Người VN không tồi!
Nhưng có viết thêm, mà không đưa ra được dẫn chứng cụ thể cũng chẳng có ích gì.
Vậy em cố đưa ra 1 dẫn chứng thôi:
Cách đây khoảng 2 hay 3 chục năm ở VN ta vẫn có những công nhân cơ khí bậc 7, trước đó thì số lượng đông hơn, họ không chỉ mang cái chứng chỉ bậc 7 mà còn thường xuyên tranh tài với nhau để biểu diễn khả năng của họ.
Còn ngày nay thì thợ bậc cao, tay nghề giỏi ở VN có bao nhiêu người?
Nền công nghiệp dù có 4 hay 5 chấm 0 thì vẫn phải dựa vào đội ngũ thợ lành nghề.
Còn tại sao ngày nay điều kiện nhiều hơn, tầm giao dịch rộng hơn mà VN lại thiếu thợ được đào tạo?
Chắc chẳng phải do người dân không chịu học!
Ah, người VN không tồi, nói rộng ra không có người (chủng tộc) nào tồi cả cụ ah. Mà là văn hoá, môi trường sống tồi.
Người VN (người mang dòng máu VN) khi được nuôi dưỡng, phát triển trong môi trường tốt, thì không tồi. Chả có anh người Việt, được người Đức nhận làm con nuôi từ tấm bé, rồi sau đó sinh trưởng ở Đức, rồi làm đến phó thủ tướng Đức, đấy là gì.
Còn ở VN thì văn hoá, lối sống nó không thuận lợi cho phát triển. Em ví dụ ngay từ một tác phẩm văn học được đưa vào giảng văn ngày xưa. Nhân vật cô Chấm là nông dân hợp tác xã, và mới sớm mùng 2 cô đã ra đồng. Việc ấy đáng khen, vì thời kỳ hợp tác xã nông nghiệp ấy ở miền Bắc không ai chịu làm cả. Cho nên việc cô Chấm chịu đi làm là đáng khen, cần nhân rộng, và đưa vào sách giảng văn cho học sinh phổ thông học tập.
Làm sao toàn xã hội có thể giầu có về của cải vật chất khi mỗi cá nhân chỉ bo bo bẻm bẻm về mình, làm hơn tý là sợ thiệt? Mấy anh thợ bậc 7 trong ví dụ của bác, tay nghề cao thì ích gì, nếu anh ấy không chịu làm? Làm tý đã sợ thiệt, vì làm việc bằng hai cũng chỉ để cán bộ mua đài mua xe, như một câu thơ trào phúng đã viết. Câu thơ này, khôn như trạng Quỳnh, thể hiện tâm tư nguyện vọng của quần chúng nhân dân lao động bị bóc lột, nhưng mà em thấy hết sức là lưu manh. Không chỉ cán bộ có lỗi, mà nhân dân cũng chẳng vừa, bên non tám lạng bên già nửa cân cả.