Ở thời điểm 1954, quân Pháp ở ĐBP không hề ít và có một điều cơ bản mà bất cứ 1 sĩ quan nào cũng được học và biết, đó là khi đánh địch trong công sự vững chắc thì tỷ lệ công- thủ là 3/1.
Còn đương nhiên, với sự giúp đỡ của Liên xô, Trung quốc lúc bấy giờ thì QĐNDVN non trẻ mới có đủ vũ khí cá nhân, đạn pháo để tiến hành một trận quyết chiếm chiến lược như vậy. Đó là phía VN, còn phía Pháp thì với sự viện trợ tối đa của Mỹ về quân trang, quân dụng,khí tài, vũ khí cũng như tham mưu, tình báo thì xét về công nghệ vũ khí,không quân là vượt trội tuyệt đối.
Việc chết và thương vong là không tránh khỏi nếu nhìn vào thực chất một cuộc chiến phi đối xứng. Nhà cháu cho rằng, nhiều và rất nhiều tướng lĩnh Pháp, Mỹ và nhiều, rất nhiều đứa ăn theo bất mãn đưa cái cớ hoặc số liệu thương vong của QĐND VN ra để ra vẻ nhân đạo và cao thượng. Thực chất đấy là cách trốn tránh trách nhiệm thua cuộc hay nói cách khác là làm giảm uy danh của Quân đội Nhân dân Việt nam để bào chữa cho thất bại của họ. Trong chiến tranh, kết quả cuối cùng là gì? Các bên tham chiến chịu được thiệt hại tới đâu chứ không phải ra vẻ xót kính thương quân rồi ra rả nướng này quạt nọ quân để hạ thấp uy danh đối phương.
Thời nay, không một Tư lệnh nào, không một BTM nào hạ thấp hoặc không coi trọng uy lực của công nghệ vũ khí cả họa trừ bọn tham mưu trên giấy nhưng vũ khí có tối tân tới đâu,công nghệ có hiện đại mức nào thì cũng chỉ là máy móc. Mà đã là máy móc thì cũng phải do con người chế tạo ra mà đã là con người chế tạo ra thì cũng sẽ là con người có cách khắc chế.
Yếu tố con người ở đây,ngoài sự anh dũng thì nên hiểu rộng ra là sự nắm bắt đầy đủ, làm chủ hoàn toàn công nghệ và vũ khí mới kèm theo là tinh thần " Kẻ thù tuy mạnh nhưng quyết không sợ" để bình tĩnh, mưu trí, gan dạ trong chiến đấu và qua đó tìm được cách khắc chế công nghệ mới của đối phương. Ở lĩnh vực này, cụ có thể tham khảo sự việc công binh và các kỹ sư Bách khoa nghiẻn cứu rà phá bom,mìn, thủy lôi mà Mỹ rải ở Hải phòng để thông tuyến vận tải biển, đón hàng viện trợ từ khối XHCN.