- Biển số
- OF-442139
- Ngày cấp bằng
- 2/8/16
- Số km
- 162
- Động cơ
- 211,230 Mã lực
Em xin phép trả lời mấy ý của cụ:Em không hiểu cụ trải nghiệm thế nào ở đâu chứ em học hết DH ở VN, qua Tây học và làm việc giờ là 15 năm em thấy học để TN cũng dễ chứ không khó (1). Còn rèn luyện thực tế thì SV Tây em thấy cũng chỉ được kì thực tập công ty, phần lớn thời gian là ở trường rèn luyện (tất nhiên bên này có điều kiện). DH bằng đỏ mà phỏng vấn như gà công nghiệp chắc ở VN chứ bên này không có chuyện đó đâu (2). Em hồi ra trường ngoài cái bằng cũng không có soft skill gì hết hỏi gì em biết thì em trả lời đấy, tự nhiên là xong thôi. Có lẽ giờ bí kíp nhiều quá nên các cháu dễ bị tẩu hoả nhập ma (3)
1. Em cũng gần như cụ, học ĐH ở VN, sau đó trải nghiệm trường Tây, vậy nên, có cơ sở để thấy những cái thiếu của học sinh, sinh viên VN khi ra môi trường quốc tế. Kiến thức sách vở thì cũng (có thể) ghê gớm lắm, nhưng khi thảo luận "case study", hay làm thuyết trình ý kiến của mình thì ấp úng, đi thực tập trong môi trường đa quốc tịch thì lù rù, cố mà né nêu quan điểm vì chẳng biết diễn đạt sao cho gãy gọn, thuyết phục; có ấm ức cũng mang trong lòng. Rồi khi về nhà, có mấy đứa VN với nhau mới bắt đầu xả. Chung quy lại thì vẫn phải chịu thiệt.
Còn việc "dễ" hay "khó" thì lại tuỳ người, em học & tốt nghiệp thì cảm nhận là "không khó", điểm chuyên môn cao hơn cả tây lông, chủ tây gạ ở lại làm việc lâu dài. Nhưng cũng có nhiều bạn khác thì trầy trật mãi không xong. Chung quy lại, cứ đạt yêu cầu thì ra trường, không thì đóng tiền học lại. Về cơ bản, giáo dục cũng là một ngành kinh doanh thôi mà, nhưng cũng như các ngành nghề khác, dịch vụ tốt thì mới tồn tại được.
2. Gà công nghiệp chính xác là em đang nói ở VN đấy cụ ạ, chứ còn trước đây em có làm việc với 1 cậu người Anh. Sinh viên mới tốt nghiệp lò dò sang VN làm, nhưng rất tự tin, trình bày quan điểm rõ ràng, có ý kiến khác với sếp (người Việt) là trao đổi luôn, đúng thì nghe, không đúng là bật thật lực.
3. Bí kíp thì em nghĩ là có nhiều, và lâu rồi. Các khác là tụi nước ngoài nó đã áp dụng từ mấy kiếp, còn ở mình thì mới gần đây. Hệ quả là, tính đến thời điểm hiện tại, khả năng cạnh tranh của nhân sự VN (xét trên mặt bằng chung) là kém hơn nhiều khi ra môi trường quốc tế. Vậy nếu có điều kiện, sao mình không tạo cơ hội cho thế hệ tiếp theo ạ? Cái lối học kiểu cày cuốc mấy chục năm nay đang có kết quả thế nào ạ?
Chung quy lại, giống một cụ có kết luận từ đầu thớt, các cụ nhà mình khá là buồn cười. Bình thường thì chửi chị dục ghê lắm, nhưng khi có thằng thử nghiệm, áp dụng phương pháp mới, học theo cách của tây thì lại quay sang khen phương pháp truyền thống, coi những thứ kia mới là bỏ đi. Kể cả kết quả của những thằng như Vinschool có không thành công đi, thì em nghĩ nó cũng chẳng tồi tệ hơn nổi mặt bằng chung của đại đa số trường công đâu ạ. Vì vốn dĩ nó đang nằm ở đáy rồi. Em thật.