Các cụ để yên cho những người thích nghe chuyện, thích hóng xem, còn các cụ muốn bình phẩm văn chương của người khác thì đi chỗ khác. Loãng cả thớt
Góp ý cụ phát cuối: Cụ bớt tả cảnh thì sẽ hiệu quả hơn, thùng chở phạm loại nhỏ nhất 1m3, loại to 1m6-1m7, có 2 hàng ghế ở 2 bên, thế mà 2 thằng bị còng chung lại ngồi được mỗi thằng 1 hàng ghế thì có gãy cụ cả tay đi à?Chiều hôm đó chắc cũng tầm 5h, có anh công an vô hỏi là có ăn gì thì gửi tiền rồi mấy anh ấy đi mua giùm cho, còn không thì đợi người nhà gửi đồ vào. Do cả ngày chưa ăn gì nên tôi cảm thấy hơi đói, móc trong túi gửi anh công an mua cho cái bánh mì với chai nước. Thằng kia thì gửi mua cho hộp cơm sườn với gói thuốc. Lúc sau thì đồ ăn về. Lúc này tôi mới quan sát và làm quen với bạn chung buồng. Thằng này vào đây đêm qua, bị bắt tại trận khi đang nhảy xe. Thằng nhóc này mới 19, quê Sóc Trăng lên SG cũng khá lâu rồi nhưng không có công ăn việc làm nên hay đi nhảy đồ kiếm tiền tiêu xài. Nhóm nó có gần chục đứa hoạt động chủ yếu khu vực quận 6. Tối qua đang nhảy hàng thì bị dân phát hiện, trong lúc chạy nó trượt chân ngã thế là bị tóm vào đây.
Tối hôm đó, đầu óc biết bao suy nghĩ bộn bề chẳng thể nào ngủ được. Thằng cu kia có vẻ sành kinh nghiệm nên ngồi hút thuốc lúc là nó lăn ra ngủ. Trong này điện thoại bị tạm giữ, chỉ có ngồi ngáp với đập muỗi. Càng đêm càng lạnh, trời đương mùa mưa nên nền xi măng ẩm ướt và nhớp nháp. Muỗi cứ thế bay o o, đến lúc này mới biết thế nào là muỗi lượn ngênh ngang tựa máy bay trong tập ngục trung nhật kí của Bác. Lo lắng về tương lai và số phận của mình, lo lắng không biết gia đình tôi sẽ phải đối diện với dư luận ra sao nếu tôi bị đi tù. Gần sáng mệt quá tôi cũng thiếp đi lúc nào không biết.
Sáng sau, lần đầu tiên được trải nghiệm cảm giác đánh răng mà không dùng kem và bàn chải. Súc miệng mấy cái rồi đưa ngón tay vào chọc chọc. Sau đó khi được các anh công an cho đi làm vệ sinh xong thì lại về buồng ngồi. Lúc sau thì nhận được đồ ăn do nhà chuyển vào, tôi mời thằng kia ăn cùng. Đói quá nên cũng ráng ăn vài miếng chứ thực giờ cũng chẳng còn bụng dạ nào để ăn. Trong buổi sáng thì tôi được gọi ra ngoài lấy lời khai lần nữa, lần này cũng chủ yếu là ra xác nhận xem có gì mới hay không rồi kí xác nhận vào tờ khai. Chú công an lấy lời khai bảo nếu không có gì mới thì chiều chuyển hồ sơ lên quận. Thằng nhảy xe cũng được gọi ra lấy cung, khác với tôi thằng này khi đi về có vẻ rũ rượi vì sao thì mãi sau này em mới biết.
Buổi chiều, đang ngồi thì được gọi ra chuẩn bị đưa lên quận. Quần áo có vài bộ do gia đình gửi vào bỏ trong balo, lần đầu tiên trong đời được đeo còng số tám. Tôi và thằng nhảy xe mỗi thằng một tay đeo chung cái vòng bằng inox không rỉ sáng choang. Cái xe thùng kín mít, chỉ có cái cửa lưới đan dày như lưới chăng chuồng gà của cha tôi. cảm tưởng như con muỗi cũng chẳng thể nào lọt qua được. Trong thùng xe ngột ngạt vô cùng, mỗi thằng một hàng ghế ngồi dựa lưng vào thùng, mỗi lần xe đi qua ổ gà là mỗi lần ruột gan như muốn lộn ra ngoài.
Cụ vào mà viết, đm có tí trùng mà cứ tưởng mình được làm đạo diễn chuyện đm àỐi giời ơi vừa bẩm cụ xong mà cụ tương liền 3 chỗ có ĐM mày làm cháu phê quá! Báo cáo nhưng là thằng đại ka chửi, giờ cụ thử cho nhân vật chính chửi lại ĐM thằng đại ka 1 quả xem sao ạ?
Em nói thật là lắm ông vớ vẩn quá! Không thích thì lượn,thích thì im lặng mà xem,thích nhiều động viên chủ thớt cái! Dù sao người ta cũng mất công, cũng hy vọng mọi người có thứ giải trí, và cuối cùng đây là sân chơi chung mà!Cụ cứ đọc đi đã, bình luận sau kẻo tụt cảm xúc của chủ thớt. Chuyện thấy hay thì đọc tiếp, dở thì đi ra. Ông thớt cũng tốn công ngồi viết mà.
Đúng rồi cụ. Dù là chuyện bịa hay tả thực thì em vẫn thấy nó hấp dẫn. Đây là tác giả nghe kể sau viết lại thì nó ko thể chuẩn 100% như nhân vật trong câu chuyện đc. Thôi hóng tiếp cụ ak. Chủ thớt tiếp tục phát huy nhé.Em nói thật là lắm ông vớ vẩn quá! Không thích thì lượn,thích thì im lặng mà xem,thích nhiều động viên chủ thớt cái! Dù sao người ta cũng mất công, cũng hy vọng mọi người có thứ giải trí, và cuối cùng đây là sân chơi chung mà!
Nản với cái văn hoá tụt dốc...
Không biết các Cụ thế nào chứ E lại thấy cụ thớt viết khá chân thực tuy rằng cụ k phải là nhân vật chính, văn phong tuy có hơi lủng củng nhưng rất tình cảm và sâu sắc. E thấy hay nhất đoạn: khi ở trong tù cái mà ta lo nhất là suy nghĩ?????Nhiều cụ vào gạch đá quá, nhà cháu thấy buồn ghê. Công việc bận bỏ xừ, ngày nào cũng chạy đi chạy lại giao chuyển hàng cho khách. Chứ có phải rảnh rang ngồi chây ì làm gì mà nhà cháu có phải là nhà văn nhà thơ mài chữ ăn xiền đách đâu mà các cụ chê này chê nọ.
Từ chỗ này dở đi, cụ nào thích xem bài thì xem tiếp ạ. Chuyện cũng không phải do em trải nghiệm mà đó là câu chuyện của một người bạn, người anh của em kể trong một lần anh em ngồi nhâm nhi. Chuyện chả có gì hay ho, đặt vào trường hợp của các cụ các cụ chắc cũng muốn xóa xừ cái đó khỏi kí ức cho rồi.
Than ôi, thế thái dân tình
Bạn bè chẳng đáp, người dưng lắm lời.
Em chả quan tâm, cụ nào còn quan tâm thì em lại kể.
Bạn không được gọi là anh công an đâu, vì như thế này này:Vòng vèo một lúc thì xe cũng dừng, anh công an mở cửa và dẫn chúng tôi vào trong. Trụ sở công an quận 6 hôm nay khá đông, sau khi trao đổi với trực ban thì anh công an dẫn bọn tôi lên tầng và bảo ngồi chờ ở hành lang. Sau đó anh đi vào trao đổi gì đó bên trong, lát sau một người khác đi ra, cầm tập hồ sơ nhìn ngó chúng tôi rồi gọi tên tùng thằng. Anh công an phường bảo giờ bàn giao cho các ông, tôi về nhá.
Em (thôi từ đoạn này xưng em cho xuôi các bác nhỉ) và thằng nhảy đồ được dẫn độ qua một khuôn viên đi qua vài cái hành lang nữa rồi đến một khu kín cổng cao tường. Bọn em sau khi vào ra mắt các cán bộ trông coi thì được đẩy xuống phòng tạm giam. Anh cán bộ mở cái ổ khóa to oạch như bát, kéo mở cái cửa sắt mà song cái nào cái nấy to như cổ tay rồi đẩy bọn em đi về phía trước. Đến trước cửa phòng số 3 thì dừng lại, lại mở ở khóa, lại kéo cửa những âm thanh sắt thép va vào nhau loảng xoảng nghe rợn hết cả gáy. Trưởng phòng đâu, nhập tịch mới nhé. Anh cán bộ hô to. Trong buồng có một thằng người ốm nhom, da dẻ bủng beo và môi thâm xì chạy ra.
Ô có hàng mới à thầy. Em xin nhé.
Quay sang nói bọn em, ở đây mà hòa nhập đi. Chờ xử lệnh gọi thì đi. Xong đẩy chúng em vào trong rồi khóa cửa đi luôn. Em thề, lúc ấy em chỉ muốn quay ra ôm chân ông cán bộ và năn nỉ ông ấy đừng đi, đừng bỏ rơi em như thế. Nhưng tất cả đã quá muộn, trong cái phòng u ám đó có cái gì đó rờn rợn và ghê ghê.
Để em tả cho các bác sơ qua cái buồng mới này, một cái buồng chắc tầm 15 mét vuông, hai bên là 2 bệ xi măng dài cao hơn ở giữa tầm 20 phân. 2 cái bệ này cao hơn cái lòng giữa nên tạo thành cái máng dài chạy tới cuối phòng. 2 cái bệ này chính là giường cho phạm nhân. Cuối phòng có cái tường cao chắc qua ngực một chút có một cánh cửa nhỏ ngăn cách với khu năm, sau này biết thì đó là khu vệ sinh và tắm rửa. Trong phòng có nhõn một cái bóng điện dây tóc nên mọi thứ trong này nó cứ lờ mờ, giữa trưa thì có thêm tí ánh ánh bên ngoài hắt qua cửa.
Vừa nhìn trong phòng một vòng thì nghe tiếng quát:
Sợ quá, em cúi mặt gằm xuống. Em và thằng nhảy đồ thay nhau kể về tình hình của mình. Sau đó được thằng môi thâm xì khi nãy dẫn xuống cuối dãy và bảo, chỗ của chúng mày đây. Em và thằng kia leo lên giường xếp đồ trên đầu giường. Thằng môi thâm xì xách luôn 2 đôi dép của bọn em cất đi. Thằng nhảy đồ có vẻ mệt nên ngồi dựa vào tường co ro, còn em thì ngồi khoang chân thừ cả mặt ra. Vừa co được cái chân lên thì ăn ngay cái dép của thằng môi thâm xì phang vào mặt.
- Đm mày, cụp pha xuống
- Chúng mày tội gì, ở đâu.
Thằng này chạy lại túm tóc em vả thêm mấy phát vào mặt rồi cầm đầu em đập vào tường. Đm, mày phải ngồi dựa vào tường thế này này, bó gối vào nha con. Chưa xin phép mà ngồi xếp bằng à. Đm mày…
- Đm mày, ai cho mày ngồi xếp bằng
Em đau quá, một tay ôm đầu một tay bám vào tường lết lết ngồi cho đúng tư thế. Vào trong tù nghe nói có nhiều luật lệ nhưng em chưa đi lần nào nên chưa biết. Mỗi bài học đều phải trả một cái giá khá đau về mặt cơ thể các bác ạ, cứ mỗi vết thâm nó là một bài học, đứa nào thông minh quan sát tốt thì đỡ hơn.
Ko đọc thì lướt đe cụTình tiết này cụ thớt bốc phét non tay, hoặc ông khóc trong mưa kia non tay bốc phét.
Mẹ, ba cái thông tin này nếu có người nhà "cơ cứng" thì cũng phải nhận án chán chê rồi mới biết, và thông thường thì mãi mãi không thể biết nổi.
Làm đíu có "anh công an phường" nào vừa ngu vừa tốt bụng đến nỗi phọt hết thông tin cho nghi can ngay trong khi tạm giữ thế này?
Nói chung cũng có, nhưng chỉ lon ton thôi chứ tuổi gì đòi thụ lý với lấy cung...ngu thế giao việc để vỡ mồm lãnh đạo à?
Nói với bọn ý phí ngời cụ ạEm nói thật là lắm ông vớ vẩn quá! Không thích thì lượn,thích thì im lặng mà xem,thích nhiều động viên chủ thớt cái! Dù sao người ta cũng mất công, cũng hy vọng mọi người có thứ giải trí, và cuối cùng đây là sân chơi chung mà!
Nản với cái văn hoá tụt dốc...
e kê dép hóng câu chuyện của cụ! Cụ chủ vào đề hay quá, chắc là dân Văn rồi.Mấy bữa trời cứ xì xụp mưa suốt, kê cái ghế ngồi ngó mưa. Mưa thì chả có cái gì vui hết, chưa kể có lần ngồi ngắm mưa rơi sau những ô cửa sổ tôi phát hiện ra rằng khi con người ta não nề hay u uất trong tâm hồn thì tốt nhất không nên ngắm mưa. Nó có thể làm cho họ buông bỏ tất cả mà trôi theo những dòng nước chảy về đâu làm sao biết trước được.
Ngày trước khi ở Sài Gòn, cứ mỗi tối trời mưa là cả cái xóm trọ nhỏ lại í ới gọi nhau đi uống rượu. Cái xóm trọ nghèo, những mái nhà lợp tôn nằm gọn lỏn dưới tán cây bàng. Cả dãy đâu gần chục cái phòng lụp xụp, chứa đựng trong chục cái phòng đó là những mảnh đời, những câu chuyện cuộc đời xám đen như lớp rêu phủ trên bức tường loang lổ.
Trong xóm có phòng anh Lâm ở cuối dãy, phòng có hai người. Anh Lâm và anh Quang, hai anh những năm đó cũng khá lớn tuổi mà nghe đâu chưa có gia đình. Hai anh mần nghề thợ đụng, như cách nói vui của các ảnh là đụng gì làm đó. Anh Lâm, vẻ ngoài nhìn có gì đó rất sợ nhưng tiếp xúc lâu mới nhận ra ảnh là một người sống rất tình cảm. Những ngày được nghỉ anh thường chạy tới chạy lui giúp đỡ mọi người trong xóm trọ. Nào là giúp cô Năm sửa lại cái xe đạp để cổ đi có phương tiện đi thu mua ve chai, nào là qua lau chùi tra dầu vô cái quạt có tuổi đời mười mấy năm có lẻ giúp chú Tám.
Có lần đi nhậu, ngồi hóng hớt nghe anh Lâm chia sẻ câu chuyện cuộc đời của ảnh. Một câu chuyện thật buồn. Và nếu như hôm đó không phải là một ngày trời mưa, ngồi dưới cây dù đề những giọt nước mưa hắt vô mặt thì có lẽ tôi đã không biết rằng anh đang khóc. Cuộc đời ảnh, một con người học cao hiểu rộng, tương lai đang sáng lạng trước mắt. Có công ty với công việc ổn định, có người yêu xinh xắn, có tiền bạc và hầu hết mọi thứ mà mọi người vẫn mong muốn. Thế nhưng chỉ một lúc cảm xúc không kiềm chế được đã dẫn đến cảnh tù tội. Cánh cửa tương lai khép lại trước mắt anh từng ngày từng giờ. Anh bảo, đến tận bây giờ cứ mỗi lần nghe tiềng ai mở cửa sắt ken két anh lại giật mình. Nhớ về những ngày lao tù và suy nghĩ về cuộc đời mình.
Từ đoạn này đi xin được phép nhập vai vào anh Lâm để kể về chuỗi ngày tháng sống trong sự dày vò của suy nghĩ trong bốn bức tường trại giam. Ở đó, có những cảnh tượng mà nếu kể thì chưa chắc người bình thường có thể tưởng tượng ra được. Có những lúc mắc cười mà không dám cười, có những lúc mắc tiểu mà không dám đi….
Tạm nghỉ cái đã, mai kể tiếp