- Biển số
- OF-323788
- Ngày cấp bằng
- 16/6/14
- Số km
- 1,731
- Động cơ
- 299,685 Mã lực
5G nó chỉ là phương tiện chuyển tải dữ liệu di động, linh hoạt hơn cáp quang hay ưu việt hơn 4GEm cũng có tìm hiểu về lĩnh vực này xin có một số ý như sau:
Chuyển đổi số không phải khái niệm mới, nó được các nước phương tây nói và thực hiện (hoặc đang thực hiện) từ khá lâu rồi, vậy chuyển đổi số cụ thể hơn tại VN sẽ là gì và tại sao nó lại gắn với 5G.
Muốn chuyển đổi số không chỉ đơn thuần là viết 1 cái phần mềm, mua mấy cái máy móc của phương tây chế sẵn mà quan trọng nhất là từ thượng tầng nhà nước phải chuyển đổi:
- Thứ nhất: Pháp luật: các quy định (luật, văn bản dưới luật) tạo hành lang pháp lý cho việc này phải được ban hành và thực hiện. Ví dụ như hiện nay vẫn còn rất nhiều quy định bắt phải ký tươi, đóng dấu mới chấp nhận hợp pháp chứ không cho phép xác thực điện tử (chữ ký số) dù nó bảo mật gấp vạn lần, lưu trữ cũng còn quy định về lưu trữ vật lý chứ chưa cho lưu trữ điện tử...đấy là những cái nhỏ nhặt còn rất nhiều thứ nữa nên phải có hành lang pháp lý cho việc này
- Thứ 2: Con người: Muốn chuyển đổi số thì phải có một lực lượng lao động được đào tạo cho việc đấy (các ngành nghề chứ ko phải chỉ mấy ông IT), con người là thìa khóa và yếu tố quyết định của chuyển đổi số thành công
- Thứ 3: Hạ tầng của chuyển đổi số: phải có hạ tầng cho việc kết nối con người với con người, ngành với ngành, địa phương với địa phương, con người với máy móc, máy móc với máy móc vì thế 5G bắt buộc phải có do ưu điểm về tốc độ đường truyền, độ trễ tín hiệu...(những cái 4G không đảm bảo được, 4G thì lướt web xem phim thoải mái nhé kể cả xem 4K, nhưng không làm đc mấy cái em kể), nhiều cụ sẽ bảo tại sao lại phải 5G mà không dùng cáp quang có ưu thế chất lượng gấp nhiều lần, xin thưa là vấn đề giá thành, với khả năng vùng phủ của 5G và chi phí vận hành về sau thì sẽ rẻ hơn kéo cáp quang rất nhiều, ngoài ra thì còn các hạ tầng khác như hệ thống lưu trữ máy chủ, hệ thống các giải pháp liên hoàn...
Nói tóm lại lý thuyết là vậy còn thực tế ứng dụng ra sao thì như sau:
+ Cũ: cảnh sát giao thông đứng ở ngã 4 phát hiện người vượt đèn đỏ sẽ dừng xe, lập biên bản, người vi phạm đi nộp tiền mang biên lai về gặp cảnh sát lấy lại giấy tờ xe
+ Mới: camera giám sát tại các ngã tư tự động phát hiện vi phạm, biên lai phạt điện tử được gửi cho người vi phạm chủ động thông qua tin nhắn, ứng dụng, email, ...hoặc bị động là cung cấp 1 cổng điện tử để có thể tự tra cứu, người vi phạm thông qua tài khoản ngân hàng, ví điện tử hoặc MobileMoney thanh toán nộp phạt..., trường hợp không nộp thì bắt đầu tính lãi chậm nộp và sẽ bị tạm giữ phương tiện hoặc giấy tờ hoặc không thực hiện được các dịch vụ công khác (do liên thông các ngành với nhau rồi)
Chuyển đổi số ngày càng nhanh và sát chúng ta, nếu Việt Nam không đi nhanh sẽ lỡ cơ hội lên chuyến tàu cùng với các quốc gia phát triển trong việc này và sẽ đi sau
Nếu có khả năng phát triển 5G bán cho mấy anh tóc Xoăn thì tốt, Quê mình em nghĩ chả sài được bao nhiêu ở cái 5G này. Nếu so sánh thì như cái Matit và Bán tải thì mình chỉ có nhu cầu chở người thì sao phải mua bán Tải giá mắc hơn?
Để cái Oto lái tự động được thì kể cả trên quốc lộ VN thì chắc chắn là mặt đường tiêu chuẩn phải rất cao,chứ mưa lại thành vũng, Ổ gà ổ voi, Chó, Trâu thỉnh thoảng nhào rô thì em không chắc Oto tự lái chạy có nổi không?
Chuyển đổi số ví dụ như em vô nhà bank Tây khi gặp nhân viên thường giao dịch rút,hay chuyển tiền chỉ khoảng 1 đến hai phút xong, bao gồm cả rút tiền tiết kiệm hay đóng, hoặc xóa tài khoản
Em đưa cô em tới bank VN từ lúc gặp nhân viên tới lúc ra về mất khoảng 30~45 phút để lấy tiền được từ cái sổ tiết kiệm đó
Mấy bữa nữa Úc phát triển được cái này thì 5G cũng chỉ làm mấy việc nơi vùng xa xôi hẻo lánh mà thôi
https://tinhte.vn/thread/dai-hoc-uc-tao-ra-ky-luc-toc-do-internet-moi-44-2-tbps-5-525-tb-moi-giay.3138448/
Đại học Úc tạo ra kỷ lục tốc độ internet mới: 44.2 Tbps, 5.525 TB mỗi giây
Theo tài liệu nghiên cứu khoa học mới được đăng tải trên tờ Nature Communications, các nhà nghiên cứu Úc tại ba trường đại học Monash, Swinburne và RMIT đã đạt được kỷ lục tốc độ internet mới, 44.2 Tbps. Để tiện so sánh, con số này tương đương hơn 5.5 TB dữ liệu mỗi giây, nghĩa là ngang bằng với 50 đĩa phim Ultra HD BluRay dung lượng 100GB mỗi đĩa. Điều đáng chú ý hơn cả là, tốc độ mạng này không cần tới những chất liệu cáp truyền dẫn dữ liệu phức tạp và mới mẻ, mà các nhà khoa học đạt được tốc độ 44.2 Tbps chỉ bằng 75km cáp quang thông thường, sử dụng nguồn truyền tải dữ liệu chỉ bằng một chip tích hợp. Điều này có nghĩa là công nghệ cáp quang của con người hiện tại hoàn toàn có không gian nâng cấp để đạt được tốc độ truyền dữ liệu cao hơn.