ăn thua gì các cụ ơi, có lúc phải đi bộ cả chục cây số mới đến được chỗ làm, dân ở đây rất nghèo và trình độ rất thấp, ăn uống tiếu thốn, điện cũng không có. Thỉnh thoảng trẻ em ở đây được bố mẹ mua cho một ít bánh kẹo thì toàn loại gia công kém chất lượng, không ăn còn tốt hơn. Mùa đông đến trẻ em toàn đi chân đất, quần áo cũng sơ sài. Có lần đi làm thấy mấy đứa nhỏ không có quần áo, định mang cho mấy đứa mấy bộ quàn áo mình mang đi làm giẻ lau, nhưng ngại bố mẹ chúng nó nên lại thôi. 17 - 18 tuổi đã có 2 -3 đứa con, bố mẹ không có điều kiện và có lẽ cũng không quan tâm nên để bọn trẻ con thiếu thốn đủ đường, học hành cũng không đến nơi đến chốn, cứ vậy từ thế hệ này sang thế hệ khác chẳng có gì thay đổi nhiều. Em nói thật, **** và Nhà nước mình còn có tội với họ lắm. Bao nhiêu công trình kiên cố ở thủ đô được xây dựng, những công trình tưởng niệm, những văn phòng hiện đại, những con đường, những dự án bở dở và chính con người làm dự án, họ được hưởng lương rất cao (vì nhiều lý do, nào là đi công tác xa, khó khăn) sao họ không hiểu đó là tiền của những người nghèo, những người xứng đáng được nhận tiền nhiều hơn mình, được quan tâm hơn vì họ còn thiếu nhiều và nhiều lắm so với mình.
Đoạn đường từ bản Chắt ra Lộc bình mà anh em mình đi thực chất nó kô khó thế, trước đây dân vẫn đi lại bốn mua, nhưng do mấy ông chở vật liệu để làm đường vành đai biên giới, trọng tải đường thiết kế là 13T những mấy ông đấy toàn chở 40-50T làm gì mà không hỏng. Lúc đường hỏng rồi thì mấy ông cán bộ mới cấm đường. Chán thật, cuối cùng thì dân vẫn khổ.