- Biển số
- OF-16170
- Ngày cấp bằng
- 10/5/08
- Số km
- 5,345
- Động cơ
- 552,621 Mã lực
Những ngày này cách đây 49 năm, Mỹ dùng “pháo đài bay” B-52 đánh vào Hà Nội nhằm gây áp lực ở hội nghị Paris, buộc ta phải nhượng bộ đàm phán về cuộc chiến ở Việt Nam. Cả thế giới nín thở hướng về Hà Nội. Kết thúc chiến dịch 12 ngày đêm, 81 máy bay Mỹ bị bắn hạ (trong đó có 34 “pháo đài bay” B-52), buộc phía Mỹ tuyên bố chấm dứt ném bom Bắc Việt Nam, tiến hành ký kết Hiệp định Paris, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Có một sự kiện cho đến bây giờ nhiều người vẫn băn khoăn, đi tìm lời giải bởi chưa có một tài liệu chính thống và không chính thống nào đáng tin cậy và công khai về hai vấn đề sau cần được làm rõ:
1. Có đúng năm 1972 Liên Xô giúp ta tên lửa SAM3 chuyển qua biên giới Trung quốc bị giữ lại ở cửa khẩu Bằng Tường ?
2. Giáo sư Trần Đại Nghĩa là người “cải tiến” tên lửa SAM2 để bắn rơi “pháo đài bay” B-52 ?
Trên trang fb của anh Thành Hoàng Vĩnh có đăng bài của Đại tá Nguyễn Đình Hậu, nguyên trung đoàn trưởng e 277 và e 276, người nhận nhiệm vụ sang Baku, thủ đô nước Cộng hòa Azerbaizan để chuyển loại tên lửa SAM3 theo kế hoạch viện trợ quân sự khẩn cấp của Liên Xô
Anh Hoàng Vĩnh Thành là con trai cố Giáo sư Hoàng Minh Giám (người được Chủ tịch Hồ Chí Minh giới thiệu vào Chính phủ lâm thời đầu tiên của nước VNDCCH ngày 30-8-1945) nên có thể coi đây là một tư liệu lịch sử tin cậy.
Được sự đồng ý của anh Hoàng Vĩnh Thành, xin trân trọng giới thiệu bài viết !
----------------
Tháng 6 năm 1972, giữa lúc cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của Đế quốc Mỹ lên tới đỉnh cao, Trung đoàn 276 do đồng chí Phạm Sơn và Trung đoàn 277 do đồng chí Nguyễn Đình Hậu làm Trung đoàn trưởng được lệnh sang Baku, thủ đô nước Cộng hòa Azerbaizan để chuyển loại tên lửa SAM3 theo kế hoạch viện trợ quân sự khẩn cấp của Liên Xô.
Việc thành lập 2 trung đoàn ngày ấy được cấp trên ưu tiên tuyệt đối – cán bộ từ kỹ thuật viên các hệ đến cán bộ chỉ huy trung đội, đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn đều là những người có kinh nghiệm chiến đấu được chọn lọc từ các đơn vị tên lửa SAM2, còn trắc thủ và pháo thủ cùng một số nhân viên kỹ thuật khác đều là những sinh viên có sức khỏe tốt, có khả năng tiếp thu tốt được tuyển chọn từ nhiều trường Đại học.
Điều kiện cơ bản này đã giúp 2 trung đoàn tiếp thu chiến, kỹ thuật của loại tên lửa mới rất nhanh.
Tên lửa SAM3 có nhiều ưu việt hơn SAM2 – ngoài khả năng chống nhiễu tốt, số trận đánh được nhiều hơn, nhịp độ trận đánh được nhanh hơn.
SAM3 có khả năng diệt các loại máy bay bay ở độ cao 18 Km và ở cự ly 27 Km, thừa sức diệt pháo đài bay B52 của Mỹ bởi chúng thường bay ở độ cao trên dưới 10 Km.
Tháng 10/1972, hai trung đoàn thực hành diễn tập bắn đạn thật ở trường bắn Ashluk – từ khâu hành quân chiếm lĩnh trận địa, chuẩn bị khí tài, đạn, bệ … và thực hành bắn mục tiêu đều do cán bộ, chiến sỹ ta thực hiện, các bạn Liên Xô chỉ làm nhiệm vụ theo rõi và kiểm tra. Kết quả là cả hai trung đoàn thực hành diễn tập bắn đạn thật, diệt 100% mục tiêu được bạn đánh giá cao.
Thành tích bước đầu này đưa đến cho cán bộ, chiến sỹ trung đoàn 276 và 277 niềm tin tuyệt đối về khả năng diệt các loại máy bay Mỹ của loại tên lửa mới này. Tất cả đều hăm hở mong nhanh chóng được về nước, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đặc biệt là bắn rơi nhiều máy bay B52 – đối tượng tác chiến mà tên lửa SAM2 gặp khó khăn vì bị địch gây nhiễu nặng.
Việt Nam ơi! Ta chào người mẹ trẻ
Lại khai sinh thêm một anh hùng
Đứa con vừa chỉ đủ cánh đủ lông
Sẽ bay về trong cơn bão tố
Dập tắt hết những tàn lửa đỏ
Cho đất trời trở lại bình yên
Cho những dòng sông nước sẽ chảy êm đềm
Cho lòng mẹ thôi những đêm trăn trở.
Mấy câu thơ ngẫu hứng trên đây của Nguyễn Bá Thành phản ánh đầy đủ tâm trạng và khí thế của cán bộ, chiến sỹ trên lửa SAM3 ngày ấy. (Nguyễn Bá Thành là sinh viên Đại học nhập ngũ năm 1972 theo lệnh tổng động viên, được biên chế về trung đoàn 277 rồi sang Baku học tên lửa SAM3. Chiến tranh kết thúc, Bá Thành được về lại trường cũ tiếp tục đèn sách rồi trở thành một Phó Giáo sư, Tiến sỹ khoa học).
Do hoàn thành kế hoạch diễn tập, bắn đạn thật trước nên trung đoàn 277 về nước sớm hơn trung đoàn 276 mười ngày.
Tuy có muộn hơn – tối 18/12/1972 mới về nước nhưng trung đoàn 276 vẫn có đủ thơi gian để triển khai chiến đấu.
Tiếc thay! 12 ngày đêm không lực Hoa Kỳ dùng máy by B52 đánh phá ác liệt vào thủ đô, trái tim cả nước, nhưng trung đoàn 276 và 277 không đánh trả được vì không có đạn.
Thực tế thì khí tài, bệ phóng, đạn tên lửa SAM3 cùng các thiết bị khác được Liên Xô gửi sang đã về đất Trung Quốc, nằm tại ga Bằng Tường bên kia biên giới Việt – Trung nhưng do mưu đồ đen tối, Trung Quốc đã móc ngoặc với Mỹ nên họ đã cố tình giữ đạn lại, không cho đạn tên lửa về Việt Nam cùng khí tài và bệ phóng, mãi sang tháng 1/1973 họ mới cho ta nhận.
Một điều có thể khẳng định rằng: Nếu ngày ấy tên lửa SAM3 có đạn bắn thì với lực lượng khá mạnh – 12 đơn vị hỏa lực gồm 48 bệ phóng thì hai trung đoàn 276 và 277 đã cùng với các đơn vị tên lửa SAM2 bắn rơi tại chỗ nhiều máy bay B52 trong mấy ngày đầu buộc Không quân Đế quốc Mỹ phải sớm ngừng gây tội ác.
Đây là chuyện có thật và hoàn toàn chính xác, xin kể lại để chứng minh rằng ông bạn láng giềng nham hiểm đã hại ta như thế nào, đồng thời cũng là một minh chứng về bài viết “Thông điệp nhắn gửi các thế hệ mai sau”.
Sau chiến thắng vang dội tháng Chạp năm 1972, có người đưa tin “Đánh được B52 là nhờ có Giáo sư, Viện sỹ Trần Đại Nghĩa nối thêm tầng cho đạn tên lửa SAM2”, cũng có người đưa tin “do có tên lửa SAM3 đánh”. Là nhân chứng lịch sử người thực, việc thực, chúng tôi xin khẳng định rằng hai việc trên đây là không có.
- Tên lửa SAM2 diệt được các loại máy bay bay ở độ cao 27 Km và ở cự ly xa 34 Km thì cần gì phải nối thêm tầng cho đạn!
- Tên lửa SAM3 thì như đã nêu trên – Có đạn đâu mà đánh!
Là những người đã trực tiếp chiến đấu ở các đơn vị tên lửa SAM2/, chúng tôi đã gặp rất nhiều khó khăn mỗi lần chiến đấu bị máy bay địch gây nhiễu nặng. Vậy mà trong 12 ngày đêm tháng 12/1972, tên lửa SAM2 của ta đã bắn rơi nhiều máy bay B52 của Mỹ làm nên một Điện Biên Phủ trên không là một chiến công kỳ diệu thể hiện đầy đủ bản lĩnh kiên cường và trí thông minh sáng tạo của bộ đội tên lửa Việt Nam.
Tháng 5 năm 2015
(Đại tá Nguyễn Đình Hậu, Nguyên Trung đoàn trưởng trung đoàn 277 và 276)
Theo Trần Bá Việt
--------------
- Ảnh 1: Vài kỷ niệm những ngày dự huấn luyện sử dụng tên lửa SAM 3 tại Trung tâm Sitenchai, Bacu, Azerbaizan năm 1972. Anh Hoàng Vĩnh Thành thứ 2 từ trái qua (ảnh tư liệu gia đình)
- Ảnh 2: Tiểu đoàn 167, Trung đoàn 276 tên lửa phòng không Pechora (SAM 3) năm 1972 ở Trung tâm huấn luyện tên lửa phòng không Sitenchai, Ba-cu, Azerbaizan. Anh Hoàng Vĩnh Thành thứ 4 từ phải sang, hàng trước (ảnh tư liệu gia đình)
Có một sự kiện cho đến bây giờ nhiều người vẫn băn khoăn, đi tìm lời giải bởi chưa có một tài liệu chính thống và không chính thống nào đáng tin cậy và công khai về hai vấn đề sau cần được làm rõ:
1. Có đúng năm 1972 Liên Xô giúp ta tên lửa SAM3 chuyển qua biên giới Trung quốc bị giữ lại ở cửa khẩu Bằng Tường ?
2. Giáo sư Trần Đại Nghĩa là người “cải tiến” tên lửa SAM2 để bắn rơi “pháo đài bay” B-52 ?
Trên trang fb của anh Thành Hoàng Vĩnh có đăng bài của Đại tá Nguyễn Đình Hậu, nguyên trung đoàn trưởng e 277 và e 276, người nhận nhiệm vụ sang Baku, thủ đô nước Cộng hòa Azerbaizan để chuyển loại tên lửa SAM3 theo kế hoạch viện trợ quân sự khẩn cấp của Liên Xô
Anh Hoàng Vĩnh Thành là con trai cố Giáo sư Hoàng Minh Giám (người được Chủ tịch Hồ Chí Minh giới thiệu vào Chính phủ lâm thời đầu tiên của nước VNDCCH ngày 30-8-1945) nên có thể coi đây là một tư liệu lịch sử tin cậy.
Được sự đồng ý của anh Hoàng Vĩnh Thành, xin trân trọng giới thiệu bài viết !
----------------
Tháng 6 năm 1972, giữa lúc cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của Đế quốc Mỹ lên tới đỉnh cao, Trung đoàn 276 do đồng chí Phạm Sơn và Trung đoàn 277 do đồng chí Nguyễn Đình Hậu làm Trung đoàn trưởng được lệnh sang Baku, thủ đô nước Cộng hòa Azerbaizan để chuyển loại tên lửa SAM3 theo kế hoạch viện trợ quân sự khẩn cấp của Liên Xô.
Việc thành lập 2 trung đoàn ngày ấy được cấp trên ưu tiên tuyệt đối – cán bộ từ kỹ thuật viên các hệ đến cán bộ chỉ huy trung đội, đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn đều là những người có kinh nghiệm chiến đấu được chọn lọc từ các đơn vị tên lửa SAM2, còn trắc thủ và pháo thủ cùng một số nhân viên kỹ thuật khác đều là những sinh viên có sức khỏe tốt, có khả năng tiếp thu tốt được tuyển chọn từ nhiều trường Đại học.
Điều kiện cơ bản này đã giúp 2 trung đoàn tiếp thu chiến, kỹ thuật của loại tên lửa mới rất nhanh.
Tên lửa SAM3 có nhiều ưu việt hơn SAM2 – ngoài khả năng chống nhiễu tốt, số trận đánh được nhiều hơn, nhịp độ trận đánh được nhanh hơn.
SAM3 có khả năng diệt các loại máy bay bay ở độ cao 18 Km và ở cự ly 27 Km, thừa sức diệt pháo đài bay B52 của Mỹ bởi chúng thường bay ở độ cao trên dưới 10 Km.
Tháng 10/1972, hai trung đoàn thực hành diễn tập bắn đạn thật ở trường bắn Ashluk – từ khâu hành quân chiếm lĩnh trận địa, chuẩn bị khí tài, đạn, bệ … và thực hành bắn mục tiêu đều do cán bộ, chiến sỹ ta thực hiện, các bạn Liên Xô chỉ làm nhiệm vụ theo rõi và kiểm tra. Kết quả là cả hai trung đoàn thực hành diễn tập bắn đạn thật, diệt 100% mục tiêu được bạn đánh giá cao.
Thành tích bước đầu này đưa đến cho cán bộ, chiến sỹ trung đoàn 276 và 277 niềm tin tuyệt đối về khả năng diệt các loại máy bay Mỹ của loại tên lửa mới này. Tất cả đều hăm hở mong nhanh chóng được về nước, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đặc biệt là bắn rơi nhiều máy bay B52 – đối tượng tác chiến mà tên lửa SAM2 gặp khó khăn vì bị địch gây nhiễu nặng.
Việt Nam ơi! Ta chào người mẹ trẻ
Lại khai sinh thêm một anh hùng
Đứa con vừa chỉ đủ cánh đủ lông
Sẽ bay về trong cơn bão tố
Dập tắt hết những tàn lửa đỏ
Cho đất trời trở lại bình yên
Cho những dòng sông nước sẽ chảy êm đềm
Cho lòng mẹ thôi những đêm trăn trở.
Mấy câu thơ ngẫu hứng trên đây của Nguyễn Bá Thành phản ánh đầy đủ tâm trạng và khí thế của cán bộ, chiến sỹ trên lửa SAM3 ngày ấy. (Nguyễn Bá Thành là sinh viên Đại học nhập ngũ năm 1972 theo lệnh tổng động viên, được biên chế về trung đoàn 277 rồi sang Baku học tên lửa SAM3. Chiến tranh kết thúc, Bá Thành được về lại trường cũ tiếp tục đèn sách rồi trở thành một Phó Giáo sư, Tiến sỹ khoa học).
Do hoàn thành kế hoạch diễn tập, bắn đạn thật trước nên trung đoàn 277 về nước sớm hơn trung đoàn 276 mười ngày.
Tuy có muộn hơn – tối 18/12/1972 mới về nước nhưng trung đoàn 276 vẫn có đủ thơi gian để triển khai chiến đấu.
Tiếc thay! 12 ngày đêm không lực Hoa Kỳ dùng máy by B52 đánh phá ác liệt vào thủ đô, trái tim cả nước, nhưng trung đoàn 276 và 277 không đánh trả được vì không có đạn.
Thực tế thì khí tài, bệ phóng, đạn tên lửa SAM3 cùng các thiết bị khác được Liên Xô gửi sang đã về đất Trung Quốc, nằm tại ga Bằng Tường bên kia biên giới Việt – Trung nhưng do mưu đồ đen tối, Trung Quốc đã móc ngoặc với Mỹ nên họ đã cố tình giữ đạn lại, không cho đạn tên lửa về Việt Nam cùng khí tài và bệ phóng, mãi sang tháng 1/1973 họ mới cho ta nhận.
Một điều có thể khẳng định rằng: Nếu ngày ấy tên lửa SAM3 có đạn bắn thì với lực lượng khá mạnh – 12 đơn vị hỏa lực gồm 48 bệ phóng thì hai trung đoàn 276 và 277 đã cùng với các đơn vị tên lửa SAM2 bắn rơi tại chỗ nhiều máy bay B52 trong mấy ngày đầu buộc Không quân Đế quốc Mỹ phải sớm ngừng gây tội ác.
Đây là chuyện có thật và hoàn toàn chính xác, xin kể lại để chứng minh rằng ông bạn láng giềng nham hiểm đã hại ta như thế nào, đồng thời cũng là một minh chứng về bài viết “Thông điệp nhắn gửi các thế hệ mai sau”.
Sau chiến thắng vang dội tháng Chạp năm 1972, có người đưa tin “Đánh được B52 là nhờ có Giáo sư, Viện sỹ Trần Đại Nghĩa nối thêm tầng cho đạn tên lửa SAM2”, cũng có người đưa tin “do có tên lửa SAM3 đánh”. Là nhân chứng lịch sử người thực, việc thực, chúng tôi xin khẳng định rằng hai việc trên đây là không có.
- Tên lửa SAM2 diệt được các loại máy bay bay ở độ cao 27 Km và ở cự ly xa 34 Km thì cần gì phải nối thêm tầng cho đạn!
- Tên lửa SAM3 thì như đã nêu trên – Có đạn đâu mà đánh!
Là những người đã trực tiếp chiến đấu ở các đơn vị tên lửa SAM2/, chúng tôi đã gặp rất nhiều khó khăn mỗi lần chiến đấu bị máy bay địch gây nhiễu nặng. Vậy mà trong 12 ngày đêm tháng 12/1972, tên lửa SAM2 của ta đã bắn rơi nhiều máy bay B52 của Mỹ làm nên một Điện Biên Phủ trên không là một chiến công kỳ diệu thể hiện đầy đủ bản lĩnh kiên cường và trí thông minh sáng tạo của bộ đội tên lửa Việt Nam.
Tháng 5 năm 2015
(Đại tá Nguyễn Đình Hậu, Nguyên Trung đoàn trưởng trung đoàn 277 và 276)
Theo Trần Bá Việt
--------------
- Ảnh 1: Vài kỷ niệm những ngày dự huấn luyện sử dụng tên lửa SAM 3 tại Trung tâm Sitenchai, Bacu, Azerbaizan năm 1972. Anh Hoàng Vĩnh Thành thứ 2 từ trái qua (ảnh tư liệu gia đình)
- Ảnh 2: Tiểu đoàn 167, Trung đoàn 276 tên lửa phòng không Pechora (SAM 3) năm 1972 ở Trung tâm huấn luyện tên lửa phòng không Sitenchai, Ba-cu, Azerbaizan. Anh Hoàng Vĩnh Thành thứ 4 từ phải sang, hàng trước (ảnh tư liệu gia đình)
Chỉnh sửa cuối: