- Biển số
- OF-9503
- Ngày cấp bằng
- 12/9/07
- Số km
- 20,276
- Động cơ
- 730,846 Mã lực
3. CÁC BỘ PHẬN KHÁC
DÀN ĐẦU CỦA XE (Handle bar và stem)
Handle bar còn có nhiều kiểu khác với nhiều tên gọi nữa.
Stem chia chia làm 2 loại chính: QUILL và THREADLESS. Các xe cũ thường dùng quill stem, và các xe mới sau này thường dùng threadless stem. Ngoài ra còn dựa vào cách gắn handle bar, nó chia ra 2 kiểu pinch bolt và pop-top. Với pinch bolt, thì phải tháo tay thắng, tay cầm v.v. ra rồi mới có thể tháo được handle bar. Còn pop-top thì chỉ cần tháo cái face plate ra là xong. Loại threadless stem thì ít khi nào dùng kiểu pinch bolt, nhưng vẫn có như là stem của Moots dưới đấy (bây giờ thì Moots hết làm rồi)
Threadless stem muốn chỉnh cao thấp phải dựa vào chiều cao của steer tube (phần trên của fork lòi ra ngoài ống sườn). Nếu steer tube cắt ngắn quá (như phần lớn xe của các bác chuyên nghiệp) thì sẽ không nâng lên cao được. Nên khi cắt steer tube thì cần phải đo trước để không cắt quá thấp. Thường thì người ta ráp thường để dư ra vài phân để cho miếng chêm vào, sau đó nếu thấy cao quá thì sẽ hạ thấp xuống, cho tới khi nào thấy vừa người thì mới cắt phần trên lòi ra khỏi stem.
Cọc yên - kẹp yên - Yên
Phần đầu của seatpost cỏ 3 kiểu thiết kế: off set, set back (hay gọi laid back) và straight (thẳng). với loại straight thì phần gắn yên vào nằm trên thân seat post, còn loại offset thì nằm ra phía ngoài của thân seat post, còn set back thì thiêt kế thân seat post cong ra phía sau. Seatpost với setback thườn thấy trong giới mtb hơn, vì nó giúp cho xe được êm hơn.
PHANH XE
Phanh (thắng) xe đạp được chia ra làm 2 loại chính, thắng niềng (rim brake) và thắng đĩa (disc brake), mỗi loại có thể là mechanic (thắng bằng dây cáp hay còn gọi là thắng cơ) hay là hydraulic (thắng bằng thủy lực)
Riêng về rim brake, thì lại chia làm 2 loai do cách thiêt kế: cantilever và caliper. 2 bên ngàm thắng nàm rời ra thì là cantilever, còn ngằm thắng là 1 khối nối liền thì gọi là caliper.
Cantilever brake có 2 loại chính là U và V brake, do kiểu dáng của thắng mà đặt tên. Còn caliper brake thì cũng có 2 loại là single pivot và dual pivot. Phân biệt single pivot và dual pivot như sau: con ốc dùng để gắn vào sườn xuyên qua ngàm thắng thì đó là single pivot, như loại thắng của campy, zero gravity, ax lightness, còn không thì là dual pivot như Sram, shimano, tektro, TRP .v.v
HỆ THỐNG TRỤC GIỮA (CRANK SET) VÀ PEDAL
Trong này có 1 cái cần phải giải thích là cái BCD. Không phải bất cứ cái crank nào cũng có thể cho cái xích nào cũng được. Vì đường kính các con ốc của xích khác nhau, vì vậy khi thay đổi xích, cần phải biết chắc cái BCD của crank arm là bao nhiêu để mua cho đúng.
LỐP HAY VỎ XE
Một bộ bánh " chắc cú " với các điều kiện sau :
- Bánh xe được trang bị các lốp xe đúng kích cỡ ( size ), khi cho vỏ vào niềng ( vành ) phải đúng chiều vỏ, khi bơm vỏ phải " sửa " cho lốp thật đều 2 bên má niềng, ko được méo, vặn, hay bị chênh.
- Bơm căng đúng như qui cách được qui định của lốp xe ( có ghi chú trên hông vỏ xe ), hiện nay đa số dùng loại lốp ko triên nên bên hông vỏ bằng được làm bằng Kelva hay bằng vải tổng hợp, nếu ko bôm vỏ căng theo đúng tiêu chuẩn, thì 2 bên hông vỏ hay bị giập đưa đến nứt hông vỏ, chưa kể khi bôm vỏ ko đủ hơi thì mặt tiếp xúc của vỏ với mặt đất sẽ rộng hơn đưa đến dễ tiếp xúc với các vật liệu dễ làm lủng vỏ như các mảnh vỏ chai hay đinh hay giăm thép nhỏ ...khi bị thủng vỏ vài lần chắc chắn vỏ sẽ bị giập hông, 1 thời gian sẽ làm tét vỏ.
Khi bơm vỏ ko đủ hơi, lúc tiếp xúc trực diện với các vật cản như đá, ổ gà, hay các vật liệu cứng khác trên đường thì áp xuất trong vỏ ko đủ để làm bắn hay " công " lại nên vì thế vỏ sẽ dễ bị chém ( như thường nói ) hay bị thủng ruột hay xé vỏ .
- Sử dụng vành loại tốt đúng tiêu chuẩn, ko bị lỗi, ko móp méo, ko bị mục bên ngoài cũng như bên trong vành.
Mặt khác, vành được thiết kế kém, vỏ xe chất lượng tồi hay lão hóa cùng với sự ko quan tâm đến độ căng của vỏ thì đương nhiên chuyện gì đến nó sẽ đến với buổi đạp xe của bạn .
Với loại vỏ xe có ruột ( clincher ) thì việc vỏ xe mau bị hỏng 1 phần do ruột xe và dây " mét " ( dây lót vành ), ruột xe dỏm, nhiều lỗ vá... sẽ làm cho vỏ xe mau bị hỏng, vì sự cố xẹp ruột, nổ ruột sẽ làm cho vỏ có nhiều nguy cơ bị giập hông, xé triên, chém đá ...
Chạy xe phải biết kỹ thuật ...chùi vỏ khi qua 1 " vùng nguy hiểm " có nguy cơ bị sự cố về vỏ, vừa đạp xe, vừa dùng bàn tay có găng tay chà lên vỏ trước để gạt các vật bám trên vỏ xe sau đó đến vỏ sau !
Có 3 kiểu để chạy lộ trình xấu : Đây nói về sử dụng vỏ ruột rời ( clincher ) và đây là nói ở VN thôi.
- 1. Vẫn sử dụng loại vỏ ( lốp ) thi đấu như các chặng bình thường khác, dùng 1 cái ruột đã hỏng cắt làm đôi theo dạng đường vòng ruột, nghĩa là vẫn còn nguyên 1 chu vi ruột nhưng chỉ dùng 1 bên, bỏ bên có chân valve ( chân ruồi bôm ruột ), dùng nữa cái ruột xe này như 1 miếng lót giữa ruột và vỏ xe ( giải thích vậy ko biết mấy anh có hình dung ra ko ? ), kết cấu theo mặt cắt ngang theo thứ tự từ ngoài vào trong như thế này : Lớp Vỏ - Lớp ruột cắt- Lớp ruột nguyên. Lót như thế thì bánh sẽ nặng hơn chút nhưng chạy rất yên tâm.
Đây chưa kể về tâm lý khi chạy xe, biết có đồ " lót " nên yên tâm chạy, mà yên tâm chạy thì lại ít bể vỏ, chạy xe càng sợ nổ vỏ thì nó lại hay ...nổ vỏ.
- 2. Dùng vỏ có hông cao hơn : Dùng vỏ ( lốp ) dày su hơn để tránh chém lốp ( vỏ ) phải ko? Không phải vậy đâu, vì đâu phải đề - ba ( depart - xuất phát ) là vô đường xấu liền đâu, rồi đâu phải cả lộ trình ( cự ly ) đều xấu hết đâu, nếu dùng vỏ ( lốp ) dày ( dày su thì nhiều ma sát đường ) thì làm sao mà " cày " và " chiến đấu " cho hết trên đường đua, theo em biết thì khi có lộ trình xấu thì họ dùng vỏ có hông cao hơn để tăng áp xuất " công " ở bánh, ví dụ bình thường đường tốt chạy cự ly ngắn, đường đèo dùng hông 20, 21, 22 ( 622 X 20, 21,22 ), đường tốt, tương đối tốt cự ly dài dùng hông 23 ( 622 X 23 ) và đường có nhiều đoạn xấu dùng vỏ ( lốp ) hông 25 ( 622 X 25 ) .
-3. Có loại vỏ hông bình thường nhưng dưới lớp su bên ngoài thì có " đúc " 1 lớp lưới thép để chống đá dăm, lưới có hình như lưới " mắt cáo " làm hàng rào như hiện nay, nhưng chỉ chống đá dăm thôi chứ gặp đinh thì nó cũng tiêu . !
Với Vỏ ( lốp ) tubular ( vỏ liền ruột ) thì cũng có nhiều loại, ngoài các loại bình thường còn có các loại chuyên trị đường xấu.
Nói chung về hệ thống lốp cho xe đạp đường trường thể thao hay du lịch, thi đấu hay tập luyện, nghiệp dư hay chuyên nghiệp gồm có 3 loại :
1. Loại vỏ + ruột rời ( clincher )
2. Loại vỏ và ruột liền ( tubular )
3. Loại vỏ ko cần ruột ( tubeless )
Những từ các loại vỏ nêu trên là những từ tự phát của những người chơi xe đạp Việt Nam chứ ko theo đúng nguyên văn tiếng nước ngoài, với loại vỏ ruột liền ( tubular ) dân mình trước đây và thời gian sau giải phóng còn gọi là vỏ boi-yô ( boyeaux ) và vỏ xe loại vỏ ruột rời mà sử dụng triên sợi tổng hợp Kevlar ( Kevlar khác với nylon à nhe ) mấy anh hay gọi là vỏ sans-talon, hồi năm 198..., 1 cặp vỏ sans-talon hiệu Hutchinson hay Michelin màu gan gà có giá trên 1 chỉ vàng .
Và các anh chị em cũng nên nhớ lốp ( vỏ ) nào thì chạy niềng (vành ) đó, vỏ clincher thì chạy niềng clincher, tubular chạy niềng tubular, niềng dùng cho tubuless thì gọi là niềng 2-way Fit... nên khi mua bánh xe nên hỏi kỹ vì mỗi loại niềng có mỗi đặc thù riêng, tuyệt đối ko dùng chung được.
Nói về tổng bộ clincher :
Là loại được dùng phổ thông nhất, phải nói là 99% dân đạp xe từ dân chí quan, từ xe ruộng đến xe "mặt tiền" đều dùng clincher, dân pro Tây còn gọi là wire-on, chúng bao gồm 1 lốp xe bên ngoài với mặt cắt ngang hình chữ U và 1 cái ruột riêng biệt ở bên trong . Các cạnh triên của lốp được nằm sát vào cạnh vành và áp xuất ko khí khi bôm ruột sẽ giữ vỏ ( lốp ) và ruột cố định tại chổ .
Triên : ở ngoài cùng của 2 cạnh vỏ, trước đây hầu hết ở các vỏ, triên được làm bằng thép, sau này vỏ bằng triên Kelvar có nhiều và rẻ ( Trung Quốc , Thái Lan ), triên giữ cho lốp cố định vào vành, theo 1 nghĩa nào đó thì triên như 1 cái xương sống của vỏ.
Thân vỏ : Thân vỏ được dệt bằng nhiều lớp vải giữa 2 cái triên và làm nên thân vỏ, nhiều người cứ nghĩ vỏ hoàn toàn làm bằng cao su, thật ra cao su là ít quan trọng nhất trong 3 thành phần làm nên cái vỏ, phần lớn vỏ xe sử dụng vải nylon hay 1 số polyamides khác.
Các tấm vải ko đan kẻ với nhau và nó được xếp lớp lên nhau hay xếp chéo tùy theo công nghệ của từng hảng làm vỏ . Một số vỏ xe sử dụng tấm dày hay tấm mỏng , vỏ dệt tấm mỏng có 1 chỉ số là TPI ( nhìn trên vỏ hay có chữ này ) viết tắt chữ Threads Per INCH là 1 thông số chung cho vỏ xe , các vỏ xe có thông số TPI cao là vỏ có kết cấu tấm mỏng hơn, linh hoạt hơn ( mềm ). Vỏ mỏng ( có chỉ số TPI cao ) thì nhẹ hơn và có lực cản lăn thấp hơn ( như vỏ cao cấp hiện nay anh em đang dùng ) nhưng chúng dễ bị giập, cắn, chém hơn với những "nguy hiểm" thường có trên đường như đá dăm, ổ gà, miểng chai ...
Niềng clincher , trong 2 má vành có 2 móc .
Vỏ clincher có 2 triên 2 bên và nhiều lớp ở thân vỏ .
Sơ đồ của 1 bánh clincher: 1. Niềng ; 2. Miếng lót niềng; 3. Mặt má thắng vành; 4. Triên; 5. Ruột; 6. Hông vỏ; 7. Lớp su phủ ngoài vỏ .
Với triên Kelvar bạn có thể cuốn tròn chiếc lốp đồng thời lớp bố hông ( vải , su ) ko có ( sans talon ) vỏ mỏng nhẹ hơn rất nhiều với vỏ dày triên thép .
Vỏ có triên thép bạn ko thể cuốn tròn lại như triên Kevlar, đương nhiên loại này nặng hơn và rẻ tiền hơn loại triên sợi tổng hợp Kevlar.
Ưu điểm của bánh vỏ ruột rời ( clincher ):
- Dễ dàng thay thế khi ...xẹp vỏ
- Dễ dàng xử lý ( vá ) ruột khi bị ...lủng ruột !
- Ít tốn kém hơn khi thay thế so với dòng lớp ruột liền ( tubular )
- Dễ dàng mang theo ruột cùng với đồ nghề khi cấp cứu ( thay ruột, vá ruột.. )
Nhược điểm của bánh vỏ ruột rời ( clincher ):
- Nặng hơn so với vỏ ruột liền ( tubular )
- Ko "nóng" để tăng áp xuất khi chạy xe lâu như tubular, ko làm vỏ " năng " hơn, " bon " hơn, cái này ai chạy qua 2 loại vỏ này rồi mới cảm nhận được, tubular càng chạy, càng ma sát bánh càng " quăng " hơn, cái này khó giải thích quá !
- Ko dễ chịu khi chạy so với tubular ( clincher "cứng" quá ), tubular êm hơn và có " cảm nhận " mặt đường hơn so với clincher, cái này ai chạy qua mới dễ hiểu được !
- Khi thay vỏ , ruột mới ở clincher , lúc chạy có cảm giác bánh nẩy quá, khó kiểm soát, chạy 1 thời gian mới bình thường trở lại, mấy anh có để ý điều này ko ? bánh mới, bánh cũ khác nhau.
Mô tả Tubular
VỎ TUBULAR còn được gọi Lốp vỏ ruột liền ( VN ), Boyeaux ( Pháp), Tub ( Anh ), Sew-up ( Mỹ), Sing ( Úc ), là vỏ ( lốp ) xe đạp được may ( khâu) khép kín 2 mí ngoài của vỏ lại với nhau, có ruột bên trong, tạo thành 1 hình ống, lớp mối khâu được phủ 1 dải vải được gọi là băng nền, lót nền, lót vành ( base tape, rim tape )
Vỏ cố định vào niềng ( vành) bởi 1 loại keo chuyên dụng hay băng keo 2 mặt, niềng tubular được thiết kế đặc biệt để dùng với loại vỏ này. Vỏ tubular hay được sử dụng cho dân đua xe chuyên nghiệp, đua tốc độ lòng chảo, đua tính giờ hoặc những người " sành " chơi nghiệp dư .
Niềng Mavic tubular và clincher
Nói về trọng lượng thì vỏ tubular nhẹ hơn vỏ ruột rời ( clincher ) một chút do ko có triên nhưng so với hiện này thì vỏ ruột rời có triên bằng sơi tổng hợp Kelvar thì lợi thế này của tubular ko còn là thế mạnh như trước đây nữa.
Niềng tubular thì nhẹ hơn niềng clincher do ko có các móc vành như clincher . Ưu điểm nữa của tubular là ko bị xì ...vô cớ như clincher vì ko bị cấn má vành, ko vị "ăn" ruột do các lổ xỏ chân căm ( nan hoa ) như clincher vì ruột tubular được nằm hoàn toàn an toàn trong ống vỏ .
Cấu tạo của 1 vỏ tubular ( vỏ tubular này là của Continnental )
Hỏi nhiều tay đua chuyên nghiệp và cũng đã từng sử dụng thì thấy rằng chạy bánh vỏ tubular thoải mái, nhẹ nhàng hơn so với clincher, cảm thấy bánh "năng" hơn, "trôi" hơn so với vỏ ruột rời khi đi ở tốc độ cao.
Tính tiện lợi của tubular nữa là khi bị thủng ruột thì động tác thay vỏ dễ dàng hơn và nhanh hơn so với clincher.
Về kinh tế thì tubular đắt tiền hơn clincher, hơn nữa tubular rất khó vá khi bị thủng ruột, kể cả người có chuyên môn làm và rõ ràng là ko phổ thông như loại vỏ ruột rời . Vá nó thì phải "dự đoán" lổ xì ( nếu găm nguyên cây đinh hay cây gai thì ko cần dự đoán ) bằng cách bôm hơi thật căng tìm đoạn sủi tăm và khoanh vùng khu đó để hạn chế " mổ " tùm lum làm hư vỏ . Ruột tubular rất mỏng như bao ..., nên vá nó cũng rất kỳ công, tìm được lổ xì đã khó thì khi vá ruột xong khâu lại thì còn khó hơn chút nữa, phải dùng kim khâu phẫu thuật ( kim cong ), chỉ khâu phải dùng loại chỉ cotton hay chỉ nylon ( trước đây hay dùng ruột dây dù làm chỉ ), khâu cà chớn móc luôn vô ruột ở bên trong là công toi, vì vậy khi khâu phải kẹp lên eto ( bàn kẹp ) mới khâu được, nên tốt nhất khi chạy tubular nếu bị thủng thì nên thay vỏ mới còn để vỏ thủng làm dây ...treo võng rất tốt, bây giờ ít ai vá vỏ tubular lắm .
Tubular 2 mí được khâu lại với nhau và có thể cắt chỉ mổ ra được .
Nếu tính kỹ như mấy ông xe đạp chuyên nghiệp tính từng gram, lông chân lông tay nó cạo hết, răng thì nhổ bớt ( cái này tui chế thôi, nhưng mấy ông xe đạp hay té ...gãy răng ) vân vân thì việc đi dợt mà mang theo cái vỏ tubular secour ( dự phòng ) thì tính đi tính lại cũng ko ổn, chỉ khi nào anh có xe tiếp tế chạy theo thì ko nói làm gì .
Vá vỏ tubular, mấy anh để ý cách đi dây ( chỉ ) của hình này .
Nó còn khó cái chổ , với niêng + bánh tubular ko biết dán hay dán ko kỹ là có ngày té gãy gọng vì vỏ nó cuộn vỏ ra khỏi niềng, nhất là khi ôm cua hay thắng đột ngột ở tốc độ cao, vì vậy trường hợp bị thủng và thay vỏ trên đường thì tốt nhất các bạn phải hạn chế tốc độ để về đến nhà an toàn và sau đó tháo nó ra và keo lại từ đầu, nếu bạn hay thường xuyên ôm cua, đổ đèo thì nên để keo khô ít nhất vài giờ, ngoài ra vỏ tubular mất công nắn cho tròn khi vào niềng và gần như ko thể tròn 100% như clincher được .
So với bánh vỏ clincher thì tubular có lực cản lăn ( Rolling Resistance ) cao hơn, quán tính lăn thấp hơn, vỏ tubular đạp thì nó nhẹ, ra xe nhanh, leo đèo thoải mái nhưng có đạp thì nó mới đi, dừng chân chút thì ( cảm ) thấy nó ngừng lại, cứ phải "quay" hoài mới thấy nó ( có tác dụng ) trôi xe, vì vậy ra xe thì nhanh nhưng phải quay liền ko như clincher, clincher ra nặng hơn 1 chút nhưng sau đó dừng đạp 1 vài giây để hồi sức ( thở ) thì xe vẫn trôi . Leo đèo thì thoải mái đa phần do nhờ bánh nhẹ nhưng nhiều khi nhẹ quá nên nó ...nhổng *** bánh sau khi " cày ép " ở những dốc đứng ( trượt bánh ) .
Chạy tubular phải biết cách dán vỏ, vỏ tubular được gắn vào niềng đặc biệt được gọi là niềng tubular, các bạn phải hết sức thận trọng và chú ý khi vào vỏ tubular, hệ thống bánh tubular ngay khi bạn gắn đúng cách vẫn có thể xảy ra sự cố . Hiện nay vẫn chưa có 1 qui định chuẩn khi dán vỏ .
Với tubular nhiều kiểu " dễ chết " lắm !
Keo dán vỏ tubular hiệu Vittor .
Nhỏ keo lên lớp lót rồi dùng chổi sơn trải ra ở vỏ tubular
Niềng cũng vậy, nhớ keo cả vỏ lẫn niềng cho an toàn theo sách vở, chứ thật ra keo niềng là đủ rồi .
Xem cái clip dưới đây các bạn sẽ hiểu rõ hơn cách xử lý .
[video=youtube;_Rjb-aWnbiY]http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=_Rjb-aWnbiY#t=0s[/video]
. . . .to be continued.
DÀN ĐẦU CỦA XE (Handle bar và stem)
Handle bar còn có nhiều kiểu khác với nhiều tên gọi nữa.
Stem chia chia làm 2 loại chính: QUILL và THREADLESS. Các xe cũ thường dùng quill stem, và các xe mới sau này thường dùng threadless stem. Ngoài ra còn dựa vào cách gắn handle bar, nó chia ra 2 kiểu pinch bolt và pop-top. Với pinch bolt, thì phải tháo tay thắng, tay cầm v.v. ra rồi mới có thể tháo được handle bar. Còn pop-top thì chỉ cần tháo cái face plate ra là xong. Loại threadless stem thì ít khi nào dùng kiểu pinch bolt, nhưng vẫn có như là stem của Moots dưới đấy (bây giờ thì Moots hết làm rồi)
Threadless stem muốn chỉnh cao thấp phải dựa vào chiều cao của steer tube (phần trên của fork lòi ra ngoài ống sườn). Nếu steer tube cắt ngắn quá (như phần lớn xe của các bác chuyên nghiệp) thì sẽ không nâng lên cao được. Nên khi cắt steer tube thì cần phải đo trước để không cắt quá thấp. Thường thì người ta ráp thường để dư ra vài phân để cho miếng chêm vào, sau đó nếu thấy cao quá thì sẽ hạ thấp xuống, cho tới khi nào thấy vừa người thì mới cắt phần trên lòi ra khỏi stem.
Cọc yên - kẹp yên - Yên
Phần đầu của seatpost cỏ 3 kiểu thiết kế: off set, set back (hay gọi laid back) và straight (thẳng). với loại straight thì phần gắn yên vào nằm trên thân seat post, còn loại offset thì nằm ra phía ngoài của thân seat post, còn set back thì thiêt kế thân seat post cong ra phía sau. Seatpost với setback thườn thấy trong giới mtb hơn, vì nó giúp cho xe được êm hơn.
PHANH XE
Phanh (thắng) xe đạp được chia ra làm 2 loại chính, thắng niềng (rim brake) và thắng đĩa (disc brake), mỗi loại có thể là mechanic (thắng bằng dây cáp hay còn gọi là thắng cơ) hay là hydraulic (thắng bằng thủy lực)
Riêng về rim brake, thì lại chia làm 2 loai do cách thiêt kế: cantilever và caliper. 2 bên ngàm thắng nàm rời ra thì là cantilever, còn ngằm thắng là 1 khối nối liền thì gọi là caliper.
Cantilever brake có 2 loại chính là U và V brake, do kiểu dáng của thắng mà đặt tên. Còn caliper brake thì cũng có 2 loại là single pivot và dual pivot. Phân biệt single pivot và dual pivot như sau: con ốc dùng để gắn vào sườn xuyên qua ngàm thắng thì đó là single pivot, như loại thắng của campy, zero gravity, ax lightness, còn không thì là dual pivot như Sram, shimano, tektro, TRP .v.v
HỆ THỐNG TRỤC GIỮA (CRANK SET) VÀ PEDAL
Trong này có 1 cái cần phải giải thích là cái BCD. Không phải bất cứ cái crank nào cũng có thể cho cái xích nào cũng được. Vì đường kính các con ốc của xích khác nhau, vì vậy khi thay đổi xích, cần phải biết chắc cái BCD của crank arm là bao nhiêu để mua cho đúng.
LỐP HAY VỎ XE
Một bộ bánh " chắc cú " với các điều kiện sau :
- Bánh xe được trang bị các lốp xe đúng kích cỡ ( size ), khi cho vỏ vào niềng ( vành ) phải đúng chiều vỏ, khi bơm vỏ phải " sửa " cho lốp thật đều 2 bên má niềng, ko được méo, vặn, hay bị chênh.
- Bơm căng đúng như qui cách được qui định của lốp xe ( có ghi chú trên hông vỏ xe ), hiện nay đa số dùng loại lốp ko triên nên bên hông vỏ bằng được làm bằng Kelva hay bằng vải tổng hợp, nếu ko bôm vỏ căng theo đúng tiêu chuẩn, thì 2 bên hông vỏ hay bị giập đưa đến nứt hông vỏ, chưa kể khi bôm vỏ ko đủ hơi thì mặt tiếp xúc của vỏ với mặt đất sẽ rộng hơn đưa đến dễ tiếp xúc với các vật liệu dễ làm lủng vỏ như các mảnh vỏ chai hay đinh hay giăm thép nhỏ ...khi bị thủng vỏ vài lần chắc chắn vỏ sẽ bị giập hông, 1 thời gian sẽ làm tét vỏ.
Khi bơm vỏ ko đủ hơi, lúc tiếp xúc trực diện với các vật cản như đá, ổ gà, hay các vật liệu cứng khác trên đường thì áp xuất trong vỏ ko đủ để làm bắn hay " công " lại nên vì thế vỏ sẽ dễ bị chém ( như thường nói ) hay bị thủng ruột hay xé vỏ .
- Sử dụng vành loại tốt đúng tiêu chuẩn, ko bị lỗi, ko móp méo, ko bị mục bên ngoài cũng như bên trong vành.
Mặt khác, vành được thiết kế kém, vỏ xe chất lượng tồi hay lão hóa cùng với sự ko quan tâm đến độ căng của vỏ thì đương nhiên chuyện gì đến nó sẽ đến với buổi đạp xe của bạn .
Với loại vỏ xe có ruột ( clincher ) thì việc vỏ xe mau bị hỏng 1 phần do ruột xe và dây " mét " ( dây lót vành ), ruột xe dỏm, nhiều lỗ vá... sẽ làm cho vỏ xe mau bị hỏng, vì sự cố xẹp ruột, nổ ruột sẽ làm cho vỏ có nhiều nguy cơ bị giập hông, xé triên, chém đá ...
Chạy xe phải biết kỹ thuật ...chùi vỏ khi qua 1 " vùng nguy hiểm " có nguy cơ bị sự cố về vỏ, vừa đạp xe, vừa dùng bàn tay có găng tay chà lên vỏ trước để gạt các vật bám trên vỏ xe sau đó đến vỏ sau !
Có 3 kiểu để chạy lộ trình xấu : Đây nói về sử dụng vỏ ruột rời ( clincher ) và đây là nói ở VN thôi.
- 1. Vẫn sử dụng loại vỏ ( lốp ) thi đấu như các chặng bình thường khác, dùng 1 cái ruột đã hỏng cắt làm đôi theo dạng đường vòng ruột, nghĩa là vẫn còn nguyên 1 chu vi ruột nhưng chỉ dùng 1 bên, bỏ bên có chân valve ( chân ruồi bôm ruột ), dùng nữa cái ruột xe này như 1 miếng lót giữa ruột và vỏ xe ( giải thích vậy ko biết mấy anh có hình dung ra ko ? ), kết cấu theo mặt cắt ngang theo thứ tự từ ngoài vào trong như thế này : Lớp Vỏ - Lớp ruột cắt- Lớp ruột nguyên. Lót như thế thì bánh sẽ nặng hơn chút nhưng chạy rất yên tâm.
Đây chưa kể về tâm lý khi chạy xe, biết có đồ " lót " nên yên tâm chạy, mà yên tâm chạy thì lại ít bể vỏ, chạy xe càng sợ nổ vỏ thì nó lại hay ...nổ vỏ.
- 2. Dùng vỏ có hông cao hơn : Dùng vỏ ( lốp ) dày su hơn để tránh chém lốp ( vỏ ) phải ko? Không phải vậy đâu, vì đâu phải đề - ba ( depart - xuất phát ) là vô đường xấu liền đâu, rồi đâu phải cả lộ trình ( cự ly ) đều xấu hết đâu, nếu dùng vỏ ( lốp ) dày ( dày su thì nhiều ma sát đường ) thì làm sao mà " cày " và " chiến đấu " cho hết trên đường đua, theo em biết thì khi có lộ trình xấu thì họ dùng vỏ có hông cao hơn để tăng áp xuất " công " ở bánh, ví dụ bình thường đường tốt chạy cự ly ngắn, đường đèo dùng hông 20, 21, 22 ( 622 X 20, 21,22 ), đường tốt, tương đối tốt cự ly dài dùng hông 23 ( 622 X 23 ) và đường có nhiều đoạn xấu dùng vỏ ( lốp ) hông 25 ( 622 X 25 ) .
-3. Có loại vỏ hông bình thường nhưng dưới lớp su bên ngoài thì có " đúc " 1 lớp lưới thép để chống đá dăm, lưới có hình như lưới " mắt cáo " làm hàng rào như hiện nay, nhưng chỉ chống đá dăm thôi chứ gặp đinh thì nó cũng tiêu . !
Với Vỏ ( lốp ) tubular ( vỏ liền ruột ) thì cũng có nhiều loại, ngoài các loại bình thường còn có các loại chuyên trị đường xấu.
Nói chung về hệ thống lốp cho xe đạp đường trường thể thao hay du lịch, thi đấu hay tập luyện, nghiệp dư hay chuyên nghiệp gồm có 3 loại :
1. Loại vỏ + ruột rời ( clincher )
2. Loại vỏ và ruột liền ( tubular )
3. Loại vỏ ko cần ruột ( tubeless )
Những từ các loại vỏ nêu trên là những từ tự phát của những người chơi xe đạp Việt Nam chứ ko theo đúng nguyên văn tiếng nước ngoài, với loại vỏ ruột liền ( tubular ) dân mình trước đây và thời gian sau giải phóng còn gọi là vỏ boi-yô ( boyeaux ) và vỏ xe loại vỏ ruột rời mà sử dụng triên sợi tổng hợp Kevlar ( Kevlar khác với nylon à nhe ) mấy anh hay gọi là vỏ sans-talon, hồi năm 198..., 1 cặp vỏ sans-talon hiệu Hutchinson hay Michelin màu gan gà có giá trên 1 chỉ vàng .
Và các anh chị em cũng nên nhớ lốp ( vỏ ) nào thì chạy niềng (vành ) đó, vỏ clincher thì chạy niềng clincher, tubular chạy niềng tubular, niềng dùng cho tubuless thì gọi là niềng 2-way Fit... nên khi mua bánh xe nên hỏi kỹ vì mỗi loại niềng có mỗi đặc thù riêng, tuyệt đối ko dùng chung được.
Nói về tổng bộ clincher :
Là loại được dùng phổ thông nhất, phải nói là 99% dân đạp xe từ dân chí quan, từ xe ruộng đến xe "mặt tiền" đều dùng clincher, dân pro Tây còn gọi là wire-on, chúng bao gồm 1 lốp xe bên ngoài với mặt cắt ngang hình chữ U và 1 cái ruột riêng biệt ở bên trong . Các cạnh triên của lốp được nằm sát vào cạnh vành và áp xuất ko khí khi bôm ruột sẽ giữ vỏ ( lốp ) và ruột cố định tại chổ .
Triên : ở ngoài cùng của 2 cạnh vỏ, trước đây hầu hết ở các vỏ, triên được làm bằng thép, sau này vỏ bằng triên Kelvar có nhiều và rẻ ( Trung Quốc , Thái Lan ), triên giữ cho lốp cố định vào vành, theo 1 nghĩa nào đó thì triên như 1 cái xương sống của vỏ.
Thân vỏ : Thân vỏ được dệt bằng nhiều lớp vải giữa 2 cái triên và làm nên thân vỏ, nhiều người cứ nghĩ vỏ hoàn toàn làm bằng cao su, thật ra cao su là ít quan trọng nhất trong 3 thành phần làm nên cái vỏ, phần lớn vỏ xe sử dụng vải nylon hay 1 số polyamides khác.
Các tấm vải ko đan kẻ với nhau và nó được xếp lớp lên nhau hay xếp chéo tùy theo công nghệ của từng hảng làm vỏ . Một số vỏ xe sử dụng tấm dày hay tấm mỏng , vỏ dệt tấm mỏng có 1 chỉ số là TPI ( nhìn trên vỏ hay có chữ này ) viết tắt chữ Threads Per INCH là 1 thông số chung cho vỏ xe , các vỏ xe có thông số TPI cao là vỏ có kết cấu tấm mỏng hơn, linh hoạt hơn ( mềm ). Vỏ mỏng ( có chỉ số TPI cao ) thì nhẹ hơn và có lực cản lăn thấp hơn ( như vỏ cao cấp hiện nay anh em đang dùng ) nhưng chúng dễ bị giập, cắn, chém hơn với những "nguy hiểm" thường có trên đường như đá dăm, ổ gà, miểng chai ...
Niềng clincher , trong 2 má vành có 2 móc .
Vỏ clincher có 2 triên 2 bên và nhiều lớp ở thân vỏ .
Sơ đồ của 1 bánh clincher: 1. Niềng ; 2. Miếng lót niềng; 3. Mặt má thắng vành; 4. Triên; 5. Ruột; 6. Hông vỏ; 7. Lớp su phủ ngoài vỏ .
Với triên Kelvar bạn có thể cuốn tròn chiếc lốp đồng thời lớp bố hông ( vải , su ) ko có ( sans talon ) vỏ mỏng nhẹ hơn rất nhiều với vỏ dày triên thép .
Vỏ có triên thép bạn ko thể cuốn tròn lại như triên Kevlar, đương nhiên loại này nặng hơn và rẻ tiền hơn loại triên sợi tổng hợp Kevlar.
Ưu điểm của bánh vỏ ruột rời ( clincher ):
- Dễ dàng thay thế khi ...xẹp vỏ
- Dễ dàng xử lý ( vá ) ruột khi bị ...lủng ruột !
- Ít tốn kém hơn khi thay thế so với dòng lớp ruột liền ( tubular )
- Dễ dàng mang theo ruột cùng với đồ nghề khi cấp cứu ( thay ruột, vá ruột.. )
Nhược điểm của bánh vỏ ruột rời ( clincher ):
- Nặng hơn so với vỏ ruột liền ( tubular )
- Ko "nóng" để tăng áp xuất khi chạy xe lâu như tubular, ko làm vỏ " năng " hơn, " bon " hơn, cái này ai chạy qua 2 loại vỏ này rồi mới cảm nhận được, tubular càng chạy, càng ma sát bánh càng " quăng " hơn, cái này khó giải thích quá !
- Ko dễ chịu khi chạy so với tubular ( clincher "cứng" quá ), tubular êm hơn và có " cảm nhận " mặt đường hơn so với clincher, cái này ai chạy qua mới dễ hiểu được !
- Khi thay vỏ , ruột mới ở clincher , lúc chạy có cảm giác bánh nẩy quá, khó kiểm soát, chạy 1 thời gian mới bình thường trở lại, mấy anh có để ý điều này ko ? bánh mới, bánh cũ khác nhau.
Mô tả Tubular
VỎ TUBULAR còn được gọi Lốp vỏ ruột liền ( VN ), Boyeaux ( Pháp), Tub ( Anh ), Sew-up ( Mỹ), Sing ( Úc ), là vỏ ( lốp ) xe đạp được may ( khâu) khép kín 2 mí ngoài của vỏ lại với nhau, có ruột bên trong, tạo thành 1 hình ống, lớp mối khâu được phủ 1 dải vải được gọi là băng nền, lót nền, lót vành ( base tape, rim tape )
Vỏ cố định vào niềng ( vành) bởi 1 loại keo chuyên dụng hay băng keo 2 mặt, niềng tubular được thiết kế đặc biệt để dùng với loại vỏ này. Vỏ tubular hay được sử dụng cho dân đua xe chuyên nghiệp, đua tốc độ lòng chảo, đua tính giờ hoặc những người " sành " chơi nghiệp dư .
Niềng Mavic tubular và clincher
Nói về trọng lượng thì vỏ tubular nhẹ hơn vỏ ruột rời ( clincher ) một chút do ko có triên nhưng so với hiện này thì vỏ ruột rời có triên bằng sơi tổng hợp Kelvar thì lợi thế này của tubular ko còn là thế mạnh như trước đây nữa.
Niềng tubular thì nhẹ hơn niềng clincher do ko có các móc vành như clincher . Ưu điểm nữa của tubular là ko bị xì ...vô cớ như clincher vì ko bị cấn má vành, ko vị "ăn" ruột do các lổ xỏ chân căm ( nan hoa ) như clincher vì ruột tubular được nằm hoàn toàn an toàn trong ống vỏ .
Cấu tạo của 1 vỏ tubular ( vỏ tubular này là của Continnental )
Hỏi nhiều tay đua chuyên nghiệp và cũng đã từng sử dụng thì thấy rằng chạy bánh vỏ tubular thoải mái, nhẹ nhàng hơn so với clincher, cảm thấy bánh "năng" hơn, "trôi" hơn so với vỏ ruột rời khi đi ở tốc độ cao.
Tính tiện lợi của tubular nữa là khi bị thủng ruột thì động tác thay vỏ dễ dàng hơn và nhanh hơn so với clincher.
Về kinh tế thì tubular đắt tiền hơn clincher, hơn nữa tubular rất khó vá khi bị thủng ruột, kể cả người có chuyên môn làm và rõ ràng là ko phổ thông như loại vỏ ruột rời . Vá nó thì phải "dự đoán" lổ xì ( nếu găm nguyên cây đinh hay cây gai thì ko cần dự đoán ) bằng cách bôm hơi thật căng tìm đoạn sủi tăm và khoanh vùng khu đó để hạn chế " mổ " tùm lum làm hư vỏ . Ruột tubular rất mỏng như bao ..., nên vá nó cũng rất kỳ công, tìm được lổ xì đã khó thì khi vá ruột xong khâu lại thì còn khó hơn chút nữa, phải dùng kim khâu phẫu thuật ( kim cong ), chỉ khâu phải dùng loại chỉ cotton hay chỉ nylon ( trước đây hay dùng ruột dây dù làm chỉ ), khâu cà chớn móc luôn vô ruột ở bên trong là công toi, vì vậy khi khâu phải kẹp lên eto ( bàn kẹp ) mới khâu được, nên tốt nhất khi chạy tubular nếu bị thủng thì nên thay vỏ mới còn để vỏ thủng làm dây ...treo võng rất tốt, bây giờ ít ai vá vỏ tubular lắm .
Tubular 2 mí được khâu lại với nhau và có thể cắt chỉ mổ ra được .
Nếu tính kỹ như mấy ông xe đạp chuyên nghiệp tính từng gram, lông chân lông tay nó cạo hết, răng thì nhổ bớt ( cái này tui chế thôi, nhưng mấy ông xe đạp hay té ...gãy răng ) vân vân thì việc đi dợt mà mang theo cái vỏ tubular secour ( dự phòng ) thì tính đi tính lại cũng ko ổn, chỉ khi nào anh có xe tiếp tế chạy theo thì ko nói làm gì .
Vá vỏ tubular, mấy anh để ý cách đi dây ( chỉ ) của hình này .
Nó còn khó cái chổ , với niêng + bánh tubular ko biết dán hay dán ko kỹ là có ngày té gãy gọng vì vỏ nó cuộn vỏ ra khỏi niềng, nhất là khi ôm cua hay thắng đột ngột ở tốc độ cao, vì vậy trường hợp bị thủng và thay vỏ trên đường thì tốt nhất các bạn phải hạn chế tốc độ để về đến nhà an toàn và sau đó tháo nó ra và keo lại từ đầu, nếu bạn hay thường xuyên ôm cua, đổ đèo thì nên để keo khô ít nhất vài giờ, ngoài ra vỏ tubular mất công nắn cho tròn khi vào niềng và gần như ko thể tròn 100% như clincher được .
So với bánh vỏ clincher thì tubular có lực cản lăn ( Rolling Resistance ) cao hơn, quán tính lăn thấp hơn, vỏ tubular đạp thì nó nhẹ, ra xe nhanh, leo đèo thoải mái nhưng có đạp thì nó mới đi, dừng chân chút thì ( cảm ) thấy nó ngừng lại, cứ phải "quay" hoài mới thấy nó ( có tác dụng ) trôi xe, vì vậy ra xe thì nhanh nhưng phải quay liền ko như clincher, clincher ra nặng hơn 1 chút nhưng sau đó dừng đạp 1 vài giây để hồi sức ( thở ) thì xe vẫn trôi . Leo đèo thì thoải mái đa phần do nhờ bánh nhẹ nhưng nhiều khi nhẹ quá nên nó ...nhổng *** bánh sau khi " cày ép " ở những dốc đứng ( trượt bánh ) .
Chạy tubular phải biết cách dán vỏ, vỏ tubular được gắn vào niềng đặc biệt được gọi là niềng tubular, các bạn phải hết sức thận trọng và chú ý khi vào vỏ tubular, hệ thống bánh tubular ngay khi bạn gắn đúng cách vẫn có thể xảy ra sự cố . Hiện nay vẫn chưa có 1 qui định chuẩn khi dán vỏ .
Với tubular nhiều kiểu " dễ chết " lắm !
Keo dán vỏ tubular hiệu Vittor .
Nhỏ keo lên lớp lót rồi dùng chổi sơn trải ra ở vỏ tubular
Niềng cũng vậy, nhớ keo cả vỏ lẫn niềng cho an toàn theo sách vở, chứ thật ra keo niềng là đủ rồi .
Xem cái clip dưới đây các bạn sẽ hiểu rõ hơn cách xử lý .
[video=youtube;_Rjb-aWnbiY]http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=_Rjb-aWnbiY#t=0s[/video]
. . . .to be continued.
Chỉnh sửa cuối: