Rất nhiều chuyên gia cho rằng cầu Long Biên do công ty Eiffel thiết kế và xây dựng, kể cả chuyên gia Pháp sang tham gia dự án tu bổ cầu Long Biên cũng phát biểu cầu Long Biên là do công ty Eiffel thiết kế và xây dựng. Nhưng đau có phải thế. Công ty thiết kế và xây là Daydé & Pillé.
Đây là một đoạn phỏng vấn của Phó GS Nguyễn Hồng Thục:
- Giá trị về giá trị lịch sử, biểu tượng công nghệ và vai trò của cầu Long Biên với đô thị hiện đại như bà vừa nói ở trên cụ thể thế nào?
- Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, toàn quyền Paul Doumer đã kêu gọi các nhà kỹ nghệ của nước Pháp đưa cây cầu kim loại đầu tiên vào Việt Nam, trong khi việc trị thủy ở sông Hồng rất khó. Lúc đó công ty Eiffel (Thiết kế và xây dựng tháp Eiffel) đã khởi công thiết kế và xây dựng cây cầu Paul Doumer (cầu Long Biên). Vì thế, cầu Long Biên ngang bằng về thời gian và giá trị về biểu tượng công nghệ với tháp Eiffel vì tính duy nhất. Đây cũng là cây cầu kim loại có quy mô lớn nhất thế kỷ 20 (dài 1.862m qua sông và hơn 1.300m qua hai bờ sông, với 18 nhịp, 20 trụ đỡ cao hơn 20m) được xây bằng chính những người thợ Việt Nam trong thời gian rất ngắn.
Tra Google thì có đoạn thế này:
Dự án xây dựng cầu được
Toàn quyền Đông Dương thông qua ngày 4 tháng 6 năm 1897 và đến ngày 4 tháng 6 năm 1897 đã tiến hành đấu thầu và 6 công ty xây dựng cầu đường lớn của Pháp tham dự. Mỗi nhà thầu được phép đưa ra 2 dự án được gọi là dự án A và B, ông Fourès,
Thống sứ Bắc Kì được cử làm Chủ tịch Hội đồng thẩm định các dự án. Cuối cùng, Hội đồng mở thầu đã chọn dự án B của công ti
Daydé & Pillé với giá 5.390.794
franc Pháp. Cây cầu được thiết kế với kiểu dáng độc đáo do hãng
Daydé & Pillé thiết kế [
cần dẫn nguồn], giống với kiểu dáng của
cầu Tolbiac ở quận 13,
Paris trên tuyến đường sắt Paris -
Orléans, Pháp. Nha công chính Đông Dương xây dựng phần cầu dẫn. Ngày 12.9.1898 diễn ra lễ khởi công xây dựng và sau hơn 3 năm (chính xác là 3 năm chín tháng) thì hoàn thành, dù kế hoạch dự trù phải mất 5 năm. Để tiến hành xây dựng cầu, người ta phải tuyển mộ hơn 3000 công nhân bản xứ và một đội ngũ khoản 40 giám đốc, kỹ sư, chuyên gia và đốc công người Pháp để điều hành công việc. Người ta đã dùng đến 30.000m3 đá và kim loại (5600 tấn thép cán, 137 tấn gang, 165 tấn sắt, 7 tấn chì). Tổng số tiền thực chi lên tới 6.200.000 franc Pháp, không vượt quá dự trù là bao.
[1]
Tối hôm qua tôi xem chương trình thời sự của VTV ngày 27/2/2014 có quay cầu Long Biên, vẫn còn tấm biển sắt đúc gắn ở đầu cầu hơn 100 năm nay là Daydé & Pillé. Các tài liệu cổ cũng cho thấy Eiffel có tham gia đấu thầu, nhưng không trúng thầu.
Phải chăng rất nhiều người, chuyên gia vẫn cứ nhầm tưởng EIFFEL là Công ty thiết kế và xây cầu Long Biên.
Một vấn đề nữa mà nhiều nguời cũng nhầm tưởng rằng hai bên cánh gà của cầu Long Biên cho người đi bộ và xe thô sơ đi trái chiều là do áp dụng luật giao thông của nước Anh và một vài lý do khác. Thật ra không phải thế, Anh là Anh mà Pháp là Pháp, không có chuyện cho đi trái chiều do nước Anh. Nếu tôi không nhầm thì cụ Dương Trung Quốc cũng đã từng giải thích vấn đề này rồi. Lúc đầu cầu Long Biên không có làn đường 2 bên cánh gà, chỉ có phần đường giữa cầu cho tầu hoả. Đến đầu thế kỷ 20 mới có nhu cầu mở rộng cầu và xây thêm 2 bên cánh gà và cho đi trái chiều vì phục vụ tập kết hàng buôn bán ngay đầu cầu Long Biên cho tiện.