Ngay lúc này đây, cụ cho biết điểm nào nóng, điểm nào không nóng? Bao nhiêu người sẽ đồng ý với cụ, bao nhiêu người không? Và sau 10 năm nữa liệu chỗ nào đúng, chỗ nào sai? Với sự phức tạp của thị trường BĐS, một quyết định "tránh bão" với tư duy thuần tuý là cất trữ tiền bỗng trở thành một quyết định đầu tư đầy may rủi.
Có một chi tiết nhiều cụ nhầm, là đất không tự sinh ra, nhưng không biết là nó có thể chuyển từ dạng này sang dạng khác. Cụ thể là chuyển từ đất nông nghiệp sang đất thổ cư. Với tốc độ dịch chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp nhanh như như hiện nay, đất nông nghiệp bỏ hoang ngày càng nhiều tạo điều kiện cho việc chuyển đổi diễn ra ngày một nhanh. Sự mở rộng của đô thị HN là một ví dụ. Hàng chục nghìn héc ta dự án quanh HN đang chờ giải toả và xây dựng, nhưng quanh đó là hàng trăm nghìn héc ta đất nông nghiệp đang chờ quá trình đô thị hoá tràn đến là chuyển mình hoá thành đất thổ cư. Với 270 tỷ m2 đất nông nghiệp hiện hữu (27 triệu héc ta), chỉ cần chuyển 1% số đó ra đất thổ cư bán với giá bình quân 500$/m2 thì cần tới 1.350 tỷ đô, gấp 5 lần GDP Việt Nam, mới mua nổi. Nên nhớ là mới 1% thôi đấy.
Cũng vì bài học này mà tạo ra nỗi sợ khiến nhiều người trả giá oan uổng. Ở VN, sau thời kỳ bao cấp, người VN và vài nước khác có những nỗi sợ hãi cũng như nỗi thèm khát rất riêng, rất hiếm gặp. Đó là nỗi sợ tiền mất giá, khiến chúng ta lúc nào cũng canh cánh mua vàng, mua đô, mua đất để tránh rủi ro. Đó là sự thèm khát sở hữu BĐS đến mức hầu như ở VN hiếm ai giầu có một chút lại chỉ có một cái nhà. Nỗi sợ hãi và sự thèm khát đó khiếm người ta quên mất rằng: trên đời này có nhiều cách giữ tiền, chứ không chỉ có mỗi gửi tiết kiệm lấy lãi.
Việc so sánh gửi tiết kiệm lấy lãi chỉ để thấy việc thuê nhà là có lợi hơn mua, chứ không phải lấy tiền tiết kiệm đi thuê. Ví dụ một người như nhà cháu đang kinh doanh với tỷ suất sinh lời cao gấp vài lần ngân hàng, thì càng không dại gì vác tiền đi mua nhà. Một anh bạn đang có vài căn shop-house cho tỷ suất sinh lời cao gần gấp đôi ngân hàng, trong khi giá căn đó vẫn tăng đều hàng năm. Một chị bạn dân tài chính rất khoái mua cổ phiếu kiểu "đầu tư giá trị", tức là nhắm cổ phiếu nào của mấy công ty sản xuất làm ăn tử tế, chia cổ tức đều, năm nào ngồi cộng NAV các cổ phiểu nắm giữ kèm cổ tức cũng thấy tăng trưởng 15-20%. Rất nhiều những con người như vậy nhìn vào giá thuê nhà và giá nhà thì đều có quyết định giống nhau, là đi thuê. Thay vì mắc kẹt một đống tiền vào một căn nhà nào đó, những người như nhà cháu cơ cơ hội cầm tiền đi làm việc khác có ích hơn, hiệu quả hơn, vậy thôi. Sau vài năm, với một số người, tiền để mua nhà có thể đẻ ra vài căn nhà khác, nhưng với nhiều người khác, ngôi nhà đó buộc chân họ lại, làm trôi đi những cơ hội quý giá.