Chuyên đề tìm hiểu máy bay tiêm kích Su-30

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,155
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
CHUYÊN ĐỀ TÌM HIỂU MÁY BAY TIÊM KÍCH SU-30
PHẦN TỔNG QUAN


Phần tổng quan giới thiệu khái niệm, phân loại, nhiệm vụ, nguyên lí thiết kế, học thuyết chỉ đạo và chiến thuật ứng dụng liên quan tới máy bay tiêm kích Su-30.

Định danh máy bay tiêm kích Su-30

Mã trang bị Su-30

Mã trang bị phản ảnh bước chuyển đổi chương trình phát triển vũ khí đường không của Liên bang Nga trong giai đoạn đầu thời hậu Xô viết

(tiếp theo)

Chiếc máy bay tiêm kích Su-30 số hiệu 597 là 1 trong số 2 chiếc Su-30 đầu tiên được chế tạo tại Nhà máy chế tạo máy bay số 39 thuộc Liên hiệp chế tạo máy bay Irkutsk ngay sau khi mã trang bị được chấp thuận vào năm 1992 (ảnh Weimeng@airliners.net)

Với cách cấp mã trang bị cho máy bay tiêm kích Su-30 và loạt máy bay tiêm kích thuộc nhóm "Ông ba mươi" phát triển từ máy bay tiêm kích Su-27 như đã nêu, chương trình phát triển vũ khí đường không của Liên bang Nga trong giai đoạn đầu thời hậu Xô viết đã phản ảnh rõ rệt những biến chuyển trong mối tương quan cung cầu vũ khí trang bị quốc phòng.

Mã trang bị Su-30 phản ảnh việc chuyển đổi nguồn cung máy bay chiến đấu trong nội bộ ngành công nghiệp hàng không quân sự Liên bang Nga, nguồn cung máy bay chiến đấu giữa Liên bang Nga và các quốc gia độc lập khác thuộc SNG, và nguồn cung máy bay chiến đấu giữa Liên bang Nga với các nước phương Tây trên thị trường máy bay chiến đấu thế giới.

Trước khi Liên xô tan rã, ngành công nghiệp hàng không quân sự Xô viết trực thuộc Bộ công nghiệp quốc phòng quản lý và chủ yếu được phân bổ trên lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Liên bang Xô viết Nga (Российская Советская Федеративная Социалистическая Республика) với trên 85% tiềm lực nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu. Năm 1992, các phòng thiết kế và tổ hợp công nghiệp chế tạo máy bay chiến đấu của Liên xô nằm trên lãnh thổ Liên bang Nga được tái tổ chức và thu về dưới sự quản lí của Bộ Công nghiệp quốc phòng Liên bang Nga. Trong quá trình tái tổ chức nội bộ ngành và thiếu đơn đặt hàng thiết kế chế tạo trong giai đoạn hậu Xô viết, các phòng thiết kế cùng các đơn vị chế tạo máy bay chiến đấu trực thuộc đã phải vật lộn để tồn tại và tránh bị sáp nhập vào các đơn vị khác. Trong xu hướng chung đó, một trong những cách sinh tồn mà Phòng thiết kế Sukhoi và tổ hợp chế tạo trực thuộc của nó chọn lựa là tạo ra nhiều thiết kế máy bay chiến đấu nâng cấp tính năng theo mã trang bị mới để vừa chào hàng lô mới, vừa chào gói nâng cấp loại máy bay chiến đấu đã trang bị theo chuẩn mã trang bị mới. Cách làm này vừa tiết kiệm chi phí thiết kế, vừa giảm giá chào trang bị mới hay nâng cấp, đồng thời tăng cường năng lực cạnh tranh bằng việc tung ra nhiều loại máy bay chiến đấu mới có đủ tính năng thay thế loại máy bay chiến đấu đang phát triển của đối thủ truyền thống là Phòng thiết kế Mikoyan cùng tổ hợp chế tạo máy bay trực thuộc. Cùng với máy bay xung kích Su-30, một loạt mã trang bị khác do Phòng thiết kế Sukhoi đưa ra trong giai đoạn này đã được chấp nhận như máy bay cường kích Su-25TM được cấp mã Su-39, máy bay tiêm kích trên hạm Su-27K được cấp mã Su-33, máy bay tiêm kích-ném bom xung kích tiến phương Su-27IB được cấp mã Su-34, máy bay tiêm kích nhiều mục đích Su-27M được cấp mã Su-37 và máy bay tiêm kích nhiều mục đích Su-27M2 được cấp mã Su-35. Quá trình chạy đua cấp mã trang bị mới như vậy cũng diễn ra tương tự đối với các máy bay tiêm kích của Phòng thiết kế Mikoyan thuộc Liên hiệp chế tạo máy bay Moskva MIG.

(còn tiếp)
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,155
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
CHUYÊN ĐỀ TÌM HIỂU MÁY BAY TIÊM KÍCH SU-30
PHẦN TỔNG QUAN


Phần tổng quan giới thiệu khái niệm, phân loại, nhiệm vụ, nguyên lí thiết kế, học thuyết chỉ đạo và chiến thuật ứng dụng liên quan tới máy bay tiêm kích Su-30.

Định danh máy bay tiêm kích Su-30

Mã trang bị Su-30

Mã trang bị phản ảnh bước chuyển đổi chương trình phát triển vũ khí đường không của Liên bang Nga trong giai đoạn đầu thời hậu Xô viết

(tiếp theo)

Mặc dù là quốc gia kế thừa hầu hết tiềm lực hàng không quân sự của Liên xô, nhưng Liên bang Nga và các phòng thiết kế máy bay chiến đấu của nước này cũng tính tới khả năng bị các cơ sở thiết kế chế tạo máy bay chiến đấu của các nước cộng hoà thuộc Liên xô cũ cạnh tranh trong phân mảng thị trường máy bay chiến đấu hiện đại hoá chế tạo mới và máy bay chiến đấu nâng cấp từ các máy bay chiến đấu được trang bị trước đây và được chia khi Liên xô giải thể vào cuối năm 1991.

Đối với Phòng thiết kế Sukhoi, mã trang bị Su-30 vừa phản ảnh thay đổi trong nội bộ ngành công nghiệp hàng không quân sự Liên bang Nga, vừa phản ảnh cách thức tiếp cận thị trường trong và ngoài khối SNG giai đoạn hậu Xô viết đối với dòng máy bay chiến đấu nâng cấp, phát triển từ máy bay tiêm kích Su-27. Chiến lược đa dạng hoá nhãn hiệu sản phẩm của Tổ hợp Sukhoi không những đem lại thành công trong phân mảng thị trường máy bay chiến đấu nhiều mục đích Su-30 chế tạo mới phục vụ xuất khẩu, mà còn góp phần bảo vệ thành công phân mảng thị trường nâng cấp máy bay huấn luyện chiến đấu Su-27UB/UBK theo chuẩn Su-30 cho các nước trong và ngoài khối SNG.

Máy bay tiêm kích Su-27UBM1 (chuẩn Su-30KN) số hiệu 63 của Không quân nước Cộng hoà Belarus tại Triển lãm hàng không Radom-2009 Balan (ảnh Stroju)

Thực tiễn chứng minh chiến lược thị trường liên quan tới dòng máy bay tiêm kích Su-30 của Tổ hợp Sukhoi đã tỏ ra hữu hiệu đối với các gói nâng cấp máy bay huấn luyện chiến đấu Su-27UB/UBK trước đối thủ cạnh tranh tới từ nước Cộng hoà Belarus.

Năm 2000, Liên hiệp chế tạo máy bay thành phố Irkutsk (IAPO) thuộc Tổ hợp Sukhoi đã tiến hành thiết kế gói nâng cấp máy bay huấn luyện chiến đấu Su-27UB/UBK theo chuẩn Su-30KN nội địa và Su-30MK xuất khẩu, gọi là máy bay huấn luyện chiến đấu hiện đại hoá Su-27UBM. Năm 2001, cấu hình gói nâng cấp Su-27UBM được IAPO hoàn tất, và mẫu thử nghiệm của loại máy bay hiện đại hoá này đã được trưng bày tại Triển lãm Hàng không quốc tế Moskva MAKS-2009 để chào nâng cấp máy bay tiêm kích Su-27UB/UBK cho lực lượng không quân các nước được trang bị dòng máy bay này.

Trong năm 2004, Bộ Quốc phòng Belarus mời thầu gói nâng cấp 4 chiếc máy bay huấn luyện chiến đấu Su-27UB mà Bộ tư lệnh Phòng không Không quân nước này tiếp nhận từ Tập đoàn Không quân số 26 tại thời điểm Liên xô giải thể. Liên danh nhà thầu gồm Nhà máy sửa chữa máy bay số 558 Baranovitch của Belarus và Phòng thiết kế thử nghiệm Russkaia Avionika của Nga đã thắng thầu với tiêu chí nâng cấp 4 chiếc Su-27UB theo chuẩn Su-30KN của Không quân Nga, gọi là Su-27UBM1, đồng thời mở ra cơ hội xuất khẩu gói nâng cấp Su-27UBM1 để thu ngoại tệ cho chính phủ Belarus. Ngay từ khi biết tới đề án Su-27UBM1, Tổ hợp Sukhoi và Liên hiệp IAPO đã lên tiếng phản đối liên danh nhà thầu Nhà máy 558-Russkaia Avionika vì cho rằng việc nâng cấp máy bay chiến đấu Sukhoi phải được chính Phòng thiết kế Sukhoi thực hiện như được quy định tại hiệp định chuyển giao trang bị khí tài giai đoạn hậu Xô viết, đồng thời việc định danh gói nâng cấp Su-27UBM1 cũng gây nhầm lẫn với gói nâng cấp Su-27UBM do IAPO cung cấp.

Mặc dù bị Tổ hợp Sukhoi phản đối, liên danh nhà thầu Nhà máy 558-Russkaia Avionika vẫn xúc tiến gói thầu, đồng thời đưa chiếc máy bay huấn luyện chiến đấu hiện đại hoá đầu tiên mang mã trang bị Su-27UBM1 của Không quân Belarus ra trưng bày tại Triển lãm vũ khí và khí tài chiến đấu Minsk MILEX-2005 và các triển lãm hàng không trong và ngoài nước sau đó. Trong buổi trình diễn bay diễn ra vào ngày 30/8/2009 tại Triển lãm hàng không Radom Ba Lan, chiếc máy bay huấn luyện chiến đấu hiện đại hoá Su-27UBM1 mang số hiệu 63 của Không quân Belarus đã bị rơi khiến 2 phi công thử nghiệm thiệt mạng. Trong một thông cáo báo chí liên quan tới sự kiện này, Tổ hợp Sukhoi trích lời các chuyên gia nội bộ cho rằng nguyên nhân chính gây ra vụ tai nạn máy bay Su-27UBM1 của Belarus tại Triển lãm Radom là do phía liên danh nhà thầu đã tiến hành nâng cấp bất hợp pháp loại máy bay tiêm kích do Phòng thiết kế Sukhoi.

(còn tiếp)
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,155
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Thông tin liên quan tới Su-30: Một số thông tin về máy bay tiêm kích Su-27SKM dự kiến của Indonesia

Tại Triển lãm Hàng không và Vũ trụ quốc tế Moskva MAKS-2007, phía Indonesia và Nga đã kí biên bản ghi nhớ về việc cung cấp gói máy bay tiêm kích gồm 3 chiếc Su-27SKM và 3 chiếc Su-30MK2 với tổng giá trị 355 triệu đô la Mĩ. Theo điều khoản giao hàng của biên bản ghi nhớ trên, 2 chiếc Su-30MK2 được giao trong năm 2008, 1 chiếc Su-30MK2 được giao trong năm 2009 và 3 chiếc Su-27SKM được giao trong năm 2010. Số máy bay đặt hàng theo lô kể trên được bổ sung vào biên chế trang bị hiện có gồm 2 chiếc Su-27SK và 2 chiếc Su-30MKK nhận hồi năm 2003 của Phi đoàn số 11 Không quân Indonesia đóng tại sân bay căn cứ Sultan Hasanuddin ở thành phố Makassar bang Nam Sulawesi nước Cộng hoà Indonesia.

Máy bay tiêm kích Su-30MK2I tại sân bay căn cứ Sultan Hasanuddin ở thành phố Makassar bang Nam Sulawesi nước Cộng hoà Indonesia (ảnh shilka_album)

Trước đó, Không quân Indonesia đã từng có ý định trang bị một phi đoàn máy bay tiêm kích Su-30KI trên cơ sở đề án hợp tác với Liên hiệp KnAAPO vào năm 1996 sau khi dừng hợp đồng mua loại máy bay tiêm kích nhiều mục đích F-16A/B lô 15 bản Nâng cấp tính năng (OCU - Operational Capability Upgrade) do các lí do chính trị liên quan tới vấn đề Đông Timor. Tuy nhiên vào năm 1998, do gặp khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á nên cuối cùng Indonesia đã huỷ kế hoạch trang bị loại máy bay tiêm kích nhiều mục đích Su-30KI từ đề án hợp tác với Liên hiệp KnAAPO.

Su-30KI là máy bay tiêm kích nhiều mục đích một người lái được Liên hiệp KnAAPO phát triển từ máy bay tiêm kích Su-27SK. Tương tự đề án Su-30K do Liên hiệp IAPO giới thiệu cho Không quân Ấn Độ và đề án Su-30MK của KnAAPO giới thiệu cho Không quân Trung Quốc, phía KnAAPO mời phía Indonesia tham gia gói nâng cấp Su-30K giống như cách thức hãng Lockheed Martin của Mĩ thực hiện trong Chương trình cải tiến theo từng cấp độ dùng cho nhiều quốc gia (MSIP - Multinational Staged Improvement Program) dùng cho loại máy bay tiêm kích F-16. Gói Su-30KI có 2 cấp độ phát triển: cấp độ 1 bao gồm việc chế tạo mới Su-30KI trên cơ sở tính năng thiết kế của Su-27SK có thêm hệ thống cần nhận tiếp dầu trên không và khí tài liên lạc, truyền dẫn dữ liệu vô tuyến tầm xa giữa nhóm tiêm kích thực hiện nhiệm vụ tuần phòng đối không cơ bản của loại máy bay tiêm kích Su-30; cấp độ 2 bao gồm việc chế tạo mới và nâng cấp loại Su-30KI cấp độ 1 với tính năng chiến đấu đa nhiệm, có khả năng công kích tất cả các loại mục tiêu trên không, trên mặt đất và mặt nước bằng vũ khí có điều khiển chính xác. Ngày 28/6/1998, mẫu trình diễn tính năng Su-30KI đầu tiên dự kiến tham gia gói hợp tác với Indonesia đã cất cánh thử nghiệm chuyến đầu tại sân bay thử nghiệm nội bộ của Liên hiệp KnAAPO.

Mẫu máy bay tiêm kích một người lái Su-30KI phục vụ đề án hợp tác bất thành giữa KnAAPO và Indonesia (ảnh www.airwar.ru)

Sau khi phía Indonesia từ chối tham gia đề án Su-30KI do gặp vấn đề tài chính, Liên hiệp KnAAPO vẫn duy trì đề án máy bay tiêm kích Su-30 một người lái dưới tên gọi đề án Su-30KM để phục vụ xuất khẩu và làm chuẩn nâng cấp cho các máy bay tiêm kích Su-27S/P trong nước cũng như các máy bay Su-27SK đã xuất khẩu trước đó. Loại Su-27S/P/SK nâng cấp lên chuẩn Su-30KM được gọi chung là Su-27SM/SKM. Trong Triển lãm Hàng không và Hàng hải quốc tế Langkawi LIMA-99 tổ chức tại Malaysia tháng 11/1999, một chiếc máy bay tiêm kích nhiều mục đích một người lái chuẩn Su-30KM đã được đưa tới trưng bày để chào bán trang bị mới và gói nâng cấp cho các máy bay tiêm kích Su-27SK đã bán cho Việt Nam và Trung Quốc.

Phục hồi sau khủng hoảng tài chính khu vực, Indonesia đã quay trở lại với dòng máy bay tiêm kích của Sukhoi bằng việc đặt mua 2 chiếc Su-27SK và 2 chiếc Su-30MKK vào năm 2003 sau khi đã bỏ lỡ cơ hội tham gia đề án phát triển quan trọng liên quan tới loại máy bay tiêm kích Su-30 một người lái. Hai chiếc Su-27SK đặt mua năm 2003 của Indonesia thực chất được chế tạo theo cấu hình Su-30KM tương ứng với Su-30KI cấp độ 1 và có thể được nâng cấp nhanh chóng theo chuẩn Su-30KI cấp độ 2, gọi là bản nâng cấp Su-27SKM. Đối với lô 3 chiếc Su-27SKM dự kiến giao hàng trong năm nay của Indonesia, chúng được Liên hiệp KnAAPO chế tạo theo cấu hình Su-30KM cấp độ 2 tương ứng tính năng chiến đấu đã giản lược của loại máy bay tiêm kích nhiều mục đích một người lái Su-35BM nội địa trên cơ sở khung thân và một số khí tài chưa qua sử dụng của loại tiêm kích Su-27SK.

Máy bay tiêm kích nhiều mục đích một người lái Su-27SKM đang thả bom lượn có điều khiển KAB-500Kr (ảnh www.knaapo.ru)
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,155
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
CHUYÊN ĐỀ TÌM HIỂU MÁY BAY TIÊM KÍCH SU-30
PHẦN TỔNG QUAN


Phần tổng quan giới thiệu khái niệm, phân loại, nhiệm vụ, nguyên lí thiết kế, học thuyết chỉ đạo và chiến thuật ứng dụng liên quan tới máy bay tiêm kích Su-30.

Định danh máy bay tiêm kích Su-30

Mã trang bị Su-30

Mã trang bị phản ảnh bước chuyển đổi chương trình phát triển vũ khí đường không của Liên bang Nga trong giai đoạn đầu thời hậu Xô viết

(tiếp theo)

Mã trang bị Su-30 phản ảnh việc chuyển đổi nguồn cung máy bay chiến đấu giữa Liên bang Nga với các nước phương Tây trên thị trường máy bay chiến đấu thế giới giai đoạn hậu Xô viết.

Trong giai đoạn Chiến tranh lạnh, thị trường cung cấp máy bay chiến đấu trên thế giới được phân chia theo khối liên minh chính trị quân sự, theo đó các nước và nhóm nước chế tạo máy bay chiến đấu chủ yếu phân chia thị trường xuất khẩu, chuyển giao hay viện trợ máy bay chiến đấu dựa trên mức độ đồng minh thân cận hoặc lôi kéo ý thức hệ.

Đối với Liên xô, ngoài nhu cầu trang bị trong nước thì thị trường chủ yếu của máy bay chiến đấu Xô viết là các nước thành viên Hiệp ước Vác-sa-va (Układ Warszawski), các nước đồng minh ngoài khối ở Trung Cận Đông, các nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa và dân chủ nhân dân ở châu Á, châu Phi và châu Mĩ La tinh. Trong thang bậc thị trường trang bị vũ khí khí tài đường không kiểu trên, loại máy bay chiến đấu với những tính năng kĩ chiến thuật tiên tiến nhất được giữ lại trang bị trong nước, trong khi phiên bản giản lược tính năng từ cao tới thấp của chúng được ưu tiên chuyển giao cho các nước đồng minh thân cận trong khối Vác-sa-va, kế đến là xuất khẩu hay viện trợ cho các nước nằm trong chiến lược lôi kéo ý thức hệ tại Trung Cận Đông, rồi cuối cùng mới tới viện trợ quân sự cho các nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa và dân chủ nhân dân ở châu Á, châu Phi và châu Mĩ La tinh. Tuy nhiên tính tới khi Liên xô giải thể vào năm 1992, Su-27 và các phiên bản của loại máy bay tiêm kích này vẫn được xem là đồ quốc bảo nên không được phép chuyển giao, viện trợ hay xuất khẩu ra bên ngoài như đối với loại máy bay tiêm kích Mig-29.

Sau khi Liên xô giải thể vào năm 1992, trong bối cảnh cạn kiệt ngân sách quốc phòng phục vụ nghiên cứu phát triển vũ khí và không có đơn đặt hàng chế tạo máy bay tiêm kích trang bị trong nước, Tổ hợp Sukhoi đã tự cứu mình thông qua việc xúc tiến hàng loạt chương trình phát triển thị trường quốc tế nhằm tìm đầu ra cho máy bay tiêm kích Su-27 thành phẩm và mời chào hợp tác phát triển nhiều đề án hiện đại hoá, nâng cấp các phiên bản máy bay tiêm kích phái sinh từ Su-27. Trong bước đường tìm kiếm thị trường xuất khẩu cho dòng máy bay tiêm kích Su-27, Tổ hợp Sukhoi phải cạnh tranh trực tiếp với một đối thủ tới từ trong nước là Tổ hợp MiG với sản phẩm máy bay tiêm kích Mig-29 vốn được tiếp thị từ trước đó khoảng gần một thập niên trên các thị trường máy bay chiến đấu truyền thống của Liên xô, đồng thời cạnh tranh với các loại máy bay chiến đấu thế hệ 4 nổi tiếng của phương Tây như F-15 và F-16 trên các thị trường mới tiếp cận hoặc mới bị mất sau khi Liên xô và khối Đông Âu sụp đổ.

Máy bay tiêm kích nhiều mục đích chuẩn cơ sở Su-30MK của Liên hiệp chế tạo máy bay KnAAPO (ảnh www.knaapo.ru)

Nếu như không mấy khó khăn để Su-27 vượt qua đối thủ nội địa Mig-29 nhờ tính năng ưu việt hơn trên các thị trường vũ khí quốc tế truyền thống của Nga, thì để tiếp cận rồi chế ngự các thị trường khách hàng truyền thống của F-15 và F-16, Tổ hợp Sukhoi đã phải áp dụng chính chiến lược tiếp cận thị trường trong phân ngạch thị trường của các tập đoàn chế tạo máy bay phương Tây là McDonnell Douglas và General Dynamics (nay thuộc Lockheed Martin). Để phục vụ chiến lược phát triển thị trường quốc tế thời hậu Xô viết của mình, Tổ hợp Sukhoi đã dùng mã định danh Su-30 cho loại máy bay tiêm kích phái sinh từ Su-27 vốn được phát triển trước đó cho nhu cầu của Quân chủng Phòng không, rồi tái định hướng sang phục vụ nhu cầu của Quân chủng Không quân trong nước, nhưng kết cục lại đem tới thành công chủ yếu trong thị trường xuất khẩu máy bay chiến đấu và mang lại nguồn thu ngoại tệ to lớn cho Tổ hợp Sukhoi nói riêng, nước Nga nói chung.

(còn tiếp)
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,155
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
CHUYÊN ĐỀ TÌM HIỂU MÁY BAY TIÊM KÍCH SU-30
PHẦN TỔNG QUAN


Phần tổng quan giới thiệu khái niệm, phân loại, nhiệm vụ, nguyên lí thiết kế, học thuyết chỉ đạo và chiến thuật ứng dụng liên quan tới máy bay tiêm kích Su-30.

Định danh máy bay tiêm kích Su-30

Mã trang bị Su-30

Mã trang bị phản ảnh bước chuyển đổi chương trình phát triển vũ khí đường không của Liên bang Nga trong giai đoạn đầu thời hậu Xô viết

(tiếp theo)

Việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu do thiếu ngân sách phát triển vũ khí cũng như trang bị quốc phòng nội địa của Liên bang Nga trong giai đoạn hậu Xô viết đã làm đảo ngược quy trình truyền thống trong định danh máy bay tiêm kích trang bị trong nước và phục vụ thị trường xuất khẩu của Tổ hợp Sukhoi. Thay vì phát triển hoàn thiện mẫu máy bay tiêm kích phục vụ trang bị trong nước trước, rồi mới đặt mã trang bị cho bản giản lược tính năng phục vụ thị trường xuất khẩu như trường hợp máy bay tiêm kích-ném bom nội địa Su-17M/M2 được định danh máy bay tiêm kích-ném bom xuất khẩu/viện trợ Su-20/22, Tổ hợp Sukhoi đã chuyển mã định danh máy bay tiêm kích Su-30 dự kiến phát triển phục vụ trang bị máy bay xung kích nội địa sang chủ yếu phục vụ xuất khẩu, qua đó rút tỉa kinh nghiệm phát triển sản phẩm và thu thập công nghệ vũ khí đường không phương Tây từ hoạt động hợp tác phát triển các biến thể Su-30 với khách hàng để hoàn thiện các thế hệ máy bay tiêm kích được định danh mới của hãng.

Máy bay tiêm kích nhiều mục đích chuẩn cơ sở Su-30MK của Liên hiệp chế tạo máy bay Irkutsk (ảnh www.airwar.ru)

Như vậy có thể thấy việc định danh mã trang bị máy bay xung kích Su-30 phản ảnh quá trình chuyển đổi chiến lược tiếp cận thị trường máy bay chiến đấu từ trong nước sang xuất khẩu. Chiến lược này vừa nhằm thực hiện chức năng chiếm giữ thị trường máy bay tiêm kích thế giới và thu ngoại tệ về cho Tổ hợp Sukhoi trong ngắn hạn, vừa nhằm thực hiện chức năng tìm kiếm phương thức hoàn thiện công nghệ vũ khí đường không tích hợp giữa hệ thống vũ khí Nga với hệ thống vũ khí phương Tây phục vụ quá trình phát triển máy bay tiêm kích trong dài hạn của cả Tổ hợp Sukhoi lẫn ngành công nghiệp hàng không quân sự Liên bang Nga.

(còn tiếp)
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,155
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Từ một lô hàng Su-30MK2V giảm số lượng của VN, KnAAPO đã độ lại và bán được 4 chiếc Su-30M2 cho Không quân Nga để dùng huấn luyện chuyển loại Su-35S cho phi công. Bản xuất khẩu có tính năng tương ứng Su-30M2 dự kiến cung cấp cho VN cho lô hàng sau là Su-30MK3V. Su-30MK3V có hệ thống khí tài hàng không và tính năng tương ứng với Su-35S.

VN cũng dự kiến đặt mua Su-35S trong thời gian tới.

Su-30M2 (ảnh www.knaapo.ru)


 

tuctuc2010

Xe điện
Biển số
OF-60773
Ngày cấp bằng
3/4/10
Số km
3,691
Động cơ
1,174,601 Mã lực
Nơi ở
Trên từng cây số
Estonque;9277708[I nói:
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Liên bang Xô viết [/I] (Российская Советская Федеративная Социалистическая Республика)
Ơ em tưởng là Liên bang Cộng hòa XHCN Xô Viết chứ nhể
 

Camry1984

Xe máy
Biển số
OF-112391
Ngày cấp bằng
11/9/11
Số km
95
Động cơ
389,825 Mã lực
Hay wa! Cám ơn bác đã post
 

Triumf

Xe tăng
Biển số
OF-20256
Ngày cấp bằng
22/8/08
Số km
1,351
Động cơ
-484 Mã lực
Theo TTX Vỉa Hè thì nhiều nhất các bác nhà ta cũng chỉ đặt thêm 2 lô Su-30 nữa thôi (khoảng 24 chiếc), trong đó có 1 lô gồm 12 chiếc về trước 2015 để kịp tiến độ xây dựng 3 (khung) trung đoàn Su-30 hoàn chỉnh (tổng 36 chiếc) gồm 23, 35, 37 (hoặc 29). Sau đó hy vọng là thêm 1 hoặc 2 lô Su-35S. Đầu thập kỷ sau sẽ là kỷ nguyên của máy bay thế hệ 5. Mong là từ 2025-2035, các bác nhà ta đầu tư cho 3 trung đoàn (36 chiếc). Biết rằng, đám MiG-21Bis dự kiến đến 2018-2020 sẽ loại hết (chưa biết thay bằng gì khoảng 3 trung đoàn), Su-22 đến 2025 loại khỏi biên chế (khoảng 2 trung đoàn).
 

sen

Xe tăng
Biển số
OF-84156
Ngày cấp bằng
31/1/11
Số km
1,493
Động cơ
425,210 Mã lực
Nơi ở
Bên cửa sổ
Theo TTX Vỉa Hè thì nhiều nhất các bác nhà ta cũng chỉ đặt thêm 2 lô Su-30 nữa thôi (khoảng 24 chiếc), trong đó có 1 lô gồm 12 chiếc về trước 2015 để kịp tiến độ xây dựng 3 (khung) trung đoàn Su-30 hoàn chỉnh (tổng 36 chiếc) gồm 23, 35, 37 (hoặc 29). Sau đó hy vọng là thêm 1 hoặc 2 lô Su-35S. Đầu thập kỷ sau sẽ là kỷ nguyên của máy bay thế hệ 5. Mong là từ 2025-2035, các bác nhà ta đầu tư cho 3 trung đoàn (36 chiếc). Biết rằng, đám MiG-21Bis dự kiến đến 2018-2020 sẽ loại hết (chưa biết thay bằng gì khoảng 3 trung đoàn), Su-22 đến 2025 loại khỏi biên chế (khoảng 2 trung đoàn).
Thay thế thì hụt kinh lắm vì biên chế MiG 21 đã quá nhiều. Nhưng quan trọng hơn là thay bằng gì? MiG 29 à ? đến lúc thay MiG 21 ( 2020) thì cũng đã già rồi, có thể là MiG 35 nhưng nặng lúa.
Su 22 về hưu sớm không oan. Sao cái giai đoạn chuyển tiếp giữa Su 22 lên Su 27 nhà mình lại không mua Su 24 nhỉ? :(
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,729
Động cơ
661,245 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Su 22 về hưu sớm không oan. Sao cái giai đoạn chuyển tiếp giữa Su 22 lên Su 27 nhà mình lại không mua Su 24 nhỉ? :(
Su 24 Nga nó cũng loại vì lỗi kỹ thuật nhiều quá rồi. Ôm của nợ ấy vào thì có khác gì mua ve chai Mig21 từ mấy nước Đông Âu lúc trước.
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,837
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Theo TTX Vỉa Hè thì nhiều nhất các bác nhà ta cũng chỉ đặt thêm 2 lô Su-30 nữa thôi (khoảng 24 chiếc), trong đó có 1 lô gồm 12 chiếc về trước 2015 để kịp tiến độ xây dựng 3 (khung) trung đoàn Su-30 hoàn chỉnh (tổng 36 chiếc) gồm 23, 35, 37 (hoặc 29). Sau đó hy vọng là thêm 1 hoặc 2 lô Su-35S. Đầu thập kỷ sau sẽ là kỷ nguyên của máy bay thế hệ 5. Mong là từ 2025-2035, các bác nhà ta đầu tư cho 3 trung đoàn (36 chiếc). Biết rằng, đám MiG-21Bis dự kiến đến 2018-2020 sẽ loại hết (chưa biết thay bằng gì khoảng 3 trung đoàn), Su-22 đến 2025 loại khỏi biên chế (khoảng 2 trung đoàn).
Khoai ra phết .. thay hết mấy em đời 6x tốn xiền lắm .. dư mà không thay thì không được ..
 

sen

Xe tăng
Biển số
OF-84156
Ngày cấp bằng
31/1/11
Số km
1,493
Động cơ
425,210 Mã lực
Nơi ở
Bên cửa sổ
Su 24 Nga nó cũng loại vì lỗi kỹ thuật nhiều quá rồi. Ôm của nợ ấy vào thì có khác gì mua ve chai Mig21 từ mấy nước Đông Âu lúc trước.
Em nói cái thời kì chuyển tiếp giữa Su 22 và Su 27 cơ. Lúc ấy Su 24 vẫn là ngon. Chứ bây giờ thì già rồi, rơi độp độp là đương nhiên, giờ mình còn vác cái của nợ ấy về làm gì nữa hả mợ Polar! :D
 

khoaimon010

Xe buýt
Biển số
OF-24820
Ngày cấp bằng
26/11/08
Số km
806
Động cơ
498,899 Mã lực
Nơi ở
Cửa trời
Iem nghe noái là nhà mềnh hợp tác với Ngố xây dựng xưởng duy tu bảo dưởng gì đó cho dòng SU tại ĐNA mà?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top