- Biển số
- OF-186
- Ngày cấp bằng
- 9/6/06
- Số km
- 1,190
- Động cơ
- 592,777 Mã lực
Cô Tô đảo ngọc giữa biển Đông
Sáng hôm sau, thật lạ lùng là trời lại nắng. Mặc dù trước đó các em váy ngắn dự báo là vẫn gió bấc. Dạo chơi trên bãi cát trắng, nhận ra làng chài không đến nỗi tẻ nhạt như ấn tượng bạn đầu. Dưới nắng mặt biển sáng hơn. Xa xa tàu neo đậu thảnh thơi. Nước biển trong và mát khiến ai cũng muốn nhảy xuống mà đùa nghịch, hoặc rút dép ra lội bì bõm để cảm giác cát lạo xạo dưới chân hoặc thi thoảng mảnh sò mảnh ốc cứa vào đau điếng. Tối qua chúng tôi đã thống nhất với chủ nhà là sẽ tự mua đồ ăn và nấu nướng. Chính vì vậy sau màn lội bì bõm chúng tôi lên chợ. Chợ nhỏ, hàng hoá bày bán không khác bất cứ ngôi chợ nào trên đất liền. Chỉ có điều ở đây hoàn toàn không có thịt bò. Nửa buổi sáng còn lại dành cho việc thăm bè cá. Nước biển trong có thể nhìn thấy đáy. Vì thế chúng tôi tận mắt ngắm những chú cá giò, cá ngừ đen, ghẹ xanh, tôm và sam bơi tung tăng. Đến đây mới hiểu tại sao người ta nói "dính như sam",vì sam là loài chung thuỷ. Đi đâu cũng có đôi, con nọ bám đuôi con kia mà bơi. Nếu muốn thịt bạn phải thịt cả đôi nếu không sẽ bị đau bụng (theo lời dân đảo). Chỉ chỏ bình luận chán chê chúng tôi quyết định mua đồ ăn, 90K cho 1 đôi sam, 140K/Kg ghẹ xanh, 45 K/Kg mực. Không rẻ hơn so với ngày thường. Nhưng vào ngày lễ như thế này thì đó là một điều hạnh phúc. Cũng vì lăng xăng tò mò, một người bạn bị 1 chú mực lá to cỡ khổ giấy A3 phun đen xì từ bụng đến chân . Lớn đầu rồi còn dại. Bữa trưa có thể coi là tạm ổn với mực hấp, và nộm sứa do chủ nhà chuẩn bị. Nói thêm về món nộm sứa, đây là đặc sản của đảo và chỉ có ở Cô Tô này. Lời chủ nhà, trên đảo có 1 xưởng sơ chế sứa của người Tàu, những con sứa này sẽ được đóng thùng xuất sang Trung Quốc, sau đó được bán sang Nhật Bản. Tại Cô Tô giá 350K/thùng, Trung Quốc: 1,6 tr/ thùng, sang Nhật nghe đâu 2k$/thùng. Chỉ có đại gia Nhật Bản mới dám thưởng thức món này. Thế là hôm nay chúng tôi thành đại gia tuốt. Bữa trưa có sự xuất hiện của Thế anh con trai thứ 2 của chủ nhà. Anh này hiện là giáo viên tin học của trường cấp 3 trên đảo, mới đi công tác ở Hạ Long về. Sau một hồi hỏi han, chúng tôi biết được Thế cũng là một tay ham du lịch, một số tay gạo cội của Tay Bac Group thường thăm đảo này và nghỉ lại nhà anh. Câu chuyện trở nên rôm rả hơn vì những mối quan tâm chung. Thế hứa sẽ bố trí cho chúng tôi vài chiếc xe máy và đưa chúng tôi thăm đảo.
Chiều, như dự kiến chúng tôi thăm ngọn hải đăng Cô Tô, nằm trên đỉnh núi cách thị trấn khoảng 10Km.Đứng ở đây phóng tầm mắt ra biển chúng tôi có thể thấy đảo Quan Lạn phía xa (theo lời Thế). Toàn bộ phong cảnh tuyệt vời của Cô Tô thu hiển hiện. Ngay bên kia là cô tô nhỏ với những vách đá lởm chởm và cánh rừng rậm rạp rất hợp với tour trekking nho nhỏ. Với bãi cát dài, trắng, Cô Tô nhỏ giống như đầu người mặc áo trắng nhô lên từ mặt biển. Cạnh đó là hòn mâm xôi, gọi vậy vì nó rất giống mâm xôi.Là một hòn đảo giữa đại dương, nhưng Cô Tô rất sẵn nước ngọt, vì thể ở đây người ta vẫn trồng lúa, tuy nhiên diện tích đất không nhiều, thảm thực vật và cấu trúc rừng không khác với đất liền là mấy. Vì thế khi chạy xe trên những con đường vắng vẻ quanh co bên triền núi, chúng tôi lại có cảm giác đang đi đâu đó mạn Tây Bắc chứ không phải là sống giữa đảo. Không khí ở đây rất trong lành tịnh không có một chút bụi nào. Điểm đến tiếp theo là xưởng sản xuất sứa nằm sâu trong rừng, cạnh một cảng quân sự cũ đã bỏ đi. Không may cho chúng tôi, hôm nay không có mẻ sứa nào nhập cảng, vì thời điểm này cũng đã hết mùa khai thác (Mùa khai thác sứa chỉ trong vòng 2 tháng). Ra về mà không được tận mắt chứng kiến cảnh sơ chế, trong lòng có một chút nuối tiếc. Điểm cuối cùng và được chờ đợi nhất là bãi tắm Vàn Chải. Một bãi tắm hoang sơ, ít người qua lại. Chúng tôi là những người duy nhất trên bãi này. Cát trắng tinh, núi và rừng xanh ngút bao bọc lấy bãi tắm này. Cảm giác hoàn toàn về với thiên nhiên.Chính vì vậy chúng tôi thống nhất đặt tên là bãi Tiên. Dựng lều thay đồ rồi để mặc cho người mình nổi lềnh phềnh trên sóng nước đúng như những gì chúng tôi tưởng tượng. Thế kiếm đâu đó một chiếc bè do dân chài vứt lại, vậy là chúng tôi có ngay bữa tiệc nổi với thịt bò khô, bánh quy, sôcôla, thạch và xúc xích. Sau 1 trận bóng nước và 1 trận bóng đá, là lúc mặt trời xuống biển. Đây là thời điểm tuyệt vời để bắn phá. Nắng chiều đỏ rực trải dài trên bãi cát, loang lổ xuống mặt biển gợi mở mọi cảm xúc.
Sáng hôm sau, thật lạ lùng là trời lại nắng. Mặc dù trước đó các em váy ngắn dự báo là vẫn gió bấc. Dạo chơi trên bãi cát trắng, nhận ra làng chài không đến nỗi tẻ nhạt như ấn tượng bạn đầu. Dưới nắng mặt biển sáng hơn. Xa xa tàu neo đậu thảnh thơi. Nước biển trong và mát khiến ai cũng muốn nhảy xuống mà đùa nghịch, hoặc rút dép ra lội bì bõm để cảm giác cát lạo xạo dưới chân hoặc thi thoảng mảnh sò mảnh ốc cứa vào đau điếng. Tối qua chúng tôi đã thống nhất với chủ nhà là sẽ tự mua đồ ăn và nấu nướng. Chính vì vậy sau màn lội bì bõm chúng tôi lên chợ. Chợ nhỏ, hàng hoá bày bán không khác bất cứ ngôi chợ nào trên đất liền. Chỉ có điều ở đây hoàn toàn không có thịt bò. Nửa buổi sáng còn lại dành cho việc thăm bè cá. Nước biển trong có thể nhìn thấy đáy. Vì thế chúng tôi tận mắt ngắm những chú cá giò, cá ngừ đen, ghẹ xanh, tôm và sam bơi tung tăng. Đến đây mới hiểu tại sao người ta nói "dính như sam",vì sam là loài chung thuỷ. Đi đâu cũng có đôi, con nọ bám đuôi con kia mà bơi. Nếu muốn thịt bạn phải thịt cả đôi nếu không sẽ bị đau bụng (theo lời dân đảo). Chỉ chỏ bình luận chán chê chúng tôi quyết định mua đồ ăn, 90K cho 1 đôi sam, 140K/Kg ghẹ xanh, 45 K/Kg mực. Không rẻ hơn so với ngày thường. Nhưng vào ngày lễ như thế này thì đó là một điều hạnh phúc. Cũng vì lăng xăng tò mò, một người bạn bị 1 chú mực lá to cỡ khổ giấy A3 phun đen xì từ bụng đến chân . Lớn đầu rồi còn dại. Bữa trưa có thể coi là tạm ổn với mực hấp, và nộm sứa do chủ nhà chuẩn bị. Nói thêm về món nộm sứa, đây là đặc sản của đảo và chỉ có ở Cô Tô này. Lời chủ nhà, trên đảo có 1 xưởng sơ chế sứa của người Tàu, những con sứa này sẽ được đóng thùng xuất sang Trung Quốc, sau đó được bán sang Nhật Bản. Tại Cô Tô giá 350K/thùng, Trung Quốc: 1,6 tr/ thùng, sang Nhật nghe đâu 2k$/thùng. Chỉ có đại gia Nhật Bản mới dám thưởng thức món này. Thế là hôm nay chúng tôi thành đại gia tuốt. Bữa trưa có sự xuất hiện của Thế anh con trai thứ 2 của chủ nhà. Anh này hiện là giáo viên tin học của trường cấp 3 trên đảo, mới đi công tác ở Hạ Long về. Sau một hồi hỏi han, chúng tôi biết được Thế cũng là một tay ham du lịch, một số tay gạo cội của Tay Bac Group thường thăm đảo này và nghỉ lại nhà anh. Câu chuyện trở nên rôm rả hơn vì những mối quan tâm chung. Thế hứa sẽ bố trí cho chúng tôi vài chiếc xe máy và đưa chúng tôi thăm đảo.
Chiều, như dự kiến chúng tôi thăm ngọn hải đăng Cô Tô, nằm trên đỉnh núi cách thị trấn khoảng 10Km.Đứng ở đây phóng tầm mắt ra biển chúng tôi có thể thấy đảo Quan Lạn phía xa (theo lời Thế). Toàn bộ phong cảnh tuyệt vời của Cô Tô thu hiển hiện. Ngay bên kia là cô tô nhỏ với những vách đá lởm chởm và cánh rừng rậm rạp rất hợp với tour trekking nho nhỏ. Với bãi cát dài, trắng, Cô Tô nhỏ giống như đầu người mặc áo trắng nhô lên từ mặt biển. Cạnh đó là hòn mâm xôi, gọi vậy vì nó rất giống mâm xôi.Là một hòn đảo giữa đại dương, nhưng Cô Tô rất sẵn nước ngọt, vì thể ở đây người ta vẫn trồng lúa, tuy nhiên diện tích đất không nhiều, thảm thực vật và cấu trúc rừng không khác với đất liền là mấy. Vì thế khi chạy xe trên những con đường vắng vẻ quanh co bên triền núi, chúng tôi lại có cảm giác đang đi đâu đó mạn Tây Bắc chứ không phải là sống giữa đảo. Không khí ở đây rất trong lành tịnh không có một chút bụi nào. Điểm đến tiếp theo là xưởng sản xuất sứa nằm sâu trong rừng, cạnh một cảng quân sự cũ đã bỏ đi. Không may cho chúng tôi, hôm nay không có mẻ sứa nào nhập cảng, vì thời điểm này cũng đã hết mùa khai thác (Mùa khai thác sứa chỉ trong vòng 2 tháng). Ra về mà không được tận mắt chứng kiến cảnh sơ chế, trong lòng có một chút nuối tiếc. Điểm cuối cùng và được chờ đợi nhất là bãi tắm Vàn Chải. Một bãi tắm hoang sơ, ít người qua lại. Chúng tôi là những người duy nhất trên bãi này. Cát trắng tinh, núi và rừng xanh ngút bao bọc lấy bãi tắm này. Cảm giác hoàn toàn về với thiên nhiên.Chính vì vậy chúng tôi thống nhất đặt tên là bãi Tiên. Dựng lều thay đồ rồi để mặc cho người mình nổi lềnh phềnh trên sóng nước đúng như những gì chúng tôi tưởng tượng. Thế kiếm đâu đó một chiếc bè do dân chài vứt lại, vậy là chúng tôi có ngay bữa tiệc nổi với thịt bò khô, bánh quy, sôcôla, thạch và xúc xích. Sau 1 trận bóng nước và 1 trận bóng đá, là lúc mặt trời xuống biển. Đây là thời điểm tuyệt vời để bắn phá. Nắng chiều đỏ rực trải dài trên bãi cát, loang lổ xuống mặt biển gợi mở mọi cảm xúc.