Em đang nói việc cơ cấu trong đội tuyển chứ đi thi rồi thì nói làm cái gì.
Cụ ví dụ hộ em trường tỉnh nào hơn chuyên Ams KHTN HN và gần đây là chuyên SPHN.
Em không cần biết xưa nay thế nào nhưng cụ nhìn vào đây cho nhanh, xem thử 1 ví dụ môn Toán quốc tế cho nhanh:
https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Việt_Nam_tại_Olympic_Toán_học_Quốc_tế
Mở trình đơn chính
Wikipedia Tìm kiếm
Sửa đổiTheo dõi trang này
Việt Nam tại Olympic Toán học Quốc tế
Do quy định của kì thi chọn học sinh giỏi quốc gia Việt Nam, thí sinh Việt Nam chỉ có thể tham gia nhiều nhất là hai kì Olympic Toán học Quốc tế (IMO) (năm lớp 11 và năm lớp 12). Việt Nam bắt đầu tham gia IMO từ năm 1974 và là nước châu Á đầu tiên tham dự kì thi này[1]. Việt Nam không tham gia các kì IMO 1977 và IMO 1981.[2]
Cho đến nay (2016) đã có 8 thí sinh Việt Nam từng 2 lần giành huy chương vàng liên tiếp, đó là
Ngô Bảo Châu tại IMO 1988 (42 điểm) và 1989 (40 điểm)
Đào Hải Long tại IMO 1994 (41 điểm) và 1995 (40 điểm)
Ngô Đắc Tuấn tại IMO 1995 (42 điểm) và 1996 (37 điểm)
Vũ Ngọc Minh tại IMO 2001 (33 điểm) và 2002 (35 điểm)
Lê Hùng Việt Bảo tại IMO 2003 (42 điểm) và 2004 (36 điểm)
Phạm Tuấn Huy tại IMO 2013 (33 điểm) và 2014 (32 điểm)
Nguyễn Thế Hoàn tại IMO 2014 (29 điểm) và 2015 (31 điểm)
Vũ Xuân Trung tại IMO 2015 (34 điểm) và 2016 (31 điểm)
Trong số 8 thí sinh này thì trừ Vũ Ngọc Minh, Phạm Tuấn Huy và Vũ Xuân Trung là học sinh của Trường Trung học phổ thông Chuyên, Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Phổ thông Năng khiếu, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Trung học phổ thông chuyên Thái Bình, 5 người còn lại đều là học sinh của Trường Trung học phổ thông chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.[3]
Có 9 thí sinh Việt Nam từng giành điểm tuyệt đối:[3]
Lê Bá Khánh Trình (IMO 1979) của Quốc học Huế, Huế
Lê Tự Quốc Thắng (IMO 1982) của Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong, TP HCM
Đinh Tiến Cường (IMO 1989) và Nguyễn Trọng Cảnh (IMO 2003) của Trường Trung học phổ thông Chuyên, Đại học Sư phạm Hà Nội
Đàm Thanh Sơn (IMO 1984), Ngô Bảo Châu (IMO 1988), Ngô Đắc Tuấn (IMO 1995), Đỗ Quốc Anh (IMO 1997) và Lê Hùng Việt Bảo (IMO 2003) của Trung học phổ thông chuyên KHTN ĐHQG HN.
Trong đó, trừ trường hợp của Lê Bá Khánh Trình đạt điểm tuyệt đối là 40 do cách tính điểm đặc biệt năm ông tham dự,[4] các thí sinh còn lại đều đạt điểm 42.
Có 1 thí sinh Việt Nam từng giành giải thưởng đặc biệt là Lê Bá Khánh Trình của Quốc học Huế.
Tính đến năm 2017, sau 41 lần tham dự IMO, nếu tính về thứ hạng, đoàn Việt Nam đạt thành tích tốt nhất tại IMO 1999, 2007 và 2017 (đều đứng thứ 3 toàn đoàn với 3 huy chương vàng, 3 huy chương bạc). Thành tích cao nhất xét trên số huy chương là IMO 2004 với 4 huy chương vàng và 2 huy chương bạc.[5] Năm 2011, đoàn Việt Nam chỉ giành được 6 huy chương đồng, xếp thứ 31 toàn đoàn, là thành tích thấp nhất trong lịch sử 35 lần tham dự IMO của Việt Nam.[6]
Thành tích các đoàn Việt Nam tham dự IMO
Xem thêm
Chú thích
Liên kết ngoài
Sửa đổi lần cuối cùng cách đây 24 ngày bởi Future ahead
CÁC TRANG LIÊN QUAN
Trường Trung học phổ thông Chu Văn An, Hà Nội
trường học Việt Nam
Bảng mã IOC
bài viết danh sách Wikimedia
Lê Hùng Việt Bảo
Wikipedia
Nội dung được phát hành theo CC BY-SA 3.0, ngoại trừ khi có ghi chú khác.
Điều khoản Sử dụngRiêng tưMáy tính để bàn