[Funland] Chuyện về tên lửa SAM 3 thời chống B52 Mỹ

Escobar

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-300664
Ngày cấp bằng
4/12/13
Số km
2,171
Động cơ
330,875 Mã lực
TQ khống chế miền Bắc được nhiều lợi chứ cụ:
+ Làm vùng đệm ngăn ảnh hưởng Mỹ đến sát biên giới.
+ Nuôi chư hầu là sở thích của các ông lớn rồi
+ Dùng VN làm quân bài mặc cả với Mỹ

Cái này giống hệt cách TQ tính toán với Bắc Triều Tiên.
Cả VN làm vùng đệm ngăn Mỹ thì lợi hơn nhiều là chỉ có bắc VN (và chưa có gì đảm bảo nếu VN vẫn chia cắt thì nam VN lại không bao giờ thắng nếu có biến chuyển gì đó, đêm dài lắm mộng, LX còn sụp đổ được). Nam VN có chính quyền thân Mỹ, có quân đội Mỹ, có căn cứ Mỹ thì tệ hơn nhiều so với không có những cái đó.
Thực tế là nếu TQ quả thực muốn VN không thống nhất thì quá dễ vì TQ là nguồn viện trợ lớn cho bắc VN, lãnh thổ TQ là nơi trung chuyển viện trợ của LX cho VN, cắt 2 nguồn này là bắc VN khốn khổ ngay.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,331
Động cơ
351,349 Mã lực
Việc TQ, hay chủ yếu là Mao, muốn VN thống nhất hay chia đôi em nghĩ cũng phức tạp, thay đổi tùy thời điểm. Em thử đưa một kịch bản thế này nhé:

Trước năm 54 thì chắc TQ cũng không muốn VN bị chia cắt nhưng khi đàm phán ở Geneva thì đành chấp nhận chia đôi với Mỹ, Pháp, tất nhiên lúc đó LX, TQ tính chia đôi vì đại cục chứ không phải vì mỗi VN. VN phải ấm ức nghe theo để mà rút kinh nghiệm lần sau ở Paris. Vài năm đầu sau 1954 thì cả VNDCCH lẫn TQ, LX đều chủ trương muốn tìm giải pháp hòa bình tránh leo lang vũ trang với VNCH. Sau đó ông em VNDCCH sốt ruột muốn thống nhất bằng vũ lực nên hơi đi ngược với chủ trương của hai đại ca, việc mếch lòng là khó tránh khỏi. TQ ngoài nóng mặt vì thằng em VN không chịu nghe lời thì cũng dần thấy việc duy trì VN chia cắt thấy cũng có nhiều cái lợi, ngoài để mặc cả với Mỹ còn ngăn không cho một VN cứng đầu lớn mạnh có thể cạnh tranh ảnh hưởng của TQ ở ĐNA. Thêm nữa là việc VN ngả dần theo LX càng khiến TQ không khỏi bất mãn.

Như vậy, việc TQ chuyển từ ủng hộ VN thống nhất sang muốn chia cắt VN cũng là một kịch bản hợp lý, cả về tâm lý lẫn chiến lược. Các cụ có tranh luận mà cứ khăng khăng đúng / sai trong việc này thì em sợ chưa hiểu đầy đủ vấn đề.
 

waterfall

Xe buýt
Biển số
OF-58997
Ngày cấp bằng
13/3/10
Số km
710
Động cơ
448,685 Mã lực
Đừng chỉ đọc mà k tự đánh giá.
Hiệp định Paris là một thắng lợi quan trọng cho bắc VN, ký hiệp định Paris là Mỹ buông nam VN rồi.
Thế nào là buông? Buông mà vẫn viện trợ vũ ký và tiền mà coi là buông ah? Cụ có quyền đánh giá của cá nhân cụ nhưng chắc chắn không thay đổi được bản chất lịch sử và sự thật đã được các nhà nghiên cứu về CT VN đã đánh giá tổng kết từ nhiều nguồn rồi làm ra phim tư liệu và báo cáo, mà đâu đó cụ đọc được rồi lên đây chém.
Với kiến thức góp nhặt mỗi nơi 1 tý rồi cụ lên đây chém và cho đánh giá của cụ là đúng là không phù hợp? Nên nói trên tinh thần khách quan thì hay hơn chứ đừng cho phép mình là hậu sinh có quyền đánh giá lại những sự kiện xảy ra khi còn không được chứng kiến.
Hơn nữa các đánh giá của cụ còn mâu thuẫn và trái với chính quan điểm của nước Mỹ là 1 chủ thể quan trọng của những sự kiện xảy ra ngày đó.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,331
Động cơ
351,349 Mã lực
Cả VN làm vùng đệm ngăn Mỹ thì lợi hơn nhiều là chỉ có bắc VN (và chưa có gì đảm bảo nếu VN vẫn chia cắt thì nam VN lại không bao giờ thắng nếu có biến chuyển gì đó, đêm dài lắm mộng, LX còn sụp đổ được). Nam VN có chính quyền thân Mỹ, có quân đội Mỹ, có căn cứ Mỹ thì tệ hơn nhiều so với không có những cái đó.
Thực tế là nếu TQ quả thực muốn VN không thống nhất thì quá dễ vì TQ là nguồn viện trợ lớn cho bắc VN, lãnh thổ TQ là nơi trung chuyển viện trợ của LX cho VN, cắt 2 nguồn này là bắc VN khốn khổ ngay.
Như em đã nói ở trên thì quan điểm TQ thay đổi theo thời gian, VN và LX cũng vậy. Ban đầu TQ cũng muốn cả VN thống nhất là đệ mình nhưng không được, sau thằng đệ Bắc VN ngày càng cứng đầu và theo thời gian với sự thay đổi quan hệ chiến lược TQ-Mỹ-LX, TQ nhận thấy cứ để chia đôi thì có lợi hơn cho TQ.

TQ và LX giúp VN ngoài vì cùng ý thức hệ và cùng chống Mỹ thì còn để cạnh tranh ảnh hưởng lẫn nhau trong thế giới XHCN. Ngoài ra, hai ông đại ca đều há miệng mắc quai vì đều tuyên truyền mình phải ủng hộ những dân tộc nhỏ bé chống áp bức của đế quốc (Mỹ), mà VN là ví dụ điển hình của lý tưởng đó. Giúp VN là trách nhiệm, là lương tri của nhân loại, không giúp VN thì chả biết ăn nói thế nào với chính dân chúng của mình luôn. Do đó, muốn hay không muốn LX, TQ đều phải giúp VN.
 

uman

Xe tăng
Biển số
OF-24494
Ngày cấp bằng
20/11/08
Số km
1,745
Động cơ
524,992 Mã lực
Nếu TQ thật sự muốn VN chia cắt thì VN đã không thể thống nhất.
Mà VN chia cắt, với 1/2 nước VN theo Mỹ cũng không có lợi gì cho TQ, một nước VN thống nhất bởi phe CS thì ít đe dọa TQ hơn nhiều.
Luận điểm "TQ k muốn VN thống nhất" là tuyên truyền thời cụ Duẩn thôi, thời cụ Duẩn thì cả TQ lẫn Mỹ đều được coi là kẻ thù lớn cả.
Không biết cụ có cùng thời với các sự kiện đó không?
"Luận điểm "TQ k muốn VN thống nhất" là tuyên truyền thời cụ Duẩn thôi" hoàn toàn là phát biểu chủ quan, vô căn cứ. Và "thời cụ Duẩn" theo ý cụ đó chủ yếu là sau Hội nghị Paris chứ? Hay là kể từ thời điểm "ngoại giao bóng bàn",khi Trung Quốc tỏ ý và cố gắng bằng mọi cách,làm mọi việc để xích gần lại với Mỹ?

Xin thưa với cụ, từ thời Hiệp định Gieneve, khi bắt ép và thỏa thuận trên lưng Việt Nam để dịch giới tuyến ("tạm thời" những hai mươi năm có lẻ!) từ Liên khu V cũ lên tận Vĩnh Linh, rồi các thư,điện ngăn cản Việt Nam đấu tranh vũ trang, rồi khuyến cáo quy mô các đơn vị quân sự chỉ nên trung đội, đại đội, v.v.., cụ có thể tìm đọc các tư liệu lịch sử. Thậm chí, khi Sài Gòn thất thủ đến nơi rồi, vẫn còn cuống quít thông qua tình báo Pháp (tướng Vanuxem, đội danh ký giả) hòng mưu đồ lập ra "chính phủ liên hiệp" nhằm vô hiệu hóa chiến dịch giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam.
Tất cả các dữ kiện, sự kiện đó đã cho thấy rõ Trung Quốc không bao giờ muốn thấy một Việt Nam thống nhất, độc lập, giàu mạnh và hùng cường ngay bên cạnh, mà chỉ muốn là một vùng đệm như Triều Tiên bây giờ hoặc tệ hơn thế vì trình độ phát triển xã hội-kinh tế kém hơn, chỉ muốn có một miền Bắc Việt Nam nghèo hèn, vất vưởng và ngoan ngoãn tuân lệnh.
Dù cụ Duẩn có nhiều những sai lầm, nhất là trong thời gian cuối, nhưng không thể phủ nhận cái nhìn sáng suốt, sự kiên quyết và công lao của cụ trong đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước Việt Nam.
 
Biển số
OF-738650
Ngày cấp bằng
7/8/20
Số km
1,404
Động cơ
-58,811 Mã lực
Tuổi
51
TQ khống chế miền Bắc được nhiều lợi chứ cụ:
+ Làm vùng đệm ngăn ảnh hưởng Mỹ đến sát biên giới.
+ Nuôi chư hầu là sở thích của các ông lớn rồi
+ Dùng VN làm quân bài mặc cả với Mỹ

Cái này giống hệt cách TQ tính toán với Bắc Triều Tiên.
gớm, có bọn hạm đội 7 nó đóng gần HS, phía đông bắc thì bọn Nhật lùn, Hờn quắc nó canh thì tq đi lên bằng nội lực với buôn lậu qua Mông cổ ah
 

Muon_biet

Xe cút kít
Biển số
OF-186880
Ngày cấp bằng
25/3/13
Số km
16,675
Động cơ
544,972 Mã lực
Nơi ở
Đống Đa, Hà Nội
Những ngày này cách đây 49 năm, Mỹ dùng “pháo đài bay” B-52 đánh vào Hà Nội nhằm gây áp lực ở hội nghị Paris, buộc ta phải nhượng bộ đàm phán về cuộc chiến ở Việt Nam. Cả thế giới nín thở hướng về Hà Nội. Kết thúc chiến dịch 12 ngày đêm, 81 máy bay Mỹ bị bắn hạ (trong đó có 34 “pháo đài bay” B-52), buộc phía Mỹ tuyên bố chấm dứt ném bom Bắc Việt Nam, tiến hành ký kết Hiệp định Paris, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Có một sự kiện cho đến bây giờ nhiều người vẫn băn khoăn, đi tìm lời giải bởi chưa có một tài liệu chính thống và không chính thống nào đáng tin cậy và công khai về hai vấn đề sau cần được làm rõ:
1. Có đúng năm 1972 Liên Xô giúp ta tên lửa SAM3 chuyển qua biên giới Trung quốc bị giữ lại ở cửa khẩu Bằng Tường ?
2. Giáo sư Trần Đại Nghĩa là người “cải tiến” tên lửa SAM2 để bắn rơi “pháo đài bay” B-52 ?
Trên trang fb của anh Thành Hoàng Vĩnh có đăng bài của Đại tá Nguyễn Đình Hậu, nguyên trung đoàn trưởng e 277 và e 276, người nhận nhiệm vụ sang Baku, thủ đô nước Cộng hòa Azerbaizan để chuyển loại tên lửa SAM3 theo kế hoạch viện trợ quân sự khẩn cấp của Liên Xô
Anh Hoàng Vĩnh Thành là con trai cố Giáo sư Hoàng Minh Giám (người được Chủ tịch Hồ Chí Minh giới thiệu vào Chính phủ lâm thời đầu tiên của nước VNDCCH ngày 30-8-1945) nên có thể coi đây là một tư liệu lịch sử tin cậy.
Được sự đồng ý của anh Hoàng Vĩnh Thành, xin trân trọng giới thiệu bài viết !
----------------
Tháng 6 năm 1972, giữa lúc cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của Đế quốc Mỹ lên tới đỉnh cao, Trung đoàn 276 do đồng chí Phạm Sơn và Trung đoàn 277 do đồng chí Nguyễn Đình Hậu làm Trung đoàn trưởng được lệnh sang Baku, thủ đô nước Cộng hòa Azerbaizan để chuyển loại tên lửa SAM3 theo kế hoạch viện trợ quân sự khẩn cấp của Liên Xô.
Việc thành lập 2 trung đoàn ngày ấy được cấp trên ưu tiên tuyệt đối – cán bộ từ kỹ thuật viên các hệ đến cán bộ chỉ huy trung đội, đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn đều là những người có kinh nghiệm chiến đấu được chọn lọc từ các đơn vị tên lửa SAM2, còn trắc thủ và pháo thủ cùng một số nhân viên kỹ thuật khác đều là những sinh viên có sức khỏe tốt, có khả năng tiếp thu tốt được tuyển chọn từ nhiều trường Đại học.
Điều kiện cơ bản này đã giúp 2 trung đoàn tiếp thu chiến, kỹ thuật của loại tên lửa mới rất nhanh.
Tên lửa SAM3 có nhiều ưu việt hơn SAM2 – ngoài khả năng chống nhiễu tốt, số trận đánh được nhiều hơn, nhịp độ trận đánh được nhanh hơn.
SAM3 có khả năng diệt các loại máy bay bay ở độ cao 18 Km và ở cự ly 27 Km, thừa sức diệt pháo đài bay B52 của Mỹ bởi chúng thường bay ở độ cao trên dưới 10 Km.
Tháng 10/1972, hai trung đoàn thực hành diễn tập bắn đạn thật ở trường bắn Ashluk – từ khâu hành quân chiếm lĩnh trận địa, chuẩn bị khí tài, đạn, bệ … và thực hành bắn mục tiêu đều do cán bộ, chiến sỹ ta thực hiện, các bạn Liên Xô chỉ làm nhiệm vụ theo rõi và kiểm tra. Kết quả là cả hai trung đoàn thực hành diễn tập bắn đạn thật, diệt 100% mục tiêu được bạn đánh giá cao.
Thành tích bước đầu này đưa đến cho cán bộ, chiến sỹ trung đoàn 276 và 277 niềm tin tuyệt đối về khả năng diệt các loại máy bay Mỹ của loại tên lửa mới này. Tất cả đều hăm hở mong nhanh chóng được về nước, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đặc biệt là bắn rơi nhiều máy bay B52 – đối tượng tác chiến mà tên lửa SAM2 gặp khó khăn vì bị địch gây nhiễu nặng.
Việt Nam ơi! Ta chào người mẹ trẻ
Lại khai sinh thêm một anh hùng
Đứa con vừa chỉ đủ cánh đủ lông
Sẽ bay về trong cơn bão tố
Dập tắt hết những tàn lửa đỏ
Cho đất trời trở lại bình yên
Cho những dòng sông nước sẽ chảy êm đềm
Cho lòng mẹ thôi những đêm trăn trở.
Mấy câu thơ ngẫu hứng trên đây của Nguyễn Bá Thành phản ánh đầy đủ tâm trạng và khí thế của cán bộ, chiến sỹ trên lửa SAM3 ngày ấy. (Nguyễn Bá Thành là sinh viên Đại học nhập ngũ năm 1972 theo lệnh tổng động viên, được biên chế về trung đoàn 277 rồi sang Baku học tên lửa SAM3. Chiến tranh kết thúc, Bá Thành được về lại trường cũ tiếp tục đèn sách rồi trở thành một Phó Giáo sư, Tiến sỹ khoa học).
Do hoàn thành kế hoạch diễn tập, bấn đạn thật trước nên trung đoàn 277 về nước sớm hơn trung đoàn 276 mười ngày.
Tuy có muộn hơn – tối 18/12/1972 mới về nước nhưng trung đoàn 276 vẫn có đủ thơi gian để triển khai chiến đấu.
Tiếc thay! 12 ngày đêm không lực Hoa Kỳ dùng máy by B52 đánh phá ác liệt vào thủ đô, trái tim cả nước, nhưng trung đoàn 276 và 277 không đánh trả được vì không có đạn.
Thực tế thì khí tài, bệ phóng, đạn tên lửa SAM3 cùng các thiết bị khác được Liên Xô gửi sang đã về đất Trung Quốc, nằm tại ga Bằng Tường bên kia biên giới Việt – Trung nhưng do mưu đồ đen tối, Trung Quốc đã móc ngoặc với Mỹ nên họ đã cố tình giữ đạn lại, không cho đạn tên lửa về Việt Nam cùng khí tài và bệ phóng, mãi sang tháng 1/1973 họ mới cho ta nhận.
Một điều có thể khẳng định rằng: Nếu ngày ấy tên lửa SAM3 có đạn bắn thì với lực lượng khá mạnh – 12 đơn vị hỏa lực gồm 48 bệ phóng thì hai trung đoàn 276 và 277 đã cùng với các đơn vị tên lửa SAM2 bắn rơi tại chỗ nhiều máy bay B52 trong mấy ngày đầu buộc Không quân Đế quốc Mỹ phải sớm ngừng gây tội ác.
Đây là chuyện có thật và hoàn toàn chính xác, xin kể lại để chứng minh rằng ông bạn láng giềng nham hiểm đã hại ta như thế nào, đồng thời cũng là một minh chứng về bài viết “Thông điệp nhắn gửi các thế hệ mai sau”.
Sau chiến thắng vang dội tháng Chạp năm 1972, có người đưa tin “Đánh được B52 là nhờ có Giáo sư, Viện sỹ Trần Đại Nghĩa nối thêm tầng cho đạn tên lửa SAM2”, cũng có người đưa tin “do có tên lửa SAM3 đánh”. Là nhân chứng lịch sử người thực, việc thực, chúng tôi xin khẳng định rằng hai việc trên đây là không có.
- Tên lửa SAM2 diệt được các loại máy bay bay ở độ cao 27 Km và ở cự ly xa 34 Km thì cần gì phải nối thêm tầng cho đạn!
- Tên lửa SAM3 thì như đã nêu trên – Có đạn đâu mà đánh!
Là những người đã trực tiếp chiến đấu ở các đơn vị tên lửa SAM2 chúng tôi đã gặp rất nhiều khó khăn mỗi lần chiến đấu bị máy bay địch gây nhiễu nặng. Vậy mà trong 12 ngày đêm tháng 12/1972, tên lửa SAM2 của ta đã bắn rơi nhiều máy bay B52 của Mỹ làm nên một Điện Biên Phủ trên không là một chiến công kỳ diệu thể hiện đầy đủ bản lĩnh kiên cường và trí thông minh sáng tạo của bộ đội tên lửa Việt Nam.
Tháng 5 năm 2015
(Đại tá Nguyễn Đình Hậu, Nguyên Trung đoàn trưởng trung đoàn 277 và 276)
Theo Trần Bá Việt
--------------
- Ảnh 1: Vài kỷ niệm những ngày dự huấn luyện sử dụng tên lửa SAM 3 tại Trung tâm Sitenchai, Bacu, Azerbaizan năm 1972. Anh Hoàng Vĩnh Thành thứ 2 từ trái qua (ảnh tư liệu gia đình)
FB_IMG_1640835526524.jpg

- Ảnh 2: Tiểu đoàn 167, Trung đoàn 276 tên lửa phòng không Pechora (SAM 3) năm 1972 ở Trung tâm huấn luyện tên lửa phòng không Sitenchai, Ba-cu, Azerbaizan. Anh Hoàng Vĩnh Thành thứ 4 từ phải sang, hàng trước (ảnh tư liệu gia đình)
FB_IMG_1640835529114.jpg
Câu chuyện này em cũng biết!
 

khoái đao

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-800980
Ngày cấp bằng
21/12/21
Số km
246
Động cơ
16,065 Mã lực
Tuổi
37
Thời kỳ đâu sau năm 1954 thì cả Liên Xô hay Tầu đều không ủng hộ VN đấu tranh vũ trang. Họ muốn VN làm như Bắc Triều Tiên. Sau đó VN cũng lợi dụng quan hệ Nga-tầu xấu đi để kêu gọi họ viện trợ cho cuộc đấu tranh giải phóng MN. Thực ra cả Liên Xô và tầu đều sợ Mỹ, sợ chiến tranh lần rộng, nên vũ khí VN nhận được đều là những đồ lạc hậu, nhất là thời kỳ đầu còn là đồ sưu tầm từ chiến tranh thế giới thứ nhất.
Trong tính toán chiến lược người tầu muốn duy trì thế chia cắt 2 miền Bắc Nam, trái ngược với mong muốn thống nhất của người Việt nên đã có mâu thuẫn.
Đến năm 1971 thì khả năng VN thống nhất đã rất rõ rệt, người tầu rất không bằng lòng. Sáng năm 1972 thì VN công khai phản đối tầu, nhất là sau các chuyến thăm của Kịt và Nickson (đaì HN phát những bài công khai chỉ trích chính sách 2 mặt của Bắc Kinh), nên viện trợ của tầu gần như bằng không!
BVN sang TQ hỏi ý kiến về đấu tranh vũ trang thì TQ khuyên là dùng chiến tranh du kích nổi dậy ở MN trước và bắt đầu từ các cấp tiểu đội, trung đội v.v lên...

TQ vẫn đồng ý viện trợ cho VN. Nếu không 1 mình BVN thì đố dám.

Vũ khí TQ viện trợ cho VN là vũ khí tốt nhất họ có. LX viện trợ vũ khí hạng 3
 

giang.nguyen

Xe điện
Biển số
OF-584665
Ngày cấp bằng
12/8/18
Số km
2,647
Động cơ
198,101 Mã lực
Bốc phét đấy cụ ơi!
Thời đánh Pháp và Mỹ k có TQ chống lưng thì VNDCCH làm gì có cửa!
Nó viện trợ cho VN đánh Mỹ. Nhưng ko viện trợ cho VN thống nhất đất nước. TQ muốn VN đánh Mỹ cho tới ng Việt cuối cùng chứ ko mong muốn VN kết thúc chiến tranh thống nhất đất nước.
TQ muốn giữ VN 2 miền để làm vùng đệm cho nó phát triển. Năm 1972 cụ Duẩn quyết tâm thống nhất đất nước trái ý nó thì nó dằn mặt cho bằng được.

Với kế sách nham hiểm đó mà cụ vẫn tung hô TQ cho bằng được thì em chịu.
 

khoái đao

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-800980
Ngày cấp bằng
21/12/21
Số km
246
Động cơ
16,065 Mã lực
Tuổi
37
Không biết cụ có cùng thời với các sự kiện đó không?
"Luận điểm "TQ k muốn VN thống nhất" là tuyên truyền thời cụ Duẩn thôi" hoàn toàn là phát biểu chủ quan, vô căn cứ. Và "thời cụ Duẩn" theo ý cụ đó chủ yếu là sau Hội nghị Paris chứ? Hay là kể từ thời điểm "ngoại giao bóng bàn",khi Trung Quốc tỏ ý và cố gắng bằng mọi cách,làm mọi việc để xích gần lại với Mỹ?

Xin thưa với cụ, từ thời Hiệp định Gieneve, khi bắt ép và thỏa thuận trên lưng Việt Nam để dịch giới tuyến ("tạm thời" những hai mươi năm có lẻ!) từ Liên khu V cũ lên tận Vĩnh Linh, rồi các thư,điện ngăn cản Việt Nam đấu tranh vũ trang, rồi khuyến cáo quy mô các đơn vị quân sự chỉ nên trung đội, đại đội, v.v.., cụ có thể tìm đọc các tư liệu lịch sử. Thậm chí, khi Sài Gòn thất thủ đến nơi rồi, vẫn còn cuống quít thông qua tình báo Pháp (tướng Vanuxem, đội danh ký giả) hòng mưu đồ lập ra "chính phủ liên hiệp" nhằm vô hiệu hóa chiến dịch giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam.
Tất cả các dữ kiện, sự kiện đó đã cho thấy rõ Trung Quốc không bao giờ muốn thấy một Việt Nam thống nhất, độc lập, giàu mạnh và hùng cường ngay bên cạnh, mà chỉ muốn là một vùng đệm như Triều Tiên bây giờ hoặc tệ hơn thế vì trình độ phát triển xã hội-kinh tế kém hơn, chỉ muốn có một miền Bắc Việt Nam nghèo hèn, vất vưởng và ngoan ngoãn tuân lệnh.
Dù cụ Duẩn có nhiều những sai lầm, nhất là trong thời gian cuối, nhưng không thể phủ nhận cái nhìn sáng suốt, sự kiên quyết và công lao của cụ trong đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước Việt Nam.
Bấm nhầm vodka cho cụ.

Quan điểm thay đổi theo thời gian và vì lợi ích quốc gia.

Theo em đến năm 1972 thì TQ không muốn 1 VN thống nhất chống lại họ nhưng trước đấy thì khác.

TQ không thiếu gì cách để ngăn VN thống nhất: cắt viện trợ, cấm quá cảnh vũ khí LX
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,331
Động cơ
351,349 Mã lực
Bấm nhầm vodka cho cụ.

Quan điểm thay đổi theo thời gian và vì lợi ích quốc gia.

Theo em đến năm 1972 thì TQ không muốn 1 VN thống nhất chống lại họ nhưng trước đấy thì khác.

TQ không thiếu gì cách để ngăn VN thống nhất: cắt viện trợ, cấm quá cảnh vũ khí LX
Trừ khi TQ gây hấn như sau 75 thì khó nói chứ nó chỉ chặn viện trợ cho VN thì chưa chắc vì vẫn còn ông anh LX nữa cụ ạ. Vũ khí hiện đại của LX mới là nguồn viện trợ giá trị nhất để đánh Mỹ.

Tất nhiên, lịch sử không có chữ NẾU, và với tư cách một con người chính trực thì VN vẫn cần ghi nhận và tri ân sự giúp đỡ to lớn của TQ trong giai đoạn đó.
 

giang.nguyen

Xe điện
Biển số
OF-584665
Ngày cấp bằng
12/8/18
Số km
2,647
Động cơ
198,101 Mã lực
Bấm nhầm vodka cho cụ.

Quan điểm thay đổi theo thời gian và vì lợi ích quốc gia.

Theo em đến năm 1972 thì TQ không muốn 1 VN thống nhất chống lại họ nhưng trước đấy thì khác.

TQ không thiếu gì cách để ngăn VN thống nhất: cắt viện trợ, cấm quá cảnh vũ khí LX
Như vậy thì TQ phải chống liên xô ra mặt, cũng như cắt đứt hoàn toàn liên kết với khối XH chủ nghĩa.

Phong trào phân ly liên xô - TQ thời điểm đó đã có manh nha nhưng chưa phải là cắt đứt hoàn toàn.

Trung - Xô dù có rạn nứt nhưng vẫn là đồng minh. Phải đến cuối 70s đầu 80s thì Trung Xô mới chính thức đối đầu hoàn toàn.

VN là một phần trong mối quan hệ Trung-Xô và khối XHCN. Không phải như cụ nói TQ muốn ngăn VN thống nhất là ngăn trở được.
 

Loe_hờ lú

Xe điện
Biển số
OF-144824
Ngày cấp bằng
6/6/12
Số km
3,795
Động cơ
421,906 Mã lực
PS: em hỏi thêm "đạn tên lửa" chính là quả tên lửa có phải không ah. Như vậy một hệ phóng tên lửa gồm: rada, bệ phóng và đạn/quả tên lửa?
Chính xác.
Nó như kiểu khẩu AK mà ko có đạn thì cũng méo.
Mà có đạn ko có khẩu AK thì cũng méo
 

khoái đao

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-800980
Ngày cấp bằng
21/12/21
Số km
246
Động cơ
16,065 Mã lực
Tuổi
37
Trừ khi TQ gây hấn như sau 75 thì khó nói chứ nó chỉ chặn viện trợ cho VN thì chưa chắc vì vẫn còn ông anh LX nữa cụ ạ. Vũ khí hiện đại của LX mới là nguồn viện trợ giá trị nhất để đánh Mỹ.

Tất nhiên, lịch sử không có chữ NẾU, và với tư cách một con người chính trực thì VN vẫn cần ghi nhận và tri ân sự giúp đỡ to lớn của TQ trong giai đoạn đó.
1. Vũ khí LX mà bị chặn đường bộ thì đi đường biển sẽ lâu hơn nhiều.

2. Viện trợ của TQ giúp LX nhẹ gánh rất nhiều vì LX viện trợ cho nhiều nước không chỉ VN

3. Về khối lượng, vũ khí TQ chiếm tỷ trọng lớn nhất

4. Về vũ khí hiện đại viện trợ cho VN: chỉ có 2 thứ TQ không có là Mig21 và Sam2. Thời điểm đó TQ chưa tự chủ được. Đầu những năm 80 J7 và Hongqi2 mới đưa vào biên chế TQ.

Còn toàn bộ vũ khí chủ lực đánh Mỹ ở MN, vũ khí TQ đều góp đủ mặt, từ vũ khí bộ binh đến pháo 130mm K59, xe T59, K63, K63-85, hỏa tiễn H12, các loại Cao xạ 37mm...
 

khoái đao

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-800980
Ngày cấp bằng
21/12/21
Số km
246
Động cơ
16,065 Mã lực
Tuổi
37
Ngoài vũ khí, viên trợ TQ còn gồm quân trang, quân dụng, hóa chất, thuốc men, nhiên liệu...

Viện trợ dân sự của TQ gồm cả máy móc, lương thực giúp cho BVN có thể đứng vững. Đánh nhau không chỉ cần có súng đạn.
 

khoái đao

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-800980
Ngày cấp bằng
21/12/21
Số km
246
Động cơ
16,065 Mã lực
Tuổi
37
TQ đưa sang VN những thứ tốt nhất họ có, có lẽ chỉ trừ bom nguyên tử: J6 mới nhất, T59 mới nhất. K56 mới nhất...

Nhiều đơn vị TQ còn dùng SKS là chính.

Chưa kể hàng nghìn xe vận tải các loại.

LX thì đưa sang vũ khí hạng 3. Hạng 2 bán cho các anh đầu quấn giẻ thua SML.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,331
Động cơ
351,349 Mã lực
1. Vũ khí LX mà bị chặn đường bộ thì đi đường biển sẽ lâu hơn nhiều.

2. Viện trợ của TQ giúp LX nhẹ gánh rất nhiều vì LX viện trợ cho nhiều nước không chỉ VN

3. Về khối lượng, vũ khí TQ chiếm tỷ trọng lớn nhất

4. Về vũ khí hiện đại viện trợ cho VN: chỉ có 2 thứ TQ không có là Mig21 và Sam2. Thời điểm đó TQ chưa tự chủ được. Đầu những năm 80 J7 và Hongqi2 mới đưa vào biên chế TQ.

Còn toàn bộ vũ khí chủ lực đánh Mỹ ở MN, vũ khí TQ đều góp đủ mặt, từ vũ khí bộ binh đến pháo 130mm K59, xe T59, K63, K63-85, hỏa tiễn H12, các loại Cao xạ 37mm...
Do phân công tùy vào năng lực sản xuất của mỗi nước thôi cụ, LX là hàng high-end còn TQ trình thấp hơn thì góp hàng low-end. Em không phủ nhận những viện trợ của TQ nhưng những đồ đó LX thừa sức thay thế được. Tất nhiên lúc đó thì sẽ khó hơn cho VN và LX nhưng trong 10 năm thì hoàn toàn có thể điều chỉnh để thích ứng được hết. Thực tế từ sau 72 thì nguồn viện trợ từ TQ đã bị cắt giảm rất nhiều rồi.
 

khoái đao

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-800980
Ngày cấp bằng
21/12/21
Số km
246
Động cơ
16,065 Mã lực
Tuổi
37
Do phân công tùy vào năng lực sản xuất của mỗi nước thôi cụ, LX là hàng high-end còn TQ trình thấp hơn thì góp hàng low-end. Em không phủ nhận những viện trợ của TQ nhưng những đồ đó LX thừa sức thay thế được. Tất nhiên lúc đó thì sẽ khó hơn cho VN và LX nhưng trong 10 năm thì hoàn toàn có thể điều chỉnh để thích ứng được hết. Thực tế từ sau 72 thì nguồn viện trợ từ TQ đã bị cắt giảm rất nhiều rồi.
Ngoài Mig21 và Sam2 thì LX không có cái gi High-end so với TQ nhưng Mig21 và Sam2 cũng chỉ mang tính phòng thủ.

Vũ khí tấn công như đã liệt kê, TQ không thiếu món nào.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,329
Động cơ
899,332 Mã lực
BVN sang TQ hỏi ý kiến về đấu tranh vũ trang thì TQ khuyên là dùng chiến tranh du kích nổi dậy ở MN trước và bắt đầu từ các cấp tiểu đội, trung đội v.v lên...

Vũ khí TQ viện trợ cho VN là vũ khí tốt nhất họ có.
Thời gian đầu đồng bào MN đồng khởi mấy mắn lắm có khâu tự chế ngựa trời, đánh nhau trung đội với tiểu đội vào mắt.
Còn các lời "khuyên" của tầu thì người Việt có kinh nghiệm từ ĐBP và Giơ ne Vơ rồi. Tất nhiên vẫn nghe, nhưng không theo được.
Còn vũ khí tầu thời chống Mỹ ngoài Mig19 chỉ có CKC, AK, B40, 12ly8. Viện trợ chủ yếu là thuốc men, lương thực, thực phẩm. Ô tô có xe com măng cả Hồng Kỳ, xe tải giải phóng. Xe Giải phóng vào phía Nam không quá Thanh Hóa, vì vào sâu hơn chiến trường ác liệt, điều kiện đường xá bị bom Mỹ phá, xe không thích hợp!
 
Chỉnh sửa cuối:

hoviba

Xe container
Biển số
OF-375201
Ngày cấp bằng
26/7/15
Số km
5,662
Động cơ
318,232 Mã lực
Nơi ở
CH Séc
Thay đổi thì có nhưng vẫn chống lưng.
Quan hệ với LX của VN cũng có lúc trục trặc (thời xét lại Khrutsov ở LX, VN lên án "xét lại", gọi là "những con thỏ hòa bình chủ nghĩa", những cán bộ thân LX ở bắc VN bị thanh trừng, thất sủng)
Thiếu chỉ 1 trong 2 nước TQ hay LX, bắc VN không thể thắng.
Và VN luôn chỉ là một yếu tố trong rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ của các nước lớn Mỹ, TQ, LX.
Bắc VN thắng cũng 1 phần vì TQ và LX không bỏ rơi trong khi Nam VN sau 1973 thì bị Mỹ bỏ rơi, và việc Nam VN bị Mỹ bỏ rơi chính vì Indonesia (nước có vai trò quan trọng nhất chi phối Đông Nam Á) đã hoàn toàn đàn áp được phong trào CS trong thời Shuharto, Mỹ-TQ đã có hòa hoãn nên Mỹ k cần vai trò của Nam VN nữa.
Thêm 1 lý do giúp bắc VN thắng nữa là yếu tố giá dầu: cuộc chiến Arab vs Israel năm 1973 làm giá dầu mỏ tăng vọt, Liên Xô được hưởng lợi lớn về kinh tế còn Mỹ thì gặp khó khăn lớn, LX mạnh tay viện trợ còn Mỹ cắt giảm viện trợ.
Cụ quên một điều quan trọng là chính quyền Trung Quốc không muốn Việt Nam thống nhất. Họ muốn Việt Nam của chúng ta luôn trong tình trạng như ở bán đảo Triều Tiên. Việc Việt Nam thống nhất nằm ngoài dự tính của Trung Quốc, nên Trung Quốc mới hỗ trợ Khơ me đỏ quấy rối, phá hoại biên giới Tây Nam Việt Nam và gây ra cuộc chiến biên giới phía bắc kéo dài chục năm từ 1979. Bây giờ hai nước giao thương chẳng qua là để phát triển kinh tế của Trung Quốc, lợi dụng thị trường Việt Nam, nhưng nếu có cơ hội thì Trung Quốc cũng sẽ đối đầu với Việt Nam ngay.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top