Quan điểm của em là Trung ương đầu tư vào vùng miền đều có kế hoạch, chiến lược và tầm nhìn cả.
Trước đây ưu tiên phía Nam, không phải cứ làm đường là đầu tư, mà là nguồn lực, năng lượng, ưu đãi về chính sách ... cũng là đầu tư. (Em có đọc ở đâu là thời trước miền Bắc cắt điện luân phiên, ưu tiên sản xuất ở miền Nam - Không có có đúng không).
Hiện tại đúng là hạ tầng quá tải nhưng vẫn đáp ứng được trong 1 thời gian. Và bắt đầu đã có các dự án đường cao tốc phía Nam.
Khi phía Nam đã hòm hòm thì là lúc dòng tiền và cơ chế mở dần đối với miền Bắc, không thể một miền kinh tế sôi động, một miền đìu hiu, ì ạch được.
Ngày bé, trừ ngày tết, làng em chủ yếu vẫn là người già, phụ nữ và trẻ con. Thanh niên, trung niên nam giới vào hết Đồng Nai, Bình Dương làm công nhân. Giờ thì khác, đều về quê làm khu công nghiệp, hay làm xây dựng đơn lẻ hết.
Một số quan điểm của các cụ trong Nam em thấy rất phiến diện:
- Miền Nam làm ra nhiều tiền, chuyển ra nuôi miền Bắc: miền Bắc cũng nhiều tỉnh thành tự chủ ngân sách: HN, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh. Và miền Nam là TPHCM, BRVT, Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ. Còn lại đều nhận điều tiết từ trung ương.
- Miền Bắc được nhà nước đầu tư làm rất nhiều cao tốc, bỏ mặc miền Nam: Miền Bắc các cao tốc chủ yếu là hình thức BOT, có thu phí. Doanh nghiệp đầu tư thì họ phải tính toán, giữa một dự án thi công nhanh, gọn, vốn bỏ ra ít và một dự án khó làm hơn, chi phí cao hơn, thời gian hoàn vốn lâu hơn thì họ sẽ chọn cái nào đây?