- Biển số
- OF-13836
- Ngày cấp bằng
- 10/3/08
- Số km
- 1,113
- Động cơ
- 528,024 Mã lực
- Website
- www.giangduydat.vn
Xin chia sẻ với các bác chút kinh nghiệm cá nhân (cá nhân thôi nhé!) về quan điểm về Nikon - Canon và Ưu nhược - Đặc thù của mỗi hãng.
1- Lan man chút về Nikon:
Thực ra, chọn 1 Hãng, 1 chiếc máy nhiều khi cũng theo cảm tính (với những người chuyên nghiệp). Còn với dân Amatuer thì thiết nghĩ cứ "hội chứng đám đông" là ổn. Ở Việt nam điều đó càng đúng, tiêu chí chính theo em: " Kinh tế - Tiết kiệm - Hiệu quả - Khấu hao thấp".
Hãng Nikon:
Được người dùng Việt nam biết đến từ những Model máy chụp film với:
+ Kết cấu máy bền vững.
+ Dáng máy chuyên nghiệp.
+ Nhiều lựa chọn ống kính và tính tương thích cao.
Thời kì chuyển sang máy ảnh số Nikon đã từng nổi tiếng với D70 "máy bán chạy nhất thế giới".
Tuy nhiên, thế hệ D1/D1x/D2/D100, D70/D70s/D50 có cơ chế cân bằng trắng thiếu ưu việt, nhất là khi chụp nơi ánh sáng thiếu (sáng sớm, chiều tà và nơi dâm mát...).
Phải mất một thời gian dài khi D200 ra đời, một bước ngoặt rất lớn về cân bằng trắng. Kế theo đó là sự ra đời của D80, Nikon một lần nữa khẳng định "không để cho các fan Nikon phải phiền lòng".
Một loạt Model ra đời sau (thế hệ 2006-2007) như D40/D40x/D60 thêm một lần nữa khẳng định vị trí không chia sẻ của Nikon.
Tiếp sau, Nikon D300 và D3 ra đời cùng sự "yểm trợ" của D700, Nikon chiếm dần các phân khúc trước đây mình bỏ ngỏ. Yếu điểm về tốc độ canh nét được khắc phục một cách....đột phá.
2- Tản mạn vài phút về Canon:
Ngay từ những Model đầu tiên của dòng DSLR như EOS300D/EOSD30/D60/10D Canon đã tỏ ra rất ưu thế về hệ thống cân bằng trắng. Yếu điểm của thế hệ nàylà tốc độ xử lí (Digic thế hệ I) hơi chậm so với Nikon và các thế hệ sau của Canon.
Loạt Model sau: EOS350D/EOS20D/30D/1D markII/1Ds mark II Canon một lần nữa cho người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn phong phú.
Sự xuất hiện sớm của Canon EOS5D, máy bán chuyên nghiệp với cảm biến full frame cho chất lượng đột phá mà mãi tận sau này Nikon mới theo kịp.
Sựu xuất hiện của Model thế hệ sau cực kì ưu việt của công nghệ xử lí DigicIII với tính năng làm sạch sensor tự động.
Tuy nhiên, chính sự nỗ lực này của Canon làm thất vọng một số fan chuyên nghiệp bởi tone màu cực kì khó chịu của dòng 40D/1D markIII, 1Ds markIII mà khi đó, nhiều fan Canon giã từ Canon cũng vì sự "cải lùi" này. Hay chí ít, họ cũng quay trở lại với nhưng Model đời trước của Canon như:
+ EOS 1D markII N thay 1DmarkIII,
+ EOS 1Ds markII thay cho 1DsmarkIII,
+ EOS 30D thay cho EOS30D (cái này ít vì đối tượng chơi dòng này là dân bán chuyên nghiệp).
3- Sự "hòa trộn" của Nikon - Canon:
+ Hai hãng với nhưng cải tiến để ''về gần nhau hơn" trong thời đại của toàn cầu hóa và mọi sản phẩm đều hướng về lợi ích người tiêu dùng, khi mà ngưới tiêu dùng thế kỉ mới ngày càng thông thái.
+ Những máy Canon cũng như Nikon thế hệ mới có tone màu trở nên càng gần nhau hơn (chứ không có khoảng cách xa như trước).
+ Những công nghệ tân tiến nhất: nhận diện mặt(face detection), ngắm trực tiếp qua LCD(live view) và chùi sensor tự động (auto clear sensor) dều xuất hiện ở cả các sản phẩm của hai hãng.
+ Sự chạy đua ráo riết, bám sát nhau tới từng phút bằng nhưng chiêu truyền thống nhưng rất...giống nhau
4- Kết luận cuối:
* Đến với Canon khi:
+ Bạn có rủng rỉnh tiền.
+ Muốn cảm giác luôn chới với với serier L.
+ Nhàn, dễ chụp, thân thiện về giao diện.
+ Phù hợp hội chứng "đám đông"
+ Tính thanh khoản cao hơn chút...
* Đến với Nikon bạn được gì:
+ Tiết kiệm ngân quĩ cho gia đình,
+ Hiệu quả sử dụng cao,
+ Cấu trúc chắc chắn, bền bỉ.
+ Chi tiết ảnh sắc sảo,
+ Thích hợp hơn khi chụp phong cảnh...
Một bài viết khác ở Xóm nhiếp ảnh của Giang Duy Đạt về Canon và Nikon:
====================================================
Báo cho các Canonfan đừng vội vui (tớ cũng là fanCanon đấy nhé) là hiện tỉ lệ bán Nikon tại GDĐ đang trên 60% (nếu chỉ tính riêng Nikon và Canon) đó.
Tại sao nói vậy?
1- Các thế hệ trước như D100/D70/D70s/D50 cân bằng trắng của Nikon thế hệ đó kém ưu việt hơn Canon 300D/10D/20D/350D. Khi chụp ở điều kiện sáng sáng yếu hay ngả sang xanh tím.
2- Các thế hệ sau như D200/D80/D40/D40x/D60/D300...Nikon đã khẳng định được chỗ đứng của mình trên thị trường. Cân bằng trắng thế hệ sau hoạt động rất tốt trong mọi điều kiện ánh sáng.
3- Cảm biến của Nikon luôn cho ảnh chi tiết hơn(sắc nét hơn) và tone màu khá trung thực (còn Canon đôi khi là tươi hơn màu thực).
4- Các lens phổ dụng của Nikon giá rất hợp lý so với giá trị sử dụng lại có cấu trúc bền vững. Canon chỉ hơn có "giải pháp f=1:4" còn Nikon thì bỏ qua khoảng này (nói cách khác là chưa đưa ra)...
Việc chọn máy thực ra cần một hai tiêu chí cụ thể nếu không sẽ rất khó khăn. Và cũng có nhiều tiêu chí có tính chất "ngược nhau", như thế cũng sẽ không thể có 2 tiêu chí "ngược nhau" để chọn máy.
======================================================
Vài dòng cá nhân lan man.
Nếu khiếm khuyết xin mọi người bỏ qua.
Thân mến: Giang Duy Đạt.
1- Lan man chút về Nikon:
Thực ra, chọn 1 Hãng, 1 chiếc máy nhiều khi cũng theo cảm tính (với những người chuyên nghiệp). Còn với dân Amatuer thì thiết nghĩ cứ "hội chứng đám đông" là ổn. Ở Việt nam điều đó càng đúng, tiêu chí chính theo em: " Kinh tế - Tiết kiệm - Hiệu quả - Khấu hao thấp".
Hãng Nikon:
Được người dùng Việt nam biết đến từ những Model máy chụp film với:
+ Kết cấu máy bền vững.
+ Dáng máy chuyên nghiệp.
+ Nhiều lựa chọn ống kính và tính tương thích cao.
Thời kì chuyển sang máy ảnh số Nikon đã từng nổi tiếng với D70 "máy bán chạy nhất thế giới".
Tuy nhiên, thế hệ D1/D1x/D2/D100, D70/D70s/D50 có cơ chế cân bằng trắng thiếu ưu việt, nhất là khi chụp nơi ánh sáng thiếu (sáng sớm, chiều tà và nơi dâm mát...).
Phải mất một thời gian dài khi D200 ra đời, một bước ngoặt rất lớn về cân bằng trắng. Kế theo đó là sự ra đời của D80, Nikon một lần nữa khẳng định "không để cho các fan Nikon phải phiền lòng".
Một loạt Model ra đời sau (thế hệ 2006-2007) như D40/D40x/D60 thêm một lần nữa khẳng định vị trí không chia sẻ của Nikon.
Tiếp sau, Nikon D300 và D3 ra đời cùng sự "yểm trợ" của D700, Nikon chiếm dần các phân khúc trước đây mình bỏ ngỏ. Yếu điểm về tốc độ canh nét được khắc phục một cách....đột phá.
2- Tản mạn vài phút về Canon:
Ngay từ những Model đầu tiên của dòng DSLR như EOS300D/EOSD30/D60/10D Canon đã tỏ ra rất ưu thế về hệ thống cân bằng trắng. Yếu điểm của thế hệ nàylà tốc độ xử lí (Digic thế hệ I) hơi chậm so với Nikon và các thế hệ sau của Canon.
Loạt Model sau: EOS350D/EOS20D/30D/1D markII/1Ds mark II Canon một lần nữa cho người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn phong phú.
Sự xuất hiện sớm của Canon EOS5D, máy bán chuyên nghiệp với cảm biến full frame cho chất lượng đột phá mà mãi tận sau này Nikon mới theo kịp.
Sựu xuất hiện của Model thế hệ sau cực kì ưu việt của công nghệ xử lí DigicIII với tính năng làm sạch sensor tự động.
Tuy nhiên, chính sự nỗ lực này của Canon làm thất vọng một số fan chuyên nghiệp bởi tone màu cực kì khó chịu của dòng 40D/1D markIII, 1Ds markIII mà khi đó, nhiều fan Canon giã từ Canon cũng vì sự "cải lùi" này. Hay chí ít, họ cũng quay trở lại với nhưng Model đời trước của Canon như:
+ EOS 1D markII N thay 1DmarkIII,
+ EOS 1Ds markII thay cho 1DsmarkIII,
+ EOS 30D thay cho EOS30D (cái này ít vì đối tượng chơi dòng này là dân bán chuyên nghiệp).
3- Sự "hòa trộn" của Nikon - Canon:
+ Hai hãng với nhưng cải tiến để ''về gần nhau hơn" trong thời đại của toàn cầu hóa và mọi sản phẩm đều hướng về lợi ích người tiêu dùng, khi mà ngưới tiêu dùng thế kỉ mới ngày càng thông thái.
+ Những máy Canon cũng như Nikon thế hệ mới có tone màu trở nên càng gần nhau hơn (chứ không có khoảng cách xa như trước).
+ Những công nghệ tân tiến nhất: nhận diện mặt(face detection), ngắm trực tiếp qua LCD(live view) và chùi sensor tự động (auto clear sensor) dều xuất hiện ở cả các sản phẩm của hai hãng.
+ Sự chạy đua ráo riết, bám sát nhau tới từng phút bằng nhưng chiêu truyền thống nhưng rất...giống nhau
4- Kết luận cuối:
* Đến với Canon khi:
+ Bạn có rủng rỉnh tiền.
+ Muốn cảm giác luôn chới với với serier L.
+ Nhàn, dễ chụp, thân thiện về giao diện.
+ Phù hợp hội chứng "đám đông"
+ Tính thanh khoản cao hơn chút...
* Đến với Nikon bạn được gì:
+ Tiết kiệm ngân quĩ cho gia đình,
+ Hiệu quả sử dụng cao,
+ Cấu trúc chắc chắn, bền bỉ.
+ Chi tiết ảnh sắc sảo,
+ Thích hợp hơn khi chụp phong cảnh...
Một bài viết khác ở Xóm nhiếp ảnh của Giang Duy Đạt về Canon và Nikon:
====================================================
Báo cho các Canonfan đừng vội vui (tớ cũng là fanCanon đấy nhé) là hiện tỉ lệ bán Nikon tại GDĐ đang trên 60% (nếu chỉ tính riêng Nikon và Canon) đó.
Tại sao nói vậy?
1- Các thế hệ trước như D100/D70/D70s/D50 cân bằng trắng của Nikon thế hệ đó kém ưu việt hơn Canon 300D/10D/20D/350D. Khi chụp ở điều kiện sáng sáng yếu hay ngả sang xanh tím.
2- Các thế hệ sau như D200/D80/D40/D40x/D60/D300...Nikon đã khẳng định được chỗ đứng của mình trên thị trường. Cân bằng trắng thế hệ sau hoạt động rất tốt trong mọi điều kiện ánh sáng.
3- Cảm biến của Nikon luôn cho ảnh chi tiết hơn(sắc nét hơn) và tone màu khá trung thực (còn Canon đôi khi là tươi hơn màu thực).
4- Các lens phổ dụng của Nikon giá rất hợp lý so với giá trị sử dụng lại có cấu trúc bền vững. Canon chỉ hơn có "giải pháp f=1:4" còn Nikon thì bỏ qua khoảng này (nói cách khác là chưa đưa ra)...
Việc chọn máy thực ra cần một hai tiêu chí cụ thể nếu không sẽ rất khó khăn. Và cũng có nhiều tiêu chí có tính chất "ngược nhau", như thế cũng sẽ không thể có 2 tiêu chí "ngược nhau" để chọn máy.
======================================================
Vài dòng cá nhân lan man.
Nếu khiếm khuyết xin mọi người bỏ qua.
Thân mến: Giang Duy Đạt.