Úi xời, định mắng, nhưng nhìn quả lớp 7 thì thôi
Thế này nhé, giả sử như hình cái cây trên- và coi như nguồn sáng phát ra từ cái cây và tỏa ra mọi hướng quanh cái cây. Trong tất cả các hướng đấy sẽ có tia sáng đến mắt người nhìn.
Phần ngọn cây sẽ có 1 tia sáng đến mắt người nhìn - lưu ý là mắt có kích thước rất nhỏ so với cái cây nên ta coi là 1 điểm.
Phần gốc cây cũng có 1 tia sáng đến mắt người nhìn.
Góc hợp giữa tia ở ngọn và tia ở gốc gọi là góc nhòm. Nếu góc nhòm lớn thì ta thấy cái cây lớn, góc nhòm nhỏ thì ta thấy cái cây nhỏ. Cũng tương tự như thế, khi đứng gần cây thì góc nhòm lớn, ta thấy cây lớn. Khi đứng xa, góc nhòm nhỏ thì ta thấy cái cây nhỏ.
Giả sử ta không nhòm trực tiếp mà nhòm qua 1 cái gương nhỏ xíu (gương phẳng và đủ xa cái cây cho dễ hình dung), thì cái gương cũng sẽ nhận đủ các tia sáng từ ngọn cây đến gốc cây rồi phản xạ đến mắt ta, do đó ta cũng có thể nhòm thấy đầy đủ cái cây ở trong gương. Tất nhiên trường hợp cái gương ở gần cây quá thì không thể hứng đủ các tia sáng từ ngọn xuống gốc được, lúc đó ta chỉ nhìn thấy từng phần của cây thôi.
Mắt người trung bình phân biệt được 2 tia sáng với góc >1 độ, nếu nhỏ hơn thì không phân biệt được nữa, lúc đó chỉ coi là 1 điểm sáng duy nhất.
Như vậy đối với người quan sát, độ rõ nét của vật phụ thuộc vào góc nhòm, góc nhòm lớn thì nét, góc nhòm nhỏ thì nhòe.
Đơn giản như cái cây, vì nó ở gần nên ta phân biệt được rõ ràng, nhưng với ngôi sao - lớn gấp hàng tỉ tỉ cái cây - nó ở xa quá, góc nhòm bé tí nên ta chỉ thấy là cái đốm sáng thôi
Ví dụ, thấy đám oánh lộn trên đường phố, muốn xem rõ hơn thì phải chạy lại gần, vạch đám đông ra bẩu: tránh ra tránh ra, cho tao tăng góc nhòm cái