[Funland] Chuyện học thêm và ...

dongnat123

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-477830
Ngày cấp bằng
19/12/16
Số km
8,493
Động cơ
272,225 Mã lực
Nhà em 3 đứa, chưa quà cáp, học thêm bao giờ mặc dù biết có thể bị ghét. Thỉnh thoảng em kiểm tra kiến thức cơ bản thấy ổn là được
 

cobangchuacotien

Xe tăng
Biển số
OF-538549
Ngày cấp bằng
25/10/17
Số km
1,243
Động cơ
177,088 Mã lực
Không cấm các con học thêm trường thì chửi, mà cấm thì kêu y văn nguyên thà không cấm còn hơn! Theo em cấm là đúng vì:
1. HS thích học thêm ở đâu thì học, không gượng ép như trước đây ( F1 của em không học thêm các môn của các cô đấy tại trường).
2. Giáo viên có quyền chọn lựa học sinh. Nếu thày/cô chịu khó tìm hiểu để dạy tốt và giỏi, kéo đc nhiều học sinh học lắm.
Ngoài ra, phụ huynh học sinh cũng đỡ lăn tăn nếu con không học thêm thì sợ cô ghét. Mà học thêm ở trường em thấy không ăn thua đâu, vẫn phải đi học thêm ngoài đó.
 

j23

Xe container
Biển số
OF-471375
Ngày cấp bằng
18/11/16
Số km
6,293
Động cơ
4,658 Mã lực
Chuyện trong nhà:
- Thời đỉnh cao của anh chị bên nhà ông anh rể em: thu nhập từ dạy thêm tầm 300M/tháng, toàn bọn đầu to mắt cận đi thi oánh giải, giờ các bác ấy già và ham muốn cày tiền cũng bớt nên cũng hạn chế dạy thêm nhiều lắm rồi...
Đứa cháu nhà em ngày xưa sang đó học 1 tháng thì cũng chuột rút vì ko theo nổi :) Ngày xưa thi chỉ toàn các kì thi do Trường/Sở/Bộ GD tổ chức.
- F1 nhà em hiện giờ ko học thêm văn hóa gì ở ngoài, chỉ học thêm thể thao, nhưng trong lớp thể thao của nó giờ cũng đang rụng rần thành viên vì các bố mẹ chuyển các con dần từ lịch học thể thao sang học chữ, do áp lực thi cử và thành tích của bọn bạn trên trường :( Chán nhất là những vị ngày xưa to mồm nhất là trẻ con chơi là chính học dell gì lắm...thì giờ lại là những vị rút con đi học văn hóa đầu tiên (cho dù mấy đứa đó thi thố vẫn thuộc Top của lớp chuyên). Có lẽ giờ các kì thi online của ty tỷ tổ chức phổ biến quá rồi nên các bố mẹ "bị" áp lực khi nhìn thấy bạn này bạn kia thi các cái đó và ăn giải chăng??? Cái lịch thi mà nhà trường gửi hướng dẫn về cho các con, dell mẹ em thấy tháng nào cũng có kì thi luôn mỗi kì là phí thi 300-500K...Chính thế này nên bọn trẻ con mới bị ép đi học thêm nhiều! Công thì học thêm kiể Công, Tư thì học thêm kiểu Tư..
 

Lilak

Xe tải
Biển số
OF-577426
Ngày cấp bằng
4/7/18
Số km
490
Động cơ
145,329 Mã lực
Ko liên quan lắm nhưng có liên quan tới cái sự HỌC... em xin nhờ các cụ tí a


Em đang làm kinh doanh . Thấy cũng nhiều thứ cần học & nên để làm chủ Phần việc (Doanh nghiệp Của mình ) cho tốt hơn. Có điều nhiều choice quá nên em hơi khó lựa chọn.
trước mắt để thiết thực em định học khoá marketing online / Digital Marketing. Lên mạng cũng search nhiều lớp và nơi QC quá đành lên đây hỏi các cụ kinh nghiệm thực tế
Tầm này cũng tiền mình bỏ ra . Cái sự học thời gian này cũng cần thiết thực chứ tuổi này hết tuổi học rồi ạ

em đa tạ
 

j23

Xe container
Biển số
OF-471375
Ngày cấp bằng
18/11/16
Số km
6,293
Động cơ
4,658 Mã lực
Ko liên quan lắm nhưng có liên quan tới cái sự HỌC... em xin nhờ các cụ tí a


Em đang làm kinh doanh . Thấy cũng nhiều thứ cần học & nên để làm chủ Phần việc (Doanh nghiệp Của mình ) cho tốt hơn. Có điều nhiều choice quá nên em hơi khó lựa chọn.
trước mắt để thiết thực em định học khoá marketing online / Digital Marketing. Lên mạng cũng search nhiều lớp và nơi QC quá đành lên đây hỏi các cụ kinh nghiệm thực tế
Tầm này cũng tiền mình bỏ ra . Cái sự học thời gian này cũng cần thiết thực chứ tuổi này hết tuổi học rồi ạ

em đa tạ
Gần chục củ cũng đáng để di học và mở mang thêm, chủ yếu là để nhân viên nó lừa mình thôi cụ à :)
MKT Online nó thay đổi theo tháng, nên ko update thường xuyên qua việc tự tay làm từ đầu tới cuối thì ko ăn thua..
 

LuckyCar

Xe container
Biển số
OF-48864
Ngày cấp bằng
16/10/09
Số km
8,156
Động cơ
2,951,541 Mã lực
Nơi ở
Internet
Chuyện không mói nhưng không cũ! Ấy là chuyện dạy thêm. Có các thông tư,nghị định...cấm dạy thêm! Nói gọn,hẹp trong các trường. Ấy thế nhưng các trường,các cô thật là tài! Thành lập ngay các trung tâm học thêm,thuê địa điểm ngoài ngay cạnh trường,và liên tục thông báo cho các phụ huynh lịch học và .....chắc khỏi viết nữa nhỉ các bác. Thật là chán! Thà đừng cấm để cho dạy thêm trong trường như xưa đi cho rẻ!
Ít nhất con mình học đích danh giáo viên bộ môn,không tiến bộ hay không đạt cũng còn có kẻ túm tóc.Đằng nào chả phải học,không học kiểu gì chả bị phiền phức và phụ huynh bực mình? Giờ học các trung tâm của các cô thì...yếu tí là tăng số buổi...
Ôi sao thấy chán thật. Cách đây 2,30 năm cũng học thêm mà,nhưng sao nó đơn giản hơn bây giờ? Vài dòng chia sẻ, gạch đá các bác nương tay nhé! Cùng cảnh phụ huynh với nhau!
Cụ còn kể thiếu mô hình câu lạc bộ nhé.
 

sakai_yo

Xe lăn
Biển số
OF-124659
Ngày cấp bằng
18/12/11
Số km
11,883
Động cơ
655,889 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy
Đội giáo viên cấp 3 quê e giờ giàu phết - những môn có thi ĐH ấy ạ. Ngày nào cũng có lớp học thêm, tháng kiếm 20-30tr là trong khả năng.
 

le_petit

Xe tăng
Biển số
OF-474710
Ngày cấp bằng
3/12/16
Số km
1,774
Động cơ
222,692 Mã lực
[QUOTE="Hoangraptor, post: 57ó,ng cũ! Ấy là chuyện dạy thêm. Có các thông tư,nghị định...cấm dạy thêm! Nói gọn,hẹp trong các trường. Ấy thế nhưng các trường,các cô thật là tài! Thành lập ngay các trung tâm học thêm,thuê địa điểm ngoài ngay cạnh trường,và liên tục thông báo cho các phụ huynh lịch học và .....chắc khỏi viết nữa nhỉ các bác. Thật là chán! Thà đừng cấm để cho dạy thêm trong trường như xưa đi cho rẻ!
Ít nhất con mình học đích danh giáo viên bộ môn,không tiến bộ hay không đạt cũng còn có kẻ túm tóc.Đằng nào chả phải học,không học kiểu gì chả bị phiền phức và phụ huynh bực mình? Giờ học các trung tâm của các cô thì...yếu tí là tăng số buổi...
Ôi sao thấy chán thật. Cách đây 2,30 năm cũng học thêm mà,nhưng sao nó đơn giản hơn bây giờ? Vài dòng chia sẻ, gạch đá các bác nương tay nhé! Cùng cảnh phụ huynh với nhau!
Các cụ ở Thủ đo khổ thật!
Các con tôi bao năm cắp sách đến trường , được yêu thương và dạy dỗ hết lòng như bố nó 30 năm nay vẫn hết lòng với bọn trẻ mà ko cần đồng nào ngoài lương!
Đọc các tâm sự của các cụ, tôi về quê (Hà nội 5 hay 7 tùy các cụ nhận định ) mới thấy thực tế không giống tôi biết, khi đứa cháu tôi bỏ 75 triệu xin chân nấu ăn ở trường mẫu giáo ko được (vợ tôi vừa tìm giúp đứa bạn làm hiệu trưởng mầm non tìm mấy cô nấu ăn , các cô ko phải chi một xu để nhận việc) con nhóc tôi học đại học năm 3 nói với bố: Những năm phổ thông của con thật tuyệt vời so với các bạn các nơi vì 12 năm nó ko quan tâm đến học thêm, ko thày cô nào trù úm hay nói nặng nó, chỉ có yêu thương và hết lòng truyền dạy, con nhóc thứ hai đến trường đang làm tôi lo lắng vì nó như là cái rốn của vũ trụ,ko vì thế lực của bố mẹ mà chỉ vì nó học tốt nên các thày cô yêu mến và nâng đỡ.Thật sự khi mỗi lần đọc tâm sự của các cụ (các cụ chủ yếu ở HN) mà vừa thêm buồn vì nghề của mình vừa tự hào về mảnh đất mình đang sống. (Nói thêm về chất lượng gd mà con tôi được hưởng để cccm hiểu: con lớn nhà tôi thi thử đề trường Am hay Khtn đều thừa, tiếng Anh khi vào đại học làm thày cô và bạn bè nể phục. Con nhỏ hiện nay chưa hề học thêm và bố mẹ ko dạy gì nhưng mọi môn học kể cả tiếng Anh khi về quê đều vượt xa trình độ học sinh giỏi của trường huyện Thủ đô)!
Chợt nghĩ, mong các cụ hiểu thêm chút cho các thày cô, tôi đi dạy 30 năm rồi lương ưu đãi vùng cao 12 triệu, chỉ đủ nuôi một đứa đang học đh còn mình thì...nhịn.Một gia đình giáo viên để có cuộc sống bề ngoài khác gia đình công nhân thì ở chỗ tôi mỗi tháng 4 người cũng cần ko dưới 20 triệu, ở nội thành HN thì cần nhiều hơn thế nhưng 2 vc gv lương hầu hết dưới 20 triệu, kém xa thu nhập gia đình công nhân, trong khi đó lãnh đạo là bọn dân chủ dở hơi, thấy kêu cái gì là cấm chứ quan tâm gì đến thực tế đâu.(Tôi bận rồi, hẹn các cụ tôi hầu chuyện tiếp sau!).
[/QUOTE]
Thực hiện lời hứa với cccm, lần duy nhất (đầu tiên và cuối cùng) tôi chia sẻ về nghề nghiệp của mình.
Tại sao 30 năm qua, tôi chỉ nhận lương mà vẫn hết lòng với sự nghiệp mình theo đuổi, nghe qua có thể là nghịch lý vì lương nhận từ bộ giáo dục của hai vợ chồng tôi thực tế chỉ đủ..tiêu vặt!Ko hề dạy thêm hay "tham nhũng" vì quà học sinh tặng ngày lễ ở miền núi ko thể bằng số tiền mua kẹo bánh để đón tiếp các em (thậm chí là mời cơm, đặc biệt là hs cũ)!
30 năm qua, vc tôi và đồng nghiệp như những "ông bà hoàng" ở đây, huyện miền núi nên hầu hết dân số đều học qua trường tôi dạy, vì thế từ chủ tịch hay bí thư huyện (thậm chí-đôi khi- tỉnh) trở xuống đều là học trò. Nhiều khi thật ngại khi đi mua bất cứ gì, từ mớ rau đến căn nhà đều được gọi là thày với giá ưu đãi! Mọi công việc liên quan đến chính quyền đều nhận được câu: Thày ngồi đây (một phòng của "sếp") còn mọi việc để em lo! Gia đình tôi đã đi qua các viện từ huyện đến trung ương (108, mắt TW, Tai mũi họng TW, Bạch mai..) đều một điệp khúc như thế, thậm chí cho đến hôm nay, chưa một lần vc tôi phải xếp hàng thanh toán viện phí, từ khi đến cổng viện đến khi ra về, bao giờ cũng có học trò lo hoặc cử người lo hết.
Chính vì thế, vc tôi vẫn sống và dạy các con sống theo quan điểm: Trao yêu thương để nhận lấy yêu thương. Chúng tôi tự hào đã luôn trao đi tất cả để nhận lại tất cả. Kể cả con tôi hôm nay học năm 3 một đại học ở HN, nó sống thế và vẫn đang nhận lại rất nhiều.
Tất nhiên, như tôi đã viết, đồng lương gv hơi ít để có thể sống mà trao đi trọn vẹn nên chúng tôi vẫn cần nhận lại, đó là danh tiếng, là các mối quan hệ, là kiến thức đã học, đã đọc... để có thể kiếm thêm thu nhập trang trải các nhu cầu. May mắn thay, chỉ danh xưng "thày giáo" đã giúp tôi tạo được niềm tin (và tôi tự hào luôn giữ được niềm tin ấy cho mọi người) trong rất nhiều những vụ đầu tư nho nhỏ mà vốn ko quan trọng bằng niềm tin và mối quan hệ.
Chính vì thế hệ tôi như thế nên thật đau lòng khi tôi chứng kiến thực tại hôm nay,niềm tin của xh với nghề giáo và niềm tin của đồng nghiệp tôi với học trò đã tổn hại tới mức ko thể cứu vãn.Nguyên nhân do đâu tôi có thể trả lời nhưng dài lắm nên thôi, chỉ nêu mấy ý nhỏ: Năm tôi học lớp 12, các thày cô tôi bắt bọn tôi đi học thêm để thi TN mà ko thu xu nào, tôi vô cùng ngạc nhiên khi vào ĐH, các bạn ở nội thành nói ngày lễ, chúng mang đường sữa và chân giò đến biếu thày cô (những năm 80 tk trước)! Tôi ra trường, hiệu trưởng trường tôi lui cui chở tôi về trung tâm tỉnh để xin cho tôi đi dạy,mọi chi phí ăn uống ông trả hết,tôi ko chi một xu nào trong khi đó ở HN một xuất đi dạy chi phí vài năm lương!
Nói đơn giản lại,theo tôi, trao đi để nhận lại.Cccm hãy xem các thày cô của con em cccm và cccm đã trao và nhận những gì sẽ hiểu tất cả thôi!
Thành thật xin lỗi cccm nếu những gì tôi chia sẻ làm phiền đến cccm!
 

Hoangraptor

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-647751
Ngày cấp bằng
7/5/19
Số km
17,423
Động cơ
291,729 Mã lực
Các cụ ở Thủ đo khổ thật!
Các con tôi bao năm cắp sách đến trường , được yêu thương và dạy dỗ hết lòng như bố nó 30 năm nay vẫn hết lòng với bọn trẻ mà ko cần đồng nào ngoài lương!
Đọc các tâm sự của các cụ, tôi về quê (Hà nội 5 hay 7 tùy các cụ nhận định ) mới thấy thực tế không giống tôi biết, khi đứa cháu tôi bỏ 75 triệu xin chân nấu ăn ở trường mẫu giáo ko được (vợ tôi vừa tìm giúp đứa bạn làm hiệu trưởng mầm non tìm mấy cô nấu ăn , các cô ko phải chi một xu để nhận việc) con nhóc tôi học đại học năm 3 nói với bố: Những năm phổ thông của con thật tuyệt vời so với các bạn các nơi vì 12 năm nó ko quan tâm đến học thêm, ko thày cô nào trù úm hay nói nặng nó, chỉ có yêu thương và hết lòng truyền dạy, con nhóc thứ hai đến trường đang làm tôi lo lắng vì nó như là cái rốn của vũ trụ,ko vì thế lực của bố mẹ mà chỉ vì nó học tốt nên các thày cô yêu mến và nâng đỡ.Thật sự khi mỗi lần đọc tâm sự của các cụ (các cụ chủ yếu ở HN) mà vừa thêm buồn vì nghề của mình vừa tự hào về mảnh đất mình đang sống. (Nói thêm về chất lượng gd mà con tôi được hưởng để cccm hiểu: con lớn nhà tôi thi thử đề trường Am hay Khtn đều thừa, tiếng Anh khi vào đại học làm thày cô và bạn bè nể phục. Con nhỏ hiện nay chưa hề học thêm và bố mẹ ko dạy gì nhưng mọi môn học kể cả tiếng Anh khi về quê đều vượt xa trình độ học sinh giỏi của trường huyện Thủ đô)!
Chợt nghĩ, mong các cụ hiểu thêm chút cho các thày cô, tôi đi dạy 30 năm rồi lương ưu đãi vùng cao 12 triệu, chỉ đủ nuôi một đứa đang học đh còn mình thì...nhịn.Một gia đình giáo viên để có cuộc sống bề ngoài khác gia đình công nhân thì ở chỗ tôi mỗi tháng 4 người cũng cần ko dưới 20 triệu, ở nội thành HN thì cần nhiều hơn thế nhưng 2 vc gv lương hầu hết dưới 20 triệu, kém xa thu nhập gia đình công nhân, trong khi đó lãnh đạo là bọn dân chủ dở hơi, thấy kêu cái gì là cấm chứ quan tâm gì đến thực tế đâu.(Tôi bận rồi, hẹn các cụ tôi hầu chuyện tiếp sau!).
Thực hiện lời hứa với cccm, lần duy nhất (đầu tiên và cuối cùng) tôi chia sẻ về nghề nghiệp của mình.
Tại sao 30 năm qua, tôi chỉ nhận lương mà vẫn hết lòng với sự nghiệp mình theo đuổi, nghe qua có thể là nghịch lý vì lương nhận từ bộ giáo dục của hai vợ chồng tôi thực tế chỉ đủ..tiêu vặt!Ko hề dạy thêm hay "tham nhũng" vì quà học sinh tặng ngày lễ ở miền núi ko thể bằng số tiền mua kẹo bánh để đón tiếp các em (thậm chí là mời cơm, đặc biệt là hs cũ)!
30 năm qua, vc tôi và đồng nghiệp như những "ông bà hoàng" ở đây, huyện miền núi nên hầu hết dân số đều học qua trường tôi dạy, vì thế từ chủ tịch hay bí thư huyện (thậm chí-đôi khi- tỉnh) trở xuống đều là học trò. Nhiều khi thật ngại khi đi mua bất cứ gì, từ mớ rau đến căn nhà đều được gọi là thày với giá ưu đãi! Mọi công việc liên quan đến chính quyền đều nhận được câu: Thày ngồi đây (một phòng của "sếp") còn mọi việc để em lo! Gia đình tôi đã đi qua các viện từ huyện đến trung ương (108, mắt TW, Tai mũi họng TW, Bạch mai..) đều một điệp khúc như thế, thậm chí cho đến hôm nay, chưa một lần vc tôi phải xếp hàng thanh toán viện phí, từ khi đến cổng viện đến khi ra về, bao giờ cũng có học trò lo hoặc cử người lo hết.
Chính vì thế, vc tôi vẫn sống và dạy các con sống theo quan điểm: Trao yêu thương để nhận lấy yêu thương. Chúng tôi tự hào đã luôn trao đi tất cả để nhận lại tất cả. Kể cả con tôi hôm nay học năm 3 một đại học ở HN, nó sống thế và vẫn đang nhận lại rất nhiều.
Tất nhiên, như tôi đã viết, đồng lương gv hơi ít để có thể sống mà trao đi trọn vẹn nên chúng tôi vẫn cần nhận lại, đó là danh tiếng, là các mối quan hệ, là kiến thức đã học, đã đọc... để có thể kiếm thêm thu nhập trang trải các nhu cầu. May mắn thay, chỉ danh xưng "thày giáo" đã giúp tôi tạo được niềm tin (và tôi tự hào luôn giữ được niềm tin ấy cho mọi người) trong rất nhiều những vụ đầu tư nho nhỏ mà vốn ko quan trọng bằng niềm tin và mối quan hệ.
Chính vì thế hệ tôi như thế nên thật đau lòng khi tôi chứng kiến thực tại hôm nay,niềm tin của xh với nghề giáo và niềm tin của đồng nghiệp tôi với học trò đã tổn hại tới mức ko thể cứu vãn.Nguyên nhân do đâu tôi có thể trả lời nhưng dài lắm nên thôi, chỉ nêu mấy ý nhỏ: Năm tôi học lớp 12, các thày cô tôi bắt bọn tôi đi học thêm để thi TN mà ko thu xu nào, tôi vô cùng ngạc nhiên khi vào ĐH, các bạn ở nội thành nói ngày lễ, chúng mang đường sữa và chân giò đến biếu thày cô (những năm 80 tk trước)! Tôi ra trường, hiệu trưởng trường tôi lui cui chở tôi về trung tâm tỉnh để xin cho tôi đi dạy,mọi chi phí ăn uống ông trả hết,tôi ko chi một xu nào trong khi đó ở HN một xuất đi dạy chi phí vài năm lương!
Nói đơn giản lại,theo tôi, trao đi để nhận lại.Cccm hãy xem các thày cô của con em cccm và cccm đã trao và nhận những gì sẽ hiểu tất cả thôi!
Thành thật xin lỗi cccm nếu những gì tôi chia sẻ làm phiền đến cccm!
[/QUOTE]
Kính cụ:
1 Sức khỏe,an lành.
2 Tâm sáng và lạc quan.
Nếu thật sự những dòng trên là cảm xúc thật,suy nghĩ thật của Cụ thì đáng trân trọng lắm!
Tuy nhiên với cá nhân tôi,người viết,mở thớt này!
Tôi không hề ám chỉ hay có ý không tốt với nghề giáo! Tôi chỉ cảm thán với sự thực hiển nhiên thôi,và với tư cách của 1 phụ huynh. Chỉ hy vọng hãy trả lại :
1 Những người giáo viên tận tâm.
2 Những học sinh đúng nghĩa.
Không có NGHỀ XẤU,chỉ có người làm XẤU NGHỀ!
Trân trọng!
 

Drhoa

Xe hơi
Biển số
OF-823176
Ngày cấp bằng
29/11/22
Số km
105
Động cơ
1,014 Mã lực
Tuổi
21
không thấy cụ nào bới thớt này lên nhỉ. Ở góc độ một đứa đã trải qua giai đoạn học mòn mắt với con chữ hồi phổ thông chưa quá lâu, và cháu chỉ đang đề cập cái giai đoạn cháu học c3 ấy, cháu thấy học thêm chỉ cần tìm trung tâm uy tín là kiến thức sẽ đảm bảo, sân chơi ở lớp học thêm cũng vui hơn ( ý cháu là các bạn cùng quyết tâm theo đuổi cái đích Đh ấy ), giao lưu với nhiều bạn trường khác, khá là vui. Lớp học thêm cũng phân ra lớp học giỏi lớp học tàng tàng nên cháu thấy khá là oke. Cái khó trong tầm tuổi này là làm sao vừa học được mà cũng vừa thể dục thể thao, tham gia các hoạt động văn nghệ của nhà trường, duy trì được sức cày của bản thân ấy, cái điều đó mới hay, mới hấp dẫn, mới thấy sự học không phải là nhồi nhét mà là kỷ niệm đích thực thời học sinh.
 

Diep1979

Xe container
Biển số
OF-809344
Ngày cấp bằng
24/3/22
Số km
5,612
Động cơ
180,976 Mã lực
Chỉ cần so 20/11 xưa và nay là có câu trả lời rồi ạ
Học thêm giờ đây được coi là học chính kiến thức ấy chứ, học ở lớp toàn chạy đua cho đủ số giờ, số bài thì ào ào lắm
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top