Cơ bản về xế độp

X-trails

Xe cút kít
Biển số
OF-9503
Ngày cấp bằng
12/9/07
Số km
19,715
Động cơ
730,846 Mã lực
Nơi ở
OF cái gì mà chả có, đi đâu xa cho nó mệt
3. CÁC BỘ PHẬN KHÁC
DÀN ĐẦU CỦA XE (Handle bar và stem)


Handle bar còn có nhiều kiểu khác với nhiều tên gọi nữa.

Stem chia chia làm 2 loại chính: QUILL và THREADLESS. Các xe cũ thường dùng quill stem, và các xe mới sau này thường dùng threadless stem. Ngoài ra còn dựa vào cách gắn handle bar, nó chia ra 2 kiểu pinch bolt và pop-top. Với pinch bolt, thì phải tháo tay thắng, tay cầm v.v. ra rồi mới có thể tháo được handle bar. Còn pop-top thì chỉ cần tháo cái face plate ra là xong. Loại threadless stem thì ít khi nào dùng kiểu pinch bolt, nhưng vẫn có như là stem của Moots dưới đấy (bây giờ thì Moots hết làm rồi)



Threadless stem muốn chỉnh cao thấp phải dựa vào chiều cao của steer tube (phần trên của fork lòi ra ngoài ống sườn). Nếu steer tube cắt ngắn quá (như phần lớn xe của các bác chuyên nghiệp) thì sẽ không nâng lên cao được. Nên khi cắt steer tube thì cần phải đo trước để không cắt quá thấp. Thường thì người ta ráp thường để dư ra vài phân để cho miếng chêm vào, sau đó nếu thấy cao quá thì sẽ hạ thấp xuống, cho tới khi nào thấy vừa người thì mới cắt phần trên lòi ra khỏi stem.

Cọc yên - kẹp yên - Yên


Phần đầu của seatpost cỏ 3 kiểu thiết kế: off set, set back (hay gọi laid back) và straight (thẳng). với loại straight thì phần gắn yên vào nằm trên thân seat post, còn loại offset thì nằm ra phía ngoài của thân seat post, còn set back thì thiêt kế thân seat post cong ra phía sau. Seatpost với setback thườn thấy trong giới mtb hơn, vì nó giúp cho xe được êm hơn.

PHANH XE



Phanh (thắng) xe đạp được chia ra làm 2 loại chính, thắng niềng (rim brake) và thắng đĩa (disc brake), mỗi loại có thể là mechanic (thắng bằng dây cáp hay còn gọi là thắng cơ) hay là hydraulic (thắng bằng thủy lực)

Riêng về rim brake, thì lại chia làm 2 loai do cách thiêt kế: cantilever và caliper. 2 bên ngàm thắng nàm rời ra thì là cantilever, còn ngằm thắng là 1 khối nối liền thì gọi là caliper.

Cantilever brake có 2 loại chính là U và V brake, do kiểu dáng của thắng mà đặt tên. Còn caliper brake thì cũng có 2 loại là single pivot và dual pivot. Phân biệt single pivot và dual pivot như sau: con ốc dùng để gắn vào sườn xuyên qua ngàm thắng thì đó là single pivot, như loại thắng của campy, zero gravity, ax lightness, còn không thì là dual pivot như Sram, shimano, tektro, TRP .v.v

HỆ THỐNG TRỤC GIỮA (CRANK SET) VÀ PEDAL


Trong này có 1 cái cần phải giải thích là cái BCD. Không phải bất cứ cái crank nào cũng có thể cho cái xích nào cũng được. Vì đường kính các con ốc của xích khác nhau, vì vậy khi thay đổi xích, cần phải biết chắc cái BCD của crank arm là bao nhiêu để mua cho đúng.

LỐP HAY VỎ XE
Một bộ bánh " chắc cú " với các điều kiện sau :
- Bánh xe được trang bị các lốp xe đúng kích cỡ ( size ), khi cho vỏ vào niềng ( vành ) phải đúng chiều vỏ, khi bơm vỏ phải " sửa " cho lốp thật đều 2 bên má niềng, ko được méo, vặn, hay bị chênh.
- Bơm căng đúng như qui cách được qui định của lốp xe ( có ghi chú trên hông vỏ xe ), hiện nay đa số dùng loại lốp ko triên nên bên hông vỏ bằng được làm bằng Kelva hay bằng vải tổng hợp, nếu ko bôm vỏ căng theo đúng tiêu chuẩn, thì 2 bên hông vỏ hay bị giập đưa đến nứt hông vỏ, chưa kể khi bôm vỏ ko đủ hơi thì mặt tiếp xúc của vỏ với mặt đất sẽ rộng hơn đưa đến dễ tiếp xúc với các vật liệu dễ làm lủng vỏ như các mảnh vỏ chai hay đinh hay giăm thép nhỏ ...khi bị thủng vỏ vài lần chắc chắn vỏ sẽ bị giập hông, 1 thời gian sẽ làm tét vỏ.
Khi bơm vỏ ko đủ hơi, lúc tiếp xúc trực diện với các vật cản như đá, ổ gà, hay các vật liệu cứng khác trên đường thì áp xuất trong vỏ ko đủ để làm bắn hay " công " lại nên vì thế vỏ sẽ dễ bị chém ( như thường nói ) hay bị thủng ruột hay xé vỏ .
- Sử dụng vành loại tốt đúng tiêu chuẩn, ko bị lỗi, ko móp méo, ko bị mục bên ngoài cũng như bên trong vành.
Mặt khác, vành được thiết kế kém, vỏ xe chất lượng tồi hay lão hóa cùng với sự ko quan tâm đến độ căng của vỏ thì đương nhiên chuyện gì đến nó sẽ đến với buổi đạp xe của bạn .
Với loại vỏ xe có ruột ( clincher ) thì việc vỏ xe mau bị hỏng 1 phần do ruột xe và dây " mét " ( dây lót vành ), ruột xe dỏm, nhiều lỗ vá... sẽ làm cho vỏ xe mau bị hỏng, vì sự cố xẹp ruột, nổ ruột sẽ làm cho vỏ có nhiều nguy cơ bị giập hông, xé triên, chém đá ...

Chạy xe phải biết kỹ thuật ...chùi vỏ khi qua 1 " vùng nguy hiểm " có nguy cơ bị sự cố về vỏ, vừa đạp xe, vừa dùng bàn tay có găng tay chà lên vỏ trước để gạt các vật bám trên vỏ xe sau đó đến vỏ sau !

Có 3 kiểu để chạy lộ trình xấu : Đây nói về sử dụng vỏ ruột rời ( clincher ) và đây là nói ở VN thôi.

- 1. Vẫn sử dụng loại vỏ ( lốp ) thi đấu như các chặng bình thường khác, dùng 1 cái ruột đã hỏng cắt làm đôi theo dạng đường vòng ruột, nghĩa là vẫn còn nguyên 1 chu vi ruột nhưng chỉ dùng 1 bên, bỏ bên có chân valve ( chân ruồi bôm ruột ), dùng nữa cái ruột xe này như 1 miếng lót giữa ruột và vỏ xe ( giải thích vậy ko biết mấy anh có hình dung ra ko ? ), kết cấu theo mặt cắt ngang theo thứ tự từ ngoài vào trong như thế này : Lớp Vỏ - Lớp ruột cắt- Lớp ruột nguyên. Lót như thế thì bánh sẽ nặng hơn chút nhưng chạy rất yên tâm.

Đây chưa kể về tâm lý khi chạy xe, biết có đồ " lót " nên yên tâm chạy, mà yên tâm chạy thì lại ít bể vỏ, chạy xe càng sợ nổ vỏ thì nó lại hay ...nổ vỏ.

- 2. Dùng vỏ có hông cao hơn : Dùng vỏ ( lốp ) dày su hơn để tránh chém lốp ( vỏ ) phải ko? Không phải vậy đâu, vì đâu phải đề - ba ( depart - xuất phát ) là vô đường xấu liền đâu, rồi đâu phải cả lộ trình ( cự ly ) đều xấu hết đâu, nếu dùng vỏ ( lốp ) dày ( dày su thì nhiều ma sát đường ) thì làm sao mà " cày " và " chiến đấu " cho hết trên đường đua, theo em biết thì khi có lộ trình xấu thì họ dùng vỏ có hông cao hơn để tăng áp xuất " công " ở bánh, ví dụ bình thường đường tốt chạy cự ly ngắn, đường đèo dùng hông 20, 21, 22 ( 622 X 20, 21,22 ), đường tốt, tương đối tốt cự ly dài dùng hông 23 ( 622 X 23 ) và đường có nhiều đoạn xấu dùng vỏ ( lốp ) hông 25 ( 622 X 25 ) .

-3. Có loại vỏ hông bình thường nhưng dưới lớp su bên ngoài thì có " đúc " 1 lớp lưới thép để chống đá dăm, lưới có hình như lưới " mắt cáo " làm hàng rào như hiện nay, nhưng chỉ chống đá dăm thôi chứ gặp đinh thì nó cũng tiêu . !

Với Vỏ ( lốp ) tubular ( vỏ liền ruột ) thì cũng có nhiều loại, ngoài các loại bình thường còn có các loại chuyên trị đường xấu.

Nói chung về hệ thống lốp cho xe đạp đường trường thể thao hay du lịch, thi đấu hay tập luyện, nghiệp dư hay chuyên nghiệp gồm có 3 loại :

1. Loại vỏ + ruột rời ( clincher )
2. Loại vỏ và ruột liền ( tubular )
3. Loại vỏ ko cần ruột ( tubeless )

Những từ các loại vỏ nêu trên là những từ tự phát của những người chơi xe đạp Việt Nam chứ ko theo đúng nguyên văn tiếng nước ngoài, với loại vỏ ruột liền ( tubular ) dân mình trước đây và thời gian sau giải phóng còn gọi là vỏ boi-yô ( boyeaux ) và vỏ xe loại vỏ ruột rời mà sử dụng triên sợi tổng hợp Kevlar ( Kevlar khác với nylon à nhe ) mấy anh hay gọi là vỏ sans-talon, hồi năm 198..., 1 cặp vỏ sans-talon hiệu Hutchinson hay Michelin màu gan gà có giá trên 1 chỉ vàng .
Và các anh chị em cũng nên nhớ lốp ( vỏ ) nào thì chạy niềng (vành ) đó, vỏ clincher thì chạy niềng clincher, tubular chạy niềng tubular, niềng dùng cho tubuless thì gọi là niềng 2-way Fit... nên khi mua bánh xe nên hỏi kỹ vì mỗi loại niềng có mỗi đặc thù riêng, tuyệt đối ko dùng chung được.

Nói về tổng bộ clincher :

Là loại được dùng phổ thông nhất, phải nói là 99% dân đạp xe từ dân chí quan, từ xe ruộng đến xe "mặt tiền" đều dùng clincher, dân pro Tây còn gọi là wire-on, chúng bao gồm 1 lốp xe bên ngoài với mặt cắt ngang hình chữ U và 1 cái ruột riêng biệt ở bên trong . Các cạnh triên của lốp được nằm sát vào cạnh vành và áp xuất ko khí khi bôm ruột sẽ giữ vỏ ( lốp ) và ruột cố định tại chổ .
Triên : ở ngoài cùng của 2 cạnh vỏ, trước đây hầu hết ở các vỏ, triên được làm bằng thép, sau này vỏ bằng triên Kelvar có nhiều và rẻ ( Trung Quốc , Thái Lan ), triên giữ cho lốp cố định vào vành, theo 1 nghĩa nào đó thì triên như 1 cái xương sống của vỏ.

Thân vỏ : Thân vỏ được dệt bằng nhiều lớp vải giữa 2 cái triên và làm nên thân vỏ, nhiều người cứ nghĩ vỏ hoàn toàn làm bằng cao su, thật ra cao su là ít quan trọng nhất trong 3 thành phần làm nên cái vỏ, phần lớn vỏ xe sử dụng vải nylon hay 1 số polyamides khác.
Các tấm vải ko đan kẻ với nhau và nó được xếp lớp lên nhau hay xếp chéo tùy theo công nghệ của từng hảng làm vỏ . Một số vỏ xe sử dụng tấm dày hay tấm mỏng , vỏ dệt tấm mỏng có 1 chỉ số là TPI ( nhìn trên vỏ hay có chữ này ) viết tắt chữ Threads Per INCH là 1 thông số chung cho vỏ xe , các vỏ xe có thông số TPI cao là vỏ có kết cấu tấm mỏng hơn, linh hoạt hơn ( mềm ). Vỏ mỏng ( có chỉ số TPI cao ) thì nhẹ hơn và có lực cản lăn thấp hơn ( như vỏ cao cấp hiện nay anh em đang dùng ) nhưng chúng dễ bị giập, cắn, chém hơn với những "nguy hiểm" thường có trên đường như đá dăm, ổ gà, miểng chai ...

Niềng clincher , trong 2 má vành có 2 móc .

Vỏ clincher có 2 triên 2 bên và nhiều lớp ở thân vỏ .

Sơ đồ của 1 bánh clincher: 1. Niềng ; 2. Miếng lót niềng; 3. Mặt má thắng vành; 4. Triên; 5. Ruột; 6. Hông vỏ; 7. Lớp su phủ ngoài vỏ .

Với triên Kelvar bạn có thể cuốn tròn chiếc lốp đồng thời lớp bố hông ( vải , su ) ko có ( sans talon ) vỏ mỏng nhẹ hơn rất nhiều với vỏ dày triên thép .

Vỏ có triên thép bạn ko thể cuốn tròn lại như triên Kevlar, đương nhiên loại này nặng hơn và rẻ tiền hơn loại triên sợi tổng hợp Kevlar.

Ưu điểm của bánh vỏ ruột rời ( clincher ):

- Dễ dàng thay thế khi ...xẹp vỏ
- Dễ dàng xử lý ( vá ) ruột khi bị ...lủng ruột !
- Ít tốn kém hơn khi thay thế so với dòng lớp ruột liền ( tubular )
- Dễ dàng mang theo ruột cùng với đồ nghề khi cấp cứu ( thay ruột, vá ruột.. )

Nhược điểm của bánh vỏ ruột rời ( clincher ):

- Nặng hơn so với vỏ ruột liền ( tubular )
- Ko "nóng" để tăng áp xuất khi chạy xe lâu như tubular, ko làm vỏ " năng " hơn, " bon " hơn, cái này ai chạy qua 2 loại vỏ này rồi mới cảm nhận được, tubular càng chạy, càng ma sát bánh càng " quăng " hơn, cái này khó giải thích quá !
- Ko dễ chịu khi chạy so với tubular ( clincher "cứng" quá ), tubular êm hơn và có " cảm nhận " mặt đường hơn so với clincher, cái này ai chạy qua mới dễ hiểu được !
- Khi thay vỏ , ruột mới ở clincher , lúc chạy có cảm giác bánh nẩy quá, khó kiểm soát, chạy 1 thời gian mới bình thường trở lại, mấy anh có để ý điều này ko ? bánh mới, bánh cũ khác nhau.

Mô tả Tubular
VỎ TUBULAR còn được gọi Lốp vỏ ruột liền ( VN ), Boyeaux ( Pháp), Tub ( Anh ), Sew-up ( Mỹ), Sing ( Úc ), là vỏ ( lốp ) xe đạp được may ( khâu) khép kín 2 mí ngoài của vỏ lại với nhau, có ruột bên trong, tạo thành 1 hình ống, lớp mối khâu được phủ 1 dải vải được gọi là băng nền, lót nền, lót vành ( base tape, rim tape )

Vỏ cố định vào niềng ( vành) bởi 1 loại keo chuyên dụng hay băng keo 2 mặt, niềng tubular được thiết kế đặc biệt để dùng với loại vỏ này. Vỏ tubular hay được sử dụng cho dân đua xe chuyên nghiệp, đua tốc độ lòng chảo, đua tính giờ hoặc những người " sành " chơi nghiệp dư .

Niềng Mavic tubular và clincher
Nói về trọng lượng thì vỏ tubular nhẹ hơn vỏ ruột rời ( clincher ) một chút do ko có triên nhưng so với hiện này thì vỏ ruột rời có triên bằng sơi tổng hợp Kelvar thì lợi thế này của tubular ko còn là thế mạnh như trước đây nữa.
Niềng tubular thì nhẹ hơn niềng clincher do ko có các móc vành như clincher . Ưu điểm nữa của tubular là ko bị xì ...vô cớ như clincher vì ko bị cấn má vành, ko vị "ăn" ruột do các lổ xỏ chân căm ( nan hoa ) như clincher vì ruột tubular được nằm hoàn toàn an toàn trong ống vỏ .

Cấu tạo của 1 vỏ tubular ( vỏ tubular này là của Continnental )

Hỏi nhiều tay đua chuyên nghiệp và cũng đã từng sử dụng thì thấy rằng chạy bánh vỏ tubular thoải mái, nhẹ nhàng hơn so với clincher, cảm thấy bánh "năng" hơn, "trôi" hơn so với vỏ ruột rời khi đi ở tốc độ cao.

Tính tiện lợi của tubular nữa là khi bị thủng ruột thì động tác thay vỏ dễ dàng hơn và nhanh hơn so với clincher.

Về kinh tế thì tubular đắt tiền hơn clincher, hơn nữa tubular rất khó vá khi bị thủng ruột, kể cả người có chuyên môn làm và rõ ràng là ko phổ thông như loại vỏ ruột rời . Vá nó thì phải "dự đoán" lổ xì ( nếu găm nguyên cây đinh hay cây gai thì ko cần dự đoán ) bằng cách bôm hơi thật căng tìm đoạn sủi tăm và khoanh vùng khu đó để hạn chế " mổ " tùm lum làm hư vỏ . Ruột tubular rất mỏng như bao ..., nên vá nó cũng rất kỳ công, tìm được lổ xì đã khó thì khi vá ruột xong khâu lại thì còn khó hơn chút nữa, phải dùng kim khâu phẫu thuật ( kim cong ), chỉ khâu phải dùng loại chỉ cotton hay chỉ nylon ( trước đây hay dùng ruột dây dù làm chỉ ), khâu cà chớn móc luôn vô ruột ở bên trong là công toi, vì vậy khi khâu phải kẹp lên eto ( bàn kẹp ) mới khâu được, nên tốt nhất khi chạy tubular nếu bị thủng thì nên thay vỏ mới còn để vỏ thủng làm dây ...treo võng rất tốt, bây giờ ít ai vá vỏ tubular lắm .

Tubular 2 mí được khâu lại với nhau và có thể cắt chỉ mổ ra được .

Nếu tính kỹ như mấy ông xe đạp chuyên nghiệp tính từng gram, lông chân lông tay nó cạo hết, răng thì nhổ bớt ( cái này tui chế thôi, nhưng mấy ông xe đạp hay té ...gãy răng ) vân vân thì việc đi dợt mà mang theo cái vỏ tubular secour ( dự phòng ) thì tính đi tính lại cũng ko ổn, chỉ khi nào anh có xe tiếp tế chạy theo thì ko nói làm gì .

Vá vỏ tubular, mấy anh để ý cách đi dây ( chỉ ) của hình này .

Nó còn khó cái chổ , với niêng + bánh tubular ko biết dán hay dán ko kỹ là có ngày té gãy gọng vì vỏ nó cuộn vỏ ra khỏi niềng, nhất là khi ôm cua hay thắng đột ngột ở tốc độ cao, vì vậy trường hợp bị thủng và thay vỏ trên đường thì tốt nhất các bạn phải hạn chế tốc độ để về đến nhà an toàn và sau đó tháo nó ra và keo lại từ đầu, nếu bạn hay thường xuyên ôm cua, đổ đèo thì nên để keo khô ít nhất vài giờ, ngoài ra vỏ tubular mất công nắn cho tròn khi vào niềng và gần như ko thể tròn 100% như clincher được .
So với bánh vỏ clincher thì tubular có lực cản lăn ( Rolling Resistance ) cao hơn, quán tính lăn thấp hơn, vỏ tubular đạp thì nó nhẹ, ra xe nhanh, leo đèo thoải mái nhưng có đạp thì nó mới đi, dừng chân chút thì ( cảm ) thấy nó ngừng lại, cứ phải "quay" hoài mới thấy nó ( có tác dụng ) trôi xe, vì vậy ra xe thì nhanh nhưng phải quay liền ko như clincher, clincher ra nặng hơn 1 chút nhưng sau đó dừng đạp 1 vài giây để hồi sức ( thở ) thì xe vẫn trôi . Leo đèo thì thoải mái đa phần do nhờ bánh nhẹ nhưng nhiều khi nhẹ quá nên nó ...nhổng *** bánh sau khi " cày ép " ở những dốc đứng ( trượt bánh ) .

Chạy tubular phải biết cách dán vỏ, vỏ tubular được gắn vào niềng đặc biệt được gọi là niềng tubular, các bạn phải hết sức thận trọng và chú ý khi vào vỏ tubular, hệ thống bánh tubular ngay khi bạn gắn đúng cách vẫn có thể xảy ra sự cố . Hiện nay vẫn chưa có 1 qui định chuẩn khi dán vỏ .

Với tubular nhiều kiểu " dễ chết " lắm !

Keo dán vỏ tubular hiệu Vittor .

Nhỏ keo lên lớp lót rồi dùng chổi sơn trải ra ở vỏ tubular

Niềng cũng vậy, nhớ keo cả vỏ lẫn niềng cho an toàn theo sách vở, chứ thật ra keo niềng là đủ rồi .

Xem cái clip dưới đây các bạn sẽ hiểu rõ hơn cách xử lý .
[video=youtube;_Rjb-aWnbiY]http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=_Rjb-aWnbiY#t=0s[/video]


. . . .to be continued.
 
Chỉnh sửa cuối:

cham_hoc

Xe tăng
Biển số
OF-2468
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
1,541
Động cơ
596,677 Mã lực
Nơi ở
bển
Nếu chỉ để luyện tập thể thao, ko dùng đi làm hay chở F1 thì lấy MTB đi cụ
Đa số ae đều có MTB rồi mới sắm thêm 1 con khác
 

quietman76

Xe tải
Biển số
OF-65266
Ngày cấp bằng
30/5/10
Số km
440
Động cơ
440,185 Mã lực
Em nghĩ cụ Ích trai ko cần lăn tăn quá đâu, cứ như em làm 1 em new entry vừa tiền của mình độp cho sướng, sau tìm hiểu thêm và phát sinh nhu cầu thì bán xe cũ, mua xe mới sau. Thế nó mới gọi là kinh tế thị trường chứ :D
 

Fiat_ELX

Xe điện
Biển số
OF-468
Ngày cấp bằng
23/6/06
Số km
4,666
Động cơ
625,830 Mã lực
Tuổi
56
Cụ chủ thớt chịu khó đọc, tìm hiểu ... phần lý thuyết có vẻ ổn rồi, giờ nhẩy xuống hố thôi :))
 

Kenket

Xe điện
Biển số
OF-1955
Ngày cấp bằng
15/10/06
Số km
4,187
Động cơ
612,056 Mã lực
Nơi ở
Vỉa hè lê la
Hic...càng đọc càng chóng mẹt, tốt nhất cứ nhảy bừa xuống hố rồi tính sau ! :P
 

X-trails

Xe cút kít
Biển số
OF-9503
Ngày cấp bằng
12/9/07
Số km
19,715
Động cơ
730,846 Mã lực
Nơi ở
OF cái gì mà chả có, đi đâu xa cho nó mệt
Bác chủ nên sửa lại bài viết về bộ chuyển động, không nên google translate 100% như thế, nó khiến người đọc rất khó chịu. Thanks :)
Trước mắt iem tổng hợp từ các nguồn thông tin khác nhau, sau đó mới có time để sửa kụ àh. Chắc qua nhiều version mới ok được, kụ kiên trì chờ nhé. Hoặc đoạn nào không ổn kụ sửa giùm iem luôn thì sẽ nhanh hơn.

bác chủ lấy bài từ xedapdep.com.vn thì phải
Ngay từ "Đặt vấn đề" iem đã đề cập đến nguồn thông tin rồi kụ ahf. Tuy nhiên không chỉ riêng trang xedapdep.com.vn mà còn nhiều trang khác như www.xedap.vn, www.xedap.org, www.phuot.vn, www.bikeforum.com, www.ebicycles.com, www.livestrong.com, www.bikeforums.net, www.roadbikereview.com, forums.bicycling.com, mountain-bikes.findthebest.com, . . .

Thực ra thông tin sản phẩm ở các trang diễn đàn Vn chủ yếu dịch từ các trang nước ngoài (không ngoại trừ việc sử dụng google translate) nên từ ngữ chuyên môn, câu cú, văn phạm đôi chỗ vẫn chưa chuẩn, cần phải có time để hiệu chỉnh lại. Còn thông tin về kinh nghiệm của các cao thủ gạo cội cu rơ thì khá chuẩn song được sắp xếp rời rạc dạng Q&A ở các topic khác nhau nên cũng cần được biên tập và sắp xếp lại sao cho khoa học.

Để hoàn thành topic bổ ích về xế độp rất mong các kụ, mợ cùng iem cập nhật hoặc hiệu chỉnh để sớm hoàn thành giúp ích nhiều cho các thành viên sẽ và có ý định xuống hố vôi (trong đó có iem hiện nay).

Cụ chủ thớt chịu khó đọc, tìm hiểu ... phần lý thuyết có vẻ ổn rồi, giờ nhẩy xuống hố thôi :))
Cụ chủ thớt chịu khó đọc, tìm hiểu ... phần lý thuyết có vẻ ổn rồi, giờ nhẩy xuống hố thôi
Em nghĩ cụ Ích trai ko cần lăn tăn quá đâu, cứ như em làm 1 em new entry vừa tiền của mình độp cho sướng, sau tìm hiểu thêm và phát sinh nhu cầu thì bán xe cũ, mua xe mới sau. Thế nó mới gọi là kinh tế thị trường chứ
Nếu chỉ để luyện tập thể thao, ko dùng đi làm hay chở F1 thì lấy MTB đi cụ
Đa số ae đều có MTB rồi mới sắm thêm 1 con khác
Thanks Kụ, iem đang tìm hố vôi để nhảy đây.
 
Chỉnh sửa cuối:

X-trails

Xe cút kít
Biển số
OF-9503
Ngày cấp bằng
12/9/07
Số km
19,715
Động cơ
730,846 Mã lực
Nơi ở
OF cái gì mà chả có, đi đâu xa cho nó mệt
CẨM NANG SỬ DỤNG XE ĐẠP
1. Các cấp độ xe

Có 5 cấp độ xe được thiết kế để chạy trên các loại đường khác nhau:

Type 1


Xe được thiết kế để chạy trên đường nhựa, bao gồm touring bikes.

Type 2


Xe được thiết kế để chạy trên đường như type 1, cộng thêm đường sỏi đá nhỏ.

Type 3


Xe được thiết kế để chạy trên đường như type 2, cộng với đường hơi gồ ghề, có chướng ngại nhỏ. Tất cả xe không có ống nhúng sau, và một số có ống nhúng sau trọng lượng nhẹ thuộc type này. NOT jumping.

Type 4


Xe được thiết kế để chạy trên đường như type 3, cộng với đường gồ ghề trung bình, có chướng ngại vừa phải, small jumps.

Type 5


Xe được thiết kế để jumping, hucking, chạy trên đường gồ ghề. Đây là cấp độ nguy hiểm và phải có xe và trang phục bảo vệ thích hợp.

( Nhận xét: như vậy là truớc khi chạy xe, cần biết xe của mình thuộc loại nào để đi đường thich hợp. Không phải đi đường nào cũng được)

2. Kích thước của xe

Khi đứng như trong hình, phải có khoảng trống ít nhất là 2,5 cm giửa ống típ ngang và đáy quần. Với xe mtb, khoảng trống này nên từ 5 đến 7,5cm.


3. Làm quen với các bộ phận điều khiển của xe

Sử dụng sai các bộ phận điều khiển của xe có thể gây nguy hiểm. Do vậy trước khi chạy lần đầu với tốc độ cao hoặc trên các địa hình khó, bạn nên chạy chậm trên đường vắng xe để làm quen với xe và các bộ phận điều khiển của nó.

4. Làm quen và điều chỉnh thắng xe cho phù hợp

Bạn cần làm quen với thắng xe, và điều chỉnh nó cho phù hợp với bạn.

5. Tránh để mũi giày chạm vào bánh xe

Khi chạy ở tốc độ chậm, bạn không nên đạp lúc đang bẻ lái, vì có thể làm cho mũi giày chạm vào bánh xe, làm xe mất điều khiển. Khi chạy ở tốc độ trung bình hoặc lớn, thì góc bẻ lái nhỏ, bạn sẽ không sợ điều này xảy ra.


6. Kiểm tra xe trước mỗi chuyến lần chạy

Trước mỗi lần chạy xe, bạn cần kiểm tra xe theo danh sách dưới đây. Nếu phát hiện có bộ phận nào bị hư, bạn cần thay thế hoặc mang đến tiệm sửa xe.

1. Bánh xe
2. Áp xuất lốp xe
3. Thắng xe
4. Tay lái và stem
5. Yên và cốt yên
6. Điều chỉnh ống nhúng
7. Đèn và guơng phản chiếu
8. Khung xe, fork và các bộ phận

Bánh xe:

kiểm tra xem bánh xe có đều không. Nhấc xe lên rồi quay bánh xe. Nếu niền xe (rim) nhảy lên xuống, hoặc lắc qua lại, thì nên thay thế hoặc sửa.

Kiểm tra xem khóa gài bánh xe có chắn chắn không


Nhấc bánh xe lên rồi vỗ vào bánh xe xem nó có rơi ra hoặc bị lệch không


Kiểm tra áp suất lốp xe có đúng như trong hướng dẫn ghi trên vỏ xe không.

Thắng xe (Phanh):

Với thắng xe loại Hand-rim brake , má thằng phải song song với niền xe ( hình A), khoảng cách giửa má thằng và niền xe là 1-2mm ở trạng thái bình thường ( không bóp thắng) như hình B.


Với thắng đĩa, má thắng phải cách đĩa từ 0.25 – 0.75mm ở trạng thái bình thường.

Bóp thắng trước và sau lần lượt để kiểm tra xem có ăn không. Bóp tay thắng và đo khoảng di chuyển của tay thắng. Nếu >15mm là thắng quá rộng, nếu <7mm là quá chật, cần điều chỉnh.

Kiểm tra độ căng của dây sên ( với xe có líp và đĩa cố định ): dùng ngón tay để nâng dây sên lên xuống. Khoảng di chuyển phải từ 6-12mm .Nếu ít hay nhiều hơn thì phải điều chỉnh.


Tay lái và stem ( hình như còn gọi là phooctăng)


Kiểm tra xem stem có thẳng hàng với bánh trước không. Kẹp bánh trước giửa 2 chân, rồi bẻ tay lái sang 2 bên xem có di chuyển không, vặn tay lái xem có xoay được không. Nếu có thì phải cố định lại. Kiểm tra các dây cáp có bị căng hoặc xoắn khi bẻ tay lái sang 2 bên không.

Yên và cốt yên

Kiểm tra bằng cách xoay yên sang 2 bên, và kéo đầu yên lên/xuống. Nếu yên di chuyển được thì phải cố định lại

Ống nhún

Bảo đảm rằng ống nhún được điều chỉnh cho thích hợp với cấp độ của xe ( xem cấp độ xe trong phần 1). Kiểm tra để bảo đãm là có một khoảng cách an toàn khi ống nhún đã nhún xuống hết cở.

Kiểm tra đèn và gương phản chiếu ( nếu có), bảo đãm rằng đèn đã đuợc nạp đầy điện và có thể hoạt động được.

Sườn, fork và các bộ phận liên quan

Cẩn thận kiểm tra sườn xe, fork và các bộ phận liên quan trước và sau khi chạy xe, để tìm các dấu hiệu của sự làm việc quá sức ( fatigue) của các bộ phận này, đó là các dấu hiệu:

• Vết lõm
• Vết nứt
• Vết trầy sướt
• Sự méo mó, biến dạng
• Sự thay đổi màu sắc, biến màu, bạc màu
• Tiếng động không bình thường

Việc kiểm tra này đặc biệt cần thiết nếu như chiếc xe vừa trải qua những chấn động mạnh ( như lao qua những hố to), hoặc chạy trên địa hình xấu.

Cách mà bạn chạy xe sẽ ảnh hưởng đến độ bền của suờn xe và các bộ phận khác. Nếu bạn chạy một cách mạnh mẽ (hard or aggressively), thì bạn sẽ phải thường xuyên thay thế phụ tùng hơn là nếu bạn chạy một cách nhẹ nhàng và cẩn thận (smoothly or cautiously). Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng độ bền của xe như là trọng lượng, tốc độ chạy, kỷ thuật chạy, môi trường ( nhiệt độ, độ ẩm, độ mặn…). Điều quan trọng là bạn phải tự đánh giá được thời gian cần thiết để thay thế các phụ tùng. Nếu bạn không chắc chắn, hãy hỏi nhà cung cấp xe. Và có một quy luật chung, đó là bạn càng thường xuyên thay thế các phụ tùng bị hao mòn, thì bạn càng được an toàn.

Kiểm tra sản phẩm làm bằng sợi carbon

CHÚ Ý: Các bộ phận làm bằng sợi carbon có thể bi hư hỏng đột ngột. Hãy kiểm tra các bộ phận làm bằng carbon thường xuyên. Nếu xe bị ngã, hoặc va chạm mạnh, hoặc bộ phân bằng carbon bị nguy hiểm, hãy ngay lập tức dừng xe lại, và mang xe đến nơi bảo hành để kiểm tra.

Sợi carbon nằm trong số các vật liệu cứng nhất được dùng để sản xuất xe đạp. Mặc dù vậy, sợi carbon có những đặc tính khác với các vật liệu kim loại, và cần được kiểm tra cẩn thận để tránh sự hư hỏng.

Không giống với các bộ phận bằng vật liệu kim loại, sản phẩm bằng sợi carbon có thể bị hư hỏng mà không có dấu hiệu của bị uốn cong, bị phồng dộp hoặc biến dạng. Các dấu hiệu hư hỏng của nó có thể không nhận thấy, hoặc không rõ ràng. Do vậy, nếu bạn cảm thấy nghi ngờ sự toàn vẹn của các bộ phận bằng carbon, bạn không nên xử dụng xe.

Cẩn thận khi thao tác với các bộ phận bằng carbon bị nghi ngờ hư hỏng. Khi một bộ phận bằng carbon bị hỏng, có thể các sợi carbon sẽ đưa ra ngoài. Sợi carbon nhỏ hơn sợi tóc, nhưng rất cứng, và có thể đâm vào da của bạn.

Quy trình kiểm tra các sườn, fork, các bộ phận bằng carbon như sau:

• Kiểm tra xem có vết trầy, phồng, bong hoặc các dấu hiệu bất thường của bề mặt
• Kiểm tra độ cứng chắc của các bộ phận
• Kiểm tra xem có sự tách lớp ( delamination ) của bộ phận không?
• Lắng nghe tiếng động bất thường từ các bộ phận ( tiếng cót két, tiếng click.. )

Những kiểm tra này thì khó mô tả chính xác, do vậy bạn có thể xem thêm trên video có trong CD của nhà cung cấp kèm theo, hoặc trên website.

Cách kiểm tra bề mặt
1. Lau sạch bộ phận bằng carbon với vải ẩm mềm
2. Nhìn gần để tìm các vết trầy, phồng, bong tróc, nứt, hoặc sợi carbon lộ ra ( nó nhìn giống các sợi tóc nhỏ), và các dấu hiệu bất thường khác của bề mặt.

Cách kiểm tra độ cứng của bộ phận

Tác động lên các bộ phận giống như đang sử dụng (nhưng không được chạy xe), rồi nhờ một người khác quan sát để tìm sự biến dạng không mong muốn. Thí dụ ngồi nhẹ lên yên xe, rồi quan sát xem cốt yên có bị cong không?

Cách kiểm tra sự tách lớp của bộ phận

1. Lau sạch bộ phận bằng vải ẩm mềm
2. Dùng một đồng xu để gỏ nhẹ lên nơi nghi ngờ bị hỏng, rồi so sánh với nơi khác ( hoặc với một phận khác)
3. Lắng nghe rồi so sánh sự khác biệt trong âm thanh. Tìm dấu hiệu của sự rổng, âm thanh đục, hoặc bất kỳ âm thanh nào cho thấy nó không cứng chắc.

Tuân thủ các quy định về an toàn cho người đi xe đạp

Tìm hiểu và tuân thủ theo các quy định dành cho người đi xe đạp tại nơi bạn sinh sống. Các quy định này có thể khác nhau tùy theo địa phương và quốc gia. Dưới đây là vài quy định trong số các quy định quan trọng cho người chạy xe đạp:

• Dùng tín hiệu bằng tay thích hợp.
• Chạy thành hàng dọc khi đi số lượng nhiều.
• Chạy trên làn đường thích hợp, không chạy nguợc chiều.

Chạy với sự cảnh giác với các sự cố không mong đợi. Một người chạy xe đạp thì khó được nhìn thấy. Nhiều lái xe khác ( mô tô, ô tô, xe tải..) thì không được huấn luyện để nhận thấy một người đi xe đạp.

Quan sát xe hơi, người đi bộ và những chướng ngại vật khác. Cẩn thận tránh những chổ lồi lõm, rảnh thoát nước, và những chướng ngại có thể gây va chạm mạnh với bánh xe hoặc trượt bánh xe. Khi chạy cắt ngang đường ray xe lửa, hoặc rảnh thoát nước, hãy chạy cắt ngang theo góc 90 độ. Nếu bạn không chắc chắn về bề mặt đường, hãy xuống xe và dắt bộ.


Nếu một xe hơi thình lình cắt ngang đường đi của bạn, hoặc ngừng đột ngột, hoặc mở cửa xe, bạn có thể bị tai nạn. Vì vậy hãy gắn chuông hoặc còi trên xe, và dùng nó để báo hiệu cho mọi người sự có mặt của bạn.

Đội nón và các trang phục bảo vệ thích hợp

Đội nón bảo vệ khi chạy xe. Nón phải đáp ứng tiêu chuẩn của CPSC hoặc CE. Nón phải được tháo ra khi không chạy xe. Nếu nón bị kẹt, người đội nón có thể bị nghẹt thở.



Trang phục bảo vệ gồm nón, kính mắt và găng tay. Tránh mặt quần dài và rộng, vì nó có thể mắc vào dây sên. Hãy mặt quần áo màu sáng, phản chiếu ánh sáng để người khác dễ nhận thấy bạn, đặc biệt là vào ban đêm.

Chạy xe trong các điều kiện khác nhau

Chạy trên đường ẩm ướt

Không có hệ thống thắng nào có thể làm việc hiệu quả trong điều kiện ẩm ướt giống như khi trời khô. Ngay cả khi hệ thống thắng được bảo trì và bôi trơn tốt, thì vẫn cần một lực bóp thắng mạnh hơn, và một khoảng cách dừng dài hơn khi bóp thắng. Vì vậy hãy dự đoán khoảng đường dài hơn để dừng khi bóp thắng. Đường ướt sẽ làm giãm lực bám đuờng, do vậy hãy quẹo cua với góc rộng hơn, chẳng hạn khi chạy trên lá cây ướt, vạch sơn đường, nắp cống…

Khi nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ đóng băng, độ bám đường còn giãm thấp hơn nữa, và hệ thống thắng sẽ không còn làm việc tốt. Do vậy hãy chạy với tốc độ thích hợp, hoặc dùng phương tiện di chuyển khác.

Trong điều kiện ẩm ướt, hệ thông đèn sẽ không hoạt động tốt. Tránh chạy xe trong điều kiện ẫm ướt hoặc trời mưa, khi mà tầm nhìn bị giãm.

Gió mạnh có thể làm lạc tay lái. Do vậy nên chạy chậm hoặc dùng các phương tiện di chuyển khác.

Cẩn thận khi chạy trong điều kiện thiếu sáng

Xe của bạn đã được gắn kèm hệ thống gương phản chiếu kèm theo xe. Hãy giử chúng được sạch sẽ. Tuy vậy, hệ thông gương này sẽ không giúp bạn có thể nhìn thấy, hoặc được nhìn thấy, trừ khi có đèn chiếu trực tiếp vào chúng. Do vậy, hãy gắn đèn chiếu sáng phía trước và sau xe khi chạy trong đêm tối.

Không dùng những cách chạy xe không an toàn

Nhiều tai nạn gây ra bởi những cách chạy xe không an toàn, bao gồm:

* Chạy xe mà không cầm tay lái
* Mắc vật nặng không được cố định lên tay lái, hoặc lên bộ phận khác của xe
* Chạy xe trong tình trạng say rượu, hoặc dùng các loại thuốc gây buồn ngủ.
* Chạy xe “chở đôi”

Chạy với sự cẩn thận cao độ khi chạy xe ngoài đường nhựa ( off road). Chỉ được chạy trên đường mòn. Tránh đá, nhánh cây và những chổ lún. Khi đến gần chỗ dốc xuống, hãy giãm tốc độ, hạ thấp và dồn cơ thể về phía sau, dùng thắng sau nhiều hơn là thắng trước.

Không chạy xe trong điều kiện đường không thích hợp với loại xe của bạn (xem các loại xe trong phần 1).

Tất cả các bộ phận của xe đều có giới hạn thời gian sử dụng (tuổi thọ). Giới hạn này tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, lực căng và sự mõi của bộ phận. Sự mõi của bộ phận do bị tác động bởi lực nhẹ, nhưng lập lại nhiều lần, có thể làm bộ phận bị hư hoặc gãy vở. Tuổi thọ của mỗi bộ phận tùy thuộc vào thiết kế, vật liệu, cách sử dụng, và chăm sóc. Mặc dù khung xe và các bộ phận làm bằng vật liệu nhẹ (carbon, titan..) có thể có tuổi thọ dài hơn là làm bằng vật liệu nặng hơn(nhôm, thép ), nhưng nó cũng cần được chăm sóc và kiểm tra thường xuyên hơn.

Tránh chạy quá nhanh

Chạy nhanh hơn sẽ gây tác động lực mạnh hơn lên các bộ phận, và tăng nguy cơ bị hư hỏng. Bánh xe sẽ dễ bị trượt hơn, và những chấn động nhẹ sẽ có tác động mạnh hơn lên khung và fork xe. Vì vậy, hãy luôn giữ xe ở tốc độ mà bạn có thể kiểm soát được.

Sử dụng thắng đúng cách


Luôn luôn giử khoảng cách an toàn giửa bạn và các phương tiện phía trước. Điều chỉnh khoảng cách thắng và lực thắng phù hợp với điều kiện đường. Bóp đồng thời cả 2 thắng trước và sau. Nếu bạn bóp thắng trước nhiều hơn, hoặc chỉ bóp thắng trước, xe của bạn có thể bị nhấc bánh sau khỏi mặt đất, và bị mất điều khiển.


Nhiều hệ thống thắng mới được thiết kế rất “ăn”, kể cả khi đuờng ướt hoặc sình lầy. Nếu bạn thấy thắng quá “ăn” và không phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn, hãy đổi loại thắng khác.

Motor và BMX thì bộ thắng được chia ra theo nhiệm vụ:

Thắng sau là thắng giảm tốc, còn thằng trước là thắng an toàn.

Bánh sau là bánh dẫn động nên thắng sau có nhiệm vụ giảm tốc độ, do khi chạy người lái hướng về phía trước, hướng tạo mômen xoay của lực đạp cũng hướng ra trước, lực tay lái ấn xuống bánh trước nên rất khó để dùng thắng sau dừng hẳn xe lại trừ khi tốc độ rất tháp. Nếu bóp thắng sau chết, quán tính sẽ kéo xe đi và làm bánh sau trượt (slide or drift?), lúc này xe sẻ mất trọng tâm, rất nguy hiểm.

Thắng trước do có sự trợ lực của lực ấn tay lái hướng xuống đất nên dễ dừng xe lại hơn, tuy nhiên khi đang chạy tốc độ cao, bóp đột ngột thắng trước sẽ tạo nên mômen quay với trục quay là trục bánh trước, khến cho người lái bị lao ra phía trước, cũng rất nguy hiểm. Nhất là với xe có giảm sóc trước, khi bóp thắng, lực ấn tay lái sẽ ấn ống nhún xuống khiến cho trọng tâm xe bị đẩy lên cao càng dễ bị lật hơn.

Quy thắng phanh em thường áp dụng là:

- Giảm tốc -> dừng: tức là dùng thắng sau để giảm tốc đến tốc độ an toàn có quán tính nhỏ thì dùng thắng trước.
- Cách bóp: Feathering, tức là bóp nháy. Với thắng sau bóp lần đầu hơi lâu 1 chút, rồi sau đó bóp nháy với khoảng thời gian ít hơn để giảm dần tốc độ. Áp dụng chiêu này vành và má phanh sẽ ít bị mòn hơn, và bánh xe cũng ko bị đóng cứng. Với thắng trước thì ngược lại, bóp nháy và thời gian bóp tăng dần.
- Khi phanh dồn trọng tâm người thấp xuống và đưa trọng tâm ra phía sau.

Sử dụng tay đề đúng cách

Tay đề cho phép bạn chọn tỷ số truyền động thich hợp. Có 2 loại : loại gắn bên ngoài (derailleur – tạm dịch là bộ sang số) và loại gắn trong.

Tay đề bên trái điều khiển bộ sang số trước ( số đĩa), tay đề bên phải điều khiển bộ sang số sau ( số líp). Không được điều khiển đồng thời 2 tay đề. Chỉ điều khiển tay đề (đổi số) khi đang đạp pedal về phía trước. Khi bạn đang đổi số, hãy đạp nhẹ nhàng lên pedal để việc đổi số dễ dàng hơn, tránh cho dây sên bị uốn cong, và tránh bị tuột sên. Tránh sang số khi đang chạy qua chổ đường dằn xóc, vì có thể làm tuột sên.

Bảo quản và chăm sóc xe

Mua khóa chống cắt để bảo vệ xe của bạn khỏi bọn trộm. Không được rời khỏi xe không được khóa mà không có sự giám sát cẩn thận.

Đậu xe an toàn

Khi ngừng xe, hãy để xe bạn nằm ngoài đường đi của xe khác, và bảo đãm cho nó không bị ngã. Không dựa xe bằng bộ sang số sau, vì có thể làm cong bộ sang số. Không để xe bị ngã hoặc nằm ngang, vì có thể làm rách tay nắm và yên xe. Sử dụng bộ cố định xe (racks) không đúng cách, có thể làm cong bánh xe.

Bảo quản xe cẩn thận

Khi không sử dụng xe, hãy để nó ở nơi tránh nước, tuyết, ánh nắng. Không để xe gần motor điện, vì khí ozon có thể phá hủy sơn và cao su. Nước sẽ làm rỉ sét các bộ phận kim loại. Ánh nắng mặt trời sẽ làm phai màu sơn, và phá hủy bộ phận bằng cao su.

Nếu bạn dự định không sử dụng xe trong thời gian dài, hãy lau sạch xe, bôi dầu. Xả bớt hơi ra khỏi bánh xe, và treo xe lên khỏi mặt đất.

Các dụng cụ sửa chữa

Mang theo xe các dụng cụ sửa chữa như bơm, ruột xe, cây mở ốc để bạn có thể tự sửa chữa xe trên đường đi. Nếu bạn đi vào ban đêm, hãy mang theo pin và bóng đèn dự phòng.

Chỉ sử dụng phụ tùng đúng loại

Chú ý quan trọng: không được tác động lên sườn xe và fork như là cưa, dũa, khoan, gắn fork không tương thích và làm những tác động khác tương tự. Bất cứ sự tác động nào như trên sẽ gây lực căng lên sườn, fork và làm chúng bị phá hủy.

Không phải bất cứ loại phụ tùng nào cũng có thể gắn lên xe của bạn. Thí dụ một giá chở trẻ em có thể làm ảnh hưởng đến sự ổn định của xe. Nếu bạn không chắc về sự tương thích của phụ tùng mà bạn định gắn thêm hoặc thay thế, hãy hỏi nhà cung cấp xe.

Giử xe của bạn sạch sẽ

Nếu xe bạn bị dơ, hãy lau nó với vãi mềm và ướt cùng với nước dùng để lau xe, hoặc nước rửa chén pha loảng. Không được dùng các dung dịch tẩy hoặc hóa chất để lau xe, vì chúng có thể làm hư lớp sơn.

Giử gìn xe khi sửa chữa hoặc vận chuyển

Không được cột hoặc dùng dụng cụ cố định sườn xe trong lúc đang vận chuyển hoặc sửa chữa. Vì điều này có thể làm hư lớp sơn, làm móp, méo sườn xe, hoặc thậm chí làm phá hủy một số loại khung sườn làm bằng vật liệu nhẹ.

Khi cần cố định xe để sửa chữa, hãy cố định cốt yên. Khi cần cố định xe để vận chuyển, hãy cố định bánh xe và fork tips.

Khi bạn cần vận chuyển xe bằng phương tiện khác, hãy chú ý kê (độn) xe, và sử dụng thùng đựng xe.

Bảo trì xe của bạn

Lịch bảo trì dưới đây cho xe sử dụng trong điều kiện bình thường. Nếu bạn chạy xe thường xuyên, hoặc chạy trong điều kiện mưa, tuyết, đường xấu, bạn cần bảo trì xe thường xuyên hơn. Nếu có một bộ phận có dấu hiệu hư hỏng hoặc không hoạt động bình thường, bạn cần sửa chữa hoặc thay thế nó trước khi tiếp tục sử dụng xe. Với xe mới mua, cần kiểm tra độ căng của các dây cáp, và tình trạng của các bộ phận khác. Sau khi mua xe 2 tháng, bạn cần mang xe đến nơi bán để kiểm tra lại tình trạng của xe.

Kiểm tra trước mỗi lần chạy xe

Bánh xe ( niền, vỏ)
Áp xuất ruột xe
Thắng
Tay lái và stem
Yên và cốt yên
Ống nhún
Đèn và gương phản chiếu
Sườn, fork và các bộ phận của nó

Bảo trì hàng tuần

Lau sạch xe
Kiểm tra căm
Kiểm tra và bôi trơn ống nhún trước, sau

Bảo trì hàng tháng

Kiểm tra độ gắn chặt của tay lái và stem
Kiểm tra độ gắn chặt của yên và cốt yên
Kiểm tra sên
Kiểm tra độ mòn của dây cáp
Kiểm tra và bôi trơn tay đề, bộ sang số
Kiểm tra các vòng bi
Kiểm tra các tay thắng và miếng đệm
Kiểm tra độ mòn của niền xe

Bảo trì hàng năm

Bôi trơn tay lái và stem
Bôi trơn cốt yên
Siết lại pedal và bạc đạn
Siết lại bạc đạn đùm xe
Siết lại bạc đạn cổ
Siết lại cốt đùm xe
Siết lại phuộc nhún trước

Dụng cụ cần để bảo trì xe

Dụng cụ đo lực vặn/siết có chia độ lb/in hoặc N/m
Cây vặn đầu 6 cạnh cở 2, 4, 5, 6, 8 mm ( allen wrenches)
Cây vặn đầu mở, cở 9, 10, 15 mm ( open-end wrenches)
15 mm box end wrenches
Socket wrench, 14, 15, 19 mm socket
T25 Torx wrench
Tuốc nơ vít đầu 4 cạnh số 1 ( No. 1 phillips head screwdriver)
Dụng cụ tháo vỏ xe và bơm
Bơm áp suất cao dùng cho ống nhún trước và sau

Cách điều chỉnh các bộ phận

Yên xe

Điều chỉnh yên xe thích hợp sẽ tạo sự thoải mái cho người chạy, ngay cả trên quảng đường dài.

Để chọn góc nghiêng của yên thích hợp, trước hết chạy thử xe với mặt yên nằm ngang.


Với xe có ống nhún sau, hãy để đầu yên xe hơi thấp xuống, sau cho khi ngồi lên thì bề mặt yên sẽ nằm ngang.

Có thể di chuyển yên về phía truớc hoặc sau để có tư thế ngồi tốt nhất.

Chú ý: điều chỉnh vị trí yên không đúng, có thể gây chèn ép các mạch máu và làm cho chân bạn bị đau hoặc tê cứng. Nếu sau khi đã điều chỉnh lại, bạn vẫn bị đau, hãy thay thế loại yên khác.

Điều chỉnh chiều cao yên


1. Ngồi lên yên với tư thế giống như khi đang chạy, chân không mang giày, gót chân đặt lên pedal.
2. Điều chỉnh chiều cao yên sao cho chân có thể duổi thẳng khi đạp hết cở.
3. Khi điều chỉnh đúng, bạn mang giày vào, khi đạp hết cở, cẳng chân vẫn còn hơi gập nhẹ là được.


Chú ý: Khi điều chỉnh, vạch tối đa trên cốt yên vẫn phải nằm trong sườn xe. Nếu bạn điều chỉnh yên cao hơn, cốt yên có thể rơi ra ngoài.


Kiểm tra cổ xe ( Headset)


Bóp thắng truớc, và đẩy xe về phía trước và sau để kiểm tra độ “rơ” của cổ xe
Nhấc bánh trước lên, và bẻ tay lái sang 2 bên. Nếu tay lái cứng hoặc không “êm”, bạn cần điều chỉnh lại

Chú ý: điều chỉnh cổ xe cần dụng cụ chuyên dùng, và kinh nghiệm. Do vậy bạn không được tự điều chỉnh, mà phải mang xe đến nơi bảo trì.

Kiểm tra hệ thống truc giửa (crankset)

Lấy dây sên ra khỏi đĩa, rồi quay sao cho 1 giò đĩa song song với ống típ đứng. Dùng một tay giữ giò đĩa, một tay giữ ống típ đứng, rồi đẩy chúng theo hướng lại gần và xa nhau để kiểm tra độ “rơ” của trục giửa.

Nếu giò đĩa không thể quay nhẹ nhàng, hoặc có tiếng kêu khi quay, bạn cần mang xe đến nơi bảo trì để kiểm tra lại.

Nguồn: Nguyên bản tiếng Anh.
http://www.trekbikes.com/pdf/owners_manuals/my07/07TK_OM_english.pdf

Dịch bởi Ba Phi www.xedap.org
 
Chỉnh sửa cuối:

cuncoi_tichtich

Xe tải
Biển số
OF-91719
Ngày cấp bằng
16/4/11
Số km
393
Động cơ
407,731 Mã lực
cảm ơn bác đã tổng hợp những bài bổ ích cho ai mới tập tọng nhảy hố vôi. Vodka ngay và luôn
 

apn

Xe tải
Biển số
OF-161060
Ngày cấp bằng
16/10/12
Số km
215
Động cơ
350,975 Mã lực
rất bổ ích cho newmem B
 

mec c200a

Xe buýt
Biển số
OF-20717
Ngày cấp bằng
3/9/08
Số km
802
Động cơ
507,195 Mã lực
Nơi ở
otofun

Xe của em đây ợ :D vẫn dùng hàng ngày 2 năm nay rồi. Các cụ cho em hỏi nó là dòng gì hình như là mountain bike đúng không ợ
 
Chỉnh sửa cuối:

X-trails

Xe cút kít
Biển số
OF-9503
Ngày cấp bằng
12/9/07
Số km
19,715
Động cơ
730,846 Mã lực
Nơi ở
OF cái gì mà chả có, đi đâu xa cho nó mệt
Chỉnh sửa cuối:

hoanghang

Đi bộ
Biển số
OF-164731
Ngày cấp bằng
1/11/12
Số km
8
Động cơ
347,380 Mã lực
e cũng chưa bít gì về xe các cụ ạ, thế này thì phải thường xuyên vào học hỏi các cụ,hehee
 

X-trails

Xe cút kít
Biển số
OF-9503
Ngày cấp bằng
12/9/07
Số km
19,715
Động cơ
730,846 Mã lực
Nơi ở
OF cái gì mà chả có, đi đâu xa cho nó mệt
NHANH CHÓNG NÂNG CAO KỸ THUẬT ĐẠP XE CHỈ VỚI 5 MẸO NHỎ
road-bike.co.uk

Khi đạp xe, các cua rơ thường nghĩ rằng họ đã thực hiện rất tốt các kỹ thuật cần thiết, nhưng cũng có nhiều người khác thừa nhận là mình vẫn còn có thể nâng cao các kỹ năng sao cho tốt hơn nữa. Và bài viết nầy sẽ cung cấp cho các bạn một vài gợi ý trong 5 vấn đề mà các cua rơ thường không tiếp tục cải thiện một cách hiệu quả khả năng và hiệu xuất đạp xe mà họ có thể khai thác. Sau đây là vài lời khuyên để nhanh chóng chấn chỉnh lại những điều không tốt đó.

1. Tay của bạn luôn nắm ghi đông ở phía trên.
Bạn sẽ cảm thấy thoải mái và dễ dàng điều khiển chiếc xe của mình hơn khi cầm ghi đông ở phía trên. Đây là vị trí ưa thích đối với hầu hết những người đạp xe trong điều kiện bình thường. Thế nhưng bạn đừng quên rằng sức cản của không khí sẽ làm hiệu quả đạp xe của bạn bị giảm đáng kể so với khi bạn cầm ghi đông ở phía dưới, nói chung là bạn có thể chuyển sang 1 líp nhỏ hơn, vòng tua chân nhanh hơn với cùng một lực đạp.
Mặc dù với 1 quãng đường dài, việc luôn phải cầm ghi đông bên dưới là điều khó chịu cho nhiều người, điều nầy cho bạn thấy hết giá trị của việc thường xuyên tập luyện. Cơ thể của bạn sẽ tự điều chỉnh để bạn thích nghi với tư thế như vậy, bạn sẽ đạp được nhanh hơn, xa hơn với lượng sức lực bỏ ra ít hơn.

2. Bạn thường xuyên dùng phanh (thắng) sau.

Với phanh trước thì thực sự là việc giảm tốc độ hoặc dừng xe sẽ có tác dụng nhanh và hiệu quả hơn, nhưng với nhiều cua rơ (đặc biệt là những người mới chơi xe) thì hay dùng phanh sau để làm chậm chiếc xe của mình lại, vì họ luôn có ý nghĩ ràng nếu dùng phanh trước thì cơ thể họ sẽ bị văng qua ghi đông! Điều này sẽ không thể sãy ra ngoại trừ khi bạn đang đổ đèo rất dốc hoặc đang chạy tốc độ quá cao, miễn là bạn luôn giữ được cái mông của mình trên yên xe và sử dụng phanh trước 1 cách nhẹ nhàng.

Bạn hãy tập chỉ sử dụng phanh trước trên đường bằng và những con dốc nhỏ. Và tập cho đến 1 lúc nào đó bạn quên mất rằng xe mình vẫn còn có 1 ngoàm phanh sau!

3. Bạn chạy quá lùi so với cua rơ phía trước.
Tất cả chúng ta đều biết rằng khi đạp xe chung 1 nhóm thì sẽ có lợi ích đáng kể, do lực cản của gió giảm chúng ta sẽ đạp xe dễ dàng hơn nhiều so với đạp 1 mình. Lợi ích này tỉ lệ thuận với khoảng cách giữa bạn và người đạp xe phía trước - càng gần hơn thì lợi ích này càng lớn hơn.
Khi bạn đạp xe với 1 tay đua mà bạn biết là hắn chạy “fairplay” (tức là hắn sẽ không cố ý phanh hoặc tách ra bất ngờ) bạn háy cố gắng duy trì khãng cách vài cm thôi giữa lốp trước của bạn và lốp sau của hắn. Việc này đòi hỏi bạn phải tập trung hơn 1 chút nhưng bù lại lợi ích cho bạn là rất lớn.

4. Tập luyện chạy nước rút.
Bạn hãy dắt xe ra và nỗ lực chạy nước rút thật nhanh như Mark Cavendish - nắm chặt ghi đông dưới và guồng pedal thật nhanh. Điều này khá khó đối với bạn, hãy cố gắng đều đặn cho đến khi bạn quen với nó. Chạy nước rút với 2 bàn tay đặt ở ghi đông trên là khá dễ dàng, tuy nhiên đôi chân của bạn se phải nổ lực nhiều hơn, hãy cải thiện sức mạnh của đôi chân bạn. Ngoài ra có nhiều lúc khi đang đạp xe bình thường, bạn hãy chạy nước rút 1 đoạn, điều này sẽ tạo cho bạn 1 khả năng đạp xe hữu ích trong 1 số tình huống.
Dù tay của bạn đang đặt ở đâu trên ghi đông, cố gắng chạy nước rút 100 mét với nổ lực tối đa trong khoãng thời gian ngắn nhất.

5. Đạp xe quá thường xuyên.
Để dùy trì được sức đạp mà bạn đã phải “chiến đấu” trong tập luyện mới đạt được thì bạn cần phải đạp xe thường xuyên, thường là ít nhất 2 lần trong 1 tuần. Nhưng nếu bạn đạp xe quá nhiều thì “lợi bất cập hại”, cơ bắp của bạn sẽ không có đủ thời gian để phục hồi, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy mệt mõi do luyện tập quá sức, cơ bắp thường xuyên đau nhức, và rồi lòng nhiệt tình dần dần biến mất, trạng thái chán nản xuất hiện... Nếu bạn cảm thấy những triệu chứng như thế bắt đâu hãy rời xa chiếc xe đạp vài ngày hoặc thậm chí vài tuần...

Hãy tìm sự cân bằng. 2 hay 4 chuyến đi trong 1 tuần đã là rất nhiều cho hầu hết mọi người, nếu bạn muốn đạp xe nhiều hơn bạn phải chắc chắn rằng nó thực sự dễ dàng và đem lại nhiều niềm vui cho bạn. Điều đó là rất tốt để bạn còn muốn đạp xe nhiều hơn nữa.

CÁCH THỨC CHẠY ĐƯỜNG TRƯỜNG
Chạy xe đạp đường trường là sự tổng hợp các kỹ thuật xử lý xe đạp theo điều kiện thực tế đồng thời để đạt được mục đích đề ra .
Các kỹ thuật cơ bản như tư thế trên xe (position)phải hoàn thiện , nghĩa là người đạp xe phải được xử lý 1 chiếc xe đúng kích thước , phù hợp với với cơ thể đồng thời xe được canh chỉnh hợp lý, chiều cao cổ, chiều dài potant+ độ rộng ghi đông, cốt yên cho đến giò dĩa phải đạt được yếu tố hợp lý, nhiều người quan trọng việc chạy xe hơn là việc canh chỉnh xe, sai hoàn toàn, khi xe đạt được các thông số phù hợp lúc đó chúng ta sẽ thể hiện các kỹ thuật trên xe 1 cách thuận lợi và như thế khả năng đạp của bạn mới tốt hơn được , nếu bạn chỉ giỏi việc đạp xe mà ko biết chọn 1 chiếc xe phù hợp hay canh chỉnh 1 chiếc xe cho đúng tư thế thì bạn ko bao giờ đạt thành tích tốt được.
Canh chỉnh 1 chiếc xe chính xác cần đòi hỏi 1 kiến thức nhất định.

Một chiếc xe đúng size và canh chỉnh đúng tư thế giúp cho người đạp xe có rất nhiều yếu tố thành công trên đường.

Canh chỉnh đúng tư thế làm cho người đạp xe hoàn thiện trong xử lý xe và tốc độ

Xem hình này bạn hiểu tại sao, khi nào phải ngồi trước mũi, và khi nào ngồi lui yên ra sau

Các kỹ thuật xử lý còn phụ thuộc vào yếu tố của cơ thể bạn, huyết áp , dung tích phổi, các loại cơ bắp, nghĩa là bạn phải biết cơ thể bạn có sở trường , sở đoản như thế nào ? vì thế có người chạy đường trường rất tốt nhưng vào đèo, dốc thì ko ăn ai được và ngược lại nhưng có người vừa giỏi đường trường vừa giỏi đèo dốc ( hiếm ), rồi từ đó bạn hãy xem xét lại khả năng của mình để chọn phương pháp nào để áp dụng .
Như Dominic nói, đạp ( ngồi )như thế nào mà cảm thấy thoải mái thì ok, đúng, thoải mái nhưng phải đúng tư thế, thoải mái để bạn " ăn" gió thì cũng chết, thoải mái là cứ chống 2tay lên ghi-đông trên cho dễ thở ? ko, bạn hãy hiểu môn xe đạp là môn của khí động học , sức cản và độ bền nên bạn hãy chạy xe đúng kỹ thuật để giải quyết các vấn đề trên 1cách tối ưu thì mới tốt được, ngoài ra trong quá trình đạp xe bạn hãy tập trung, nếu thoải mái , chủ quan bạn sẽ gây ra tai nạn !

Tai nạn sẽ xảy ra ngay trong đoàn nếu bạn ko tập trung

Nói đến đường trường thì phải nói đến phương pháp đạp xe, còn ngồi như thế nào là thói quen liên quan đến yếu tố cơ thể như đã nói, đạp như thế nào mà bạn phải đưa cơ thể bạn và chiếc xe đạt tốc độ và kéo dài một cách ĐỀU ĐẶN , NHỊP NHÀNG, độ xoay chân phải đều cả 2 bên trái, phải ( thông thường lực 2 chân ko đều ) khi tăng tốc , hay tăng tốc đột ngột bạn phải cũng phải đều 2 chân ( thông thường nếu ko luyện tập hay được huấn luyện sẽ ko làm được ) hãy tưởng tượng 2 chân bạn như 2 cây "ven" trong động cơ, phải có " thì", lên xuống đều đặn , nhịp nhàng dù quay ở tốc độ nào, điều này cũng hổ trợ khi vào đèo dốc, hai chân phải thẳng , áp 2 má đầu gối trong vào gióng ngang sườn, tự động 2 bàn chân sẽ thẳng và song song với sườn, cái này phải tập, chứ bạn đạp thoải mái 2 chân cứ khuỳnh ra ngoài vừa cản gió và gót chân của bạn sẽ đụng đuôi sườn hay má trong chân sẽ cạ cái giò, rất khổ và cản trở .

Chân giò tuần tự tiến

Giò phải thẳng và khép vào trong

Tập để thành phản xạ , mở nước rút tối đa nhưng chân vẫn thẳng và khép.

khép đến độ 2 má trong đầu gối của 2 chân lên xuống như hình số 8

Ngoài ra còn 1 yếu tố quan trọng nữa là cách thở trong xe đạp, khi hít thở đúng cách bạn sẽ đủ oxy cho não và hồng cầu cho cơ, và giữ nhịp đạp cho 2 chân . Cái này cũng giải thích cho anh Lee "nhấn xuống hay giật lên theo lối cổ điển ", tập quay đều, nhịp nhàng cả 2 chân mới đúng, đừng chú tâm việc chân phải nhấn xuống thì bắt buộc chân trái phải giật lên .
Trừ thói quen ko bỏ được của bạn, cách đạp nhấn (mũi) hay xoay (bàn), hãy nhìn tay " ven" nơi chiếc tàu hỏa rồi liên đới đến cách đạp của vđv chuyên nghiệp mà bạn coi trên tivi , chiếc xe đạp nhẹ nhàng lao về phía trước như con tàu tung vó, đừng nhấn, đừng đạp bằng cả bàn chân mà hãy chếch bàn chân 1 góc 5 độ thôi và đạp khi tâm bàn đạp ở 1/3 trước của bàn chân và cứ đạp lên xuống đều đặn .

Chuẩn bắt cá ( can , cleat ) và vị trí , tư thế đạp lý thuyết

Thực tế trong đua , hãy để ý vị trí của bàn chân nơi bắt cá và độ chếch của bàn chân khi xử dụng lực tối đa nhất , nước rút về đích !

Khi đạp xe đường trường bạn hãy giữ chặt lấy ghi-đông ở tay dưới ( nếu bụng đừng quá to ) nếu ko quen hãy tập cho được , hãy coi việc chạy tay trên ghi-đông là đôi khi thôi, ko tin mai bạn cứ chạy 2 tư thế đó đi trên 1 khoảng đường ngắn , bạn sẽ thấy tốc độ 2 tư thế có khác nhau mặc dù bạn ko thay đổi guồng chân, vậy hảy tưởng tượng nếu đạp càng dài cây số bạn đã tiết kiệm được vô số calorie và xe được trôi nhanh hơn phải ko ? Nhất là khi cần tăng tốc hay về nước rút bạn cầm tay dưới , nước rút của bạn sẽ dũng mãnh hơn , thuận lợi hơn và điều khiển xe sẽ tốt hơn , nhất là khi về nước rút với số đông , cầm ghi đông tay dưới sẽ giúp bạn dễ chen và ko va chạm với người bên cạnh .

Nhưng khi đến đoạn đường xấu thì chạy ghi-đông trên cũng được !

Cũng trong topic này việc đứng lên ngồi xuỗng cũng được nhắc đến, ngoài việc đứng lên để chống " oải " chống ê ( mông , xương) còn khỏi ...buồn ngủ, đường dài kéo êm quá dễ ...ngủ , thì đứng lên " dance" ưu tiên cho việc tăng tốc ( người kéo ( đi đầu ) làm vài động tác rời yên để kéo lấy đà ( trớn ) cho tốc độ cả nhóm theo yêu cầu ) khi ngược gió , khi qua dốc nhỏ ( như ý Sang ) khi qua đoạn đường xấu ( để khỏi cảnh toàn bộ sức nặng cơ thể đè lên xe, dễ bể vỏ )...và khi dứt áo ra đi ( attack), vì vậy mới có kiểu đứng lên nhẹ nhàng và đứng lên ...hộc máu ! bên kia nín 1 hơi ra xe, thì bên này nghiến răng lại mà theo, kéo vào rồi đợi mày ( xin lỗi ) ngồi xuống ( yên ) là tới phiên tau...đi nghe !chơi liên tục như vậy thì có ...hộc máu chứ là gì ! xe đạp này nó hành xác ghê lắm !
vậy các bạn đã tưởng tượng ra đứng dậy trên xe đạp để làm gì là chính chưa ? lấy trớn , tăng tốc , tấn công !chống oải chỉ là phụ .

đường dài quá, đang " thả diều " , tranh thủ cho cái mông nó ...thở

Leo đèo phải đứng , có anh leo đèo đứng dance từ dưới lên tới đỉnh, ghê thật !

Tốc độ giảm quá vậy , đứng lên cho tốc độ lên !

Chống oải thì có nhiều kiểu , ê cái lưng quá !

Đạp xe thì phải biết " núp gió ", đạp có mạnh bao nhiêu mà ko biết cách núp gió cũng ko có kết quả tốt, phải biết được chiều gió ngược hay xuôi hay ngang mà chọn cách đạp và chọn cách " đi ", rồi phải có bài ...xin được núp gió, đừng cứ tưởng mình có sức thì cứ đạp chí mạng bất cần gió máy gì hết, bạn " chết liền ", yếu hay mạnh thì cũng phải núp cho kỹ, tới "tài" thì lên kéo, nhiều , ít gì cũng được, sợ chết cứ núp hoài anh em họ ...chửi cho, ko biết núp cứ đâm đầu ra kéo hoài thì ( chúng)nó bảo mình ngu và mau chết " máy " , núp gió là cả 1 ...nghệ thuật trong xe đạp, ko tin cứ xem mấy pro về đích , leadout nó kéo "tàn canh gió lộng" để cho 1 gà chủ lực núp tối đa về nước rút còn sức mà rút thắng.Thiệt ra bắt 1 ông pro đạp 1 mình ngày này qua ngày khác thì khoảng 3,4 chặng liên tục( chặng khoảng 200km ) nó lăn ra chết liền. Ngoài núp gió đồng đội, đồng hành, còn phải biết núp gió ...cái gì núp được là núp, môtô , xe hơi, xe gì chạy nhanh hơn mình là ...tranh thủ núp, trừ xe ...trọng tài, khi chạy các chặng đường dài thì phải biết tranh thủ, đỡ mét nào hay mét đó, dân pro Tây cũng vậy thôi.

Xếp hàng núp vô mấy anh em kéo cho ! tư thế chống tay này đang thịnh hành ở VN.

Gió chiều nào núp chiều ấy !

1 người cũng ..núp , mạnh cũng chết , yếu cũng chết chỉ có biết ...núp đúng chổ là sống !

Bên cạnh việc chạy xe đường trường với những yêu cầu , kỹ thuật bạn hãy thực hiện tốt việc chuẩn bị và khởi động, nếu bạn làm tốt 2 điều kiện này thì khả năng của người đạp xe sẽ tốt lên nhiều lần hoặc ngược lại nếu bạn cứ " vô tư " mà đạp xe .
Chuẩn bị : Chuẩn bị cái gì ? Chuẩn bị cho xe và người đạp xe .
Đa số anh em nghiệp dư sau 1 buổi tập vì lý do công việc nên ko để ý gì đến chiếc xe , chỉ đến chiều , tối hay thậm chí tới sáng hôm sau đi tập lại mới " lôi " chiếc xe ra xem sơ lại hoặc cứ để như thế mà " phóc " lên yên, nếu cứ như bạn ko chịu chuẩn bị cho con "chiến mã " của mình thì bạn sẽ là nạn nhân của mọi sự đau khổ và rắc rối , đôi khi còn làm phiền người khác nữa .

Phải luôn vệ sinh chiếc xe của bạn

Thay vì như thế, bạn làm được gì cho chiếc xe thì nên làm ngay, như siết lại con ốc giò dĩa , coi lại cái má thắng ăn ko đều , chỉnh lại cái tay lắc hơi lệch vào trong ..., muốn làm đuợc như vậy bạn hãy hết sức chú ý đến những tiếng kêu lạ khi đạp xe , để ý đến độ thẳng giữa potant với bánh xe trước , luôn nhắm bánh xe sau với gióng đứng có ngay tâm , có đều 2 bên với 2 gióng sên , cũng như vậy với bánh trước so với độ đều của 2 gióng phuộc , càng thắng trước sau có nhả đều ko ? 2 cục gôm có cân đối ko ? có mòn quá ko ? má vành của bánh có nhiều vết xướt do gôm thắng gây nên ! và luôn phải xem thử vành có bị tráng ( đão ) ko , bàng cách nhắc xe lên quay bánh trước , bánh sau bằng tay rồi nhìn bằng mắt và nhận xét , bánh chạy trớn khi nó ko bị đão , với cách này bạn sẽ phát hiện ra nhiều vấn đề về vành , căm , đùm , phanh ( thắng ) , má thắng , vỏ xe ...để chỉnh sửa , tiện tay bạn lắc bánh trước và bánh sau để kiểm tra độ rơ của đùm ( moyeur), nhất là bánh sau .Phải luôn kiểm tra và xác định tay bật moyeur ( cần tự động ) phải được đóng lại hoàn toàn và chắc chắn , một chút sơ ý thôi bạn phải trả giá đắt đấy.

Chỉ cần bạn canh được bánh xe cho ngay tâm, việc tưởng đơn giản nhưng ít khi bạn quan tâm

Cái này cũng vậy, hãy luôn để ý đến nó, 2 trạng thái của cần bật , nếu như bạn đóng ko hết sẽ nguy hiểm vô cùng

Đương nhiên phải luôn kiểm tra độ căng của lốp , lốp xe đạp phải được bôm căng tối đa ( đương nhiên phải đúng theo qui định cho phép của lốp ) cả trước lẫn sau , khi lốp được bôm căng có rất nhiều điều tốt khi đạp xe như : xe sẽ nhẹ hơn khi vận hành , sẽ bắn được đá dăm , ko bị dập hông khi qua đường xấu ...
Tiếp theo bạn hãy kiểm tra bộ truyền động , nhắc xe lên hay để xe trên giá xe và quay giò dĩa , trước khi quay giò dĩa bạn hãy cầm giò dĩa và lắc thử để kiểm tra độ “rơ” của trục và của bộ nồi , chén 2 bên , nhớ là ko được quên các con ốc bắt giò dĩa , tiện đó bạn hãy kiểm tra độ rơ của trục pedal , vì vậy tôi mới nhắc các bạn hãy để ý tiếng kêu của xe khi đạp xe , nhất là khi đạp nặng như leo dốc hay đèo , gần như 90% tiếng động “ lạ” của xe phát ra ở khu vực này, chỉ cần 1 chút rơ nhẹ hay nồi ( chén ) siết ko đúng tầm sẽ phát ra tiếng khó chịu .

Phải luôn kiểm tra khu vực này vì nó chịu nhiều tác động nhất

Sau khi “ lắc “ xong bạn hãy quay , khi quay giò đạp bạn cũng phải để ý lắng nghe tiếng “ kêu “ lạ và chú ý phát hiện vị trí tiếng kêu , tiếng kêu ở sên và líp , tiếng kêu nơi sang dĩa , cùi đề . Quay tới thật nhanh rồi đột ngột quay ...lui, coi thử nó có trơn tru ko , sau đó vừa quay tới vừa thay đổi vị trí líp dĩa liên tục và tốc độ nhanh dần , tăng líp , xuống líp , lên dĩa lớn , xuống dĩa nhỏ , bạn đảo liên tục , vừa coi độ rơi của sên trên líp vừa kiểm tra các tay lắc líp dĩa có chuẩn xác hay ko ? khi xuống tối đa líp có bị sai vị trí văng sên ra ngoài ko ? lên tối đa líp có bị văng vào căm ( nan hoa ) ko ? khi xuống dĩa nhỏ hết nấc có bị văng sên vào trong hay lên dĩa lớn có bị văng ra ngoài ? rồi sau đó canh chỉnh các con ốc trên sang dĩa và cùi đề cho chính xác và khoá lại , nếu ko bạn sẽ khổ trên đường và tốn tiền , chưa kể có thể nguy hiểm đến tính mạng .
Hãy nhìn vào sợi sên , líp , bánh xe đề , các sợi cáp ( 04 sợi ) , sên có giãn quá ko ? khô quá ko ? líp có mòn quá ko ? bánh xe đề đã “ nhọn “ chưa , các sợi cáp có “ xơ “ ra ko ? những chi tiết nhỏ nhặt này nếu được “ để mắt “ tới sớm sẽ làm bạn đạp xe 1 cách thoải mái , vì những thứ này ko làm bạn “ chết “ ngay mà nó sẽ “ giết” bạn khi nào ko biết !

đừng để bánh xe đề đến độ phải nhọn như vậy.

Hãy có thói quen lau xe mỗi ngày và biến việc này thành 1 thú vui , kỳ cọ nó hằng ngày sẽ phát hiện ra những “ điểm chết “ trên chiếc xe thân thương , 1 vết nứt nơi sườn , 1 vết mòn do dây cáp mài , 1 con ốc bị rơ , cái đế yên bị cạ ...sẽ giúp cho bạn sửa chữa sớm và đem lại an toàn cho bạn mỗi khi ngồi trên xe .

Nhờ lau chùi xe thường xuyên bạn mới phát hiện được những vết nứt khó thấy như thế này

Có 1 vị trí dễ bị “ tổn thương “ nhất nhưng ít để ý đến đó là bộ cổ, vì vị trí này chịu lực trực tiếp nhất nhưng mỏng manh , ai từng bị “ gãy cổ “ rồi mới biết sợ , luôn kiểm tra độ “ rơ “ mỗi khi dắt xe ra đường , bóp thắng trước thật chặc rồi đẩy xe tới coi thử bộ cổ có rơ ko ? , siết lại từng con ốc nơi potant và fork , bộ cổ phải chắc nhưng phải nhẹ , nhiều người cứ thắc mắc sao mình hay bị tê tay , hay mõi vai 1 phần do bộ cổ đấy !
Ốc xiết chốt yên cũng gây ra nhiều điều dỡ khóc dỡ cười , nó tụt cốt yên xuống thì ko biết làm sao mà đạp, vì vậy bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra nó , tốt nhất là dùng cốt yên đúng tiêu chuẩn với phi sườn , đừng chêm lót gì hết vì khi bạn đạp xe toàn bộ trọng lượng của bạn đều đặt trên cốt yên , nhất là khi bạn rời yên rồi ngồi xuống lại thì nó lại chịu gấp nhiều lần trọng lượng của bạn , vì vậy nó phải được đảm bảo để chịu lực .
Tất cả mọi con ốc trên xe đều phải được kiểm tra thường xuyên , ốc xiết cáp thắng , đề , cốt yên , yên , ngàm thắng đều phải được chắc chắn .

Hãy thường xuyên kiểm tra các con ốc trên xe , nhiều người đã " khóc " vì rơi cái nắp chụp giò như trên hình khi nào ko hay !

Đồng hồ tốc độ trên xe cũng phải được để ý , trước khi đạp xe hãy thử đồng hồ tại chổ , quay bánh xe trước coi thử đồng hồ có “nhảy “ số ko ? chứ đừng để ra đạp rồi mới thò tay ra để chỉnh có ngày ...tiêu ngón tay vào căm .
Hãy để ý đến những cái nhỏ nhặt nhất từ nắp ghi-đông đến từng cây căm , từ giò dĩa đến độ rơ trục đùm ( moyeur ) , từ độ căng của lốp đến độ thẳng của yên với potant , từ độ cân bằng của ghi-đông đến độ cân bằng của bánh với sườn ...
Đó là chuẩn bị cho xe còn người thì cũng phải chuẩn bị nữa , hãy chuẩn bị từ hôm trước ( có thể từ tối hôm trước ) các việc cho việc đạp xe được tốt và hãy biến nó thành thói quen
đầu tiên là đặt đồng hồ báo thức , chuẩn bị áo quần , nón ( mũ ) găng tay , kính , giày , tất ( vớ ) , bọc tay , bình nước , thức ăn, đồng hồ đeo tay , điện thoại ,tiền và ...tinh thần và tất cả được đặt bên cạnh chiếc xe đạp cho ngày mai .

Nếu nam giới thì ko cần món thứ 4 !

Khi bạn chuẩn bị tốt thì chuyến đi của bạn mọi việc sẽ suôn sẻ , bạn sẽ cảm thấy khó chịu khi quên 1 điều gì đấy , 1 vật dụng gì đấy quen dùng , chưa kể bạn dễ làm trò cười cho người khác khi bạn đang mặc 1 cái quần có 1 lỗ thủng phía sau mông hay mang mỗi bên 1 chiếc tất ( vớ ) khác màu , sâu sắc hơn là bạn hãy chuẩn bị sức khoẻ của mình cho buổi đạp xe , tối hôm trước bạn nhậu tới 11,12h đêm , hay bạn làm việc quá khuya , hoặc thời tiết thay đổi mà bạn ko quan tâm , nếu bạn ko chuẩn bị cho mình về thể lực, tinh thần hay sinh hoạt thì tốt nhất thì bạn nên ...ở nhà , hôm khác hãy đi tập xe , nếu bạn đã lỡ hứa với bạn bè thì bạn hãy xin lỗi vì khi bạn ko kiểm soát được mình 1 cách tốt nhất thì đừng nên ra đường , vì với môn xe đạp nếu bạn gắng sức vượt qua sức khoẻ cho đến tinh thần của mình trong trạng thái xấu nhất thì có rất nhiều điều nguy hiểm xảy đến mà ko lường hết được , để rồi từ đó bạn hãy chuẩn bị cho mình 1 sức khoẻ và trạng thái tốt hơn để tham gia việc đạp xe , đạp xe để mang lại điều tốt cho bản thân chứ ko mang ...hoạ cho bản thân , khi ý thức việc đạp xe của mình bạn sẽ từ bỏ các thói quen xấu và dùng xe đạp để ...chống lại nó, chỉ có bạn mới có thể giúp bạn mà thôi , chỉ có bạn mới thương ...tấm thân của bạn nhất mà thôi .

Chuẩn bị xe và người rồi thì đạp thôi phải ko ? nhưng chưa đủ đâu , phải biết khởi động nữa bạn ơi, môn thể thao nào cũng cần phải khởi động hết , khởi động càng kỹ bạn đạp xe càng tốt

KẾT LUẬN
Một điều nữa cũng mang tính nguyên tắc là bạn sẽ không bao giờ nâng cao được lực đạp lên pedal của mình lên mức cao nhất bằng chính việc đạp xe được. Xe đạp là môn thể thao của sức bền cho nên bạn sẽ mất thời gian nhiều hơn so với hầu hết các môn thể thao khác để nâng cao sức mạnh. Bài tập trong đĩa video nầy chứng minh điều đó, thế nhưng vẫn chưa đủ, bạn phải tập luyện nhiều hơn nữa ở nhưng con đường có nhiều đồi dốc, rồi luyện sức mạnh của đôi chân trong phòng tập thể hình bằng các bài đẩy tạ chân (leg presses), hai tay cầm tạ nhỏ bước lên ghế (step up) v.v..., rồi các bài tập nâng sức mạnh cho cơ bụng, kéo giản cơ lưng để giúp các cơ bắp ở phần trên cơ thể chịu đựng được sự mõi mệt trong suốt các chuyến đạp xe dài...
Xin giới thiệu DVD video: Spinervals - Competition 4.0 - Muscle Breakdown
[video=youtube;evoZbLyZEDw]http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=evoZbLyZEDw#t=0s[/video]
[video=youtube;V5bl_1SbjOs]http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=V5bl_1SbjOs#t=0s[/video]
[video=youtube;P_Ok7WNl9as]http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=P_Ok7WNl9as#t=0s[/video]

CÁCH SỬ DỤNG ĐĨA LÍP HỢP LÝ
Sử dụng/đi số hợp lý giữa dĩa và líp nhằm đảm bảo cho việc chuyển số (tốc độ) được trơn tru cũng như nâng cao tuổi thọ đĩa, líp & sên.
[video=youtube;axWdphJfiZg]http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=axWdphJfiZg#t=0s[/video]
Đạp xe kg chỉ đơn giản là leo lên xe đạp, nhiều người cứ nghĩ đạp nặng chân cho hiệu quả về vận tốc (dĩa lớn líp nhỏ) việc ngộ nhận này dẫn đến các cơ chân đùi bị bó cứng càng đạp càng đau dễ bị chuột rút khi đi đường dài hoặc khi đua tranh trong 1 tốp chạy chung. Em xin phổ biến 1 cách đạp hiệu quả mà hiện nay các VDV nhà nghề thường hay áp dụng đó là "đạp quay".

Cách luyện tập :
Trong 2 tuần đầu chọn dĩa nhỏ (xe road) hoặc dĩa giữa (MTB) chọn líp lớn nhất (xin lấy số thứ tự líp lớn nhất là líp 1, và líp nhỏ kế là 2,3,4,5,6 ...). Đầu tiên chúng ta đặt ra 1 quảng đường cụ thể hoặc thời gian đạp cụ thể, mới bắt đầu nên chọn phù hợp với thể lực mình khoảng 20 phút khi đạp quay nhớ duy trì tốc độ khoảng 25km/h và quay đều trong 20 phút. Nếu có đồng hồ cadence nên chú ý thử vòng quay chân của mình ở tốc độ này duy trì liên tục thì bao nhiêu vòng/phút và ghi nhớ.

Sau thời gian tập 20 phút thì cứ xả líp chạy tự do cho chân thư giản. Trong lúc tập các bác sẽ thấy kg đơn giản đâu, nhịp tim sẽ tăng rất cao, cố gắng đừng nôn nóng hãy tập duy trì 1 bài này liên tục trong 2 tuần. Tuần thứ 3 và 4 thì vẫn dĩa đó líp đó vận động khởi động 10 phút như cũ rồi hạ xuống 1 líp mà vẫn quay đều chân với vòng đạp như cũ trong vòng 10 phút lúc này tốc độ xe sẽ tăng cao, sau đó vẫn đạp thư giản thoải mái hết buổi tập ...

Cứ làm như thế với tuần 5-6, nhưng lúc này thì vẫn guồng quay chân như thế nhưng đi líp lớn nhất (số 1) khoảng 5 phút và 15 phút líp số 2 nhưng kéo dài thêm thời gian luyện tậy đạp quay thêm 5 phút líp số 3 tốc độ xe ngày càng tăng thêm mặc dù guồng quay vẫn như cũ và cảm nhận của đôi chân rất dẻo dai cứ luyện tập như thế cho những tuần sau đến khi đi líp 4,5,6,7,8,9,10 vẫn guồng quay đó. Càng luyện lâu dài thì cố duy trì các líp 1, líp 2 líp 3 ... trong lúc đầu ngắn lại khoảng 5phút/líp rồi tận dụng sức để luyện tập guồng quay với líp nhỏ hơn trong thời gian lâu hơn dần để tập sức chịu đựng của cơ và guồng chân.

Sau thời gian chân đã khá ngon lành thì mình lại đặt ra yêu cầu cao hơn có nghĩa là quay lại bài tập từ đầu với líp lớn nhất nhưng tốc độ sẽ tăng thêm 3kmh có nghĩa là 28kmh trong 20 phút .... cứ lần lượt nặng đô lên dần thì guồng chân chúng ta ngày càng dẻo dai và có thể tranh đua được rồi.
 
Chỉnh sửa cuối:

X-trails

Xe cút kít
Biển số
OF-9503
Ngày cấp bằng
12/9/07
Số km
19,715
Động cơ
730,846 Mã lực
Nơi ở
OF cái gì mà chả có, đi đâu xa cho nó mệt
Hiện OF có rất nhiều nhóm xế độp thỉng thoảng hay tổ chức các buổi đi offline đường dài. Tình cờ lượn trên web, iem thấy có bài bổ ích đem lại nhiều kinh nghiệm cho các kụ mợ cho những chuyến off đường trường.

KỸ THUẬT OFF TRÊN TỪNG CÂY SỐ
I. NHỮNG HỎNG HÓC THÔNG THƯỜNG & CÁCH SỬA CHỮA:
1.NAN HOA (CĂM)
Một trong những trục trặc nhức nhối khi bạn sử dụng xe đạp để đi "ngao du sơn thủy" theo dạng tự tải (fully loaded tour) là vấn để gãy nan hoa, cong vành. Nếu bạn là một tay bắt nan hoa và chỉnh vành chuyên nghiệp thì việc thay nan hoa và chỉnh vành cho hết méo không là vấn đề nan giải cho bạn. Dù vậy, để bánh xe của bạn hoạt động thật tốt sau khi đã thay nan hoa và chỉnh vành thì nan hoa "sơ cua" của bạn mang theo trong bị hành trang phải đúng loại, và đúng cở. Ðể biết nan hoa bánh xe đạp của bạn thuộc loại và cỡ gì, bạn có thể tham khảo với những tay bắt nan hoa chuyên nghiệp, hoặc tự nghiên cứu qua 5 loại nan hoa sau:
1. 1 Nan hoa thường (Straight gauge spoke)
Loại nan hoa này suôn đuột, cứng khừ. Ðây là loại nan hoa dễ sản xuất vì không cần kỷ thuật se nan hoa. Khả năng đàng hồi của nan hoa "thường" kém nên phần "cùi chỏ" chịu khá nhiều lực-nhất là khi bị xốc. "Nan hoa thường" có nhiều cở từ 1.9 mm đến 2.9 mm. Những tay đan chuyên nghiệp ít sử dụng loại nan hoa này để đan những vành xe có chất lượng cao vì thời gian đan nan hoa và chất lượng của bánh xe không được cân xứng như các loại nan hoa 2 hoặc 3-vòng.


1.2. Nan hoa 2-Vòng (Double butted spoke)
Ðường kính của vòng đầu và vòng cuối bằng nhau. Vòng giửa nhỏ nên khả năng đàn hồi tốt vì thế lực không tập trung vào phần "cùi chỏ" hoặc đầu nan hoa. Loại nan hoa 2-đường kính khá thông dụng trong việc đan các bánh xe có chất lượng cao và sử dụng cho khá nhiều thể, loại. Nan hoa cở 1.8/1.5/1.8 được sử dụng khá thông thường trong nhiều trường hợp. Nếu muốn bánh xe cứng hơn thì sử dụng căm cở 2.0/1.8/2.0.


1.3. Nan hoa 3-vòng (Triple butted spoke)
Ba vòng với 3 đường kính khác nhau như những người mẫu của thế kỷ 21. Ðường kính ở phần "cùi chỏ" to nhất nên sức chiệu lực tại đây được nâng cấp. Phần giửa nhỏ nhất nên khả năng đàn hồi tốt và làm giảm lực tác động tại phần đầu và phần "cùi chỏ". Dù không thông dụng bằng loại nan hoa 2-đường kính, nhưng nếu sử dụng nó để đan vành xe "touring" thì vấn đề gãy nan hoa sẽ giảm đi rất nhiều.


1.4. Nan hoa Dẹp (Căm Lá Hẹ) (Bladed or Aero Spoke)
Giống như nan hoa thường nhưng phần giửa được tán dẹp để tạo sức đàn hồi và "xẻ gió". Những tay sử dụng loại nan hoa này thường tự hào là chúng không có cản gió như cánh diều nên dzọt lẹ. Vấn đề dzọt lẹ còn tùy vào thể lực nhưng nhìn những bánh xe sử dụng loại căm này thì người ta tưởng người cởi phải là dân "prồ"-mặc dầu chạy chậm như rùa. Khi sử dụng loại nan hoa dẹp, bạn phải lưu tâm đến trục xe của bạn. Nếu phần tán dẹp to hơn lỗ nan hoa của trục xe, bạn phải xẻ lỗ nan hoa để có thể luồn cây nan hoa dẹp vào vị trí. Hiện tại trên thị trường có nhiều loại căm dẹp vừa đủ nhỏ để xỏ xuyên qua lỗ nan hoa mà không cần phải xẻ lỗ.


1.5. Nan hoa Ðũa (Straight-pull spoke)
Dù hình thù có khác biệt, nhưng nói chung thì nó suôn đuột như cái đũa ăn cơm-không có "cùi chỏ" để móc vào lỗ nan hoa như những loại nan hoa ở trên. Nếu sử dụng loại nan hoa đũa, thì trục xe của bạn phải được chế để dùng cho loại nan hoa này. Vành xe của bạn cũng phải lưu tâm khi khoang lỗ nan hoa cho đúng vị trí.


2. Cách Ðan nan hoa:
Nếu có trong tay một nắm nan hoa thuộc hàng hiệu như DT Swiss hoặc của Wheelsmith nhưng tay đan lại đan không đúng cách và độ căng của nan hoa không đúng tiêu chuẩn thì bánh xe của bạn cũng không đạt được kết quả như mong muốn. Hiện tại thì các tay đan căm chuyên nghiệp chỉ sử dụng một trong 2 cách đan sau để đan:

2.1. Đan Tỏa Tròn-Ðan thẳng (Radial spoking):
Cách đan tỏa tròn (đan thẳng) chỉ sử dụng cho bánh xe trước và xe bạn phải sử dụng loại thắng niềng để không có lực xoay (torque) phát xuất từ trục xe, vì nếu có lực xoay(torsional loads) như là lực đạp hoặc lực thắng dĩa thì căm sẽ bị ép cong theo đường tiếp tuyến (tangential) của trục xe. Độ căng của nan hoa di chuyển và thay đổi liên tục sẽ làm nan hoa mau bị gãy tại cùi chỏ.


2.2. Ðan Tiếp Tuyến-Ðan chéo (Tangential Spoking)
Hầu hết các tay đan bánh xe đạp sử dụng loại đan này để chuyển lực xoay từ trục xe đến xe một cách hữu hiệu. Loại đan này thì nan hoa xe được bắt tiếp tuyến từ lỗ nan hoa của trục xe và đan chéo qua từ 1 hoặc 4 cây căm để xỏ qua lỗ nan hoa của niềng xe. Đan kiểu này thì lực đạp hoặc thắng từ trục xe được chuyển qua nhiều cây nan hoa để dẩn đến niềng xe. Quan sát hình đan tiếp tuyến ở dưới. Khi bạn dặm lên bàn đạp thì dây sên của bạn kéo xoay trục xe như vậy nó tao lực xoay (torque) để xoay bánh xe sau của bạn. Những cây căm chịu nhiều lực là những cây căm chịu lực kéo (pulling spokes). Lực xoay (torque) được phân tán cho những cây căm chịu lực kéo (pulling spokes) tùy theo góc độ của căm để chuyển đến niềng xe cho hiệu nghiệm và làm giảm sức kéo cho nhau. Có 4 cách đan tiếp tuyến, bạn có thể chéo qua 1, 2, 3 hoặc 4 cây nan hoa. Loại đan chéo qua 3 nan hoa được xem là loại đan hữu hiệu và đủ cứng cho bánh xe. Đan chéo qua 4 nan hoa chỉ sử dụng khi trục xe của bạn có viền to (large flange hubs) để tránh việc các đầu tán của nan hoa nằm chồng lên nhau.



3. Niềng (vành) Xe:
Những niềng xe có chất lượng cao thường là loại niềng "2 lớp" của những hảng nổi tiếng như Velocity, Reynolds, DT Swiss, Shimano, Campagnolo...Loại niềng "2 lớp" nhẹ và cứng nhưng đòi hỏi kỷ thuật để sản xuất, dù vậy, nếu bạn mua niềng từ những nơi mà kỷ thuật "nhái" được công nhận là hạng "thượng thừa" thì phải cẩn thận, kẻo mua nhằm hàng "nhái" kém chất lượng. Vật liệu làm niềng thì có nhiều chất như là carbon, ksyrium, aluminium...Hiển nhiên, mỗi hảng sản xuất niềng có cách quảng cáo để "lôi kéo" khách hàng. Bạn nên sử dụng mạng điện toán toàn cầu (world wide web-www) để sưu tầm về thể loại, giá cả, chức năng, hoặc chất lượng của niềng trước khi quyết định nâng cấp cặp niềng xe.
Tùy theo mặt cắt ngang (cross-section) của niềng mà người ta liệt kê niềng xe đạp vào một trong hai loại niềng thông dụng sau:

Niềng Clincher-Niềng Có Ruột: Niềng clincher có mép móc để bạn lắp vỏ xe vào khớp. Hầu hết các vỏ xe dùng cho niềng "clincher" đòi hỏi bạn phải có ruột xe. Vì sự dể dàng thay và vá ruột cũng như vỏ xe của niềng này nên niềng clincher tương đối thông dụng cho tất cả các thể, loại xe đạp.


NiềngTubular-Niềng Không Ruột: Xem bề cắt (cross-section) của hình dưới bạn sẽ thấy sự khác biệt giửa niềng clincher (niềng có ruột) và niềng tubular (niềng không ruột).


Niềng tubular không có mép móc vỏ xe như niềng clincher nên bạn không thể sử dụng vỏ của niềng clincher để lắp cho niềng tubular. Vỏ xe của niềng tubular không cần ruột nên khi lắp thì bạn phải dán keo cho nó dính vào niềng. Bạn không nên sử dụng niềng tubular để đi "tour" vì sự rườm rà khó thay và vá vỏ xe dùng cho niềng "tubular".

4. Ðộ Căng Của Căm:
Ðộ căng của căm tùy thuộc vào nhiều yếu tố như là căm, chất lượng của căm, ốc căm (nipples types-brass, aluminum, round head, hexagonal..), chất lượng và loại của niềng xe.

4.1. BÁNH XE TRƯỚC: Ðộ căng của căm bên trái (TL) và bên phải (TR) bằng nhau vì chúng câng xứng. Khi bắt căm trên đường thì độ cứng của ốc căm (nipples) của căm bên trái và căm bên phải cứng tương tự. Theo ý kiến của một số nhà bắt căm, trung bình độ căng của căm bánh trước có độ căng từ 900 đến 1000 Newtons.


4.2. BÁNH XE SAU: Nhìn hình dưới thì bạn biết là độ căng của căm bên trái (TL) và độ căng của căm bên phải (TR) không đều nhau vi căm không năm ở vị trí cân xứng (symmetrical). Theo một số nhà bắt căm chuyên nghiệp thì độ căng của căm bên trái chỉ căng khoảng 60 đến 65% của căm bên phải. Trung bình độ căng của căm nằm bên phía líp xe có độ căng từ 1000 đến 1100 Newtons, và căm bên trái có độ căng trung bình từ 600 đến 700 Newtons. Vì thế, khi bạn bắt căm trên đường thì những con ốc căm của căm bên trái không có cứng như những con ốc của cây căm bên phải.


Ðể biết chính xác độ căng của căm, người bắt căm phải có tensionmeter. Việc dùng hai ngón tay để đoán ra độ căng của căm trên đường thì chỉ là việc dùng tạm thời, không được chính xác.

5: Cách Căng Căm Gãy:

Bạn đang đi "tour" trên đường và tự dưng bánh xe của bạn bị méo và va sệt sệt vào thắng thì bạn biết là một cây căm đã bị gẫy. Bạn chỉ việc tìm ngay cái chổ bị méo và dùng ngón tay lay lay những cây căm nằm ở vị trí đấy thì sẽ tìm ra được cái cây căm bị gãy. Nếu bạn không có căm "sơ cua" để có thể thay thì bạn có thể nới thắng ra để khỏi bị lực ma sát làm chậm tốc độ. Sau khi nới thắng, bạn nên cột cây căm gãy vào một cây căm thuận chiều nào đó để làm dấu và tránh vấn đề thả lỏngcây căm đã lìa đời. Khi đến điểm dừng chân qua đêm, bạn tháo cái bánhxe đấy ra và tìm một tay bắt căm để thay cây căm gãy cho bạn.
Nếu bạn muốn mang theo căm "sơ cua" để bạn có thể tự sửa lấy thì qua những đề tài trước, bạn đã hiểu cách cấu tạo của căm, niềng xe, và độ căng của những cây căm. Về niềng xe, những chiếc xe đạp có chất lượng cao thì họ dùng niềng "2 lớp", vừa cứng lại vừa nhẹ, vì thế khi mang theo căm "sơ cua" bạn có hai cách:
Cách thứ nhất là mang theo đúng độ dài của căm. Như vậy bạn phải mang theo đến 3 loại căm. Căm cho bánh trước và căm cho bánh sau. Độ dài của căm bánh trước cân xứng nên chúng bằng nhau. Độ dài của căm sau không câng xứng nên có 2 độ dài khác nhau.
Cách thứ hai là bạn mang theo một loại căm "sơ cua" mà độ dài có thể sử dụng cho cả 2 niềng xe. Bạn nhìn theo hình dưới thì có thể đoán ra là nếu xe bạn có loại niềng "2 lớp" thì căm "sơ cua" của bạn có thể dài hơn độ dài chính thức nhưng nó phải nằm trong phần "hầm" của niềng, không được quá dài để có thể xỉa qua "hầm" mà đâm thủng ruột (xăm).


Nếu trên tay bạn có căm "sơ cua" và bạn muốn thay cây căm bị gãy trên đường, theo kinh nghiệm, bạn hãy tìm một quán nước tươm tất cạnh đường mà vào đấy. Vừa nốc nước cho hạ nhiệt, vừa có thời gian để từ từ, thoải mái thay căm, chỉnh vành. Nơi đấy cũng là nơi an toàn cho hành lý của bạn. Điều tối kỵ của việc thay căm gãy là hấp tấp, nóng nảy. Trước khi thay cây căm gãy bạn hãy qua sát cách đan của nó để khi bạn xỏ cây căm mới vào cho đúng. Cách xỏ cây căm "sơ cua" vào vị trí thì mình miễn bàn vì bạn biết là phải tháo vỏ, ruột, và có khi bộ líp để xỏ cây căm "sơ cua" vào đúng vị trí. Khi đã xỏ căm và bắt ốc căm rồi thì bạn nên đánh dấu cây căm gãy bằng một miếng băng keo, hoặc sợi dây để nó không bị thất lạc. Sau đó bạn cứ thong thả tăng độ căng của nó cho đến khi bằng với độ căn của những cây căm nằm cùng phía. Làm sao để biết được cây căm mới này đã căng đủ chưa thì tùy vào kinh nghiệm "khẩy đàn" của bạn hoặc nếu có trong tay cái "tensionmeter" thì đo lấy. Thông thường thì khi độ căng của nó đã đúng thì cái vành xe bị méo sẽ bị cây căm mới này kéo về vị trí của nó. Bạn đừng có vội vã, siết hoặc nới những cây căm nằm cạnh nó khi cây căm mới này chưa đủ căng. Làm như vậy bạn vô tình thay đổi độ căng của những cây căm bên cạnh cây căm mới một cách ẩu tả, không cần thiết. Nếu đã căng đúng độ mà niềng vẫn còn méo thì bạn siết hoặc nới vài cây nằm cạnh nó tùy độ méo. Nếu vành xe bị kéo về bên phải thì ban nới cây căm bên phải và siết cây căm bên trái để nó kéo về bên trái. Ngược lại thì siết cây căm bên trái, nới cây căm bên phải. Ðừng nới hoặc siết hơn 1/4 vòng hoặc. Không nên vội vã trong việc chỉnh vành, bạn nên từ từ, chậm rãi mà chỉnh.Đừng quá hấp tấp để nới hoặc siết những cây căm nằm cạnh cây căm mới quá nhiều để rồi bạn lại rối loạn vì vành xe bị méo mó lung tung. Khi niềng xe đã tròn, bạn đừng quên tăng lại độ căng của những cây căm đã nới, siết để độ căng của chúng được trở lại như lúc ban đầu và căng đểu với những cây khác cùng bên.


II. PHẦN CHUẨN BỊ CHO MỖI CHUYẾN ĐI
1. Bao Gaga (Bao Tải Hành Lý) "Panniers"
“Bao Baga” là thiết bị không thể thiếu trong bất cứ một chương trình du lịch bằng xe đạp ở Việt Nam. Bao baga có nhiều loại, nhiều cở, vì thế người mua phải hiểu rỏ chất lượng của từng loại bao để tránh bao bị rò khi gặp mưa. Nếu sử dụng loai bao kém chất lượng, không hạp với môi trường, khí hậu, thì trong túi hành trang của bạn phải có bao nilong của loại bao baga đó để khoác vào khi mắc mưa. Nói về vật tải hành lý (bicycle panniers, bike panniers) cho dân chơi xe đạp thì có nhiều loại, nhiều cở. Chúng tôi lưu lại mục này vài loại để các bạn tham khảo loại nào hạp với trò chơi của bạn.

A. Bao đầu tiên mà chúng tôi thấy rất quan trọng cho tất cả các tay đi xe đạp dã chiến là

loại “underseat bags” . Ðây là bao baga nhỏ gắn ngay dưới yên xe và được móc vào cột yên (seat steam) nên nó không vướng véo, cản trở người sử dụng. Loại này nhỏ nhưng vừa đủ để bạn chứa một hoặc 2 ruột xe, bộ nạy căm, bộ khóa đa năng (mini tools), vài thẻ kẹo (power bars), và ống bơm “đại tiểu”-loại bơm nhỏ xíu sử dụng ống hơi nén CO2.


B. Bao thứ hai là loại “handlebar bags” . Ðây là loại giỏ baga treo phía trước xe được cột vào gi đông (handlebar). Loại này có nhiểu cở và loại. Tùy theo cở (size) mà mình có thể mang theo những thứ tiện dụng. Một số bao “handlebar bag” được thiết kế đặt biệt để bạn có thể đính kèm bản đồ hành trình rất tiện cho việc quan sát đường đi.


C. Bao thứ ba là loại giỏ treo yên sau "rear panniers" . Muốn sử dụng giỏ treo yên sau “rear panniers” để tải đồ thì xe của bạn phải gắng yên sau để có thể treo loại giỏ này vào .

Giỏ treo yên sau “rear pannier” bán từng cặp và có thể tích khá to, nên bạn cókhả năng tải khá nhiều hành lý trong đó. Qua kinh nghiệm thì chúng tôi ít sử dụng giỏ treo yên sau “rear panniers” để tải hành lý cá nhân vì nếu nhét đầy đồ vào cặp “rear panniers” thì nó sẽ phồng to lên như cánh bườm. Gặp gió xuôi thì chạy lẹ như tên còn ngược gió thì đạp thò lưỡi vẫn chẳng ăn thua gì.


D. Bao thứ tư là loại giỏ treo yên trước "front panniers". Muốn sử dụng loại giỏ này để tải đồ phía trước xe thì xe bạn phải có loại yên gắng phía trước để có thể treo

giỏ “front panniers” vào vị trí an toàn của nó . Giỏ treo yên trước "front panniers" cũng bán theo cặp và với khả năng tải đồ hạng trung thìchúng tôi chỉ có thể sử dụng giỏ treo yên trước "front panniers" để dùng làm vật tải đồ ở sau xe vì nó khá gọn và ôm sát vào yên xe.


E. Bao kế là loại rương nhỏ phía sau “trunk bag” . Loại này giống như cái rương nhỏ được thiết kế để đeo chặt vào yên sau. Về thể tích thì nó to hơn thể tích của loại “handlebar bag” nhưng không to hơn giỏ “rear panniers” hoặc “front panniers”. Loại "trunk bag" này khá tiện khi bạn sử dụng để chở ít đồ cá nhân trong hành trình. Không nên sử dụng loại bao tải (duffebags or sports bags) để thay thế cho “trunk bag” vì nguy hiểm của sự xê dịch của bao tải trong hành trình xa.

Trên là những bao “baga” mà chúng tôi đã sử dụng và biết qua, nói chung thì bạn tự chọn loại bao baga nào thích hợp cho trò chơi và khí hậu nơi đó. Nếu bạn sống ở những vùng có thời tiết khô ráo, ít mưa như Nam California thì loại “water resistance” (tạm chống thấm) kể như đủ dùng. Còn nếu bạn sống ở nhưng nơi có lượng mưa nhiều như ở Việt Nam thì bạn nên sử dụng loại chống thấm nước (water proof) còn loại “tạm chống thấm” (water resistance) thì chẳng ăn thua gì. Ðài khí tượng ở Việt Nam thường đoán thời tiết kiểu chung chung, ví dụ như là “có mưa rào, lác đác” vài nơi chứ không định rỏ ràng như ở Hoa Kỳ, thế nên, khi mình dính vào trận mưa rào, lác đác thì đồ trong giỏ cũng có thể bị sủng nước. Nếu sử dụng loại bao “tạm chống thấm” (water resistance) thì bạn phải có áo mưa (rain covers) của bao mà trùm nó vào.

Sự phiền hà của việc nhảy xuống xe để cột, siết cái áo mưa cho ôm chặc vào bao để khỏi thấm nước rất tốn công và không đảm bảo, vì có những ổ gà, ổ vịt ở VN khi ngập nước thì sâu như một cái ao. Xe máy tay ga mà xụp vũng nước đó thì vẫn có thể chết đuối như chơi. Nếu bạn sử dụng loại bao chống thấm nước (water proof) thì bạn cứ thong dong đi trong mưa, đạp càng qua ao mà không sợ hành lý bị ước.

2. DỤNG CỤ XE ĐẠP CÁ NHÂN
- Một ống bơm nhỏ (portable hand pump).
- 3-4 ruột xe (tubes).
- Một vỏ xe loại cuộn tròn (foldable tire).
- Một bộ dụng cụ tháo vỏ xe (plastic tire levers).
- Một bộ dụng cụ vá ruột xe (patch kit).
- Một bộ khóa mở ốc nhỏ (mini tools).
- Một hoặc 2 cặp thắng phụ (Brake shoe).
- Một bộ bắt căm xe (Spoke wrench)
- Một đồ mở sên (chain tool).
- Căm xe: mang đúng loại, đúng cở.
- Một khóa xe đạp.
- Ðồng hồ đo tốc độ, đường dài, nhiệt độ...(bike computer).

3. HÀNH LÝ CÁ NHÂN
- Giày
- Nón-dụng cụ chống nắng: Một nón an toàn (helmet), Kính đeo mắt, kem chống nắng, áo mưa
- Bình Hoặc Bị Chứa Nước
- Thức Ăn, Nước Uống Tăng Lực (nhanh)
- Quần áo-găng-vớ
- Linh tinh. Tuy bị xếp vào hàng linh tinh, nhưng thiếu những thứ này e rằng chuyến đi của bạn...khốn khổ đấy nhé!
+ Một bóp đi du lịch. Dùng cất giử những giấy tờ quan trọng.
+ Một bàn chải đánh răng, kem đánh răng (hộp nhỏ), giây nha khoa (floss).
+ Thuốc trị bịnh cần thiết như: Ðau bụng, cảm, cúm, nhức đầu, tiêu chảy...
+ Một cuộn giấy đi vệ sinh phòng khi chưa kịp uống thuốc...
+ Thuốc chống muỗi.
+ Một khăn tắm loại nhẹ. Khi bạn hứng tắm biển dọc đường thì có khăn mà dùng.
+ Một máy chụp hình nhỏ, nhẹ. Giúp bạn tiện dịp ghi lại cảnh đẹp dọc đường.
+ Một đèn chớp nhỏ (LED flasher) và một đèn pha (head light) phòng khi đêm xuống.
+ Một đôi găng tay "rửa chén". Sau bao lần vá ruột-thay vỏ, bạn mới thấy quý cái bao găng tay rửa chẻn của quý bà nội trợ) (CN 2010)
+ Sau cùng là...tiền! Nên mang theo tiền đủ chi dùng cho việc ăn uống, nghỉ ngơi.

4. DINH DƯỠNG CHO NHỮNG CHUYẾN ĐI
Năng lượng: Tuy chỉ hoạt động với cường độ thấp nhưng do quãng đường quá dài nên sẽ gây ra sự mệt mỏi rất sâu do cạn kiệt nguồn năng lượng, đồng thời với việc mất mồ hôi, cơ thể sẽ mất rất nhiều muối khoáng: Na, Mg, K... gây rối loạn các quá trình trao đổi chất của cơ thể. Do đó AE nhất thiết phải chú ý bổ sung đúng cách hai yếu tố này.

Đường và mỡ sẽ là nguồn năng lượng chính cung cấp cho quá trình hoạt động, tuy nhiên đường sẽ cạn dần sau khoảng 2g hoạt động và vì vậy AE cần bổ sung sớm, liên tục trong suốt quá trình đạp.

Một số thức ăn VĐV thường dùng là chuối (sứ),bánh ngọt các loại (Curstar, chocopine, bánh ngọt nhân sữa, chà bông, bánh su kem ... ) các loại bánh này mềm, không khô khan nên dễ nuốt. Ngoài ra có sữa bịch, phomai... AE lưu ý ai không quen dùng thực phẩm nhiều đường và sữa sẽ dễ bị đau bụng. Trường hợp này H sử dụng thêm men tiêu hóa sống. Ai chưa từng dùng thì nên thay thế bằng các loại khác như sữa đậu nành, khoai lang (dẻo), chuối, bánh mặn ... Các loại thực phẩm trên chứa đường chậm (phải qua tiêu hóa mới ngấm vào máu).

Với các VĐV, một thứ vô cùng quan trọng khi tập khối lượng lớn là đường cao năng lượng. Đây là có thể coi là loại thực phẩm có thể thay thế các loại thức ăn trên trong thời gian ngắn hơn 3g, ngoài thời gian này VĐV vẫn dùng kèm với các loại thức ăn để tránh xót ruột. Đường này không qua quá trình tiêu hóa nên sẽ ngấm vào máu ngay, hiệu quả tức thời. Đồng thời trong đường cao năng lượng có bổ sung các nguyên tố vi lượng nên rất tốt khi cơ thể bị mất nhiều muối. Cứ khoảng 20 phút nên nhấp một chút và có thể dùng thêm nước thường. Tuy nhiên loại đường đặc dụng này rất đắt.
Có thể sử dụng đường Gluco thay thế (bán ở các tiệm thuốc tây giá rất rẻ), có 2 cách pha: pha theo tỉ lệ bù nước: đường 5-8%, muối 1%, có thể thêm vài lát cam nguyên vỏ tạo hương vị giúp tỉnh táo hơn...

Cách pha thứ 2 là pha vừa miệng (vẫn có 1%muối), cách này thường sử dụng ở các CLB. Ở cách pha này BS lưu ý không được pha đậm đặc đề phòng hiện tượng feedback. Khi uống nước có nồng độ đường vừa miệng thì AE sẽ cảm thấy vẫn khát nên vẫn dùng thêm nước thường, uống vừa phải. (Các VĐV tập cường độ cận tối đa 15 - 20 phút sẽ nhấp khoảng 100 - 200ml nước, đối với đường mỗi 30 phút).

Nước nên uống mỗi khoảng 20’, không chờ tới khát.
Đồ ăn nhẹ nên dùng mỗi giờ, có thể sớm hơn tùy theo nhu cầu.

Lưu ý: anh em tránh ăn no, ăn thức ăn nặng, cơm nên ăn vơi bụng. (Phở, hủ tiếu thường được sử dụng cho các tour du lịch xe đạp)... Tránh thức ăn kích thích dạ dày.
Ngoài bữa sáng, trưa, càng về chiều, cảm giác đói và mệt sẽ ngày càng gia tăng, do đó AE chú ý nghỉ ăn chiều chu đáo

Bổ sung khoáng chất:
Trong các bài tập có khối lượng lớn, H thường sử dụng thêm viên nén vitamin + muối khoáng như MgB6, Canxi... tránh rối loạn điện giải và co rút cơ. Thường thì khi chạy với tốc độ vừa phải, AE bị cứng cơ do thiếu hụt các nguyên tố này chứ không phải do cạn năng lượng. Ngoài ra chuối cũng là nguồn bổ sung Kali rất tốt cho vận động.

Sức khỏe:
Trái với suy nghĩ của nhiều người, hoạt động thể lực đòi hỏi bộ não làm việc hết sức căng thẳng vì vậy nó cũng chóng mệt mỏi. (Bộ não phải liên tục phát đi các xung động điều khiển quá trình vận động). Do đó bộ não cần được nghỉ ngơi tốt. Giấc ngủ không tốt có thể gây ảnh hưởng đến khả năng tuần hoàn máu não (và cả huyết áp).
----------------------------------

Trang phục:
Chuyến đi nếu có một moto hoặc auto đi cùng anh em thì quá tốt, vừa lo an toàn vừa lo hậu cần và vô số sự trợ giúp khác nữa. VD đồ mang theo: Đơn giản như trang phục đạp xe là quần áo, vớ: AE nhớ mang thêm ít nhất một bộ đề phòng trời mưa. Vì đường rất dài nên khi hết đoạn đường mưa cần phải thay đồ vì cát trong người sẽ gây trầy xước... Nếu không mưa cũng nên thay bộ mới khi được nửa đường để ngồi đạp thoải mái.
Áo nên chọn màu sáng giảm hấp thụ nhiệt.
Rất hạn chế đeo ba lô trên lưng, do sẽ cản trở quá trình thải nhiệt.
Nghe có vẻ không quan trọng lắm, nhưng thực ra nó ảnh hưởng nhiều vì khi bị nóng thêm một chút thôi, cơ thể sẽ phải điều nhiệt thêm (qua mồ hôi) nên càng mất sức, mất nước, trong khi chuyến đi của AE phải tiết kiệm sức từng chút.

An toàn:
Nếu tính tốc độ trung bình 22km/h, “Ngại” nhất là đoạn gần 80km cuối khi trời xẩm tối và lúc này đạp như bơi, có thể tốc độ không còn được 20km/h ... AE nhớ gắn đèn phản quang, có thể gắn thêm trên mũ càng tốt. Nếu ban ngày trời mưa bùn sẽ văng che đèn, khi chập tối nhớ chú ý lau sạch.
Xin nói thêm là trường hợp đổ dốc, lưu ý nhất là xe lên và xuống đèo. Thắng đĩa và gôm đều an toàn trên đường này. Tư thế khi đổ đèo ngồi ra phía sau yên thả lỏng chân và thân thoải mái, hai tay lúc nào cũng nắm vào tay thắng dù không rà. Khi thắng càng gấp thì càng lui người ra phía sau.

III. TRỤC TRẶC TRÊN MỖI CHUYẾN ĐI


1. Chuột rút (muscle cramps): Ðây là trục trặc về thể lực. Ðang hì hục đạp xe mà bị "chuột rút" thì khả năng thể lực của bạn bị tê liệt hoàn toàn. Nếu không phản ứng kịp có thể ngã lăn ra đường, gây nguy hiểm đến sự an nguy của chính mình và mọi người. Với kinh nghiệm từ chuyến đi, chúng tôi nhận thấy "chuột rút" thường xảy ra ở những chặng đầu OFF đường trường. Lúc khởi đầu, các thành viên thường chưa chuẩn bị thể lực một cách chu đáo: quá vội vã khởi hành khi cơ thể chưa thích nghi với khí hậu ở Việt Nam, nhát uống nước dọc đường, không tiếp đủ những chất bổ quan trọng như sodium, magnesium, calsium và potasium, gắng quá sức khiến bắp thịt ở chân bị rã rượi. Ngoài ra, "chuột rút" vẫn có thể xảy ra ở những chặng nhiều đồi, đèo hay có khí hậu quá nóng.
Rút từ kinh nghiệm đau thương, chúng tôi chuẩn bị những "vũ khí" sau để chống chuột...rút: Ðặt chân đến Việt nam, chúng tôi dành ra vài ngày để cơ thể có thời gian thích nghi với khí hậu nhiệt đới, mang theo bột "electrolyte" để pha nước uống kèm theo trên đường, chọn nước trái cây là nước giải khát khi nghỉ giải lao, chọn thời gian tạm nghỉ hợp lý để bắp thịt có cơ hội "thư giãn" và phục hồi, dùng những thức ăn có chứa nhiều khoán chất như chuối, khóm (thơm), đậu phụng rang muối, giảm uống nước tăng lực như "bò húc, trâu húc, tê giác húc...vân vân"-những nước tăng lực này tạo một cảm giác ảo về thể lực của cơ thể. Nếu lỡ bị "chuột rút", chúng tôi dành nhiều thời gian nghỉ xả hơi để nạp thêm nước và khoáng chất, xoa dịu bắp thịt bị "chuột rút" bằng dầu nóng hoặc nước đá để giúp máu lưu thông. Sau khi "điều trị", chúng tôi thường chạy chậm và nhẹ nhàng để từ từ về đích. Nếu bị rút quá nặng, chữa trị cũng không dứt...bạn nên đón xe "ba gác" chở về khách sạn để tiếp tục trị liệu!

2. Say Nắng (heat exhausion): Oh...What's a beautiful day! Ngày đẹp trời là một ngày quang đãng, không một áng mây, trời xanh sâu thẳm, tầm nhìn vô tận...Vâng! Một ngày đẹp trời ở Việt nam thì nhiệt độ có thể đột phá lên trên 37 độ C. Với nhiệt độ này, mọi sinh linh phải núp bóng từ bi của những hàng cây, mái hiên, phòng lạnh. Ðừng tưởng người Việt nam lịch sự nhường lại con đường chan hòa nắng trưa cho bạn mà mừng! Họ biết rằng nếu dầm nắng một cách cẩu thả vào những ngày có khí hậu quá nóng thì có thể bị "say nắng". Nên nhớ, nhiệt độ trung bình trong cơ thể con người là 37 độ C (98.6 độ F). Cơ thể con người duy trì nhiệt độ này bằng cách giải nhiệt qua hệ thống hô hấp, các tuyến mồ hôi. Nếu dầm trong nắng nóng một cách cẩu thả thì mọi bộ phận trong cơ thể bị nóng theo. Lỡ xui, cơ thể không kịp hoặc không còn khả năng xả nhiệt ra ngoài, bạn sẽ bị "say nắng". "Say nắng" quá nặng và không biết cách điều trị, có thể gây đến tử vong. Vì hiểu rõ hậu quả khi bị "say nắng" nên chúng tôi phòng, chống "say nắng" bằng cách nghỉ giải lao thường xuyên để giữ và giúp cơ thể duy trì nhiệt độ trung bình, uống nhiều nước để tránh vấn đề "overheat" các bộ phận trong người, ăn trái cây có chứa nhiều vitamin và thanh nhiệt như dưa hấu, cam, khóm, thanh long. Ngoài ra, khởi hành sớm để tránh việc đi quá lâu trong giờ cao điểm của sức nóng mặt trời ở những chặng đường quá dài, nhiều đồi cũng là điều cần nên biết.

3. Ðuối sức (the bonk): Hết xăng, máy tắt...thế thôi! OFF đường trường chúng ta chỉ đi nhẹ nhàng, thoải mái, rỉ rả để thưởng lãm mọi cảnh đẹp trên đường nên có lúc chúng ta quên đổ thêm "xăng", ăn thêm cơm, nạp thêm chất bổ. Nếu không biết cách duy trì và nạp thêm năng lượng, có lúc cơ thể bạn không còn một giọt nhiên liệu để giúp cặp giò bạn hoạt động. Ðuối sức! Ðây là vấn đề bạn phải lưu tâm. Không phải chỉ gặm bánh mì, nốc nước vào cho phìng bụng là có đủ xăng để đạp xe OFF đường trường, hay chỉ ăn cơm với muối mè là có khả năng chinh phục những ngọn đèo Padin, Ngoạn Mục, hay Mộc Châu. Ở những chặng đường dài, nhiều đồi bạn nên ăn rỉ rả để giúp cơ thể bồi lại những năng lượng đã mất. Ðể tránh đuối sức bất ngờ, chúng tôi luôn mang trong bị hành trang những thức ăn nhanh như "power bar, power shot" và bột pha nước tăng lực, đây là những thức ăn, nước uống nhanh và đầy ắp năng lượng. Quân bình, mỗi ngày, một người ăn từ 2 đến 3 thẻ power bar và nốc vào một bình nước "hydration drink" (30 fl oz). Ðể giúp cơ thể có thêm chất vitamin và các khoáng chất quan trọng, chúng tôi luôn mang theo một lọ vitamin để dùng kèm với cơm trưa hoặc tối. Tránh những sinh hoạt có thể rút đi sinh khí như là nhậu "quắc cần câu", thức thâu đêm để...tán gẫu, "ca ra ô kê" (karaoke), hay tâm sự loài chim tha phương. Vướng vào những tật này thì bạn nên đi OFF đường trường bằng xe ôtô...để khỏi bị "bonk".

4. Ê Mông: Ngồi lâu ê mông không làm bạn trục trặc thể lực đầu tiên của người đi "touring" đường dài là "chuột rút" và ê-mông. Vài đề tài trong forum đã hướng dẩn việc trị liệu "chuột rút". .
Ê-mông thì lại là một vấn đề khác. Ệ-mông không làm cho bạn phải dừng xe để trị liệu, nhưng cái đau âm ỉ đó cứ kéo dài từ ngày này qua ngày nọ và làm bạn mất đi nhiều hứng thú của việc đi "touring". XV đăng một vài kinh nghiệm bản thân để giúp các bác đi tour giảm "đau ***" (Ê-mông). Nhớ là, chẳng mông nào giống mông nào vì thế phương pháp trị ê-mông của người này khó có thể áp dụng cho người khác. Bạn phải tự sờ mông và tự chọn giải pháp nào để giải phóng sự ê-mông của bạn.
1. Ê-mông đầu tiên là kiểu Ê-mông tự nhiên: Cái này thì ai cũng biết vì nếu bạn tự dưng tăng cường độ đạp xe, và bạn là dân chơi xe đạp dang dã chiến (amateur) thì sẽ bị ê-mông. Khi tăng cường độ đạp xe một cách đột ngột thì mông *** "công tử" của bạn chưa thích nghi với việc "đập nhừ" trên yên xe vì thế bạn sẽ bị ê-mông sau vài trăm km đạp. Cái đau âm ỉ này có thể kéo dài từ vài trăm km đến cả ngàn km. Khi mông bạn bị chai như *** khỉ (đập nhừ) thì sẽ hết đau. Lúc ấy ban tha hồ mà đi ngao du sơn thủy khắp thế giới.
2. Chỉnh lại ghế: Chỉnh lại yên xe của bạn có khi giảm ê-mông. Hãy thử nâng lên, hạ xuống, ngỏng lên, ngỏng xuống, đẩy phía trước, lùi phía sau. Bạn sẽ ngạc nhiên khi chỉnh sơ sơ cái yên xe lại giúp bạn bớt đau mông.
3. Đổi yên: Cái này cũng rất quan trọng nhưng đòi hỏi mông của bạn có thời gian thích ứng. Có nhiều loại yên xe được tung bán trên thị trường nhưng không phải là loại nào cũng hạp với trò chơi của bạn cả. Có loại yên nhỏ, nhẹ, cứng ngắt, còn có loại yên rộng, mền, có loại bè ra như ghe tam bảng, còn có loại bị khoét ở giửa yên như là để cất giấu cây cà-non. Dân chơi xe đạp đua (cua rơ) thường sử dụng yên nhỏ và cứng ngắt như thanh sắt, vì mục đích của loại này là cho dân chơi xe đạp chạy với vận tốc xẻ gió. Nếu bạn là dân đi tour đường dài và không cần phải chạy bán sống, bán chết thì nên sử dụng loại yên mềm và đủ rộng để chịu cái xương chậu của bạn.
4. Quần: Mặc quần tà-lỏn hoặc quần tây mà ngồi cả ngày trên yên xe thì không chóng thì chày mông bạn sẽ bị ê và còn bị phồng nữa. Bạn nên sắm quần dùng cho dân chơi xe đạp vì loại quần này có đệm thêm những túi mềm giúp cặp mông của bạn chiến đấu với cái yên. Hơn nửa loại quần này bó sát vào mông và hông sẽ không gây sự ma sát quá nhiều để làm phồng cặp mông sexy của bạn.
5. Nhất ***: Cái rơ này cũng rất lợi hại đế giảm bớt việc ê-mông. Nghỉ xem, nếu ngồi trên yên xe từ giờ này qua giờ nọ thì sức nặng của bạn sẽ làm giảm lượng máu đưa vào mông. Ngồi trên yên xe đạp lâu sẽ bị ê-mông là chuyện bình thường. Lâu lâu bạn nhỏm mông lên hoăc đứng đạp để giúp máu lưu thông chuyển Oxy và chất bổ đến đến hai cặp mông sẽ giúp bạn bớt ê-mông.

5. Xì lốp, bể vỏ: Xì lốp, bể vỏ xảy ra khi bạn cán phải những vật nhọn có thể đâm thủng lốp, căm của bánh xe bạn quá dài để xỉa vào ruột xe, hay là bạn cán phải những chướng ngại vật làm dập ruột, bể vỏ. Ðây là những trục trặc kỹ thuật tương đối dễ chữa; tuy nhiên bạn phải biết cách thay vỏ và hiểu rõ cách tháo, lắp lại bánh xe của bạn. Nếu bánh xe bạn thuộc dạng dễ tháo (quick release), bạn không cần mang theo dụng cụ tháo bánh xe như mỏ lết, hay kềm. Ðể sẵn trong bị hành trang một vỏ xe loại cuộn tròn (folderable tire), vài ruột xe (inner tubes), dụng cụ nạy vỏ, và một ống bơm tay. Nên dò xem nguyên nhân gây thủng ruột, bể vỏ để tránh bị thủng ruột trở lại.

6. Gãy căm, cong vành: Khi một cây căm bị gãy thì hậu quả kế là cong vành. Vành xe sẽ va vào thắng tao lực ma sát làm cho người đạp khó tiếp tục. Người đạp phải nới rộng thắng để tránh va chạm. Dù sao, bạn c ũng phải thay cây căm bị gãy và chỉnh lại vành cho đều để tiếp tục cuộc hành trình OFF đường trường. Nếu không chỉnh đúng quy tắc chỉnh vành-căm quá căng hay quá chùng-bạn sẽ gặp rắc rối khủng khiếp trên đường OFF đường trường. Rút từ kinh nghiệm du lịch tự tải, chúng tôi phải sử dụng bánh xe sau có từ 36 cây căm trở lên để tránh vấn đề gãy căm, cong vành. Việc nâng cấp bánh xe sau, rất dễ hiểu, vì ngoài việc chịu sức nặng của người đạp và hành lý, bánh xe sau còn chịu lực xoay của trục xe. Trước khi khởi hành, bạn nên nhờ các tay chuyên nghiệp chỉnh vành lại cho đều, căng căm cho đúng độ và đúng quy tắc để tránh những vấn đề trục trặc tốn quá nhiều thời gian sửa chữa trên đường. Nếu bạn dùng xe có bộ "líp" tốt, bạn phải có dụng cụ mở "líp" để có thể thay cây căm bị gãy nằm bên phía "líp" xe. Những bộ dụng cụ này thuộc hạng quý hiếm ở những vùng hẻo lánh.

7. Mòn thắng: Sử dụng thắng để kiểm soát tốc độ là một việc thường tình. Hãy kiểm soát thắng thường xuyên để tránh việc bố thắng đã mòn tới "tủy" mà cứ tưởng là còn nguyên xi. Bạn nghỉ xem, đang đổ đèo Padin mà bóp thắng không ăn, bạn chỉ còn cách nhảy ra khỏi xe mà lao vao bụi cỏ cạnh đường để cứu nạn. Ði trong mưa hay chạy qua các công trình đang thi công thì sình lầy, bụi bặm, đất cát sẽ dínhh vào vành xe, mỗi lần bóp thắng, chúng có tác dụng như là tờ giấy nhám, sẽ làm mòn bố thắng rất mau. Không nên để thắng quá mòn, vì nó là thiết bị an toàn tối ưu quan trọng trên đường OFF đường trường.

8. Lạc đường, quên lối về...: Người đang yêu thì lại thích đi lạc đường quên lối về nhà, còn chúng ta là những lữ hành OFF đường trường trên chiếc xe đạp, đừng nên đi lạc hay quên lối về khách sạn. Nếu chỉ bon bon trên Quốc lộ 1A thì chẳng có ai đi lạc, nhưng hành trình OFF đường trường không đơn giản là một con đường thẳng, chúng ta phải vào thành phố, chuyển lộ trình, để đến được nơi mình muốn đến. Tìm một thành viên đi lạc giữa một rừng người trong một thành phố chi chít đường xá, ngỏ ngách là một việc hết sức tốn công và tốn thời gian. Ðể tránh lầm đường lạc lối, các bạn nên kiểm lại địa chỉ, điện thoại, và các thông tin khách sạn nơi bạn muốn dừng-nếu có bị lạc bạn còn biết cách hỏi đường đến nơi nghỉ đêm. Nên có một điện thoại di động trong túi hành lý để tiện bề liên lạc trong lúc khẩn cấp.

IV. AN TOÀN TRÊN NHỮNG CHUYẾN ĐI
1. Tuân theo luật đi đường. Ðây là điều đầu tiên mà bạn phải tuân giữ một cách tuyệt đối. Không chỉ tuân theo những quy ước cơ bản của luật giao thông mà bạn còn hết sức chú ý khi quẹo trái, quẹo phải, băng qua đường, thay đổi lộ trình...Bạn biết đấy khi một tai nạn xảy ra, dù nhỏ thôi, cũng đủ làm cho bạn mất đi không biết bao nhiêu thời giờ quý báu; thậm chí có khi dẫn đến sự tổn hại về sức khỏe. Cho nên, nhớ rằng, an toàn OFF đường trường không có chỗ cho...luật rừng!

2. Thận trọng khi đi qua các thành phố hoặc các khu đông dân cư. Bạn nên chạy chậm, luôn lưu ý những người bộ hành cũng như những người đi xe máy và xe đạp quanh bạn. Nghĩ xem, đến những khu vực sầm uất, nếu bạn muốn đi nhanh thì bạn cũng chẳng thể nào phóng nhanh vượt ẩu trước dòng lưu thông dày đặc. Ðừng rút ngắn thời gian bằng cuộc...chạy đua với biết bao người dân đang lưu thông bình thường trên đường. Hành trình OFF đường trường của bạn còn cả ngàn cây số mới đến đích...Phóng nhanh vượt ẩu chỉ làm giảm sự an toàn của chính bạn và người đi đường.

3. Ðừng đùa với xe...đò! Trên những đoạn đường dài, vắng dân cư thì bạn nên thận trọng để ý những xe đò, xe hàng, xe hơi đang giao thông trên đường. Ðừng tưởng mình anh hùng mà chạy ngang dọc giữa trời, giữa đường, giữa xá! Bạn nên nhớ là tốc độ bạn đang đi so với những xe đó thì thật là chậm như...rùa. Có thể những chiếc xe ấy đang ở vị trí xa bạn, nhưng chẳng mấy chốc là chúng đã đến gần bên bạn. Ở những đoạn đường vắng như thế, bạn nên đi sát lề đường và sẵn sàng nhường con đường rộng mênh mông lại cho những ông tài xế xe tải mong về với vợ lớn, con ngoan. Ðừng bao giờ giỡn mặt với...tử thần!

4.Ðừng lạng lách! Bạn đang chở theo những vật dụng cá nhân của một chuyến đi xa. Tuy cắt giảm tối đa nhưng hành lý của bạn vẫn nặng giống như...ngọn núi Yên tử! Một va chạm nhỏ cũng có thể làm cho bạn mất thăng bằng và trượt ngã một cách dễ dàng. Vào giờ cao điểm tại các đô thị đông dân, bạn nên chạy cẩn thận và theo dòng xe lưu thông. Bạn phải cẩn thận kể cả lúc bạn vượt qua các bác công nhân đi xe thồ. Ðừng lạng lách một cách ẩu tả kẻo sự cố viếng thăm thì đã muộn màn.

5.Tránh chướng ngại vật. Cho dù đang vui vẻ, cao hứng trong cuộc hành trình, bạn cũng đừng quên việc quan sát đường đi. Tránh ổ gà, ổ voi đã đành, bạn còn phải hết sức thận trọng lưu ý đến những chướng ngại vật mà ai đó đã bỏ lăn lóc bên đường. Nếu bạn có tránh những củ khoai, những ụ cát bên lề thì cũng đừng để mình va vào các xe khác đang đi cùng chiều. Ở những đoạn đường đang thi công, bạn nên chạy chậm và nên đi trên những dấu vết đã mòn trên đường. Ðừng có làm anh hùng mà chạy búa xua mà bị trược ngã vì sõi, đá...

6.Tránh chạy hàng hai, hàng ba. Tính đồng đội và tình đoàn kết rất cần thiết trong hành trình OFF đường trường vì sẽ giúp bạn phấn chấn hơn. Tuy nhiên đừng thương nhau quá đến độ kết thành xe đạp hàng hai, hàng ba như các em học sinh vẫn thường đi. Sự đoàn kết như thế chỉ làm cản trở lưu thông! Ðường xá ở Việt Nam vừa hẹp lại vừa lắm các loại xe nên tốt nhất là các bạn chạy theo hàng một. Ngoài ra, nên chạy cách nhau một quãng vừa tầm để tránh va vào nhau mà vẫn có thể tiếp ứng và liên lạc được với nhau.

7.Không đua xe tốc độ. Hành trình OFF đường trường của chúng ta không phải là cuộc tranh tài giải đua xe đạp. Vì vậy bạn nên tránh chuyện đua tốc độ trên quốc lộ nhưng cũng không nên chạy quá chậm. Hãy chạy với tốc độ vừa, đều. Ðể xác định được vị trí giửa bạn và mục tiêu trong ngày, bạn nên có "bike computer" để biết được tốc độ mình đang đi so với đoạn đường cần phải đạt, như thế, nếu có "cà kê dê ngỗng" dọc đường thì bạn luôn biết được vị trí của mình trong bất kỳ thời khắc nào.

8.Cẩn thận khi leo đèo, vượt dốc. Ở những đoạn nhiều dốc lắm đèo, bạn phải hết sức cẩn thận khi lên và xuống đèo. Lúc lên thì bạn cần phải lưu ý đến những xe đang đổ dốc. Nhiều tài xế chả biết học lái ở nơi đâu, mà khi đổ đèo thì chạy bán sống, bán chết như bị ma đuổi. Xem thường mọi định luật căn bản của cơ học. Ðem tất cả sinh mạng của hành khách và mọi sinh linh trên đường để cá độ với tử thần! Khi đến lượt bạn đổ đèo, bạn phải luôn chú ý đến tốc độ đổ đèo, cũng như luôn lưu ý đến tất cả những chướng ngại vật trên đường. Ngoài ra bạn còn phải lưu ý đến người bộ hành, những xe đi trên đường, và cả những ngõ, ngách nhập vào đường chính. Một điều bạn phải nhớ, không được quên, là phải luôn dùng thắng sau để kiểm soát tốc độ xuống. Ðừng dùng riêng thắng trước trong mọi tình huống nào...

9.Ðừng mơ màng. Trên con đường OFF đường trường bạn sẽ thấy cả vạn cảnh đẹp tuyệt vời. Nào là những dãy núi trùng trùng điệp điệp, nào là những cánh đồng lúa xanh rì đang ỏng ẹo trước gió, nào là những cụm cỏ vàng úa bên vệ đường...Chao ôi, đẹp và nên thơ biết bao! Những cảnh đẹp đó làm cho tinh thần bạn thêm sảng khoái và làm tăng lý thú của chuyến đi xuyên Việt. Nếu lỡ mê quá, bạn có thể dừng lại ít phút để ngắm cảnh đẹp thơ mộng, chớp vài tấm hình làm lưu niệm hơn là thả hồn theo...mây mà quên đi sự an toàn của chính mình. Nhớ rằng bạn đang bon bon trên đường bằng chiếc xe đạp đấy! Ðừng có một mắt nhìn đường, một mắt nhìn cảnh, gặp chuyện xảy ra thì...phiền to!

10.Sự Thật Phũ Phàng! Ngoài việc tránh những ổ gà, ổ voi trên đường, bạn nên lưu tâm đặc biệt đến những bức tranh "Picasso" mới keng của các họa sư tay ngang đã vẽ nguệch ngoạc trên mặt lộ. Bạn ạ! Ðấy là những "ăng kết" của các tai nạn giao thông mà Cảnh sát đã vẽ để lập biên bản. Ở đoạn đường có nhiều "ăng kết" như thế, bạn phải hết sức thận trọng vì những "ăng kết" chưa phai này là chứng từ hiển nhiên, phũ phàng, đích thực của sự giao thông không được an toàn. Hãy luôn luôn tỉnh táo để bảo vệ sự an toàn của chính mình. Ðừng có quá ỷ lại vào người khác, hoặc quá tự tin vào luật lệ giao thông trên đường kẻo sự cố viếng thăm, dù lỗi của ai, thì đã quá muộn.

11."Ði đêm có ngày gặp ma". Bạn không muốn gặp ma hoặc trở thành ma thì nên tránh đi xe đạp vào ban đêm ở Việt Nam! Ðây là một việc hết sức nguy hiểm! Nếu vì một lý do nào mà bạn phẳi tiếp tục đi vào chiều tối thì bạn phải hết sức thận trọng và tự lo liệu lấy hồn. Chúng tôi khuyên các bạn nên chuẩn bị chuyến đi thật kỹ để tránh rơi vào chiều tối. Tốt nhất thì bạn nên mang theo trong túi hành trang một đèn chớp (LED flasher) và một đèn pha (head light) phòng khi đêm xuống.

12.Trách nhiệm. Không ai trong nhóm có thể lo cho sự an toàn của bạn bằng chính bạn.
 
Chỉnh sửa cuối:

quietman76

Xe tải
Biển số
OF-65266
Ngày cấp bằng
30/5/10
Số km
440
Động cơ
440,185 Mã lực
Cụ Ích có công thu về một mối cũng tốt. Nhưng chắc cần chỉnh sửa nhiều và nên có góp ý của các cụ siêu nhân cho nó hoàn thiện hơn. Hình mấy bác siêu nhân khoai tây kia nó chưa minh họa trực tiếp cho bài viết lắm, cần phải có thêm minh họa chi tiết hơn.
 

X-trails

Xe cút kít
Biển số
OF-9503
Ngày cấp bằng
12/9/07
Số km
19,715
Động cơ
730,846 Mã lực
Nơi ở
OF cái gì mà chả có, đi đâu xa cho nó mệt

Cụ Ích có công thu về một mối cũng tốt. Nhưng chắc cần chỉnh sửa nhiều và nên có góp ý của các cụ siêu nhân cho nó hoàn thiện hơn. Hình mấy bác siêu nhân khoai tây kia nó chưa minh họa trực tiếp cho bài viết lắm, cần phải có thêm minh họa chi tiết hơn.
Chủ đề topic, mục đích, nguồn gốc bài viết . . .em có đề cập rõ ở trang 1 rồi các kụ ahf. Mọi thứ vẫn đang còn sơ khai ở dạng tổng hợp có chỉnh sửa đôi chút song chưa triệt để (version 1), các kụ đọc có ý kiến thì cho iem chi tiết với để iem tiện hiệu đính. Được như vậy thì version 2 trở lên sẽ nhanh chóng hoàn thiện hơn.
 

Fiat_ELX

Xe điện
Biển số
OF-468
Ngày cấp bằng
23/6/06
Số km
4,666
Động cơ
625,830 Mã lực
Tuổi
56
Chủ đề topic, mục đích, nguồn gốc bài viết . . .em có đề cập rõ ở trang 1 rồi các kụ ahf. Mọi thứ vẫn đang còn sơ khai ở dạng tổng hợp có chỉnh sửa đôi chút song chưa triệt để (version 1), các kụ đọc có ý kiến thì cho iem chi tiết với để iem tiện hiệu đính. Được như vậy thì version 2 trở lên sẽ nhanh chóng hoàn thiện hơn.
Cụ cóp nhiều về quá chả khác cái thùng rác. Chọn lọc tý đi cụ ạ, đọc giọng văn như đọc chuyện hài.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top