[Funland] Cơ cấu chi tiêu

tunglam2806

Xe điện
Biển số
OF-823804
Ngày cấp bằng
12/12/22
Số km
2,018
Động cơ
39,328 Mã lực
Cách đây tầm 30 năm, e chứng kiến người làm công việc nặng nhọc như thợ xây, kéo than mà ăn sáng chỉ 1 cái bánh mỳ k, úp 1 gói mỳ chay. Giờ sống kham khổ như vậy k còn nữa rồi.
Xh có rất nhiều (phần lớn) gia đình có mức thu nhập 20tr/tháng đó cụ. Vn mình chưa hoá rồng đâu. Thu nhập vậy nhưng tôi thấy họ vẫn sống tốt. Đủ ăn đủ mặc, nuôi dạy con cái đàng hoàng, thậm chí đi du lịch dc. Tôi chưa thấy mức thu nhập đó phải sống kham khổ cả. Tất nhiên họ phải có nhà rồi chứ nếu còn phải đi thuê nhà thì có thể khổ thật.
 

vanhai493

Xe điện
Biển số
OF-531493
Ngày cấp bằng
10/9/17
Số km
3,537
Động cơ
338,132 Mã lực
He he ! E thấy vui và nhàn đầu mà, ra ngoài e cứ nghênh ngang tay đút túi quần và nói tao éo có xiền, xong. Muốn làm vụ gì to to thì báo nóc nhà rồi thống nhất.
cái này có cái hay mà nhiều lúc cũng dở
cty em có 1 ông vợ cầm thẻ, cũng ko cho dùng banking
đi ăn uống chia nhau hay gì dùng only tiền mặt
Như nhà cụ này ngon đỡ đau đầu
Đó là nhà họ thu vượt trội chi nên vậy
Còn nhà ông nào tổng 30 hay 40tr mà k có nguyên tắc chi tiêu thì khó mua nhà,xe lắm
 

duongphong

Xe container
Biển số
OF-431207
Ngày cấp bằng
20/6/16
Số km
6,341
Động cơ
251,231 Mã lực
Nơi ở
Lầu Năm Góc
Khoản khác nhiều hơn lương chớ gì
Hehe. Em chỉ giữ 1 khoản nhỏ đủ chi cá nhân những lúc cần thôi. Gấu em quản lý chi tiêu tốt, vậy nên thu nhập em chả bao giờ giữ. Tất nhiên lúc cần chi thì gấu thỏa mái, không phải kiểu chỉ biết nạp vào mà không biết chi ra.
 

TUCSON9389

Xe điện
Biển số
OF-109318
Ngày cấp bằng
17/8/11
Số km
4,523
Động cơ
432,239 Mã lực
đúng là nó sẽ phụ thuộc vào con số tổng là bao nhiêu mới tính được. và còn phụ thuộc vào độ tuổi nữa. tuổi trẻ thì ngân sách giành cho sức khỏe sẽ ít, còn tuổi cao sẽ nhiều. tiền học cũng vậy, con cái chưa đi học hoặc mới chỉ ở c1 thôi thì ngân sách cũng sẽ khác so với nhà có f1 nó bắt đầu học c3 và đại học. cái vụ đi học NN thì thôi coi như chưa tính nhé
còn với vc mà còn trẻ thì nên có 1 kế hoạch tiết kiệm như kiểu lợn bỏ ống ấy, rồi cuối năm sẽ có 1 khoản chứ tỷ lệ nào thì cũng khó
 

chieubuon

Xe điện
Biển số
OF-382725
Ngày cấp bằng
15/9/15
Số km
2,239
Động cơ
291,856 Mã lực
cái đó chỉ đúng với ông nào có tính kỷ luật
còn nếu không thì khác gì gió vào nhà trống
mới có lương là đi ăn hadilao
rồi 3,4 hôm sau vẫn thấy còn tiền lại làm bữa meat plus
rồi cuối tuần thèm thèm manwan....

rồi chưa tới nửa tháng có khi là hết tháng lương luôn
nên ng ta mới sinh ra quản lý tài chính là như thế
Thực tế bao thứ phát sinh, quản lý làm gì khi tiền lương tháng đc 30tr
 

Hổ Con

Xe tăng
Biển số
OF-4244
Ngày cấp bằng
14/4/07
Số km
1,858
Động cơ
1,072,817 Mã lực
Nơi ở
Bốn biển là nhà
cái này có cái hay mà nhiều lúc cũng dở
cty em có 1 ông vợ cầm thẻ, cũng ko cho dùng banking
đi ăn uống chia nhau hay gì dùng only tiền mặt

Đó là nhà họ thu vượt trội chi nên vậy
Còn nhà ông nào tổng 30 hay 40tr mà k có nguyên tắc chi tiêu thì khó mua nhà,xe lắm
Lên đây chém vui mà cụ! E có 3 tk, 1 cái chỉ để ăn nhậu, 1 cái nhận lương nhà nước, 1 cái nhận lương kinh doanh ( e công khai vs vợ và em nhận % ưu đãi). E có 1 vài quán nhậu quen, tiếp khách xong đi về gấu nhà khác lo sau nên e ko cần xiền là thế. Lên đây chém cứ vun vút cho vui, ai kiểm tra đâu cụ.
 

bamboo.2019

Xe máy
Biển số
OF-844068
Ngày cấp bằng
25/11/23
Số km
59
Động cơ
586 Mã lực
Tuổi
29
Tỉ lệ như nào thì bác nên tính từ nhu cầu của gia đình mình, chứ em thấy ko fix cứng theo % được nên ko thể áp dụng các gia đình giống nhau.
Ví dụ
- Chi phí cố định (nhà ở, điện nước, dịch vụ...) hàng tháng là khác nhau
- Con mẫu giáo học trường công khác trường tư, khác trường quốc tế, mức phí là khác nhau
- Về ăn uống, bác theo dõi 1 tháng cơ bản cần bao nhiêu, ăn ngon/ ăn hàng cần bn => mức giới hạn trên cần có
- Về mua sắm/ sửa chữa nhà cửa, xe cộ,.... tối thiểu bn/tháng, dư thì cho vào tiết kiệm phòng tháng phát sinh
- Về ma chay lễ tết,.... thì cũng cho theo mức bác đang đi, vì có người đi cưới 500k, có người với những mqh tận 5M
- Trừ hết các chi phí cố định và dự phòng, thì còn lại là mục tiêu tiết kiệm cho có động lực kiếm thêm. TK e hay làm các sổ nhỏ theo mục tiêu tích lũy hoặc theo tháng sẽ nhìn rõ mà ko cần quản lý nhiều tốn RAM.
Hi vọng giúp ích được cho bác
 

Hoàng tử đỏ

Xe container
Biển số
OF-384004
Ngày cấp bằng
23/9/15
Số km
8,108
Động cơ
329,119 Mã lực
Tuổi
33
Không phải là kém mà là biết cách sắp xếp thôi ạ. Vì nhà cháu cũng đi từ nghèo khó đi lên, có những thời điểm trong tay ko có lấy 1 đồng nên cháu biết cách lắm.
Ví dụ: Có tiền thì đi ăn sáng bên ngoài, ko có tiền thì sáng dậy chịu khó nấu, ăn sáng, mang đi để trưa ăn, thức ăn dư ra chiều về ăn là đẹp. Hôm trước cháu vừa khoe với nhà trung niên là đi chợ mua 1 con cá về đầu đuôi nấu chua, thân kho dừ với ít thịt ba chỉ, dưa mua về tự muối hết có 200k mà ăn 3 ngày :D
Đồ ăn thực ra nếu vén khéo thì nhà 3 người đi chợ tầm 100k (ko tính gạo, mắm, muối) là có thể đủ ăn 2 bữa rồi í. Ra chợ mua 50k thịt lợn, 15k trứng chim cút, 10k đậu phụ, 5k hành, 20k rau là đủ ăn cả ngày.
Tốn kém là tốn tiền đi ăn uống bên ngoài, rồi sơn hào hải vị chứ để duy trì cuộc sống cơ bản đầy đủ chất dinh dưỡng thì đơn giản thôi ạ.
Với cả cháu thấy hình như chúng ta đang mua sắm hơi thừa mứa đối với những nhu cầu cơ bản. Ko tin cccm về giở tủ quần áo ra xem có bao nhiêu % quần áo thường xuyên mặc, có bao nhiêu % thỉnh thoảng mặc và có bao nhiêu % ko mặc bao giờ.
Hoặc đồ ăn cũng thế, có bao nhiêu đồ ăn được để lại sau bữa ăn, cất lay lắt trong tủ lạnh rồi cuối cùng bỏ đi, hoặc đồ ăn mà phải ăn cố cho hết kẻo phí, có bao nhiêu hoa quả ăn ko kịp nên bị thối phải bỏ đi hoặc thậm chí tiếc quá lại cắt phần thối, dập để ăn? Đấy chính là phần lãng phí và nếu như đi chợ đúng cách thì sẽ tiết kiệm được ko ít. Nhà cháu bỏ tủ lạnh được 1.5 năm rồi, đi chợ nấu chỉ đủ ăn trong ngày. Có thể thiếu 1 chút chứ ko thừa. Trước đây có cái tủ 600l thì ối giời ơi, mua đủ thứ tống vào tủ. Giờ mua gì cũng phải tính ạ.
Mua con cá + dưa chua + vv... 200k ăn 3 ngày, vẫn lãng phí quá Mợ ơi.
 

taychoi2403

Xe buýt
Biển số
OF-129890
Ngày cấp bằng
8/2/12
Số km
593
Động cơ
378,876 Mã lực
Trong nhà do thu nhập của em vượt trội so với Vk nên hàng tháng em để 1 phần thu nhập của em vào thẻ cho Vk chi tiêu (cả riêng cho Vk và cả chung cho gđ). Số còn lại em đem đi đầu tư. Còn thu nhập của Vk thì bạn ý gửi tiết kiệm tầm vài năm thì bạn ấy dùng + vay ngân hàng 1 ít mua căn hộ (đứng tên riêng của bạn ấy, không liên quan đến em).
 

Luongngockien

Xe hơi
Biển số
OF-577889
Ngày cấp bằng
6/7/18
Số km
160
Động cơ
142,112 Mã lực
Tuổi
50
Nếu tính % chi tiêu và tích kiệm trên tổng thu nhập, thì không phải lúc nào cũng giống nhau được, nó phụ thuộc vào thu nhập ở từng giai đoạn.

Như em 3 năm đầu vào đời kiếm tiền ở mức cực khiêm tốn thì chỉ đủ chi tiêu mức cơ bản, nên % của phần tích kiệm =0

Sau đó thu nhập tăng lên thì bắt đầu tích kiệm được, khởi đầu dành khoảng 10 đến 20 % thu nhập cho phần tích kiệm.

Sau đó thu nhập tốt hơn nữa, thì nâng mức chi tiêu và đồng thời nâng mức tích kiệm.
Em duy trì tỉ lệ này 50/ 50 trong nhiều năm nay.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top