côn Đảo vào đất liền cho khỏi tốn kém 4.800 tỷ”.

Qua một cái tút này, đủ để nhận diện bộ mặt thật của kiến thức và tư duy của phần đông dân mình. Sự thất bại ko chỉ của nền giáo dục phổ cập, mà còn cả của nền giáo dục nâng cao, khi mà giới nhà báo mà rỗng kiến thức nền tảng một cách trầm trọng. Nó như cái cây ko có gốc, hoặc ko có rễ, hoặc sâu mọt đục hết rồi. Vừa qua, chính phủ hay bộ nào đó, đề xuất ko cho tư nhân đào tạo báo chí, tôi nghĩ rất phải. Ko thể có chuyện ông xe ôm, chủ nhà nghỉ, công an tuột xích, thậm chí ông chủ quán sửa xe máy... đi làm pv như hiện nay được.

Đất nước kiểu gì mà đi học khoá làm giàu vài hôm đã đi dạy làm giàu, đưa được cái tin giết hiếp thành nhà báo, học được khoá NLP thành diễn giả, biết mỗi cây thuốc sâu răng đã thành thần y...

Thật là một sự mục ruỗng tận gốc và dốt nát toàn diện!

(Ảnh cái tút và thằng viết tút câu cá ở Côn Đảo)


 

bubu08

Xe tăng
Biển số
OF-88401
Ngày cấp bằng
14/3/11
Số km
1,660
Động cơ
405,044 Mã lực
Mượn lời: https://www.facebook.com/story.php?story_fbid=3880382372055235&id=100002505302172
..........................

Sự thất bại của nền giáo dục Chuyên gia truyền thông Cuong Nguyen đã mỉa “cơ hội cho nền giáo dục nước nhà” khi đưa ra nhận xét như thế nhân một cái tút cãi nhau chuyện đưa điện lưới ra Côn Đảo ở diễn đàn Báo chí và Công dân.

Tôi cũng đọc cái tút đó, lướt lướt mấy trăm cmt, rồi thở dài ngán ngẩm.

Tên diễn đàn 100k thành viên đó, biểu đạt rằng, là nơi trao đổi giữa phóng viên và người dân. Tức là, đại diện cho tầng lớp có trí tuệ, kiến thức và những người dân có hiểu biết.

Thế nhưng, ôi thôi!

Một cái link quăng lên cùng với một cái tút vô cùng ngu ngốc, dốt nát, ko có một tí hiểu biết và chuyên môn nào.

Nhưng, kinh hoàng hơn, là 500 comt vào chửi từ ngành điện đến hệ thống chính quyền. Tất cả đều chửi chung như một đám ngáo, với kiểu: Sao ko dùng điện mặt trời? Điện gió? Điện thuỷ triều? Sao ko dùng pin tích điện?... vân vân và mây mây!

Kinh dị hơn, rất nhiều ông nhà báo, thậm chí có tiếng cũng xông vào chửi như thế, cũng cmt tranh luận với kiến thức y hệt đám người não bã đậu.
Kinh hoàng khiếp sợ hơn nữa, là một ông làm ngành điện, hiểu biết sâu về ngành điện, vào đấy kiên trì giải thích để mọi người hiểu quy trình và vận hành của hệ thống điện, hay dở của các loại điện, để mọi người có kiến thức... liền bị cả trăm thằng gồm cả phóng viên và “bạn đọc” xông vào chửi là ngu như lợn, dlv, bưng bô!

Dã man khủng khiếp hơn nữa, là có ông đề xuất dùng 4.800 tỷ đó đi xây nhà cho người nghèo! Kinh hãi khiếp sợ vãi hồn là có ông còn đưa ra giải pháp “dùng số tiền đó di cư người dân từ Côn Đảo vào đất liền cho khỏi tốn kém 4.800 tỷ”.

Qua một cái tút này, đủ để nhận diện bộ mặt thật của kiến thức và tư duy của phần đông dân mình. Sự thất bại ko chỉ của nền giáo dục phổ cập, mà còn cả của nền giáo dục nâng cao, khi mà giới nhà báo mà rỗng kiến thức nền tảng một cách trầm trọng. Nó như cái cây ko có gốc, hoặc ko có rễ, hoặc sâu mọt đục hết rồi. Vừa qua, chính phủ hay bộ nào đó, đề xuất ko cho tư nhân đào tạo báo chí, tôi nghĩ rất phải. Ko thể có chuyện ông xe ôm, chủ nhà nghỉ, công an tuột xích, thậm chí ông chủ quán sửa xe máy... đi làm pv như hiện nay được.

Đất nước kiểu gì mà đi học khoá làm giàu vài hôm đã đi dạy làm giàu, đưa được cái tin giết hiếp thành nhà báo, học được khoá NLP thành diễn giả, biết mỗi cây thuốc sâu răng đã thành thần y...

Thật là một sự mục ruỗng tận gốc và dốt nát toàn diện!

(Ảnh cái tút và thằng viết tút câu cá ở Côn Đảo)


Bình thường thôi cụ.
Đó cũng là tự do ngôn luận, ai cũng có quyền phát biểu về hiểu biết và suy nghĩ của mình.
Thế nên mới sinh ra cơ quan chuyên môn, cơ quan nghiên cứu và cơ quan quản lý để quyết định.
 

Dũng Ốc

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-86161
Ngày cấp bằng
22/2/11
Số km
23,327
Động cơ
585,446 Mã lực
Nơi ở
Một chốn bốn nơi.
Kỹ thuật thì em mù tịt nhưng em nghĩ là đảo thì có 2 lợi thế rõ rệt đó là Sóng & Gió.
Em đọc đâu đó thì hình như bên Gelex họ đầu tư đâu khoảng 2,4k tỏi để làm dự án điện gió Hướng Phùng trong Quảng Trị vs tổng công suất là 140Megawatt. Với mức đầu tư khoảng 1/2 so với con số đưa ra để kéo cáp và công suất sử dụng cho huyện đảo £ 76km2 vs xấp xỉ 10k người sinh sống thì em nghĩ là thừa và về trung dài hạn có thể tiếp tục tăng cường mở rộng các nhà máy điện gió...
Tất nhiên chỉ là từ góc nhìn...từ đáy giếng của em thôi :)
Đáy giếng thật. Địa hình Côn Đảo 76km2 nhưng trong đó đến 99% là núi đá và rừng nguyên sinh.
 

Hại Điện

Xe container
Biển số
OF-79106
Ngày cấp bằng
29/11/10
Số km
6,824
Động cơ
242,318 Mã lực
Bình thường thôi cụ.
Đó cũng là tự do ngôn luận, ai cũng có quyền phát biểu về hiểu biết và suy nghĩ của mình.
Thế nên mới sinh ra cơ quan chuyên môn, cơ quan nghiên cứu và cơ quan quản lý để quyết định.
Tự do ngôn luận không đồng nghĩa với cứ nhảy sồn sồn lên chửi dù mình chả biết tí xíu gì về chuyên môn ở lĩnh vực đó.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top