[Funland] Clip: F-22 phóng 2 tên lửa mới bắn hạ được khinh khí cầu của Trung Quốc

TamchieumoI

Xe buýt
Biển số
OF-808305
Ngày cấp bằng
14/3/22
Số km
915
Động cơ
23,522 Mã lực
Nơi ở
1970
Để cho đủ biên chế nên phải tái lập thêm phải không cụ?
Nhà cháu không rõ đâu ạ, vài người bạn họ biết chút chút họ nói là giờ dùng hàng nước khác, cụ tỷ thì không dám nói. Còn hàng mà cụ gì nói thì ngày đó cũng do người nước ngoài phương Bắc họ vận hành. Những việc loanh quanh như phục vụ, tình báo khí tượng, trinh sát hiệu chỉnh…thì bên mình.
 

lehahai

Xe buýt
Biển số
OF-1588
Ngày cấp bằng
30/8/06
Số km
869
Động cơ
214,398 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Nhà cháu không rõ đâu ạ, vài người bạn họ biết chút chút họ nói là giờ dùng hàng nước khác, cụ tỷ thì không dám nói. Còn hàng mà cụ gì nói thì ngày đó cũng do người nước ngoài phương Bắc họ vận hành. Những việc loanh quanh như phục vụ, tình báo khí tượng, trinh sát hiệu chỉnh…thì bên mình.
Vậy mà cụ chém như thật ấy, cả mấy người bạn biết chút chút nữa.
 

TamchieumoI

Xe buýt
Biển số
OF-808305
Ngày cấp bằng
14/3/22
Số km
915
Động cơ
23,522 Mã lực
Nơi ở
1970
Vậy mà cụ chém như thật ấy, cả mấy người bạn biết chút chút nữa.
Cứ coi như thế đi cụ, có phải biết gì nói nấy trên đây được đâu…còn cái này nếu cụ cho rằng chém thì cũng được vậy. Cụ nào hay đi đường từ Sao Đỏ sang Bắc Giang, gần khu Kiếp Bạc thi thoảng may ra cũng gặp được cái xe giống xe chở của loại đồ cổ này đấy, cái loại mà ca bin nó ngăn đôi ra hai khoảng hai bên, trống ở giữa ấy. Thi thoảng họ vẫn cho xe không chạy ra đường ở đoạn ấy.
 
Chỉnh sửa cuối:

lehahai

Xe buýt
Biển số
OF-1588
Ngày cấp bằng
30/8/06
Số km
869
Động cơ
214,398 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Cứ coi như thế đi cụ, có phải biết gì nói nấy trên đây được đâu…còn cái này nếu cụ cho rằng chém thì cũng được vậy. Cụ nào hay đi đường từ Sao Đỏ sang Bắc Giang, gần khu Kiếp Bạc thi thoảng may ra cũng gặp được cái xe giống xe chở của loại đồ cổ này đấy, cái loại mà ca bin nó ngăn đôi ra hai khoảng hai bên, trống ở giữa ấy. Thi thoảng họ vẫn cho xe không chạy ra đường ở đoạn ấy.
Không rõ lắm mà nói ra là chém còn gì, còn mấy cái xe đấy cần gì phải xuống HD để thấy, GG mấy giây là ra cả đống mà cụ. Bản chấy sự việc có gì khác nhau đâu.
 

superman901

Tháo bánh
Biển số
OF-811039
Ngày cấp bằng
18/4/22
Số km
799
Động cơ
16,819 Mã lực

cusao

Xe lăn
Biển số
OF-382106
Ngày cấp bằng
10/9/15
Số km
10,673
Động cơ
377,974 Mã lực
Em đoán mò là dịp để thử tên lửa thôi chứ hạ kinh khí cầu có khác gì giết 1 con zombie vì cả hay đều không có khả năng tự vệ bằng chống chọi hay lẩn chốn
 

TamchieumoI

Xe buýt
Biển số
OF-808305
Ngày cấp bằng
14/3/22
Số km
915
Động cơ
23,522 Mã lực
Nơi ở
1970
Không rõ lắm mà nói ra là chém còn gì, còn mấy cái xe đấy cần gì phải xuống HD để thấy, GG mấy giây là ra cả đống mà cụ. Bản chấy sự việc có gì khác nhau đâu.
Ta dừng đây đi cụ, hình như nhà cháu gặp người của C13 trên này sao đó…
 

NDTBM

Xe điện
Biển số
OF-191612
Ngày cấp bằng
26/4/13
Số km
2,844
Động cơ
389,871 Mã lực
Nơi ở
2Bà.HàN
Mỹ dùng F22 và tên lửa để bắn hạ KKC bay lạc xâm phạm không phận(..) có lẽ mang nhiều tính răn đe, quảng bá "chính trị"... hướng tới TQ & thế lực 'nhờn' trước siêu cường QS No1 chăng?! :-?
Mỹ từ lâu khoe vũ khí laser mà sao không thử nghiệm diệt mục tiêu đơn giản=KKC TQ nhỉ??(!):-/
 

VIKO L

Xe điện
Biển số
OF-346330
Ngày cấp bằng
11/12/14
Số km
4,746
Động cơ
341,025 Mã lực
Trung Quốc chắc thả khí cầu đầy rẫy ra rồi, nhưng đây là lần đầu tiên sinh chuyện. (Mình chắc biết cũng quay mặt ngó lơ thôi)
 

xukthal.

Xe lăn
Biển số
OF-780223
Ngày cấp bằng
11/6/21
Số km
10,223
Động cơ
707,690 Mã lực
Căn cứ pháp lý trong vụ Mỹ bắn hạ khí cầu Trung Quốc
Mỹ tuyên bố có quyền bắn hạ khí cầu Trung Quốc tiến vào không phận trái phép, trong khi Bắc Kinh cho rằng đây là thiết bị khí tượng nên không cần xin phép.

Tổng thống Joe Biden ngày 4/2 ra lệnh cho không quân bắn rơi "khí cầu do thám" hoạt động trên không phận Mỹ suốt 7 ngày. Bắc Kinh tuyên bố khí cầu này là thiết bị quan trắc khí tượng dân sự, trong khi Lầu Năm Góc đánh giá đây là thiết bị do thám đang tìm cách giám sát các căn cứ quân sự của Washington.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng Mỹ đã "khăng khăng sử dụng vũ lực, phản ứng thái quá và vi phạm nghiêm trọng thông lệ quốc tế", nhưng không đề cập đến phương diện luật pháp quốc tế như một số sự cố trước đây giữa hai nước. Thứ trưởng Ngoại giao Tạ Phong nói Mỹ "dùng vũ lực quân sự tấn công thiết bị bay dân sự", đi ngược lại "tinh thần luật pháp quốc tế và thực hành quốc tế", song không nói rõ hành động của Mỹ vi phạm điều luật quốc tế nào.
Hành trình của khí cầu Trung Quốc trước khi bị bắn hạ. Đồ họa: Washington Post.

Hành trình của khí cầu Trung Quốc trước khi bị bắn hạ. Đồ họa: Washington Post.
Julian Ku, chuyên gia về Trung Quốc và luật pháp quốc tế tại Đại học Hofstra ở New York, nhận định lập luận này cho thấy ngay cả Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng không cho rằng quyết định bắn hạ khí cầu của Mỹ là hành động trái với luật pháp quốc tế. Trong nhiều sự cố ngoại giao trước đây, Trung Quốc thường xuyên viện dẫn "quy định của luật pháp quốc tế" để công kích Mỹ.
Khi Mỹ áp lệnh hạn chế thị thực đối với một số quan chức Trung Quốc trong vấn đề Tân Cương đầu năm ngoái, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nhấn mạnh Washington "đi ngược lại luật pháp quốc tế lẫn thông lệ cơ bản trong quan hệ quốc tế, can thiệp ngang ngược vào vấn đề nội bộ của Trung Quốc".
Năm 2021, sau khi quốc hội Mỹ thông qua đạo luật trừng phạt thương mại liên quan vấn đề Tân Cương, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã phản pháo bằng lập luận phía Mỹ "vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế cùng thông lệ cơ bản trong quan hệ quốc tế".
"Nếu xuất hiện hành động mà Bắc Kinh cho là vi phạm luật pháp quốc tế, Bộ Ngoại giao Trung Quốc sẽ nói thẳng, vậy nên cách họ tránh đề cập phương diện này trong các tuyên bố liên quan đến khí cầu là chi tiết đáng chú ý", Julian Ku đánh giá.
Chuyên gia luật của Hofstra cho rằng nếu tung ra những chỉ trích gay gắt mà không dựa trên luật pháp quốc tế, Trung Quốc có thể rơi vào tình huống khó xử nếu Mỹ trong tương lai triển khai khí cầu hoặc máy bay do thám không người lái vào không phận nước này.
"Nếu Trung Quốc đẩy vấn đề đi quá xa, họ sẽ tự làm khó mình về mặt pháp lý trong tương lai", ông Ku nhận định.
Tiêm kích Mỹ bay ngang khu vực khí cầu Trung Quốc bị bắn hạ ngày 5/2. Ảnh: AP.

Tiêm kích Mỹ bay ngang khu vực khí cầu Trung Quốc bị bắn hạ ngày 5/2. Ảnh: AP.

Ở chiều ngược lại, giới chức Mỹ thời gian qua tuyên bố phía Trung Quốc đã vi phạm luật pháp quốc tế khi để khí cầu xâm phạm không phận nước khác.

Trả lời họp báo chung với người đồng cấp Hàn Quốc vào ngày 3/2 ở Washington, Ngoại trưởng Antony Blinken cho rằng khí cầu Trung Quốc đã "xâm phạm trắng trợn chủ quyền của Mỹ, vi phạm luật pháp quốc tế và rõ ràng không thể chấp nhận được". Ông nói mọi quốc gia "bị xâm phạm không phận" đều sẽ phản ứng như Mỹ, đồng thời nhận định Trung Quốc sẽ phản ứng tương tự nếu gặp trường hợp này.

Donald Rothwell, chuyên gia luật pháp quốc tế thuộc Đại học Quốc gia Australia, các công ước quốc tế quy định mọi quốc gia đều có "chủ quyền toàn diện với không phận trên lãnh thổ của mình". Điều này đồng nghĩa các quốc gia có quyền kiểm soát mọi phương tiện bay từ bên ngoài tiến vào không phận, kể cả khí cầu.

Một trong những khung pháp lý về quản lý không phận được giới chuyên gia đề cập là Công ước Chicago năm 1944 về Hàng không Dân dụng Quốc tế và các quy định của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO), trong đó Trung Quốc là thành viên.

Các nước chưa đạt được đồng thuận về độ cao của không phận, nhưng phần lớn đều không coi tầng ngoài khí quyển, vùng hoạt động của vệ tinh, thuộc không phận của mình. Khí cầu bay rất cao, nhưng không thể vươn tới tầng ngoài khí quyển, nên nó vẫn vi phạm không phận khi tiến vào vùng trời một quốc gia mà không xin phép.
Trên phương diện pháp lý, khí cầu vẫn được coi là phương tiện bay và nó chịu sự điều chỉnh của các quy định áp dụng với máy bay. ICAO quy định các phương tiện bay quân sự khi hoạt động trên không phận nước khác phải có sự cho phép của nước đó. Theo luật pháp Mỹ, quyền cho phép phương tiện bay nước ngoài hoạt động trong không phận thuộc về Ngoại trưởng.

Khí cầu khí tượng là một ngoại lệ. Những quả bóng được thả lên trời chỉ phục vụ mục đích khí tượng không cần phải tuân theo các quy định trên. Đây dường như là căn cứ để Trung Quốc tuyên bố rằng "khí cầu khí tượng" phục vụ mục đích dân sự của họ có quyền hoạt động trên bầu trời Mỹ mà không cần xin phép.

Tuy nhiên, khí cầu khí tượng của Mỹ thường chỉ có chiều cao tối đa 6 m, trong khi khí cầu Trung Quốc có độ cao 60 m và mang theo khối thiết bị nặng khoảng một tấn, theo quân đội Mỹ.

Chuyên gia Rothwell cũng cho hay khí cầu khí tượng phải phụ thuộc hoàn toàn vào hướng gió, trong khi khí cầu Trung Quốc có "khả năng tự điều khiển hạn chế", theo lời của bà Mao Ninh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Điều này khiến tuyên bố của Mỹ rằng khí cầu là "thiết bị do thám" có cơ sở hơn, theo Rothwell. "Khí cầu đó đã xuất hiện gần những cơ sở quốc phòng nhạy cảm của Mỹ ở Montana khá lâu", ông nói.

Hành trình 7 ngày của khí cầu Trung Quốc trước khi bị Mỹ bắn hạ

7 ngày khí cầu Trung Quốc xâm nhập không phận Mỹ. Video: Như Tâm - Ngọc Huyền
"Nếu một 'khí cầu khí tượng' có kích thước lớn như vậy bay lạc, Trung Quốc phải cảnh báo Mỹ rằng thiết bị của họ đã đi vào không phận nước này theo đúng thông lệ quốc tế. Khi khí cầu di chuyển ở độ cao dưới 18.000 m, thiết bị này phải bật đèn vào ban đêm theo đúng tiêu chuẩn an toàn quốc tế", Jill Goldenziel, chuyên gia Trường Thông tin và Không gian Mạng thuộc Đại học Quốc phòng Mỹ, lưu ý.

Goldenziel cho hay quân đội Mỹ thường xuyên sử dụng "khí cầu tầng bình lưu" (HAB) trong các cuộc tập trận để giám sát tình hình thực địa. Mỗi lần sử dụng HAB, Mỹ đều cần đảm bảo tuân thủ luật pháp quốc tế và sự cho phép của những quốc gia liên quan. Washington đã nhiều lần khẳng định Bắc Kinh không liên hệ xin phép khi khí cầu của họ đi vào không phận Mỹ.

Theo chuyên gia này, nếu chứng minh được khí cầu là thiết bị do thám hoạt động trong không phận mà không xin phép, Mỹ hoàn toàn có quyền bắn hạ mà không vi phạm các quy định của luật pháp quốc tế. Điều này sẽ phụ thuộc vào kết quả phân tích của Mỹ đối với mảnh vỡ khí cầu mà họ thu thập được trên biển, nhằm tìm ra mục đích và khả năng của nó.

Goldenziel cho rằng quyết định bắn hạ khí cầu sẽ tác động tiêu cực đến quan hệ Mỹ - Trung, nhưng hành động này phát đi thông điệp cho thấy Washington "không ngần ngại bảo vệ không phận". "Mỹ cần theo đuổi các căn cứ theo luật pháp quốc tế, đồng thời đảm bảo rằng những vụ khí cầu xâm nhập trong tương lai sẽ sớm bị ngăn chặn hoặc giảm thiểu hậu quả", chuyên gia này nhấn mạnh.
 
Chỉnh sửa cuối:

QDV2012

Xe tăng
Biển số
OF-521799
Ngày cấp bằng
17/7/17
Số km
1,386
Động cơ
211,201 Mã lực
Tuổi
31
Mẽo nó mới bắn được như vậy chứ thử bay qua không phận nhà mình xem, loa nào kéo nổi :(
 
Biển số
OF-821564
Ngày cấp bằng
26/10/22
Số km
1,320
Động cơ
15,133 Mã lực
Ngày 5/5/1945, Nhật bủn thả gần 10k quả khí cầu ;))
Em hóng cụ Ngao5 thở thớt ảnh thời kỳ ấy ạ.
 

xukthal.

Xe lăn
Biển số
OF-780223
Ngày cấp bằng
11/6/21
Số km
10,223
Động cơ
707,690 Mã lực
TQ nó đưa ra HĐBALHQ thì đền ốm :-s
 

mabu44

Xe điện
Biển số
OF-119202
Ngày cấp bằng
3/11/11
Số km
2,051
Động cơ
569,519 Mã lực
Thăm dò nhau xem tên lửa hàng fake hay ko thôi í mà, để lâu ko dùng cũng hết hạn :))
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top