[Funland] Chuyện buồn gặp ở chùa Thầy, các cụ ạ.

anhquanhn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-79064
Ngày cấp bằng
28/11/10
Số km
2,821
Động cơ
438,063 Mã lực
Thôi cụ thông cảm cho các mợ ấy...
Cũng tại thuế má cao quá nên phải làm liều thôi.
Càng làm thế càng rách thêm thôi, khách đến 1 lần chạy mất dép, thế mới thành "chuyện buồn".
E lại nhớ hồi đi đền Hùng, trong cái đền chính, ngồi cạnh hòm CĐ + một cái khay đặt ngay ngắn trước bàn thờ tổ là 1 cụ già đeo biển BQL phụ trách ngồi cạnh, lúc e rút tiền ra chuẩn bị cho vào hòm CĐ, thì cụ ấy mặt rất uy nghiêm chỉ vào cái khay nói "đặt vào đây!". Đi trước e là đứa bạn lôi xấp tiền lẻ ra, cụ ấy chỉ vào tờ 50k hướng dẫn "đấy, cho vào". Lúc đó trong đền khá đông đúc người xếp hàng lễ và thả tiền CĐ, chuyện trong đền chùa, e ko dám kể sai lệch ạ!
Sang đền chùa xứ người chả có ai chèo kéo, đeo bám, nhắc nhở vậy mà khách cứ ùn ùn tự nguyện vui vẻ, thành tâm thế này, dĩ nhiên vì họ biết chút vàng thếp nhỏ nhoi của họ trực tiếp dùng để tô đẹp cho tượng Phật, chứ ko phải "làm đẹp" cho túi tiền của BQL:
Dát vàng cốt Phật ở xứ chùa Vàng
07:20 09/07/2014
Hầu như ngôi chùa nào ở thủ đô Bangkok và tại các địa phương khác thuộc phạm vi lãnh thổ Thái Lan đều có tới hàng chục, hàng trăm cốt Phật được dát vàng. Quanh chuyện người dân xứ Thái dát vàng cốt Phật, có rất nhiều điều thú vị!

Ngay giữa lòng thủ đô Bangkok, ghé bất kỳ ngôi cổ tự nào du khách cũng chìm giữa rừng tượng Phật được dát đắp vàng từ lòng thành của phật tử gần xa. Ấn tượng nhất là khi chúng tôi ghé chùa Phật Vàng có tên trong bản đồ du lịch thế giới là Wat Traimit. Nằm cuối đường Yaowarat, thuộc địa phận quận Samphanthawong, linh hồn của chùa Phật Vàng là cốt Phật bằng vàng khối trong thế ngồi thiền cao 3m, nặng 5,5 tấn.

Chuyện về pho tượng vàng này được người Thái kể cho nhau nghe rất đỗi ly kỳ, rằng tượng được đúc vào triều vua Sukhothai (thế kỷ XIII - XV). Thời bấy giờ Thái Lan xảy ra chiến tranh triền miên nên để tránh tượng bị xâm hại, triều đình đã cho phủ lên tượng lớp "áo" bằng bê-tông và bí mật ấy được giữ tuyệt đối qua hàng trăm năm. Đến năm 1950, một nhà sư được báo mộng và bí mật về pho tượng Phật bằng vàng ròng đồ sộ này được phát hiện.

Cốt Phật bằng vàng ròng nặng 5,5 tấn kia là bảo vật vô giá duy nhất ở xứ Thái. Nhưng tượng được dát vàng thì nhiều đến vô ngần, nhiều đến không đếm xuể. Anh Trọng Minh, 34 tuổi, hướng dẫn viên của Công ty lữ hành Song Việt tại TP HCM mà tôi gặp khi vãn cảnh chùa Phật Vàng cho biết: "Người Thái xem vàng là kim loại ẩn chứa những quyền năng thiêng linh, là biểu tượng của sự thuần khiết, như tấm lòng của đức Phật không gì có thể xâm hại hay làm cho biến chất được. Các kim loại khác như đồng, chì, kẽm, bạc… nếu để lâu sẽ bị ôxy hóa, bị các hóa chất, đặc biệt là nước muối và axit dễ dàng làm hư hại, biến chất nhưng vàng thì không hề hấn gì, trường tồn, vĩnh hằng với thời gian. Người Thái một lòng cung kính đắp vàng lá lên các cốt Phật cũng vì lẽ ấy".

Chẳng biết giải thích của anh hướng dẫn Trọng Minh liệu có hoàn toàn chính xác hay không nhưng riêng chuyện người Thái đi lễ chùa thể hiện lòng thành kính của mình với đức Phật bằng việc đắp vàng lá lên cốt Phật là chuyện có thật. Và như đã nói, những ngày ở xứ Thái, vào ngôi cổ tự nào chúng tôi cũng bắt gặp cảnh thiện nam tín nữ đắp vàng lá lên các cốt Phật.

Chúng tôi ghé chùa Chana Songkhram ở khu Khao Sản - phu phố Tây sầm uất nhất Bangkok, nơi được xem là thánh địa của các tín đồ shisha - dân chơi thích đi mây về gió với những hương vị cây trái, thảo dược có tác dụng kích thích hệ thần kinh.

Nằm bên dòng sông Chao Phraya, Chana Songkhram là 1 trong 9 ngôi chùa nổi tiếng nhất trong tổng số hơn 400 ngôi chùa tại thủ đô Bangkok. Có tuổi đời hàng trăm năm, có thể nói chùa Chana Songkhram thực sự là bảo tàng cốt Phật được dát vàng sống động với hàng trăm pho tượng Phật trong nhiều hình dạng, dáng thế. Thật không may là hôm chúng tôi đến, khu Khao Sản cúp điện nên chúng tôi không có được duyên lành chứng kiến khung cảnh vi diệu khi ánh đèn hắt vào pho tượng Phật bằng ngọc lục bảo được đắp vàng tinh xảo tỏa ra ánh sáng xanh vàng huyền hoặc…

Đưa chúng tôi ghé thăm chùa Wat Phra Chetuphon (còn gọi Wat Pho hay chùa Phật nằm vì có tượng Phật dài gần 50m, cao 15m được dát vàng toàn thân) nằm trên đảo Rattanakosin thuộc quận Phra Nakhon (Bangkok), trên đường đi, chị Lến, 42 tuổi, quê ở Sóc Trăng, có chồng người Thái, sinh sống tại thủ đô của xứ Chùa vàng hơn 20 năm qua bật mí: Khi muốn dát vàng pho tượng nào đó, nhà chùa chỉ việc để tượng ở chỗ đông người lại qua, khách vào thăm chùa thấy tượng còn đơn sơ, vậy là phát tâm dát đính vàng. Mọi người sẽ ghé chùa đắp các lá vàng như thế đến khi nào pho tượng được phủ kín mới thôi. Khi thấy tượng đã được đắp dát vàng đúng tiêu chuẩn để ngàn năm không bị phai mờ hư hỏng, các sư thầy sẽ làm lễ thỉnh tượng, đưa an vị ở nơi tương xứng. Lúc này, cốt tượng khác sẽ được thay thế vào chỗ cũ đợi lòng thành của người viếng mộ.

Có một điều lạ quanh chuyện dát vàng cốt Phật tại các ngôi chùa ở xứ Thái là không chỉ đắp các lá vàng mỏng dính đến độ chỉ hơi thở nhẹ của trẻ con cũng khiến các lá vàng bay tứ tán, mà Phật tử xứ Thái còn dát vàng mọi cốt tượng khác ở trong khuôn viên bất kỳ ngôi cổ tự nào. Chúng tôi biết được điều này sau khi rời chùa Wat Phra Chetuphon và theo chị Lến đến chùa Phật ngồi cách đó khoảng 15 phút chạy xe tuktuk.

Chị Lến giải thích tên chùa được gọi như thế bởi có sự hiện diện của pho tượng Phật khổng lồ cao hơn 30m ngồi trong tư thế kiết già với gương mặt thanh toát, vô ưu. Trong khuôn viên chùa, bên cạnh hàng trăm cốt Phật được dát vàng hoàn chỉnh, chúng tôi thấy có nhiều tượng Phật cùng linh thú được dát vàng dở dang.

Tại chùa Phật ngồi, được sự hỗ trợ của chị Lến, chúng tôi hỏi chuyện chị Thak La, 42 tuổi, người Thái về chuyện dát vàng cốt Phật, chị cười nói rằng không chỉ riêng chị mà bất kỳ người Thái nào cũng quen với việc đến chùa bày tỏ lòng thành tâm cũng như sự mộ đạo bằng việc cúng dường hoặc đắp những lá vàng lên các cốt Phật: "Phong lệ này có từ hàng trăm, hàng ngàn năm rồi. Từ hồi còn bé tôi đã được mẹ dắt đi chùa và được mẹ trao cho những lá vàng đắp lên cốt Phật. Việc dát đắp vàng tùy thuộc vào lòng thành và điều kiện của mỗi người. Nhưng không phải cứ đắp nhiều vàng là được nhiều phước báu" - chị Thak La, bộc bạch.

Chị cho biết trái với suy nghĩ của nhiều người, những pho tượng vàng trong các ngôi cổ tự không phải đúc bằng vàng ròng, cũng không phải là tượng được đúc bằng đồng rồi mạ vàng, dát vàng. Chị nói tượng được làm từ nhiều vật liệu như gỗ, đồng, thạch cao, xi-măng… Khi tượng được các nghệ nhân đúc tạc xong thì việc dát vàng tùy thuộc hoàn toàn vào lòng thành của bá tánh. Điều này đồng nghĩa với việc một pho tượng được phủ vàng lâu hay mau, dày hay mỏng là do duyên lành giữa cốt tượng và phật tử.

Theo chia sẻ của chị Lến, ở xứ Thái, 1 cây vàng được dát mỏng thành vàng lá có diện tích đến gần 8m2 rồi được cắt thành những lá vàng bé xíu nhỏ hơn đốt đầu ngón cái người lớn, được gói trong giấy, mỗi gói giấy tùy nhiều ít mà được bán với giá từ vài batt đến hàng chục batt, và có khi hơn. Với đồng 10 batt, tôi đã có thể vào chùa thực hiện nghi thức dát vàng lên cốt Phật. Còn nhớ trước khi dát vàng lên bàn chân của Đức Phật, chị Thak La chắp tay thành tâm khấn cầu, tiếp đến chị dùng ngón tay trỏ chấm nhẹ lên một lá vàng rồi ấn miết mạnh lên cốt Phật đang được dát vàng dở dang.

Trước khi rời chốn thiền, chị Thak La nói rằng thường thì trước khi đắp vàng như thế thì Phật tử hay niệm cầu, không phải cầu danh cầu lợi mà là cầu an. Thak La cũng nói rằng khi thực hiện việc đắp vàng lên cốt Phật, chị thấy lòng mình an bình, cảm giác ấy sẽ ngập tràn khi chị chứng kiến cái giây phút pho cốt Phật được dát lá vàng cuối cùng để từ đây, từ quá khứ là tượng gỗ, tượng bê tông, thạch cao nay cốt Phật đã là tượng Phật ánh vàng với sắc màu bất diệt.

Có một điều rất ấn tượng khi bước chân vào những ngôi chùa ở xứ Thái, chúng tôi không thấy cảnh xô bồ, nhiễu nhương với cái bang tác nghiệp la liệt, không có cảnh người ta vãn tự mà chen lấn thắp hương mù mịt, khấn vái xô bồ. Càng không có chuyện thiện nam tín nữ đua nhau phóng sanh chim trời để được tích tụ nhiều phước báu mà chẳng bận tâm đến sự sống chết của con vật được phóng sanh.

Những gì tôi thấy là bên cạnh việc dát vàng cốt Phật, người Thái đi lễ chùa rất êm đềm, họ đi đứng nhẹ nhàng, lòng thành cốt ở trong tâm chứ không khoe mẽ sỗ sàng, không có chuyện trong lòng Phật tử tồn tại suy nghĩ càng đắp dát nhiều vàng lá trên cốt Phật thì càng được nhiều phước lộc mai sau!
 

hi_world

Xe hơi
Biển số
OF-6033
Ngày cấp bằng
19/6/07
Số km
199
Động cơ
545,102 Mã lực
Chùa Thầy là ở xã Sài Sơn huyện Quốc Oai cụ chủ à, nghèo hơn Thạch Thất nên chắc lem nhem hơn
 

hn03

Xe điện
Biển số
OF-4365
Ngày cấp bằng
22/4/07
Số km
2,546
Động cơ
571,026 Mã lực
Em đi một lần cách đây hơn chục năm, ko có dịp đi hết nơi, nhưng chưa bao giờ nghĩ đến việc quay lại đây vãn cảnh. Nói đúng là Tệ Nạn
 

anhquanhn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-79064
Ngày cấp bằng
28/11/10
Số km
2,821
Động cơ
438,063 Mã lực
Chùa Thầy là ở xã Sài Sơn huyện Quốc Oai cụ chủ à, nghèo hơn Thạch Thất nên chắc lem nhem hơn
Vâng, e nhầm huyện :D
Lại nói chuyện "nghèo" thì lúc e lên phần Chùa cao (trên núi) của chùa Thầy thì sững người vì thấy ngay trong khuôn viên cũ vốn chi chít chen chúc nhiều tòa đền/chùa cổ 1 tầng mái vẩy cá nhuốm màu thời gian rất đẹp và cổ kính, nay đã nghễu nghện 1 tòa nhà (kiểu nhà ống, nhà phố) 2-3 tầng bằng bê tông, cốt thép, lan can con tiện hay chữ thọ gì đó, màu sắc xanh đỏ lòe loẹt nửa tây nửa tầu, cao áp đảo so với tất cả các tòa chùa, điện trong khuôn viên và ngay cạnh nó là 1 tòa nhà khác tầm cỡ cũng to cao vạm vỡ ngang ngửa như vậy đang tiếp tục xây dở. Hỏi người QL ở đây xây mấy nhà to thế làm gì thì họ bảo ... xây để làm nhà khách, nhà ăn ... thực sự ko biết nói gì hơn nữa với cách cư xử tàn bạo như thế với 1 di tích kiến trúc tôn giáo cổ kính của những người "Quản lý" chùa này! @-)

Khuôn viên trước đây của chùa Cao - chùa Thầy trên núi:
(2 tòa nhà ăn cao tầng mới xây ngay sau lưng tòa điện này e chán ko buồn chụp đưa lên để các cụ ngắm ạ)
 

Thienbinh72

Xe hơi
Biển số
OF-384759
Ngày cấp bằng
29/9/15
Số km
173
Động cơ
242,130 Mã lực
Tuổi
62
Đúng như cụ chủ phản ánh! Em đi cách đây 5 năm, cảnh chùa rất đẹp, e rất thích nhưng ko bao giờ muốn quay lại. Tệ nạn chăn dắt khách mua lễ cũng rất bài bản, toàn mang danh BQL của chùa, em ko dám cãi. Vậy mà sau 5 năm tình hình vẫn ko cải thiện. Thật đáng buồn!
 

xuanmanhnguyen

Xe điện
Biển số
OF-374954
Ngày cấp bằng
24/7/15
Số km
3,016
Động cơ
-242,380 Mã lực
Bài e vừa bốt trong thớt Sầm Sơn, giờ e xin phép mở thớt này cho mn dễ theo dõi ạ.

Chùa Thầy ở Sài Sơn, huyện Thạch Thất, HN2 e mới đi cũng có câu chuyện bức xúc muốn kể về cách thức "chèn ép, cưỡng bức" khách đến thăm quan, có khác ở Sầm Sơn thì là "dân", còn ở đây thì là cả MỘT ĐỘI NGŨ nhân viên thuộc Ban quản lý di tích này.
Nguyên là tuần trước e đưa mấy người bạn ở xa về HN đến thăm chùa Thầy. Sau khi mua vé vào chùa (10k/người ), tới cửa cạnh của chùa, mọi người ko muốn vào ngay mà muốn tản ra phía đằng bãi rộng trước chùa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh, chụp choạch... thì có 1 chị tầm ngoài 30 kiên quyết chặn lại đề nghị mọi người ... "vào chùa trước cho có lộc, bla bla" và nói liên tục không dứt. E đọc được vị chị ta và nói rõ ràng rằng mọi người đều ở HN, đến chùa Thầy rất nhiều lần, quá quen thuộc và tự mọi người biết phải làm gì, ko cần phải có ai "hướng dẫn" "chỉ đạo" đi đâu, làm gì cả. Nhưng chị ta phớt lờ tất cả lời nói của e, tiếp tục bám theo cả đoàn (5n). Quá bực mình, e ra ngoài cửa soát vé hỏi chị ta có phải người của "ban quản lý chùa" ko, câu trả lời của người soát vé là "ĐÚNG THẾ". E phàn nàn nếu là người của BTC sao lại có hành vi đeo bám khách dai dẳng "đòi làm HDV" khi đã bị khách cự tuyệt nhiều lần như vậy? Người soát vé chỉ ... im lặng, không nói gì. Sau đó e vào gặp chị nhân viên kia (vẫn đang bám theo đoàn e) kiên quyết yêu cầu không được đeo bám đoàn nữa, ko e sẽ chụp ảnh đưa lên báo, tới lúc đó chị ta mới tha cho group e sau khi lầu bầu vài câu khinh miệt :D
Những tưởng đã thoát nạn, nhưng không, khi lên chùa cao trên núi suốt dọc đường liên tục đội ngũ bán quán 2 dọc núi cũng như (lại) 1 chị nv khác của BQL tiếp tục mời chào dai như đỉa từ dưới chân núi cho tới khi vào chùa trên núi.
Sau khi xuống núi bấy giờ nhóm e mới đi vào trong chùa chính, khi e tới ban thờ trong Tam bảo lễ, có 2 chị trung niên ngồi trước 1 cái bàn kê ngay trước ban thờ Đức Ông, cạnh hòm công đức (rõ chính thức là người của BQL di tích), khi thấy e cho tiền vào hòm CĐ, 1 chị tiến lại và kéo e xềnh xệch, yêu cầu phải đứng lễ chỗ này, vái chỗ kia rồi thao thao bất tuyệt "giới thiệu di tích LS" bất kể e nhiều lần từ chối rằng e tự biết phải làm gì và đến lúc phải ra ngoài để đi về cùng mn. Trong chùa e ko tiện to tiếng cự nự với chị ta nên đành để chị ta thao thao bất tuyệt đến 15 phút, đứng chặn lối, giữ tay e lại mỗi khi thấy e có ý định rời sang chỗ khác ... cho tới khi bước ra khỏi chính điện thì khi đó chị ta bắt đầu giở bài.... nã tiền công "hướng dẫn"! Lúc này bực quá nhưng vì vẫn đang trước tam bảo nên e ko muốn to tiếng, chỉ gằn giọng nói vs chị ta:"Tôi đến đây để lễ Phật, công đức cho nhà chùa, chứ ko phải để lễ các chị, nộp tiền cho các chị"!
Thực sự thì một vài chục ngàn ko đáng là gì, nhưng e thà bỏ hòm công đức, cho trẻ em khuyết tật.... chứ ko thể chấp nhận những đại diện của "Ban quản lý di tích" (chắc chắn đều là người của UB xã, "phòng văn hóa" xã sở tại) mà lại có cách hành xử chèo kéo, cưỡng bức khách vãng cảnh chùa, lợi dụng sự e ngại, nể nang của khách, coi khách như "gà" để họ chăn ngay trong khuôn viên chùa với mục đích vòi tiền một cách vô văn hóa như vậy.
Thử hỏi với cung cách "quản lý" như vậy ở chùa Thầy, một ngày có bao nhiêu đoàn khách đến và rời chùa mong được yên thân vãng cảnh, tìm sự thanh thản, tĩnh tại nhưng lại phải ra về với 1 tâm trạng khó chịu, bực bội và cảm thấy bị xúc phạm như vậy?

Ảnh của 1 trong 2 chị nhân viên BQL ngồi tại bàn trong tam bảo chùa Thầy đã cưỡng bức khách phải nghe chị ta "hướng dẫn", "chỉ đâu lễ đó", "chặn lối khách" (là em) ko cho ra khỏi tam bảo và cuối cùng là .... "cho chị xin tiền bồi dưỡng":
Xin chia sẻ cùng cụ! Em cũng lâu lắm rồi ko lên chùa nhưng em ko thể hiểu đc tại sao"Chùa là noi thanh tịnh, là noi để moi nguoi vãn cảnh, cầu an , là hồn của cả dân toc Viet,la nơi trút bỏ phiền muon trong cs...... Tai sao lại thu tien nơi cửa chùa ,của Phật nhự vậy. Nhin phản cảm quá chẳng nhẽ muốn gap Phật cũng phải bỏ tiền như muốn gap waren buffet chăng . Hay là cách để đánh đong tat cả Phật cũng như nguoi tràn.day la y kien rieng thoi mong cac cụ nhe tay.
 

xuanmanhnguyen

Xe điện
Biển số
OF-374954
Ngày cấp bằng
24/7/15
Số km
3,016
Động cơ
-242,380 Mã lực
Bài e vừa bốt trong thớt Sầm Sơn, giờ e xin phép mở thớt này cho mn dễ theo dõi ạ.

Chùa Thầy ở Sài Sơn, huyện Thạch Thất, HN2 e mới đi cũng có câu chuyện bức xúc muốn kể về cách thức "chèn ép, cưỡng bức" khách đến thăm quan, có khác ở Sầm Sơn thì là "dân", còn ở đây thì là cả MỘT ĐỘI NGŨ nhân viên thuộc Ban quản lý di tích này.
Nguyên là tuần trước e đưa mấy người bạn ở xa về HN đến thăm chùa Thầy. Sau khi mua vé vào chùa (10k/người ), tới cửa cạnh của chùa, mọi người ko muốn vào ngay mà muốn tản ra phía đằng bãi rộng trước chùa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh, chụp choạch... thì có 1 chị tầm ngoài 30 kiên quyết chặn lại đề nghị mọi người ... "vào chùa trước cho có lộc, bla bla" và nói liên tục không dứt. E đọc được vị chị ta và nói rõ ràng rằng mọi người đều ở HN, đến chùa Thầy rất nhiều lần, quá quen thuộc và tự mọi người biết phải làm gì, ko cần phải có ai "hướng dẫn" "chỉ đạo" đi đâu, làm gì cả. Nhưng chị ta phớt lờ tất cả lời nói của e, tiếp tục bám theo cả đoàn (5n). Quá bực mình, e ra ngoài cửa soát vé hỏi chị ta có phải người của "ban quản lý chùa" ko, câu trả lời của người soát vé là "ĐÚNG THẾ". E phàn nàn nếu là người của BTC sao lại có hành vi đeo bám khách dai dẳng "đòi làm HDV" khi đã bị khách cự tuyệt nhiều lần như vậy? Người soát vé chỉ ... im lặng, không nói gì. Sau đó e vào gặp chị nhân viên kia (vẫn đang bám theo đoàn e) kiên quyết yêu cầu không được đeo bám đoàn nữa, ko e sẽ chụp ảnh đưa lên báo, tới lúc đó chị ta mới tha cho group e sau khi lầu bầu vài câu khinh miệt :D
Những tưởng đã thoát nạn, nhưng không, khi lên chùa cao trên núi suốt dọc đường liên tục đội ngũ bán quán 2 dọc núi cũng như (lại) 1 chị nv khác của BQL tiếp tục mời chào dai như đỉa từ dưới chân núi cho tới khi vào chùa trên núi.
Sau khi xuống núi bấy giờ nhóm e mới đi vào trong chùa chính, khi e tới ban thờ trong Tam bảo lễ, có 2 chị trung niên ngồi trước 1 cái bàn kê ngay trước ban thờ Đức Ông, cạnh hòm công đức (rõ chính thức là người của BQL di tích), khi thấy e cho tiền vào hòm CĐ, 1 chị tiến lại và kéo e xềnh xệch, yêu cầu phải đứng lễ chỗ này, vái chỗ kia rồi thao thao bất tuyệt "giới thiệu di tích LS" bất kể e nhiều lần từ chối rằng e tự biết phải làm gì và đến lúc phải ra ngoài để đi về cùng mn. Trong chùa e ko tiện to tiếng cự nự với chị ta nên đành để chị ta thao thao bất tuyệt đến 15 phút, đứng chặn lối, giữ tay e lại mỗi khi thấy e có ý định rời sang chỗ khác ... cho tới khi bước ra khỏi chính điện thì khi đó chị ta bắt đầu giở bài.... nã tiền công "hướng dẫn"! Lúc này bực quá nhưng vì vẫn đang trước tam bảo nên e ko muốn to tiếng, chỉ gằn giọng nói vs chị ta:"Tôi đến đây để lễ Phật, công đức cho nhà chùa, chứ ko phải để lễ các chị, nộp tiền cho các chị"!
Thực sự thì một vài chục ngàn ko đáng là gì, nhưng e thà bỏ hòm công đức, cho trẻ em khuyết tật.... chứ ko thể chấp nhận những đại diện của "Ban quản lý di tích" (chắc chắn đều là người của UB xã, "phòng văn hóa" xã sở tại) mà lại có cách hành xử chèo kéo, cưỡng bức khách vãng cảnh chùa, lợi dụng sự e ngại, nể nang của khách, coi khách như "gà" để họ chăn ngay trong khuôn viên chùa với mục đích vòi tiền một cách vô văn hóa như vậy.
Thử hỏi với cung cách "quản lý" như vậy ở chùa Thầy, một ngày có bao nhiêu đoàn khách đến và rời chùa mong được yên thân vãng cảnh, tìm sự thanh thản, tĩnh tại nhưng lại phải ra về với 1 tâm trạng khó chịu, bực bội và cảm thấy bị xúc phạm như vậy?

Ảnh của 1 trong 2 chị nhân viên BQL ngồi tại bàn trong tam bảo chùa Thầy đã cưỡng bức khách phải nghe chị ta "hướng dẫn", "chỉ đâu lễ đó", "chặn lối khách" (là em) ko cho ra khỏi tam bảo và cuối cùng là .... "cho chị xin tiền bồi dưỡng":
Xin chia sẻ cùng cụ! Em cũng lâu lắm rồi ko lên chùa nhưng em ko thể hiểu đc tại sao"Chùa là noi thanh tịnh, là noi để moi nguoi vãn cảnh, cầu an , là hồn của cả dân toc Viet,la nơi trút bỏ phiền muon trong cs...... Tai sao lại thu tien nơi cửa chùa ,của Phật nhự vậy. Nhin phản cảm quá chẳng nhẽ muốn gap Phật cũng phải bỏ tiền như muốn gap waren buffet chăng . Hay là cách để đánh đong tat cả Phật cũng như nguoi tràn.day la y kien rieng thoi mong cac cụ nhe tay.
 

dcmax

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-178394
Ngày cấp bằng
24/1/13
Số km
17,687
Động cơ
472,214 Mã lực
Nơi ở
348-Khâm Thiên - Đống Đa - Hà Nội, đt 0829129999
Dạ thưa cụ chùa THầy e đi ko biết bao nhiều lần rồi và sự tích thế nào cũng thuộc làu làu rồi, mấy người nhóm e đến đây chỉ để tìm sự tĩnh tâm mà thôi.
Vấn đề ở đây không phải là "mấy xịch", mà là sự "hướng dẫn" văn hóa biến tướng thành "hướng dẫn vô văn hóa" và cưỡng bức khách để trục lợi ở nơi cửa Phật!
PS: về giá trị của "mấy xịch", kể cả 1 đồng phải nộp cho cái sự vô lý, vô văn hóa thì e cũng kiên quyết ko chấp nhận.
Nói thật lắm nơi còn kinh hơn chỗ của cụ
Càng làm thế càng rách thêm thôi, khách đến 1 lần chạy mất dép, thế mới thành "chuyện buồn".
E lại nhớ hồi đi đền Hùng, trong cái đền chính, ngồi cạnh hòm CĐ + một cái khay đặt ngay ngắn trước bàn thờ tổ là 1 cụ già đeo biển BQL phụ trách ngồi cạnh, lúc e rút tiền ra chuẩn bị cho vào hòm CĐ, thì cụ ấy mặt rất uy nghiêm chỉ vào cái khay nói "đặt vào đây!". Đi trước e là đứa bạn lôi xấp tiền lẻ ra, cụ ấy chỉ vào tờ 50k hướng dẫn "đấy, cho vào". Lúc đó trong đền khá đông đúc người xếp hàng lễ và thả tiền CĐ, chuyện trong đền chùa, e ko dám kể sai lệch ạ!
Sang đền chùa xứ người chả có ai chèo kéo, đeo bám, nhắc nhở vậy mà khách cứ ùn ùn tự nguyện vui vẻ, thành tâm thế này, dĩ nhiên vì họ biết chút vàng thếp nhỏ nhoi của họ trực tiếp dùng để tô đẹp cho tượng Phật, chứ ko phải "làm đẹp" cho túi tiền của BQL:
chắc BQL sợ phải thuê người đếm tiền lẻ đấy cụ ạ :))


 

hilacvn

Xe tải
Biển số
OF-373836
Ngày cấp bằng
16/7/15
Số km
215
Động cơ
250,140 Mã lực
Các cụ thân mến
Thấy sự việc, ta phê phán và bức xức không đồng tình. Trúng!
Nhưng còn cái này cần trúng hơn nữa: Không ai bắt cái tay của các cụ phải đưa tiền, đặt tiền và chỗ họ chỉ. Vậy nên, nếu cụ nào đã lỡ đặt tiền và bỏ tiền vào đấy thì cũng nên tự trách mình bị u mê và bị sai khiến.
Còn rất là nhẽ: Phật chẳng đòi hỏi các cụ bỏ tiền vào hòm đấy. Bởi rất nhẽ: Phật không giúp cho cụ được giàu sang hay phú quí. Trong các cụ có sẵn tâm Phật thật an lành. Các cụ chỉ cần bình tâm mà sửa mình (tu) theo cách tu của Đức Phật.

Vậy thì, cớ gì cái tay các cụ lại móc vì moi tiền bỏ vào chỗ mấy người kia chỉ trỏ?
Hãy coi lại hành vi của mình
 

G810

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-117955
Ngày cấp bằng
24/10/11
Số km
7,714
Động cơ
440,270 Mã lực
Xét về luật em có thấy sai gì đâu. "Đeo bám" trong trường hợp này chưa cấu thành tội được. Mà không khéo nhà chùa kiện cụ lại dính tội vu khống ý. :D
 

tung5917

Xe điện
Biển số
OF-76478
Ngày cấp bằng
28/10/10
Số km
3,624
Động cơ
428,449 Mã lực
Mấy xịch thôi hả cụ?, thôi có người hướng dẫn giải thích các tích mà mấy xịch cũng được :D
Cái tệ nạn này ở Chùa Thầy nó có từ thời xa xưa rồi. Bên ttvnol.com box du lịch đã có topic kêu gọi tẩy chay Chùa Thầy. Em cũng đã không quay lại Chùa Thầy gần 20 năm rồi.
Hồi những năm 199x, bọn nó cứ lân la đứng cạnh đoàn mình thắp hương rồi lẩm bẩm khấn. Lúc đi ra nó đòi tiền khấn hộ 100.000đ. Không chịu đưa tiền nó gọi hội vào ngay.
 

anhquanhn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-79064
Ngày cấp bằng
28/11/10
Số km
2,821
Động cơ
438,063 Mã lực
Các cụ thân mến
Thấy sự việc, ta phê phán và bức xức không đồng tình. Trúng!
Nhưng còn cái này cần trúng hơn nữa: Không ai bắt cái tay của các cụ phải đưa tiền, đặt tiền và chỗ họ chỉ. Vậy nên, nếu cụ nào đã lỡ đặt tiền và bỏ tiền vào đấy thì cũng nên tự trách mình bị u mê và bị sai khiến.
Còn rất là nhẽ: Phật chẳng đòi hỏi các cụ bỏ tiền vào hòm đấy. Bởi rất nhẽ: Phật không giúp cho cụ được giàu sang hay phú quí. Trong các cụ có sẵn tâm Phật thật an lành. Các cụ chỉ cần bình tâm mà sửa mình (tu) theo cách tu của Đức Phật.

Vậy thì, cớ gì cái tay các cụ lại móc vì moi tiền bỏ vào chỗ mấy người kia chỉ trỏ?
Hãy coi lại hành vi của mình
Thưa cụ, E đi chùa để vãn cảnh là chính, chứ ko nhằm mục đích cầu xin gì cả. E ko nghiên cứu quá kỹ về đạo Phật nhưng cũng đôi lúc đọc những cuốn sách, bài viết về đạo Phật, đủ để hiểu là Phật tại tâm, Phật ở trong mỗi người, chứ ko phải ở việc cỗ cao mâm đầy, công đức nhiều hay ít và chẳng có Phật nào cần tiền, xét đoán con người ở việc họ CĐ nhiều hay ít hoặc ko CĐ cả. Tuy nhiên, những "chùa nghèo", ở nơi xa xôi hẻo lánh thì chút tiền công đức nhỏ nhoi e đặt vào hộp CĐ e coi đó là chút tiền "giọt dầu" cho chính những người coi sóc, nhang đèn, tu bổ chùa chiền và e coi đấy là điều cần thiết.
Điều e muốn nói trong những câu chuyện e gặp là thái độ, cách thức vòi vĩnh, lòng tham của những con người nằm trong "ban quản lý di tích văn hóa" (tức là những cánh tay kéo dài, đại diện cho các cấp chính quyền địa phương) lợi dụng thiện tâm của những người khách đến với chùa, là những vết nhơ đối với nơi thờ phụng tâm linh của người dân. E kể ra đây cũng là 1 cách cảnh báo cho các cụ/mợ cảnh giác và có cách hành xử đúng khi gặp những đối tượng "Ban quản lý" liu manh, ngày càng phổ biến như bây giờ.

P/S: Trong câu chuyện ở đền Hùng trên e ko nói hết, nhưng dĩ nhiên là e và bạn e ko bỏ tiền theo cái chỉ tay vào khay của ông BQL đó, chuyện ở chùa Thầy cũng vậy, e đã cảnh báo thẳng cho những nv của BQL đó về việc làm sai trái của họ. Tuy nhiên 1 mình e cảnh báo thì ko đủ, cần phải càng nhiều người biết và vạch ra những sai trái của BQL thì mới mong hạn chế được tệ nạn phần nào. Tuy nhiên trên thực tế với những khách quốc tế, khách ở phương xa tới vẫn dễ bị mắc bẫy hơn (chặt chém nổi tiếng như Sầm Sơn mà hàng năm vẫn có người bị mắc bẫy cơ mà), vậy thì họ, các BQL vẫn theo phương châm "thà bắt nhầm còn hơn bỏ sót", mỗi ngày bắt được 1-2 con gà còn hơn ko được con nào... và cứ như thế tiếp diễn ạ!
 

oto-fun

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-305461
Ngày cấp bằng
17/1/14
Số km
780
Động cơ
309,250 Mã lực
Chùa bây giờ toàn trở thành nơi kinh doanh các cụ ạ, nhìn các sư thầy bây giờ chẳng còn thấy phong thái của một người tu hành nữa, nhiều lúc nhìn chướng mắt lắm..
 

NQHU

Xe điện
Biển số
OF-389972
Ngày cấp bằng
1/11/15
Số km
3,912
Động cơ
270,664 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Những điều cụ chủ nói đã có từ lâu rồi. Cụ muốn vãn cảnh cứ kệ người ta thôi, không mua bán, đổi chác gì cũng chả ai ép được cụ cả.
Tuy nhiên tuyệt đối không được sẩn cồ sấn sổ nhé, quanh đấy nhiều dân anh chị máu mặt đấy, năm nào em cũng lên chùa Thầy 2, 3 lần. Thực ra cụ không muốn bị làm phiền đều có pass cả đấy. Nói ra là người ta tự khắc không theo nữa, thậm chí không mất vé.

Về chùa Cao hình như 2 cái cụ nói là xây lại cái nhà bếp với căn tiếp khách của chùa thì phải! Em tiếp xúc với sư cụ chùa này thấy chẳng có vấn đề gì cả, thầy rất tốt, là người tu tập thật sự đấy ợ!

Cái dở của chùa Thầy là cho dân sống khá sâu trong di tích nên họ cứ thế kinh doanh thôi. Toàn bộ phần dưới chân núi là cả 1 xóm.
 

anhquanhn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-79064
Ngày cấp bằng
28/11/10
Số km
2,821
Động cơ
438,063 Mã lực
Xét về luật em có thấy sai gì đâu. "Đeo bám" trong trường hợp này chưa cấu thành tội được. Mà không khéo nhà chùa kiện cụ lại dính tội vu khống ý. :D
E chưa nói về khía cạnh pháp luật cụ nhé. E đã từ chối thẳng thừng việc đáp ứng đòi hỏi "tiền thù lao", cũng có nghĩa là tội bẫy tiền của công dân chưa cấu thành.
Còn hành vi đeo bám khách có thật hay ko thì ngoài hình ảnh e cũng có video cờ nhíp của bạn e ghi lại sự việc ạ, cụ yên tâm :D
 

anhquanhn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-79064
Ngày cấp bằng
28/11/10
Số km
2,821
Động cơ
438,063 Mã lực
Những điều cụ chủ nói đã có từ lâu rồi. Cụ muốn vãn cảnh cứ kệ người ta thôi, không mua bán, đổi chác gì cũng chả ai ép được cụ cả.
Tuy nhiên tuyệt đối không được sẩn cồ sấn sổ nhé, quanh đấy nhiều dân anh chị máu mặt đấy, năm nào em cũng lên chùa Thầy 2, 3 lần. Thực ra cụ không muốn bị làm phiền đều có pass cả đấy. Nói ra là người ta tự khắc không theo nữa, thậm chí không mất vé.
Tất nhiên là kệ chứ còn sao, e có phải lần đầu tiên đi chùa này đâu và e đủ điềm tĩnh để xử lý những vụ việc ntn. Vấn đề là những tệ nạn diễn ra thường xuyên như vậy ở chùa mà tất cả đều làm ngơ, thì e thiết nghĩ cần thường xuyên cảnh báo cho những ai chưa đến đây lần nào, tránh mắc bẫy của họ!

Về chùa Cao hình như 2 cái cụ nói là xây lại cái nhà bếp với căn tiếp khách của chùa thì phải! Em tiếp xúc với sư cụ chùa này thấy chẳng có vấn đề gì cả, thầy rất tốt, là người tu tập thật sự đấy ợ!
Em ko quan tâm ai là người đầu tư và tiến hành xây 2 cái nhà cao tầng mới to nghễu nghện và kệch cỡm ở chùa Cao. Điều đập vào mắt 1 khách từng đến chùa Cao là 2 cái nhà đó hoàn toàn không ăn nhập gì với kiến trúc, cảnh quan toàn bộ quần thể chùa Cao. Là "căn" (thực tế là cả 2 tòa nhà to nhiều tầng) tiếp khách hay bếp/ nhà ăn thì theo nguyên tắc kiến trúc di tích LS cũng như nguyên tắc tâm linh thì đều không được phép xây to hơn, cao hơn các tòa đền/ điện trong khuôn viên sát sàn sạt nhau như thế cụ ạ!
Hệ thống chùa trên núi[sửa | sửa mã nguồn]
Qua cầu Nguyệt Tiên nối với con đường lên núi. Trên núi có chùa Cao, vốn là Hiển Thụy am, còn có tên là Đỉnh Sơn Tự, là nơi Thiền sư Từ Đạo Hạnh đến tu đầu tiên. Trên vách chùa còn khắc những bài thơ tức cảnh của Nguyễn TrựcNguyễn Thượng Hiền. Tương truyền rằng động Phật Tích ở sau chùa là nơi Ngài Từ Đạo Hạnh thoát xác để đầu thai làm vua Lý Thần Tông, nên còn gọi là hang Thánh Hóa.

Phía trên chùa Cao, trên đỉnh núi có một mặt bằng gọi là chợ Trời với nhiều tảng đá hình bàn ghế, kệ bày hàng, ly rượu,... trong đó có một phiến đá nhẵn lì được gọi là bàn cờ tiên. Có lẽ nơi đây ngày xưa các bậc trích tiên vẫn ngồi chơi cờ, uống rượu, thưởng trăng và ngâm thơ
 
Chỉnh sửa cuối:

boytk

Xe tải
Biển số
OF-157513
Ngày cấp bằng
20/9/12
Số km
334
Động cơ
354,336 Mã lực
Vợ em cũng gặp chuyện khó chịu như cụ chủ khi đến chùa này, tự dưng làm mọi thứ mất cảm tình với không gian ở đây, nhóm chỉ có 3 người đến vãn cảnh, tự dưng bon nó nhân danh ban quản lý tự sắp ra 9 lễ trong khi vợ em đêch quan tâm, không để ý vàbaor không cần, ra về bọn nó đòi tiền cho 9 lễ công thêm 1 loạt khoản phí gì đó không nhớ. Nói chung sau vụ này cũng cạch
 

anhquanhn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-79064
Ngày cấp bằng
28/11/10
Số km
2,821
Động cơ
438,063 Mã lực
riêng bản thân e thì nghĩ đó k phải ng trong BQL đâu. làm ng ai làm thế
Kể cả ko phải người trong BQL đi nữa, thì trong 1 ngôi chùa có thu tiền vé công khai, có tổ chức, tức là có BQL (không tính sư sãi) thuộc chính quyền địa phương đảm bảo cho an toàn, quyền lợi của khách mua vé khi vào chùa phải ko ạ, vậy vai trò BQL ở đâu?
 

trausut

Xe buýt
Biển số
OF-119638
Ngày cấp bằng
7/11/11
Số km
970
Động cơ
391,599 Mã lực
Em cũng bị các cụ ạ, đợt hè vừa rồi, nghĩ là hè chắc vắng vẻ em dẫn cậu cả nhà em đi, ai dè, bị y như cụ nói, còn bị thế này nữa: em lkễ phật nó đứng cạnh tự bỏ đồ lễ tự cúng rồi xin tiền, em vãi đái với cái đất ý rồi.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top