Nội Bài nó cũng đang xin mua đấy.ICAO và IATA ngoài các tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn thì cái to hơn nhiều là quy định về quyền vận tải.
Nếu VJ mua và giữ độc quyền, đóng cửa không chơi với hãng khác thì chỉ được có 1 vài đường bay nhỏ, chắc chắn không đủ bù đắp cho đám kinh phí khổng lồ duy trì sân bay và tàu bay. Còn 1 thời gian dài nữa thì lượng khách tới Phú Quốc mới đủ để tạm gọi đây là 1 sân bay lớn, tới khi đó chắc anh chết sặc gạch rồi. Base của VJ phải là Nội Bài hoặc Tân Sơn Nhất, không phải là Phú Quốc. Nếu anh đóng cửa tức là tự cô lập mình, các hãng khác họ trả đũa lại thì hết hơi.
Em không tin là VJ mua sân bay Phú Quốc. Phải là ông khác cơ.
Quyền vận tải mà cụ nói nó chỉ có khi đã đảm bảo các yếu tố về kỹ thuật và an toàn.
ICAO và IATA không có quyền bắt sân bay phải hay không phải bán dịch vụ cho hãng hàng không nào cả.
Khi mở đường bay HAN-SGN, hãng HK nào cũng phải đủ điều kiện tối thiểu do ICAO & IATA quy định mới xin CAAV cấp phép được. Đây mới là điều kiện cần.
Còn đủ thì phải có dịch vụ hạ tầng ở 2 đầu sân bay (phải ký HD dịch vụ với sân bay về đủ các loại dịch vụ mặt đất cho máy bay, hành khách & hàng hóa...)
Sẽ ra sao nếu Cty này lại là của đối thủ sở hữu hãng HK khác???
Nôm na: cụ là chủ Hoàng Long, lại sở hữu bến xe Lương Yên (nếu lại là bến xe duy nhất hợp pháp của toàn Hà Nội này thì lại càng giống với tình huống sân bay Phú Quốc) thì cụ muốn kinh doanh bến xe để chia sẻ thị phần vận tải hành khách & hàng hóa đối với các nhà xe khác hay muốn chiếm trọn thị phần vận tải (không cho các hãng khác vào bến đón khách)?
Nêu chuyện này để các cụ nhớ lại chuyện đã từng xảy ra trước đây và đến bây giờ vẫn còn tồn tại: chỉ các hãng taxi mua "lot" mới được đón khách tại T1 - và phần đông có dính dáng đến HK. Các hãng khác mà bắt khách (kể cả tầng 2 hay bãi giữ xe) nếu bắt được sẽ bị phạt rất nặng.
Chỉnh sửa cuối: