[Funland] Có cụ nào xem thời sự trưa 6/8 không ?

qsv

Xe hơi
Biển số
OF-329683
Ngày cấp bằng
3/8/14
Số km
120
Động cơ
284,478 Mã lực
Em nghĩ đã là đài TW thì nên để giọng dễ nghe nhất, cụ thể là giọng miền Bắc là được rồi. Còn nếu giọng miền trong thì phải dễ nghe 1 chút (BTV Hoài Anh chẳng hạn).
Mê giọng hay mê sắc đấy cụ ơi?
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,664
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Thời sự trưa nay (chứ kg phải trưa 06/08) có cái phóng sự của Anh Phương về ảnh trẻ em nhẹ nhàng và sâu ra phết.

[youtube]http://youtu.be/5nh6nwebxRo[/youtube]

Quay về chủ đề của các cụ, mời các cụ đọc bài của một blogger đăng trên Vietnamnet choảng chị Kim Tiến (cựu PTV nhà đài VTV :)) )

Đài truyền hình quốc gia chỉ của "người Hà Nội"?

Giây phút thiêng liêng mà Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập ở Quảng trường Ba Đình và được phát thanh toàn quốc "Tôi nói, đồng bào nghe rõ không?" thì đâu có ai quan tâm giọng nào là giọng chuẩn?

LTS: Việc VTV đưa một phát thanh viên nói giọng Huế lên sóng truyền hình đã tạo ra những ý kiến trái chiều về việc sử dụng tiếng Việt trên Đài truyền hình quốc gia. Gần đây NSUT Kim Tiến, phát thanh viên kỳ cựu của VTV cho rằng "chỉ nên nói giọng Hà Nội" trên VTV. Quan điểm này "vấp" nhiều phản ứng khác nhau. Tuần Việt Nam chia sẻ những góc nhìn đa chiều về chuyện này.

Đài quốc gia thành Đài Hà Nội?

Sau khi đọc bài "Không nên địa phương hoá Đài truyền hình Quốc gia" của NSUT Kim Tiến, tôi xin chia sẻ vài suy nghĩ.

Thứ nhất, cô Tiến nói không nên đưa các PTV nói giọng địa phương lên sóng Đài truyền hình Quốc gia vì mỗi tỉnh thành đều có đài truyền hình hoạt động đều đặn và hiệu quả. Nếu đã như vậy, Đài truyền hình Quốc gia cuối cùng tồn tại để làm gì? Và phục vụ ai? Cô nói Việt Nam có 54 dân tộc anh em với đa dạng bản sắc văn hoá vùng miền, vậy thì một đài mang tiếng "quốc gia" rõ ràng phải phục vụ cho cả 54 dân tộc anh em, chứ không lẽ Đài quốc gia thành... Đài Hà Nội chỉ phục vụ người Hà Nội?

Thứ hai, cô nói từ lâu nay chúng ta luôn lấy tiếng Thủ đô làm chuẩn. Thủ đô tức là Hà Nội. Thế nhưng ngày xưa, Thủ đô là ở Huế, vậy giọng Huế khi đó được coi là chuẩn, còn bây giờ thì trở nên... lệch chuẩn hay sao?

Trong thực tế, bây giờ Hà Nội đã mở rộng rất nhiều, cả Hà Đông, Hà Tây cũng là Hà Nội. Mà chất giọng của người Hà Đông, Hà Tây thì tôi tin chắc không giống như người "Hà Nội cũ" (khi thủ đô chưa mở rộng).

Vậy thế nào mới là "chuẩn giọng Hà Nội"? Hay chúng ta lại phải đưa ra khái niệm mới, là "giọng Hà Nội trên phố cổ?" Mà thực ra, với nền kinh tế đa dạng và một nền kinh tế hội nhập như bây giờ, thì người Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn cũng có thể có nhà phố cổ và có hộ khẩu Hà Nội, trở thành "người Hà Nội" về mặt giấy tờ, nhân thân. Vậy định nghĩa "người Hà Nội" thế nào cho phải?
Thứ ba, cô nói một số PTV đang "nói giọng bắc" chứ không phải "giọng Hà Nội" nhưng như thế nào là giọng Hà Nội thì chưa thấy có ai đưa ra được khái niệm. Vì giọng nói, vốn được tạo ra từ các rung động âm thanh. Xét về mặt "kỹ thuật", khi viết ra các chương trình nhận dạng điều khiển bằng giọng nói, hay là nhập liệu bằng giọng nói, hoặc biến chữ viết thành giọng nói (giọng máy)... người kỹ sư phải làm việc dựa trên sơ đồ sóng âm, tức là một dải các tần số khác nhau.

Để hai âm thanh "giống hệt" nhau thì sóng âm, tần số cũng phải "giống hệt" nhau. Nhưng chúng ta là người, chứ không phải máy móc hay robot, cho nên cùng một chữ "a", thì 10 lần nói sẽ ra 10 tần số khác nhau chứ làm sao giống như ly như lau được? Vậy nên, tôi tin rằng với bất cứ người nào đó được mang ra để coi là "giọng chuẩn" thì chính bản thân người đó cũng "lệch chuẩn" trong mỗi lần nói chuyện. Nữa là mang cả một "thủ đô người" ra làm chuẩn!

Thế nào là "chuẩn"? Trên "chuẩn" là gì?

Là một người quê gốc Nam Định, lớn lên ở Hải Phòng, có thời gian dài làm việc ở Hà Nội và bây giờ có hộ khẩu Sài Gòn, tôi hiểu rất rõ cái khái niệm "nói chuẩn" nó bị... lệch chuẩn đến thế nào. Bởi vì những chữ thật chuẩn của tỉnh thành này, không phải là những chữ chuẩn của tỉnh thành khác, nên nhiều khi nói chuyện với nhau như đánh đố.

Ví dụ nếu vào quán cafe, khi tôi kêu "sữa" thì người ta mang "dừa". Cái "sai" này lặp đi lặp lại ở hầu như mọi quán mà tôi ghé, tới mức về sau tôi phải nói "cho xin một ly sữa nhưng đừng bỏ cà phê" thì họ sẽ nghe ra chữ "đừng bỏ cà phê" và tự suy ra được tôi muốn kêu sữa chứ không phải kêu dừa. Hoặc khi ra chợ, cứ 10 lần tôi nói muốn mua sả thì tới 9 lần họ sẽ lấy cho tôi... giá!

Đấy mới chỉ là nói tới sự khác biệt trong "âm điệu" Nam và Bắc. Chứ đề cập cả tới 64 tỉnh thành, thì tôi nghĩ việc người ở nơi này thấy "khó hiểu" khi nghe người nơi khác nói sẽ còn nhiều nữa.

Thứ tư, khi thống nhất với nhau rằng vì giọng nói quá đặc thù như vậy thì "kiểu gì" cũng xảy ra tình trạng người nơi này nói, người nơi khác có thể nghe sai một vài từ, chúng ta cùng phải giải bài toán đi tìm một cách thức nào đó mà "số đông" có thể nghe hiểu được. Phương án của cô Tiến là "chọn tiếng phổ thông nhất", tôi hiểu là chọn âm điệu nào có nhiều người nói nhất.

Theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2014, thì dân số của Hà Nội chỉ đứng thứ 2 tại Việt Nam, sau Tp HCM. Tất nhiên là đến bây giờ, số liệu này có thể không đúng nữa. Và trong các năm tới, thì số liệu càng biến động. Thế nên, chọn giọng chuẩn theo tiêu chí có nhiều người "cùng nói giống nhau" tôi thấy cũng không thuyết phục và cái "chuẩn" này sẽ lại "nhẩy múa" theo từng giai đoạn. Chưa kể, ngay cả khi giọng "chuẩn Hà Nội" có thể phục vụ số đông "người Hà Nội" nhất, thì cũng chẳng thấm tháp gì so với tổng số người "chưa chuẩn" của 63 tỉnh thành còn lại.

Với những suy nghĩ như vậy, bản thân tôi cho rằng việc sử dụng một PTV địa phương trên sóng truyền hình quốc gia là không có vấn đề gì ghê gớm. Thực tế, sự tranh cãi chỉ xảy ra khi VTV sử dụng một PTV giọng Huế, vốn là giọng cũng tương đối "dễ nghe" với nhiều người. Thế nên, số lượng người ủng hộ và số lượng người phản đối gần như ngang nhau. Vì họ chỉ tập trung nhiều vào vấn đề văn hoá và truyền thống, vốn là khái niệm rất khó nói đúng sai.

Nhưng tôi tự hỏi sẽ thế nào, nếu VTV sử dụng một PTV giọng Quảng Bình hay Quảng Trị, vốn là một giọng nói mà cả người "phía nam" và "phía bắc" đều cảm thấy khó nghe rõ nếu không quen? Tôi nghĩ, chắc có tới 99% các "ý kiến" sẽ ném đá VTV không thương tiếc, chỉ vì họ thấy PTV ấy "nói gì nghe chẳng được", mặc cho những người ở Quảng Bình, Quảng Trị và những tỉnh thành quanh đó nghe lại thấy dễ dàng, thân thuộc, đáng yêu?

Bản thân tôi lần đầu tiên nghe giọng Huế cũng chỉ nắm được khoảng 70 - 80% nội dung nhưng vẫn thấy giọng Huế sao mà thân thương, truyền cảm thế?

Tôi ngưỡng mộ cô Tôn Nữ Thị Ninh và đặc biệt thích chất giọng "chuẩn Huế" của cô (là chuẩn theo cách mà tôi định nghĩa). Tôi thấy nó cứ quyền quý và cao sang làm sao ấy! Hay như, tôi tưởng tượng đến giây phút thiêng liêng mà Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập ở Quảng trường Ba Đình và được phát thanh toàn quốc. Tôi nghĩ, thời khắc Bác Hồ đưa ra câu hỏi "Tôi nói, đồng bào nghe rõ không?" thì đâu có ai quan tâm gì đến giọng nào là giọng chuẩn?

Thời gian gần đây, tôi thấy VTV (hình như VTV 2 thì phải) có bản tin thời sự mà kèm theo hình ảnh PTV "phiên dịch" ra cả ngôn ngữ tay dành cho người khiếm thính. Tôi thấy đó là một việc làm rất nhân bản, rất văn minh và điều đó khiến tôi cảm động. Tôi không biết có đài địa phương nào làm như vậy hay không, nhưng VTV đã thể hiện rõ trách nhiệm của một đài quốc gia, một đài truyền hình của tất cả mọi người, có trách nhiệm với tất cả mọi người, bao gồm cả những người khuyết tật.

Quan tâm đến lợi ích mà nhà đài có thể mang tới cho mọi đối tượng người dân, đấy mới là cái chuẩn cần có, vượt trên mọi quy chuẩn giọng nói vùng miền, sắc tộc.

Nguyễn Ngọc Long

*Tác giả là một blogger chuyên theo dõi mảng Truyền thông Xã hội, đồng thời là nhà sáng lập câu lạc bộ Truyền thông Trăng Đen.

Link: http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/193644/dai-truyen-hinh-quoc-gia-chi-cua--nguoi-ha-noi--.html
 
Chỉnh sửa cuối:

toanbui

Xe tăng
Biển số
OF-307864
Ngày cấp bằng
15/2/14
Số km
1,313
Động cơ
310,606 Mã lực
Em lại cứ thấy giọng gái các miền đáng yêu hơn, thế mới lạ.
 

CRV2412

Xe tải
Biển số
OF-331004
Ngày cấp bằng
13/8/14
Số km
307
Động cơ
284,580 Mã lực
Em thì em không ủng hộ, tư tưởng là tích cực nhưng thực tế thì k tích cực. Từ lúc đưa chị trong Nam nói e đã k ưng( k phân biệt vùng miền), nhưng mỗi đất nước chỉ nên lấy 1 tiếng chuẩn âm, các trương trình tuyển người đêu tuyển " nói giọng chuẩn", chưa nói đến đây là ctrinh thời sự. Phát âm " hom nay các chúng sưn đã tham gia trươn trìn..... " thì bố người nuoc ngoài theo dõi hiểu
 

CRV2412

Xe tải
Biển số
OF-331004
Ngày cấp bằng
13/8/14
Số km
307
Động cơ
284,580 Mã lực
Kỳ thị vùng miền là đặc điểm của mấy chú chưa đủ nhận thức, chưa đủ học vấn, kém hiểu biết. Việc đài TH Trung ương phát thanh theo giọng Hà Nội chẳng hạn chẳng liên quan gì tới vùng miền (chí có người như bác tự suy diễn ra - khéo lại có người cưới nhếch mép với bác đấy nhé). Chính sự đòi hỏi phải có giọng Nam, giọng Trung trong đài TH Trưng ương mới là sự phân biệt vùng miền, nặng nề tư tưởng tiểu nông
<br />
<br />
Cụ phát chuẩn. 1 quốc gia chỉ có 1 giọng chuẩn, cứ suy diễn thế thì mỗi ngày 1 giọng đi cho tình cảm,đoàn kết tất cả các vùng miên. Riêng e e k vote ý tưởng này
 

nguyenmjnh

Xe tải
Biển số
OF-171373
Ngày cấp bằng
12/12/12
Số km
240
Động cơ
345,260 Mã lực
Em thích nghe giọng miền Tây, nhất là Cần Thơ :)
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,664
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
nếu là đài địa phương em nghĩ oke..còn nếu là đài truyền hình quốc gia e nghĩ nên chọn giọng chuẩn :D
Nhưng thế nào mới là chuẩn? Mời cụ tham khảo ý kiến của dân trong nghề ngôn ngữ học đăng trên Lao động (báo chính thống tham trận rồi đây) :))

Phát thanh viên truyền hình: Đâu là giọng chuẩn?

(LĐCT) PGS.TS PHẠM VĂN TÌNH - 8:50 AM, 24/08/2014
Trong thời gian gần đây, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) đã đưa một số phát thanh viên mới nói giọng địa phương lên hình. Mới đây (ngày 6.8.2014), khán giả cả nước lại được làm quen với nữ biên tập viên A.P với chất giọng Huế trong một chương trình thời sự buổi trưa và ngay lập tức đã nhận được sự phản ứng mạnh mẽ của cộng đồng mạng, phân hóa thành hai chiều trái ngược nhau.

Những tiếng nói phản ứng trên của dư luận, theo tôi, là bình thường và cần thiết. Điều đó chứng tỏ mọi người rất quan tâm tới vai trò của tiếng Việt trên các cơ quan truyền thông đại chúng. Theo dõi (và lắng nghe) những ý kiến tranh luận này, tôi cũng xin tham góp một ý kiến, hoàn toàn với tư cách cá nhân chứ không phải là tiếng nói “đại diện” cho làng ngôn ngữ học (vì thực tế vấn đề này cần phải có sự nghiên cứu kỹ càng, thậm chí, phải dựa trên những văn bản pháp quy).
Tiếng Việt là tiếng nói của dân tộc Việt và hiện đang là ngôn ngữ chính thức của một quốc gia (Việt Nam) có khoảng 90 triệu dân. Giống như nhiều ngôn ngữ khác, tiếng Việt cũng phân chia thành nhiều vùng phương ngữ khác nhau (mà các nhà ngữ học thống nhất phân ra ba vùng chính: phương ngữ Bắc Bộ, phương ngữ Trung Bộ, phương ngữ Nam Bộ).

Dĩ nhiên, lại còn có nhiều tiểu vùng khác nhau nữa. Sự phân biệt phương ngữ căn cứ vào nhiều tiêu chí, nhưng sự khác biệt về ngữ âm được coi là sự khu biệt lớn nhất, rõ nhất. Trong các biến thể phương ngữ, phải công nhận là tiếng Hà Nội (đại diện cho phương ngữ Bắc) có nhiều ưu thế hơn cả. Tiếng Hà Nội phản ánh chính xác hệ thống âm vị đoạn tính (thể hiện bằng các chữ cái), chỉ duy nhất không phân biệt 3 âm quặt lưỡi (r, s, tr) và bảo lưu đầy đủ hệ thống âm vị siêu đoạn tính (gồm 6 thanh điệu).

Hệ thống từ ngữ của người Hà Nội cũng đầy đủ và gần với ngôn ngữ toàn dân hơn. Đơn giản vì là một thành phố lớn, lại là thủ đô, thành phần cư dân đa dạng, sự giao lưu, hòa nhập rõ ràng đã giúp cho ngôn ngữ Hà Nội giữ nguyên được những nhân tố tích cực và loại bỏ những nhân tố dễ gây trở ngại cho giao tiếp.

Nhưng ngôn ngữ mỗi vùng miền lại có cái chuẩn riêng, như tiếng các địa phương như Vinh, Huế, Sài Gòn lại hội đủ những nét đặc trưng của các miền địa lý khác nhau và không thể nói là vùng nào quan trọng hơn vùng nào (Vinh, Đà Nẵng, Huế, Sài Gòn… đều là những thành phố lớn có tiếng nói “đại diện” cho cả một khu vực). Hiện tại, chưa có một văn bản, điều luật nào quy định bắt buộc phải coi tiếng Hà Nội là chuẩn quốc gia (mà các cơ quan Nhà nước và các cơ quan truyền thông phải tuân theo).

Chỉ có điều, các cơ quan truyền thông Nhà nước ở Hà Nội (nên thường dùng tiếng Hà Nội làm chuẩn) và cũng vì tiếng Hà Nội hội tụ được nhiều yếu tố phương ngữ khác nên có một quy ước “ngầm” là tiếng Hà Nội chính là tiếng chuẩn.

Ngôn ngữ học chấp nhận (và khuyến khích) sự thống nhất trong đa dạng. Việc VTV giới thiệu, đưa lên sóng các phát thanh viên nói giọng khác nhau tôi nghĩ đó là chuyện bình thường. Đã có biên tập viên H.A nói giọng Nam, giờ lại thêm các biên tập viên nói giọng Huế (hay Nghệ An, Đà Nẵng…) sẽ làm phong phú thêm bức tranh ngôn ngữ tiếng Việt. Người nghe có cơ hội tiếp xúc với một chất giọng mới, có thể ít nhiều gây trở ngại khi tiếp nhận, nhưng rồi cũng sẽ quen.

Cũng phải nói thêm, đó cũng chỉ tâm lý của khán giả phía Bắc chứ với hàng triệu, hàng triệu người miền Trung và miền Nam thì với họ, không những không xa lạ mà trái lại, rất thú vị, rất đáng tự hào. Hơn nữa, sự thống nhất, chuẩn hóa trên văn bản mới là điều quan trọng. Các phát thanh viên này sẽ sử dụng một văn bản (chuẩn bị trước) mang tính toàn dân, có nghĩa là không có nhiều từ địa phương ít dùng, khó hiểu. Chính những sự khác biệt đó làm nên “đặc sản” thú vị của các phương ngữ vùng miền mà chúng ta nên lưu giữ và bảo tồn.

Tất nhiên, lời ăn tiếng nói của thủ đô Hà Nội vẫn đang được toàn dân hướng tới (theo quy luật hướng tâm). Trong xu hướng phát triển hội nhập và hòa nhập, ranh giới vùng miền trong phương ngữ đang bị nhòe đi, có khi mất hẳn. Đó là một điều đáng tiếc. Chúng ta nên biết trân trọng và giữ gìn bằng việc cổ xúy cho điều này nếu có cơ hội. Việc các phát thanh viên của VTV nói giọng khác Hà Nội theo tôi là đáng khuyến khích.

link: http://laodong.com.vn/van-hoa/phat-thanh-vien-truyen-hinh-dau-la-giong-chuan-236904.bld
 

Haiphongoi

Xe buýt
Biển số
OF-139014
Ngày cấp bằng
18/4/12
Số km
939
Động cơ
375,190 Mã lực
Nơi ở
TP Hoa cải đỏ
Nhưng thế nào mới là chuẩn? Mời cụ tham khảo ý kiến của dân trong nghề ngôn ngữ học đăng trên Lao động (báo chính thống tham trận rồi đây) :))
em chả phải dân trong nghề nhưng em biết giọng chuẩn là chuẩn chứ ko phải là chuẫn hay chởn hay chổn
 

Buông Xuôi

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-96510
Ngày cấp bằng
23/5/11
Số km
4,342
Động cơ
500,286 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nhưng thế nào mới là chuẩn? Mời cụ tham khảo ý kiến của dân trong nghề ngôn ngữ học đăng trên Lao động (báo chính thống tham trận rồi đây) :))
Mỗi người nhìn nhận ở 1 khía cạnh mà cụ...đúng là ngôn ngữ vn mình đa dạng..lại có nhiều dân tộc..mỗi dân tộc lại có bản sắc khác nhau..nó tạo đên sự đa dạng về văn hóa và ngôn ngữ...giọng điệu là nét đặc trưng của vùng miền..đúng là ko ai nói giọng đâu là giọng chuẩn quốc gia...chỉ hơn cái ngta biết tới HN là thủ đô..và mặc định nghĩ đó là giọng chuẩn quốc gia ( giống như bài báo nói thôi)
Tom lại là em hết ý kiến ạ
 

Buông Xuôi

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-96510
Ngày cấp bằng
23/5/11
Số km
4,342
Động cơ
500,286 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nhưng thế nào mới là chuẩn? Mời cụ tham khảo ý kiến của dân trong nghề ngôn ngữ học đăng trên Lao động (báo chính thống tham trận rồi đây) :))
;)) nợ lão 1 ly...hnay em mời rượu quá đà
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,230
Động cơ
566,260 Mã lực
Tại cụ nói nhờ CCTV mà dân TQ biết tiếng phổ thông, khác gì cho trẻ con xem Discovery với Cartoon Network mà biết tiếng Anh. Nếu cụ nói chuyện nghe kể thì e cũng kể chuyện em thấy luôn. Cơ quan cũ e nhập máy móc TQ, khi Kỹ sư sang Training thì có thông ngôn người Việt, cô này học Đh Hà nội, còn anh ks kia là người Quảng Tây, e thấy để thông dịch cũng vất vả vì a chàng kia chắc cũng dùng những từ mà cô kia không biết, đến độ phải mắng cả anh kia. Còn theo e biết, bọn Tàu nó có nhiều ngôn ngữ(chứ k phải phương ngữ) do lịch sử nó đếch phải đồng nhất về ngôn ngữ. Tiếng Bắc Kinh tức tiếng phổ thông, sau còn có tiếng Quảng, Ngô, Mân....mà dân nó biết tiếng phổ thông theo em do nó là ngôn ngữ giáo dục trong nhà trường chứ k phải dk cái đài truyền hình
Bác so sánh thật lệch lạc. Tiếng Việt với Tiếng Anh khác hẳn nhau, nhưng Tiếng phổ thông và tiếng các tỉnh khác của TQ thực chất nó vẫn là một (không phải các loại ngôn ngữ khác nhau mà bác nói), nhưng do cách phát âm rất khác nhau nên không thể hiểu nhau. Ví dụ cùng chữ Bắc Kinh, viết như nhau, nhưng tiếng phổ thông nó đọc là "bầy-jing", còn giọng Quảng Đông nó đọc là "pé-king"
Còn chuyện cô thông ngôn người Việt không hiểu anh chàng Quảng Tây là chuyện bình thường, có gì đâu nhỉ? Hay bác nghĩ cô thông ngôn nói tiếng TQ chuẩn còn anh chàng TQ kia nói không chuẩn?
Về việc người TQ hiểu tiêng phổ thông nhờ truyền hình, đó là một bài học ở trong trường ĐH của TQ, chứ không phải nghe ngoài đường. Ngoài ra, tự phân tích cũng có thể thấy việc nghe trên đài TH có hiệu quả hơn rất nhiều so với học trong trường, bởi nó đơn thuần chỉ là cách phát âm, chứ không phải học chữ, và nó lại có tác động với tất cả mọi người, cả người mù chữ, người già, trẻ em chưa đi học...
 

An Nguy

Xe tải
Biển số
OF-297981
Ngày cấp bằng
9/11/13
Số km
252
Động cơ
65,065 Mã lực
Nơi ở
Linh Đàm
Ý tưởng thì kể cũng tốt, nhưng chắc áp dụng còn phải từ từ
 

bomanthau

Xe tải
Biển số
OF-301031
Ngày cấp bằng
8/12/13
Số km
358
Động cơ
310,200 Mã lực
Bác so sánh thật lệch lạc. Tiếng Việt với Tiếng Anh khác hẳn nhau, nhưng Tiếng phổ thông và tiếng các tỉnh khác của TQ thực chất nó vẫn là một (không phải các loại ngôn ngữ khác nhau mà bác nói), nhưng do cách phát âm rất khác nhau nên không thể hiểu nhau. Ví dụ cùng chữ Bắc Kinh, viết như nhau, nhưng tiếng phổ thông nó đọc là "bầy-jing", còn giọng Quảng Đông nó đọc là "pé-king"
Còn chuyện cô thông ngôn người Việt không hiểu anh chàng Quảng Tây là chuyện bình thường, có gì đâu nhỉ? Hay bác nghĩ cô thông ngôn nói tiếng TQ chuẩn còn anh chàng TQ kia nói không chuẩn?
Về việc người TQ hiểu tiêng phổ thông nhờ truyền hình, đó là một bài học ở trong trường ĐH của TQ, chứ không phải nghe ngoài đường. Ngoài ra, tự phân tích cũng có thể thấy việc nghe trên đài TH có hiệu quả hơn rất nhiều so với học trong trường, bởi nó đơn thuần chỉ là cách phát âm, chứ không phải học chữ, và nó lại có tác động với tất cả mọi người, cả người mù chữ, người già, trẻ em chưa đi học...
Tôi nói sở dĩ bọn Tàu nó nói tiếng phổ thông đc là do từ mẫu giáo, tiểu học cô giáo đã dậy nó tiếng phổ thông, và chỉ sử dụng tiếng đó, như cô giáo người Kinh dậy học con em dân tộc thiểu số, chứ chờ Đài TH phổ cập tiếng thì đến mùa quýt.
Cô thông ngôn đương nhiên học tiếng phổ thông, a kỹ sư thì dùng nhiều phương ngữ theo thói quen, nên khi bị mắng a này rất ngại ngùng, chả dám nói lại.
Còn các ngôn ngữ mà tôi nhắc tới chắc cùng hệ ngôn ngữ Hán Tạng, nên đương nhiên có nhiều từ phát âm sẽ giông nhau. Giống hệ Việt Mường, Môn - Khơme...ở mình. Người Mường nói tiếng Mường thì cụ chắc cũng tắc tỵ, dù nhiều từ nghe quen.
Một anh Quảng Đông khi thấy tôi nói và cầm Cái túi(từ thuần Việt- theo tôi nghĩ) a ta rất ngạc nhiên và bảo bên đó phát âm là Tói(tiếng Quảng Đông), nên tôi tin dòng Bách Việt xưa không chỉ là truyền thuyết.
 
Chỉnh sửa cuối:

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,230
Động cơ
566,260 Mã lực
Tôi nói sở dĩ bọn Tàu nó nói tiếng phổ thông đc là do từ mẫu giáo, tiểu học cô giáo đã dậy nó tiếng phổ thông, và chỉ sử dụng tiếng đó, như cô giáo người Kinh dậy học con em dân tộc thiểu số, chứ chờ Đài TH phổ cập tiếng thì đến mùa quýt.
Cô thông ngôn đương nhiên học tiếng phổ thông, a kỹ sư thì dùng nhiều phương ngữ theo thói quen, nên khi bị mắng a này rất ngại ngùng, chả dám nói lại.
Còn các ngôn ngữ mà tôi nhắc tới chắc cùng hệ ngôn ngữ Hán Tạng, nên đương nhiên có nhiều từ phát âm sẽ giông nhau. Giống hệ Việt Mường, Môn - Khơme...ở mình. Người Mường nói tiếng Mường thì cụ chắc cũng tắc tỵ, dù nhiều từ nghe quen.
Một anh Quảng Đông khi thấy tôi nói và cầm Cái túi(từ thuần Việt- theo tôi nghĩ) a ta rất ngạc nhiên và bảo bên đó phát âm là Tói(tiếng Quảng Đông), nên tôi tin dòng Bách Việt xưa không chỉ là truyền thuyết.
Việc truyền hình trung ương TQ góp phần quyết định vào việc làm cho dân chúng TQ hiểu được tiếng phổ thông là đánh giá của một quan chức chính phủ TQ trong bài giảng tại một trường ĐH của Trung Quốc, để giải thích cho việc người TQ ngày nay dù ở các vùng xa nhau vẫn hiểu được nhau, điều mà trước đây không có. Bác có thể cứ giữ nhận định của mình, nhưng có thể đến ngay vùng Sapa của VN xem tỷ lệ trẻ em biết Tiếng Việt được bao nhiêu để so sánh
Cô thông ngôn có thể học Tiếng phổ thông TQ, cũng có thể không, nhưng tôi lại nghĩ cô thông ngôn học chưa đến đầu đến đũa, còn anh chàng Quảng Tây, người Choang mặc dù nói tiếng phổ thông TQ tốt hơn nhưng vẫn không làm cho cô thông ngôn hiểu được. Bác nên nhớ, với người Choang, tiếng phổ thông TQ như là một ngoại ngữ nhé.
Bác nhắc đến các ngôn ngữ khác nhau, dù cùng một hệ, nhưng vẫn là các ngôn ngữ khác nhau với từ vựng, cách phát âm khác nhau (mặc dù cũng có những từ na ná nhau), nhưng tôi đang nói đến một ngôn ngữ, trường hợp này là cùng một ngôn ngữ mà cách phát âm khác nhau đến mức không thể hiểu nhau, chứ chưa nói đến khác ngôn ngữ.
 

tcthegioioto

Xe điện
Biển số
OF-161249
Ngày cấp bằng
18/10/12
Số km
2,517
Động cơ
371,120 Mã lực
Nơi ở
Hai Bà Trưng
Theo em thì giọng chuẩn vẫn là HN lý do:

Trong cả nước đi đâu nói giọng HN ai cũng hiểu được, ( bất kỳ địa phương nào )

Thế là đủ.
 

tratida

Xe lăn
Biển số
OF-75669
Ngày cấp bằng
17/10/10
Số km
10,328
Động cơ
517,847 Mã lực
Vấn đề theo e hiểu ở đây không phải là phân biệt vùng miền, mà đã là truyền hình cả nước xem và nghe thì nên tuyển người có khả năng nói tiếng phổ thông nhất ,chuẩn nhất như vậy thì mới có nhiều người nghe và hiểu được.
Túm lại cô ấy nói từ gì mà cụ không hiểu. Âm điệu địa phương chứ từ vựng là chuẩn Tiếng Việt nhé cụ, không có chuyện "Mi đi ga chi, tau đi ga ni" đâu nhé. Ngày xưa có mấy ông giọng kiểu Việt Kiều nữa cơ, nghe nhiều vẫn thành quen, quan trọng là không sai chính tả, chỉ âm điệu khác thôi.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top