CHUYÊN ĐỀ TÌM HIỂU MÁY BAY TIÊM KÍCH SU-30
PHẦN TỔNG QUAN
Phần tổng quan giới thiệu khái niệm, phân loại, nhiệm vụ, nguyên lí thiết kế, học thuyết chỉ đạo và chiến thuật ứng dụng liên quan tới máy bay tiêm kích Su-30.
PHẦN TỔNG QUAN
Phần tổng quan giới thiệu khái niệm, phân loại, nhiệm vụ, nguyên lí thiết kế, học thuyết chỉ đạo và chiến thuật ứng dụng liên quan tới máy bay tiêm kích Su-30.
Định danh máy bay tiêm kích Su-30
Mã trang bị Su-30
Mã trang bị phản ảnh bước chuyển đổi chương trình phát triển vũ khí đường không của Liên bang Nga trong giai đoạn đầu thời hậu Xô viết
(tiếp theo)
Chiếc máy bay tiêm kích Su-30 số hiệu 597 là 1 trong số 2 chiếc Su-30 đầu tiên được chế tạo tại Nhà máy chế tạo máy bay số 39 thuộc Liên hiệp chế tạo máy bay Irkutsk ngay sau khi mã trang bị được chấp thuận vào năm 1992 (ảnh Weimeng@airliners.net)
Với cách cấp mã trang bị cho máy bay tiêm kích Su-30 và loạt máy bay tiêm kích thuộc nhóm "Ông ba mươi" phát triển từ máy bay tiêm kích Su-27 như đã nêu, chương trình phát triển vũ khí đường không của Liên bang Nga trong giai đoạn đầu thời hậu Xô viết đã phản ảnh rõ rệt những biến chuyển trong mối tương quan cung cầu vũ khí trang bị quốc phòng.
Mã trang bị Su-30 phản ảnh việc chuyển đổi nguồn cung máy bay chiến đấu trong nội bộ ngành công nghiệp hàng không quân sự Liên bang Nga, nguồn cung máy bay chiến đấu giữa Liên bang Nga và các quốc gia độc lập khác thuộc SNG, và nguồn cung máy bay chiến đấu giữa Liên bang Nga với các nước phương Tây trên thị trường máy bay chiến đấu thế giới.
Trước khi Liên xô tan rã, ngành công nghiệp hàng không quân sự Xô viết trực thuộc Bộ công nghiệp quốc phòng quản lý và chủ yếu được phân bổ trên lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Liên bang Xô viết Nga (Российская Советская Федеративная Социалистическая Республика) với trên 85% tiềm lực nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu. Năm 1992, các phòng thiết kế và tổ hợp công nghiệp chế tạo máy bay chiến đấu của Liên xô nằm trên lãnh thổ Liên bang Nga được tái tổ chức và thu về dưới sự quản lí của Bộ Công nghiệp quốc phòng Liên bang Nga. Trong quá trình tái tổ chức nội bộ ngành và thiếu đơn đặt hàng thiết kế chế tạo trong giai đoạn hậu Xô viết, các phòng thiết kế cùng các đơn vị chế tạo máy bay chiến đấu trực thuộc đã phải vật lộn để tồn tại và tránh bị sáp nhập vào các đơn vị khác. Trong xu hướng chung đó, một trong những cách sinh tồn mà Phòng thiết kế Sukhoi và tổ hợp chế tạo trực thuộc của nó chọn lựa là tạo ra nhiều thiết kế máy bay chiến đấu nâng cấp tính năng theo mã trang bị mới để vừa chào hàng lô mới, vừa chào gói nâng cấp loại máy bay chiến đấu đã trang bị theo chuẩn mã trang bị mới. Cách làm này vừa tiết kiệm chi phí thiết kế, vừa giảm giá chào trang bị mới hay nâng cấp, đồng thời tăng cường năng lực cạnh tranh bằng việc tung ra nhiều loại máy bay chiến đấu mới có đủ tính năng thay thế loại máy bay chiến đấu đang phát triển của đối thủ truyền thống là Phòng thiết kế Mikoyan cùng tổ hợp chế tạo máy bay trực thuộc. Cùng với máy bay xung kích Su-30, một loạt mã trang bị khác do Phòng thiết kế Sukhoi đưa ra trong giai đoạn này đã được chấp nhận như máy bay cường kích Su-25TM được cấp mã Su-39, máy bay tiêm kích trên hạm Su-27K được cấp mã Su-33, máy bay tiêm kích-ném bom xung kích tiến phương Su-27IB được cấp mã Su-34, máy bay tiêm kích nhiều mục đích Su-27M được cấp mã Su-37 và máy bay tiêm kích nhiều mục đích Su-27M2 được cấp mã Su-35. Quá trình chạy đua cấp mã trang bị mới như vậy cũng diễn ra tương tự đối với các máy bay tiêm kích của Phòng thiết kế Mikoyan thuộc Liên hiệp chế tạo máy bay Moskva MIG.
(còn tiếp)