Vâng, cháu không hề có ý chửi tụi nó ngu, cháu trách cháu về khả năng học hành thì không thua bọn nó, nhưng chọn con đường không phù hợp với bản thân, thành ra bất mãn, sợ đẽo cày giữa đường.
Em không khoe cụ ạ
Em cảm thấy bế tắc vì lựa chọn sai lầm: hồi đó em gật đầu làm phd dù có thể xin việc trong công ty. Dù có xong được PhD hay không thì em cũng sẽ chọn nộp đơn xin việc trong industry. Nếu công việc không liên quan đến hướng nghiên cứu trong khi làm PhD, em sẽ bắt đầu lại từ đầu như hồi mới ra trường 2-3 năm trước ạ.
Cụ đi học ở trời Tây rồi, thì cụ chắc phải thấy 1 chuyện: cùng 1 vị trí, cùng kinh nghiệm, lương của Ph.D. sẽ phải cao hơn lương của Master. Cụ tốn 4-5 năm để lấy 1 cái bằng Ph.D., rồi sau đó đi ra industry, chỉ cần 3-5 năm sau là lương cụ sẽ phải cao hơn các bạn Master đã đi làm 7-10 năm, rồi sau đó thì càng ngày càng vượt trội. Nếu không cao hơn thì do năng lực, chứ chả phải do cụ bỏ "phí" 4-5 năm.
Kiến thức của 1 người đạt chuẩn Ph.D. thì không thể ít hơn cái đứa học Master xong rồi đi làm. Nếu cái đám Ph.D. có thua thì chỉ thua về thực tiễn, mà cái thực tiễn này chỉ cần 1-2 năm là tích lũy đủ. Cho nên nếu tốt nghiệp Ph.D. xong rồi đi làm 3-5 năm mà cụ vẫn không hơn đám Master đi làm 7-10 năm, thì hoặc là cụ kém, hoặc là đám Master kia giỏi hơn cụ và cụ chẳng học được gì lúc làm Ph.D.
Học Ph.D. xong, không nhất thiết phải đi theo hướng academic, đầy người theo hướng Industry. Tính ra dân Á học Ph.D. xong mới thường đi theo hướng academic, còn dân Tây thì trừ những đứa xuất sắc là đi theo hướng academic, còn lại đi theo hướng industry ráo trọi. Vậy không lẽ tụi nó ngu hay sao mà vẫn học lên Ph.D. trong khi đi ra làm industry? Tụi nó không ngu, tụi nó chỉ tích lũy để có kiến thức, có cái bằng, có sức bật tốt trong tương lai.
Quay lại vấn đề của cụ, đơn giản thì thế này. Có 2 trường hợp: trường hợp 1 là cụ đủ giỏi, trường hợp 2 là cụ không đủ giỏi.
- Trong trường hợp 1: nếu cụ giỏi và tốt nghiệp Ph.D. thì chắc chắn là kiến thức của cụ sẽ vượt xa đám học Master xong đi làm. Cho nên khi cụ xong Ph.D. thì có thể lương của cụ tại lúc mới tốt nghiệp đó sẽ thấp hơn lương của đám Master đã đi làm 3-5 năm, nhưng vẫn sẽ cao hơn lương đám Master mới tốt nghiệp. Đặc biệt là với kiến thức chuyên sâu và năng lực của mình, cụ sẽ mau bắt kịp và vượt trội đám Master đã đi làm 3-5 năm, cho nên 3-5 năm sau là lương cụ sẽ cao hơn đám đó ===> học xong Ph.D. là có lợi.
- Trong trường hợp 2: cụ không đủ giỏi nhưng vẫn tốt nghiệp Ph.D.. Giả sử ngay từ lúc cụ tốt nghiệp Master xong rồi đi làm, thì với khả năng hạn chế của mình, lương cụ vẫn lè è vậy thôi, vì thật ra cụ không đủ giỏi để cạnh tranh những vị trí lương cao với đám Tây bản xứ. Trong khi đó, với cái bằng Ph.D. thì ít ra cụ sẽ rộng đường để xin việc hơn, và hưởng mức lương khởi điểm cao hơn đám Master mới tốt nghiệp, sau đó cụ đi làm 2-3 năm là cụ sẽ lại bằng với mức lương mà cụ đáng lý nhận được khi mà ngày xưa đi làm ngay ===> học xong Ph.D. cũng không hại gì cho cụ nếu tính về lâu về dài, mà lại rộng đường xin việc, rồi lại có cái bằng lận lưng để cùng lắm về VN.
Cho nên, em nói thật, tính tới tính lui, trường hợp nào đi nữa thì việc có cái bằng Ph.D. chỉ có từ huề đến lời, chứ chẳng thấy lỗ chút nào. Khi cụ so sánh, cụ phải so sánh là "cụ với cái bằng Ph.D. + 0 năm kinh nghiệm" và "cụ với cái bằng Master + 3 năm kinh nghiệm" để thấy được cái lợi của học Ph.D.. Còn nếu cụ chỉ nhìn vào việc thằng bạn mình cũng tốt nghiệp Master rồi đi làm, mà mình học Ph.D. rồi đi làm, mà mình lại cũng không bằng nó, thì cụ vô tình quên đi 1 chuyện là có khi bạn cụ giỏi hơn cụ rất rất nhiều.
Còn nếu cụ thật sự cảm thấy học Ph.D. là thiệt, thì nên nghỉ cụ ạ. Giống Bill Gates ngày xưa nghỉ Bachelor để đi làm ấy. Đằng nào cũng lỗ rồi, thì cắt lỗ sớm cụ ạ, càng học chỉ càng lỗ.
Em lấy Ph.D. lúc em gần 40, mà em chẳng thấy thiệt gì. Em chỉ thấy xong Ph.D. thì biết bao nhiêu cơ hội mở ra cho em mà nếu không có Ph.D. thì em chẳng bao giờ có được. Nếu có hối hận là em hối hận đi học Master quá trễ.