Kiểu này mình gặp suốt, không lạ, cụ Supporter nói đúng và đủ ý rồi, tuy nhiên do khác nhau về trải nghiệm nên nhiều người chưa tin thôi, ngay kể cả KTS mà ít đi ít trải nghiệm thì cũng vậy.
Dân Âu đất chật nên người ta sẽ bố trí sao cho compact nhất có thể, bỏ qua nhà giàu trong đô thị và nhà biệt thự vườn cách trung tâm vài chục km thì phần còn lại họ sẽ làm theo kiểu này là chủ yếu. Có 1 option khác là để trong phòng tắm (mình đã trải nghiệm ở Airbnb Đan Mạch 1 lần), nếu để phòng tắm thì đường thoát làm riêng và đấu nối vào ống thoát chính, nhà tắm có vách kính hoặc vải rèm và thường xuyên khô ráo (cái này 1 phần do độ ẩm môi trường thấp hơn châu á, nhất là Đông Nam Á, thói quen sinh hoạt để giữ khô môi trường phòng tắm nữa).
Quay trở lại việc bố trí ở khu bếp thì thường sẽ để cách bếp nấu 1 block tủ (mình đã trải nghiệm ở Pháp và Thụy Điển) với người bản địa sống. Các trường hợp như đang nấu ăn thì giặt hay đang giặt thì quay ra nấu bữa chính rất ít, gần như không có nên khỏi phải lăn tăn. Các món chặt không có, các món chiên rán có kèm gia vị tẩm ướp kiểu châu á cũng không có nên chủ nhà không thấy bất tiện. Phần dung dịch tẩy rửa thì họ có 1 block tủ riêng đặt cùng các loại dung dịch vệ sinh bếp, rửa bát, lau kính,... mình không thấy có mùi leak ra nên cảm giác ổn.
Nếu diện tích nhà quá nhỏ thì để đây cũng là 1 phương án hợp lý, để hay không để nó phụ thuộc vào sự chấp nhận hy sinh công năng để đổi lấy không gian và ngược lại của gia chủ chứ không liên quan tới phong thủy hay UX lắm. UX trong kiến trúc nội thất phải được xây dựng dựa trên nhu cầu thực tế và khả năng đáp ứng của không gian hiện có và ngân sách đi kèm. Giống như kiểu KTS chuyên môn vẽ giá rượu vang cho gia chủ trong phòng bếp/khách cho nó đỡ trống là 1 ví dụ của KTS VN.