Chương trình kiểm tra kỹ năng đi cát của VitClub nhân dịp 30/4

raotro

Xe container
Biển số
OF-52461
Ngày cấp bằng
9/12/09
Số km
5,487
Động cơ
505,731 Mã lực
Nơi ở
Hà "nhì"
Hế hế...rẻ nhề!
Nhà cháu xin 2 phòng tập thể (loại 280k)
Thực đơn thì quá ổn rồi, cứ gọi thế cho bọn thối tai với phụ nữ người già ăn, , mình nhậu gì gọi thêm cái đó.
- Em ơi! Cho anh mấy con tôm hùm loại to nhất băm nhỏ đúc trứng để ăn cơm! Ặc.....:D
 

tptitoe

Xe tăng
Biển số
OF-15351
Ngày cấp bằng
27/4/08
Số km
1,679
Động cơ
528,800 Mã lực
Thank Cụ.
Nghe đâu anh Thăng cũng có họ hàng với mấy người này,(nói dối như cuội):

"Không có chuyện ai bị tai nạn nào hết, các báo đưa tin bậy bạ. Tôi khẳng định là không có chuyện đó". http://phunutoday.vn/xa-hoi/doi-song/201204/Bo-truong-Thang-Khong-co-chuyen-xe-toi-gap-tai-nan-2145248/

Phải chối chứ, ai lại đường đường là Phó Chủ tịch thường trực UB ATGT quốc gia lại vị tai nạn??
 

NAM VŨ

Xe container
Biển số
OF-77
Ngày cấp bằng
24/5/06
Số km
7,729
Động cơ
657,409 Mã lực
Nơi ở
Quận/Huyện
Website
www.namvu.com.vn
Danh sách hiện nay:

1. Nam Vũ (2L + 2F1)
2. vit73+gấu+2F1
3. Vịt chùa, ny cô, sãi..
4. nddu (2L+2F1)
5. Vitgia6996 + x x x x !
6. toanco_k32 (4L+?F1)
7. Raotro + 2 nhà xuất bản + gấu +2 F1

Tầm chục nhà đi là vui như Tết!!!
 

raotro

Xe container
Biển số
OF-52461
Ngày cấp bằng
9/12/09
Số km
5,487
Động cơ
505,731 Mã lực
Nơi ở
Hà "nhì"
Danh sách hiện nay:

1. Nam Vũ (2L + 2F1)
2. vit73+gấu+2F1
3. Vịt chùa, ny cô, sãi..
4. nddu (2L+2F1)
5. Vitgia6996 + x x x x !
6. toanco_k32 (4L+?F1)
7. Raotro + 2 nhà xuất bản + gấu +2 F1

Tầm chục nhà đi là vui như Tết!!!

Đề nghị các lão có kế hoạch riêng nhưng ở loanh quanh khu trại VIT thì cố gắng bố trí 1 bữa cùng cả đàn cho nó hoành!:D
@CT: Tây nó đồn nhà Triton hôm đó cũng Cửa Lò.
 
Chỉnh sửa cuối:

vctv

Xe buýt
Biển số
OF-177
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
763
Động cơ
588,630 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Cho em xếp gạch với:
8. VCTV (2L+1F1)
 

NAM VŨ

Xe container
Biển số
OF-77
Ngày cấp bằng
24/5/06
Số km
7,729
Động cơ
657,409 Mã lực
Nơi ở
Quận/Huyện
Website
www.namvu.com.vn
Danh sách hiện nay:

1. Nam Vũ (2L + 2F1)
2. vit73+gấu+2F1
3. Vịt chùa, ny cô, sãi..
4. nddu (2L+2F1)
5. Vitgia6996 + x x x x !
6. toanco_k32 (4L+?F1)
7. Raotro + 2 nhà xuất bản + gấu +2 F1
8. VCTV (2L+1F1)

Thứ 2 em sẽ chuyển tiền đặt cọc cho khoảng 15 phòng, từ nay đến lúc đi sẽ điều chỉnh.
 

hungvan

Xe tải
Biển số
OF-41970
Ngày cấp bằng
31/7/09
Số km
447
Động cơ
470,670 Mã lực
Nơi ở
Tây Hồ Tây
o:-)Cháu xin phép mượn tý đất ạ.o:-)

Cháu xin phép được cảm ơn chủ tịch Nam Vũ cùng cả hội Vitclub nhà mình.
Cháu vừa từ GM trở về. Cả nhà cháu hôm nay ra GM ăn nhậu, ăn tẹt ga, uống xả láng mà lúc thanh toán vẫn còn thừa tiền :)
Bia thì giảm giá điên cuồng không lấy lãi :))
Tks cả nhà vì nhờ có cả nhà mà cháu biết được 1 nhà hàng very good.<:-P<:-P<:-P=D>
Đấy là do những lần trước Mợ không được chứng kiến lúc Chủ tich NV thanh toán tiền đấy... cả Hội cứ ngồi thừ ra vì ăn uống bét nhè rồi nộp tiền rồi thanh toán vẫn thừa, mà lần nào cũng thế nên quỹ của Hội Vịt ngày càng phát triển. :P

Chúc cả nhà Mèo lười vui vẻ. chuẩn bị ra GM tiếp nhé!
 

Lazy Kitten

Xe tải
Biển số
OF-96416
Ngày cấp bằng
22/5/11
Số km
224
Động cơ
402,290 Mã lực
Tuổi
37
Nơi ở
Ủy ban chém gió toàn miền Bắc
Đấy là do những lần trước Mợ không được chứng kiến lúc Chủ tich NV thanh toán tiền đấy... cả Hội cứ ngồi thừ ra vì ăn uống bét nhè rồi nộp tiền rồi thanh toán vẫn thừa, mà lần nào cũng thế nên quỹ của Hội Vịt ngày càng phát triển. :P

Chúc cả nhà Mèo lười vui vẻ. chuẩn bị ra GM tiếp nhé!
vâng ạ.
cháu cảm ơn bác ạ. :)
 

Lazy Kitten

Xe tải
Biển số
OF-96416
Ngày cấp bằng
22/5/11
Số km
224
Động cơ
402,290 Mã lực
Tuổi
37
Nơi ở
Ủy ban chém gió toàn miền Bắc
Moa vẫn chịu khó chờ đấy chứ.
Moa nhân mấy ngày nghỉ này chắc cũng ở nhà đọc cho hết 2 cuốn sách HOT từ năm nảo năm nao mà chưa có dịp đọc: "Nhật ký Đặng Thuỳ trâm" + "Nhật ký Nguyễn văn Thà".
Hí Hí (Bắt chước Viking)
bác có đọc "liêu trai chí dị" của Bồ Tùng Linh ko?
hay là truyện tranh Shin-Cậu bé bút chì.
cháu có đủ bộ đấy.
 

vit29z

Xe buýt
Biển số
OF-93178
Ngày cấp bằng
27/4/11
Số km
689
Động cơ
409,490 Mã lực
Nơi ở
HN
Website
www.otofun.net
Phải chối chứ, ai lại đường đường là Phó Chủ tịch thường trực UB ATGT quốc gia lại vị tai nạn??
Không phai xe anh Thăng đâu ạ. Đấy là xe của Bộ GTVT được tặng ạ!
 

tptitoe

Xe tăng
Biển số
OF-15351
Ngày cấp bằng
27/4/08
Số km
1,679
Động cơ
528,800 Mã lực
bác có đọc "liêu trai chí dị" của Bồ Tùng Linh ko?
hay là truyện tranh Shin-Cậu bé bút chì.
cháu có đủ bộ đấy.
Moa đọc Liêu trai từ nhỏ.
Bi giờ phải đọc 2 bản kia mới là model thời thượng.
Bonus: Phải tìm kiếm bài nói chuyện của TBT Trọng nói ở học viên chính trị bên Cu Ba vừa rồi nữa để đọc cho bõ những ngày không đi được 2 nơi gì gì.
 
Chỉnh sửa cuối:

itvp

Xe hơi
Biển số
OF-34869
Ngày cấp bằng
8/5/09
Số km
107
Động cơ
475,500 Mã lực
Moa đọc Liêu trai từ nhỏ.
Bi giờ phải đọc 2 bản kia mới là model thời thượng.
Bonus: Phải tìm kiếm bài nói chuyện của TBT Trọng nói ở học viên chính trị bên Cu Ba vừa rồi nữa để đọc cho bõ những ngày không đi được 2 nơi gì gì.
Toàn văn đây cụ ơi:
----------------------------------
Bài nói chuyện về Chủ nghĩa Xã hội của Tổng Bí thư tại Cuba

(VOV) - Nhân chuyến thăm hữu nghị chính thức Cộng hòa Cuba, Tổng Bí thư Nguyễn ********* đã có bài nói chuyện quan trọng tại trường **** Cao cấp Nico Lopez.

VOV xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc toàn văn bài nói chuyện này.



Tổng Bí thư Nguyễn ********* phát biểu Lễ mít tinh hữu nghị đoàn kết trong khuôn khổ chuyến thăm Cuba Thưa các đồng chí và các bạn,
Nhân dịp sang thăm Cuba, hôm nay Đoàn đại biểu cấp cao **** Cộng sản Việt Nam hết sức vui mừng đến thăm Trường **** Cao cấp Nico Lopez - một trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ rất quan trọng của Trung ương **** Cộng sản Cuba. Thay mặt các đồng chí trong Đoàn và nhân danh cá nhân, tôi xin gửi tới các đồng chí và các bạn lời chào đoàn kết và hữu nghị. Chúc mối quan hệ tốt đẹp của chúng ta ngày càng phát triển, mãi mãi gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau, cùng vững bước trên con đường đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
Trong không khí tin cậy, thắm tình đồng chí anh em, tôi xin trao đổi với các đồng chí một số ý kiến chung quanh vấn đề chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Đây là một đề tài lý luận và thực tiễn rất cơ bản, quan trọng, nội dung rất rộng lớn, phong phú và phức tạp, có nhiều cách tiếp cận khác nhau, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu rất công phu, nghiêm túc, tổng kết thực tiễn một cách sâu sắc, khoa học. Tôi chỉ xin đề cập một số khía cạnh từ góc nhìn thực tiễn của Việt Nam để các đồng chí tham khảo, cùng trao đổi. Và cũng chỉ tập trung vào trả lời mấy câu hỏi: Chủ nghĩa xã hội là gì? Vì sao Việt Nam lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa? Làm thế nào và bằng cách nào để từng bước xây dựng được chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? Thực tiễn công cuộc đổi mới, đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong 25 năm qua có ý nghĩa gì và đặt ra vấn đề gì?

Như chúng ta biết, chủ nghĩa xã hội thường được hiểu với ba tư cách: chủ nghĩa xã hội là một học thuyết; chủ nghĩa xã hội là một phong trào; chủ nghĩa xã hội là một chế độ. Mỗi tư cách ấy lại có nhiều biểu hiện khác nhau, tùy theo thế giới quan và trình độ phát triển ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể. Chủ nghĩa xã hội đề cập ở đây là chủ nghĩa xã hội khoa học dựa trên học thuyết Mác - Lênin trong thời đại ngày nay.

Trước đây, khi còn Liên Xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa thế giới thì vấn đề đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam chúng tôi dường như không có gì phải bàn, nó mặc nhiên coi như đã được khẳng định. Nhưng từ sau khi Liên Xô tan rã, chế độ xã hội chủ nghĩa sụp đổ ở nhiều nước, cách mạng thế giới lâm vào thoái trào thì vấn đề đi lên chủ nghĩa xã hội lại được đặt ra và trở thành tâm điểm thu hút mọi sự bàn thảo, thậm chí tranh luận gay gắt. Các thế lực chống cộng, cơ hội chính trị thì hí hửng, vui mừng, thừa cơ dấn tới để xuyên tạc, chống phá. Trong hàng ngũ cách mạng cũng có người bi quan, dao động, nghi ngờ tính đúng đắn, khoa học của chủ nghĩa xã hội, quy kết nguyên nhân tan rã của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu là do sai lầm của chủ nghĩa Mác-Lênin, chủ nghĩa xã hội. Từ đó họ cho rằng chúng ta đã chọn đường sai, cần phải đi con đường khác. Có người phụ họa với các luận điệu thù địch, công kích, bài bác chủ nghĩa xã hội, ca ngợi một chiều chủ nghĩa tư bản. Thậm chí có người còn sám hối về một thời đã tin theo chủ nghĩa Mác-Lênin và con đường xã hội chủ nghĩa! Có phải như vậy không? Có phải hiện nay chủ nghĩa tư bản, kể cả những nước tư bản chủ nghĩa già đời vẫn đang phát triển tốt đẹp không?

Chúng ta thừa nhận rằng, chủ nghĩa tư bản chưa bao giờ mang tính toàn cầu như ngày nay và cũng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhất là trong lĩnh vực giải phóng và phát triển sức sản xuất, phát triển khoa học - công nghệ. Nhiều nước tư bản phát triển, trên cơ sở các điều kiện kinh tế cao và do kết quả đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động đã có những biện pháp điều chỉnh, hình thành được không ít các chế độ phúc lợi xã hội tiến bộ hơn so với trước. Tuy nhiên, nó không thể khắc phục được những mâu thuẫn cơ bản vốn có của nó. Từ giữa thập kỷ 70 và nhất là từ sau khi Liên Xô tan rã, chủ nghĩa tư bản thế giới đã một lần nữa bộc lộ rõ bản chất của mình bằng việc thúc đẩy các chính sách "tự do mới" trên quy mô toàn cầu. Và hôm nay chúng ta đang chứng kiến những diễn biến của cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế, bắt đầu từ năm 2008 ở nước Mỹ, nhanh chóng lan rộng ra các trung tâm tư bản chủ nghĩa khác và tác động đến hầu hết các nước ở các châu lục. Các nhà nước, các chính phủ tư sản ở phương Tây đã bơm những lượng tiền khổng lồ để cứu các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia, các tổ hợp công nghiệp, tài chính, ngân hàng, thị trường chứng khoán, nhưng chưa thành công. Kinh tế suy thoái đã làm phơi bày sự thật của những bất công xã hội trong các xã hội tư bản chủ nghĩa: đời sống của đa số dân cư lao động bị giảm sút nghiêm trọng, thất nghiệp gia tăng; khoảng cách giàu nghèo càng lớn. Những tình huống "phát triển xấu", những nghịch lý "phản phát triển", từ địa hạt kinh tế - tài chính đã tràn vào lĩnh vực xã hội, làm bùng nổ các xung đột xã hội và ở không ít nơi từ tình huống kinh tế đã trở thành tình huống chính trị với biểu tình, bãi công, làm rung chuyển cả thể chế. Sự thật đơn giản là bản thân thị trường tự do của chủ nghĩa tư bản không thể giúp giải quyết được những khó khăn, và trong nhiều trường hợp còn gây ra những tổn hại nghiêm trọng cho các nước nghèo; làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa lao động và tư bản toàn cầu. Sự thật đó cũng làm phá sản những lý thuyết kinh tế hay mô hình "đồng thuận Oasinhtơn" vốn xưa nay được coi là thời thượng, được không ít các chính khách tư sản ca ngợi, được các chuyên gia của họ coi là tối ưu, hợp lý.

Cùng với khủng hoảng kinh tế - tài chính là khủng hoảng năng lượng, lương thực, sự cạn kiệt của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự suy thoái của môi trường sinh thái đang đặt ra những thách thức vô cùng lớn cho sự tồn tại và phát triển của nhân loại. Đó là hậu quả của một quá trình phát triển kinh tế - xã hội lấy lợi nhuận làm mục tiêu tối thượng, coi chiếm hữu của cải và tiêu dùng vật chất ngày càng tăng làm thước đo văn minh, lấy lợi ích cá nhân làm trụ cột của xã hội. Đó cũng chính là những đặc trưng cốt yếu của phương thức sản xuất và tiêu dùng tư bản chủ nghĩa. Các cuộc khủng hoảng đang diễn ra một lần nữa chứng minh tính chất phản tiến bộ, phản nhân văn và không bền vững cả về kinh tế, xã hội và sinh thái của nó; như Mác đã từng nói, chủ nghĩa tư bản đang huỷ hoại chính ngay những nhân tố làm nên sự giàu có của nó là lao động và tài nguyên. Theo nhiều nhà khoa học phân tích, các cuộc khủng hoảng hiện nay không thể giải quyết được một cách triệt để trong khuôn khổ của chế độ tư bản chủ nghĩa.

Các phong trào phản kháng xã hội bùng nổ mạnh mẽ tại nhiều nước tư bản phát triển trong thời gian qua càng làm bộc lộ rõ sự thật về bản chất của các thể chế chính trị tư bản chủ nghĩa. Thực tế là các thiết chế dân chủ theo công thức "dân chủ tự do" mà phương Tây ra sức quảng bá, áp đặt lên toàn thế giới không hề đảm bảo để quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân - yếu tố bản chất nhất của dân chủ. Hệ thống quyền lực đó vẫn chủ yếu thuộc về thiểu số giàu có và phục vụ cho lợi ích của các tập đoàn tư bản lớn. Một bộ phận rất nhỏ, thậm chí là 1% dân số, nhưng lại chiếm giữ phần lớn của cải, tư liệu sản xuất, kiểm soát phần lớn nguồn tài chính, tri thức và các phương tiện thông tin đại chúng chủ yếu và do đó chi phối toàn xã hội. Sự rêu rao bình đẳng về quyền nhưng không kèm theo sự bình đẳng về điều kiện để thực hiện các quyền đó đã dẫn đến dân chủ vẫn chỉ là hình thức mà không thực chất. Trong đời sống chính trị, một khi quyền lực của đồng tiền chi phối thì quyền lực của nhân dân sẽ bị lấn át. Vì vậy mà tại các nước tư bản phát triển, các cuộc bầu cử được gọi là "tự do" dù có thể thay đổi chính phủ nhưng không thể thay đổi các thế lực thống trị; đằng sau hệ thống đa đảng trên thực tế vẫn là sự chuyên chế của các tập đoàn tư bản.

Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người. Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội. Chúng ta cần một xã hội hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, chứ không phải cạnh tranh thắng - thua vì lợi ích vị kỷ của cá nhân và các phe nhóm. Chúng ta cần sự phát triển bền vững, hài hòa với thiên nhiên để bảo đảm môi trường sống trong lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai, chứ không phải để khai thác, chiếm đoạt tài nguyên, tiêu dùng vật chất vô hạn và hủy hoại môi trường. Và chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có. Phải chăng đó chính là những giá trị đích thực của chủ nghĩa xã hội. Đó cũng chính là mục tiêu, là con đường mà Hồ Chí Minh, Phiđen Caxtrô và nhân dân hai nước chúng ta đã lựa chọn và đang kiên trì, kiên định theo đuổi.


Thưa các đồng chí,
Như các đồng chí và các bạn đã biết, nhân dân Việt Nam đã trải qua một quá trình đấu tranh cách mạng lâu dài, khó khăn, đầy gian khổ hy sinh để chống lại ách đô hộ và sự xâm lược của thực dân, đế quốc, để bảo vệ nền độc lập dân tộc và chủ quyền của đất nước, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân với tinh thần "Không có gì quý hơn Độc lập Tự do".
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là đường lối cơ bản, xuyên suốt của cách mạng Việt Nam và cũng là điểm cốt yếu trong di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bằng kinh nghiệm thực tiễn phong phú của mình kết hợp với lý luận cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, Hồ Chí Minh đã đưa ra kết luận sâu sắc rằng, chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới có thể giải quyết triệt để vấn đề độc lập cho dân tộc, mới có thể đem lại cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc thực sự cho tất cả mọi người, cho các dân tộc.

Ngay khi mới ra đời và trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, **** Cộng sản Việt Nam luôn luôn khẳng định: chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của **** Cộng sản và nhân dân Việt Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam. Năm 1930, trong Cương lĩnh chính trị của mình, **** Cộng sản Việt Nam đã chủ trương: "Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo, tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa". Vào những năm cuối thế kỷ XX, mặc dù trên thế giới chủ nghĩa xã hội hiện thực đã bị đổ vỡ một mảng lớn, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa không còn, phong trào xã hội chủ nghĩa đang trong giai đoạn khủng hoảng, thoái trào, gặp rất nhiều khó khăn, **** Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục khẳng định: "**** và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh". Mới đây, tại Đại hội toàn quốc lần thứ XI (tháng 01-2011) trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), chúng tôi một lần nữa khẳng định: "Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của **** Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử".

Tuy nhiên, chủ nghĩa xã hội là gì và đi lên chủ nghĩa xã hội bằng cách nào ? Đó là điều mà chúng tôi luôn luôn trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi, lựa chọn để từng bước hoàn thiện đường lối, quan điểm, làm sao vừa theo đúng quy luật chung vừa phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam.

Trong những năm tiến hành công cuộc đổi mới, từ tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, **** Cộng sản Việt Nam từng bước nhận thức ngày càng đúng đắn hơn, sâu sắc hơn về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội; từng bước khắc phục một số quan niệm đơn giản trước đây như: đồng nhất mục tiêu cuối cùng của chủ nghĩa xã hội với nhiệm vụ của giai đoạn trước mắt; nhấn mạnh một chiều quan hệ sản xuất, chế độ phân phối bình quân, không thấy đầy đủ yêu cầu phát triển lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ; đồng nhất kinh tế thị trường với chủ nghĩa tư bản; đồng nhất nhà nước pháp quyền với nhà nước tư sản...

Cho đến nay, mặc dù vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu, nhưng chúng tôi đã nhận thức rằng: Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam đang phấn đấu xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do **** cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới.

Để thực hiện được mục tiêu đó, chúng tôi phải: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức; Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất; Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; Xây dựng **** trong sạch, vững mạnh.

Càng đi vào chỉ đạo thực tiễn, **** Cộng sản Việt Nam càng nhận thức được rằng, quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp lâu dài, vô cùng khó khăn và phức tạp, vì nó phải tạo sự biến đổi sâu sắc về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, lực lượng sản xuất rất thấp, lại trải qua mấy chục năm chiến tranh, hậu quả rất nặng nề; các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá hoại cho nên lại càng khó khăn, phức tạp, nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước đi, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen nhau, có sự đấu tranh giữa cái cũ và cái mới. Nói bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bỏ qua chế độ áp bức, bất công, bóc lột tư bản chủ nghĩa; bỏ qua những thói hư tật xấu, những thiết chế, thể chế chính trị không phù hợp với chế độ xã hội chủ nghĩa, chứ không phải bỏ qua cả những thành tựu, giá trị văn minh mà nhân loại đã đạt được trong thời kỳ phát triển chủ nghĩa tư bản. Đương nhiên, việc kế thừa những thành tựu này phải trên quan điểm phát triển, có chọn lọc.

Đưa ra quan niệm phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một đột phá lý luận rất cơ bản và sáng tạo của **** chúng tôi, là thành quả lý luận quan trọng qua hơn 25 năm thực hiện đường lối đổi mới, xuất phát từ thực tiễn Việt Nam và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của thế giới. Theo nhận thức của chúng tôi, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là một kiểu kinh tế thị trường mới trong lịch sử phát triển của kinh tế thị trường. Nó là một kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo những quy luật của kinh tế thị trường vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội, thể hiện trên cả ba mặt: sở hữu, tổ chức quản lý và phân phối, nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đây không phải là nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và cũng chưa phải là kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa (vì chúng tôi còn đang trong thời kỳ quá độ).

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Trong đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển; kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế; kinh tế hỗn hợp, đa sở hữu, nhất là các doanh nghiệp cổ phần ngày càng phát triển; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Quan hệ phân phối bảo đảm công bằng và tạo động lực cho phát triển; thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân phối thông qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội. Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách và lực lượng vật chất để định hướng, điều tiết, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Một đặc trưng cơ bản, một thuộc tính quan trọng của định hướng xã hội chủ nghĩa trong kinh tế thị trường ở Việt Nam là phải gắn kinh tế với xã hội, thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách và trong suốt quá trình phát triển. Điều đó có nghĩa là: không chờ đến khi kinh tế đạt tới trình độ phát triển cao rồi mới thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, càng không "hy sinh" tiến bộ và công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần. Trái lại, mỗi chính sách kinh tế đều phải hướng tới mục tiêu phát triển xã hội; mỗi chính sách xã hội phải nhằm tạo ra động lực thúc đẩy phát triển kinh tế; khuyến khích làm giàu hợp pháp phải đi đôi với xóa đói, giảm nghèo, chăm sóc những người có công, những người có hoàn cảnh khó khăn. Đây là một yêu cầu có tính nguyên tắc để đảm bảo sự phát triển lành mạnh, bền vững, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

**** chúng tôi coi văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội và xác định phát triển văn hóa đồng bộ, tương xứng với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội cũng là một định hướng căn bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Nền văn hóa mà Việt Nam xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, một nền văn hóa thống nhất trong đa dạng, dựa trên các giá trị tiến bộ, nhân văn; chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội, kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của tất cả các dân tộc trong nước, tiếp thu những thành tựu, tinh hoa văn hóa nhân loại, phấn đấu xây dựng một xã hội văn minh, lành mạnh vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực, lối sống và thẩm mỹ ngày càng cao. Chúng tôi xác định: Con người giữ vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển; phát triển văn hóa, xây dựng con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới; phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu; bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn, là tiêu chí để phát triển bền vững; xây dựng gia đình hạnh phúc, tiến bộ làm tế bào lành mạnh, vững chắc của xã hội, thực hiện bình đẳng giới là tiêu chí của tiến bộ, văn minh.

Xã hội xã hội chủ nghĩa là xã hội hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, dựa trên nền tảng lợi ích chung của toàn xã hội, khác hẳn về chất so với các xã hội cạnh tranh để chiếm đoạt lợi ích riêng giữa các cá nhân và phe nhóm, do đó cần và có điều kiện để xây dựng sự đồng thuận xã hội thay vì đối lập, đối kháng xã hội. Trong chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa, mối quan hệ giữa ****, Nhà nước và nhân dân là mối quan hệ giữa các chủ thể thống nhất về mục tiêu và lợi ích; mọi đường lối của ****, chính sách pháp luật và hoạt động của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân. Mô hình chính trị và cơ chế vận hành tổng quát là **** lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ. Dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội; xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thực sự thuộc về nhân dân là một nhiệm vụ trọng yếu, lâu dài của cách mạng Việt Nam. Chúng tôi chủ trương không ngừng phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, trên cơ sở liên minh giữa công nhân, nông dân và trí thức do **** Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Nhà nước đại diện cho quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời là người tổ chức thực hiện đường lối của ****; có cơ chế để nhân dân thực hiện quyền làm chủ trực tiếp trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, tham gia quản lý xã hội. Chúng tôi nhận thức rằng, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa về bản chất khác với nhà nước pháp quyền tư sản là ở chỗ: pháp quyền dưới chế độ tư bản chủ nghĩa về thực chất là công cụ bảo vệ và phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản, còn pháp quyền dưới chế độ xã hội chủ nghĩa là công cụ thể hiện và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ lợi ích của đại đa số nhân dân. Thông qua thực thi pháp luật, Nhà nước bảo đảm các điều kiện để nhân dân là chủ thể của quyền lực chính trị, thực hiện chuyên chính với mọi hành động xâm hại lợi ích của Tổ quốc và nhân dân. Đồng thời, chúng tôi xác định đại đoàn kết toàn dân tộc là nguồn sức mạnh và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp cách mạng ở Việt Nam; không ngừng thúc đẩy sự bình đẳng và đoàn kết giữa các dân tộc, tôn giáo.

Nhận thức sâu sắc sự lãnh đạo của **** Cộng sản là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc đổi mới và bảo đảm cho đất nước phát triển theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng tôi đặc biệt chú trọng công tác xây dựng ****, coi đây là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa sống còn đối với **** và chế độ xã hội chủ nghĩa. **** Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam; **** ra đời, tồn tại và phát triển là vì lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Khi **** cầm quyền, lãnh đạo cả dân tộc, được toàn dân thừa nhận là đội tiên phong lãnh đạo của mình và do đó **** là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam. Nói như vậy không có nghĩa là hạ thấp bản chất giai cấp của ****, mà là thể hiện sự nhận thức bản chất giai cấp của **** một cách sâu sắc hơn, đầy đủ hơn, vì giai cấp công nhân là giai cấp có lợi ích thống nhất với lợi ích của nhân dân lao động và toàn dân tộc. **** chúng tôi kiên trì lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động cách mạng, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản. **** lãnh đạo bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương lớn; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra, giám sát và bằng hành động gương mẫu của đảng viên; thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ. Ý thức được nguy cơ đối với đảng cầm quyền là tham nhũng, quan liêu, thoái hóa v.v..., nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường, **** Cộng sản Việt Nam đặt ra yêu cầu phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa cá nhân, chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí, thoái hoá v.v... trong nội bộ **** và trong toàn bộ hệ thống chính trị.

Thưa các đồng chí,
Công cuộc đổi mới, trong đó có việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã thực sự đem lại những thay đổi tích cực cho đất nước chúng tôi trong hơn 25 năm qua. Việt Nam vốn là một nước nghèo lại bị chiến tranh tàn phá rất nặng nề, để lại những hậu quả hết sức to lớn cả về người, về của và môi trường sinh thái. Tôi chỉ nêu thí dụ, cho đến nay vẫn có hàng triệu người chịu các bệnh hiểm nghèo và hàng trăm nghìn trẻ em bị dị tật bẩm sinh bởi tác động của chất độc da cam/điôxin do quân đội Mỹ sử dụng trong thời gian chiến tranh ở Việt Nam. Theo các chuyên gia, phải mất đến hơn 100 năm nữa Việt Nam mới có thể dọn sạch hết bom mìn còn sót lại sau chiến tranh; riêng tại tỉnh Quảng Trị, nơi mà đồng chí Phiđen đến thăm năm 1973, vẫn có đến 45% diện tích đất nông nghiệp còn có bom mìn sót lại. Sau chiến tranh, Mỹ và phương Tây đã áp đặt cấm vận kinh tế với Việt Nam trong suốt gần 20 năm. Tình hình khu vực và quốc tế cũng diễn biến phức tạp, gây nhiều bất lợi cho chúng tôi. Lương thực, hàng hóa nhu yếu phẩm hết sức thiếu thốn, đời sống nhân dân hết sức khó khăn, khoảng 3/4 dân số sống dưới mức nghèo khổ. Đó là một thực tế ở Việt Nam trong thời kỳ trước đổi mới.

Nhờ thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế bắt đầu phát triển và phát triển liên tục với tốc độ tương đối cao trong suốt 25 năm qua với mức tăng trưởng trung bình đạt 7 - 8% mỗi năm. Thu nhập bình quân đầu người tăng gấp gần 11 lần; Việt Nam đã ra khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp từ năm 2008. Từ một nước bị thiếu lương thực triền miên, đến nay Việt Nam không chỉ đã đảm bảo được an ninh lương thực mà còn trở thành một nước xuất khẩu gạo và nhiều nông sản khác đứng hàng đầu thế giới. Công nghiệp phát triển khá nhanh, tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ liên tục tăng và hiện nay chiếm khoảng 80% GDP. Xuất khẩu cũng tăng mạnh, đạt xấp xỉ 100 tỉ USD năm 2011. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh, đăng ký đạt gần 200 tỉ USD vào cuối năm 2011. Về cơ cấu nền kinh tế xét trên phương diện quan hệ sở hữu, tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam hiện nay gồm khoảng 34% từ kinh tế nhà nước, 5% từ kinh tế tập thể, 31% từ kinh tế hộ, 11% từ kinh tế tư nhân trong nước và 19% từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Hiện dân số của Việt Nam là hơn 86 triệu người, gồm 54 dân tộc anh em, trong đó hơn 70% số dân sống ở nông thôn. Phát triển kinh tế đã giúp đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội những năm 80 và cải thiện đáng kể đời sống của nhân dân. Tỉ lệ người nghèo trung bình mỗi năm giảm từ 2 - 3% và cứ 10 năm giảm còn một nửa; giảm từ 75% năm 1986 xuống còn 9,5% năm 2010. Đến nay, hầu hết các xã nông thôn đều có đường ô tô đến trung tâm, có điện lưới quốc gia, trường tiểu học và trung học cơ sở, trạm y tế và điện thoại. Trong khi chưa có điều kiện để đảm bảo giáo dục miễn phí cho mọi người ở tất cả các cấp, Việt Nam tập trung hoàn thành xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000 và phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2010; số sinh viên đại học, cao đẳng tăng gấp 9 lần trong 25 năm qua. Hiện nay, Việt Nam có 95% người lớn biết đọc, biết viết. Trong khi chưa thực hiện được việc đảm bảo cung cấp dịch vụ y tế miễn phí cho toàn dân, Việt Nam tập trung vào việc tăng cường y tế phòng ngừa, phòng chống dịch bệnh, hỗ trợ các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn. Nhiều dịch bệnh vốn phổ biến trước đây đã được khống chế thành công. Người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và người cao tuổi được cấp bảo hiểm y tế miễn phí. Tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em giảm gần 3 lần; tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh giảm khoảng 6 lần. Tuổi thọ trung bình của dân cư tăng từ 62 tuổi năm 1990 lên 73 tuổi năm 2010. Cũng nhờ kinh tế có bước phát triển nên chúng tôi đã có điều kiện để chăm sóc tốt hơn những người có công, phụng dưỡng các Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng, chăm lo cho phần mộ của các liệt sĩ đã hy sinh cho Tổ quốc. Đời sống văn hoá cũng được cải thiện đáng kể; sinh hoạt văn hóa phát triển phong phú, đa dạng. Hiện Việt Nam có khoảng 25 triệu người sử dụng Internet, là một trong những nước có tốc độ phát triển công nghệ tin học cao nhất thế giới. Liên hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong việc hiện thực hoá các Mục tiêu Thiên niên kỷ.

Như vậy, có thể nói, việc thực hiện đường lối đổi mới đã đem lại những chuyển biến hết sức tích cực ở Việt Nam: kinh tế phát triển, lực lượng sản xuất được tăng cường; nghèo đói giảm nhanh, liên tục; đời sống nhân dân được cải thiện, nhiều vấn đề xã hội được giải quyết; chính trị, xã hội ổn định, an ninh được đảm bảo; thế và lực của quốc gia được tăng cường; niềm tin của quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của **** được củng cố. Tổng kết 20 năm đổi mới, Đại hội **** lần thứ X của chúng tôi đã nhận định, sự nghiệp đổi mới đã giành được "những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử". Trên thực tế, xét trên nhiều phương diện, người dân Việt Nam ngày nay đang có các điều kiện sống tốt hơn so với bất cứ thời kỳ nào trước đây. Đó là một trong những lý do giải thích vì sao sự nghiệp đổi mới do **** Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo được toàn dân Việt Nam đồng tình, hưởng ứng và tích cực phấn đấu thực hiện. Những thành tựu đổi mới tại Việt Nam đã chứng minh rằng, phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa không những có hiệu quả tích cực về kinh tế mà còn giải quyết được các vấn đề xã hội tốt hơn nhiều so với các nước tư bản chủ nghĩa có cùng mức phát triển kinh tế.

Thưa các đồng chí,
Bên cạnh những thành tựu, mặt tích cực là cơ bản, chúng tôi cũng còn không ít khuyết điểm, hạn chế và đang phải đối mặt với những thách thức mới trong quá trình phát triển đất nước.

Về kinh tế, chất lượng tăng trưởng còn thấp, thiếu bền vững; hạ tầng cơ sở thiếu đồng bộ; hiệu quả và năng lực của nhiều doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp nhà nước còn hạn chế; môi trường bị ô nhiễm tại nhiều nơi; công tác quản lý, điều tiết thị trường còn nhiều bất cập. Trong khi đó, sự cạnh tranh đang diễn ra ngày càng quyết liệt trong quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế.

Về xã hội, khoảng cách giàu nghèo gia tăng; chất lượng giáo dục, chăm sóc y tế và nhiều dịch vụ công ích khác còn nhiều hạn chế; văn hoá, đạo đức xã hội có mặt xuống cấp; tội phạm và các tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp. Đặc biệt, hiện tượng tham nhũng, lãng phí, sa sút về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống có xu hướng lan rộng trong không ít cán bộ, đảng viên. Điều không thể không nhắc đến là các thế lực thù địch luôn tìm mọi thủ đoạn để can thiệp, chống phá, gây mất ổn định, thực hiện âm mưu "diễn biến hoà bình" nhằm xoá bỏ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Chúng tôi nhận thức rằng, hiện nay Việt Nam đang trong quá trình xây dựng, quá độ lên chủ nghĩa xã hội, hướng tới chủ nghĩa xã hội. Trong thời kỳ quá độ, các nhân tố xã hội chủ nghĩa được hình thành, xác lập và phát triển đan xen, cạnh tranh với các nhân tố phi xã hội chủ nghĩa, gồm cả các nhân tố tư bản chủ nghĩa trên một số lĩnh vực. Sự đan xen, cạnh tranh này càng phức tạp và quyết liệt trong điều kiện cơ chế thị trường và mở cửa, hội nhập quốc tế. Bên cạnh các mặt thành tựu, tích cực, sẽ luôn có những mặt tiêu cực, thách thức cần được xem xét một cách tỉnh táo và xử lý một cách kịp thời, hiệu quả. Đó là cuộc đấu tranh rất gay go, gian khổ, đòi hỏi phải có tầm nhìn mới, bản lĩnh mới và sức sáng tạo mới. Đi lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa là một quá trình không ngừng củng cố, tăng cường các nhân tố xã hội chủ nghĩa để các nhân tố đó ngày càng chi phối, áp đảo và tiến tới không thể đảo ngược được. Thành công hay thất bại là phụ thuộc trước hết vào sự đúng đắn của đường lối, bản lĩnh chính trị, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của ****.

Hiện nay, chúng tôi đang đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng chú trọng hơn chất lượng và tăng tính bền vững với các khâu đột phá là phát triển hạ tầng cơ sở, phát triển nguồn nhân lực và cải cách hành chính. Về xã hội, chúng tôi tiếp tục đẩy mạnh công tác giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng y tế, giáo dục và các dịch vụ công ích khác, nâng cao hơn nữa đời sống văn hoá cho nhân dân. Toàn ****, toàn dân và toàn quân đang ra sức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Vừa qua, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương **** đã ra Nghị quyết "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng **** hiện nay" với quyết tâm ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, thực hiện tốt hơn nữa các nguyên tắc tổ chức xây dựng ****, nhằm làm cho tổ chức đảng và bộ máy nhà nước ngày càng trong sạch, vững mạnh, giữ vững bản chất cách mạng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của ****.

Cả lý luận và thực tiễn đều cho thấy, xây dựng chủ nghĩa xã hội là kiến tạo một kiểu xã hội mới về chất, hoàn toàn không hề đơn giản, dễ dàng. Đây là cả một sự nghiệp sáng tạo vĩ đại, đầy thử thách, khó khăn, một sự nghiệp tự giác, liên tục, hướng đích lâu dài. Vì vậy, bên cạnh việc bảo đảm vai trò lãnh đạo của ****, phải phát huy mạnh mẽ vai trò sáng tạo, sự ủng hộ và tham gia tích cực của nhân dân. Nhân dân tiếp nhận, ủng hộ và nhiệt tình tham gia thực hiện đường lối của **** vì thấy nó đáp ứng đúng yêu cầu, nguyện vọng của mình. Sức mạnh nhân dân là cội nguồn sâu xa của thắng lợi, của phát triển.

Mặt khác, **** lãnh đạo và cầm quyền, trong khi xác định phương hướng chính trị và đề ra quyết sách không thể chỉ xuất phát từ thực tiễn của đất nước và dân tộc mình mà còn phải từ thực tiễn thế giới và thời đại. Trong thế giới toàn cầu hoá như hiện nay, phát triển của mỗi quốc gia - dân tộc không thể biệt lập, ở bên ngoài những tác động của thế giới và thời đại, của thời cuộc và cục diện của nó. Chính vì vậy, chúng tôi chủ trương phải chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi.

Và điều hết sức quan trọng là phải luôn luôn kiên định và đứng vững trên nền tảng tư tưởng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin - học thuyết khoa học và cách mạng của giai cấp công nhân và quần chúng lao động. Tính khoa học và cách mạng triệt để của chủ nghĩa Mác - Lênin là những giá trị bền vững, đã và đang được những người cách mạng theo đuổi và thực hiện. Nó sẽ còn tiếp tục phát triển và có sức sống trong thực tiễn cách mạng cũng như trong thực tiễn phát triển của khoa học. Chúng ta cần tiếp thu, bổ sung một cách có chọn lọc trên tinh thần phê phán và sáng tạo những thành tựu mới nhất về tư tưởng và khoa học để chủ nghĩa, học thuyết của chúng ta luôn luôn tươi mới, luôn luôn được tiếp thêm sinh lực mới, mang hơi thở của thời đại, không rơi vào xơ cứng, trì trệ, lạc hậu so với cuộc sống.

Thưa các đồng chí và các bạn,
Trên đây tôi đã giới thiệu vắn tắt với các đồng chí và các bạn một số vấn đề về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội từ thực tiễn công cuộc đổi mới ở Việt Nam để các đồng chí tham khảo. Chúng tôi ý thức được rằng, đây là công việc vô cùng phức tạp đối với chúng tôi, là công việc chưa có tiền lệ, phải vừa làm vừa mò mẫm, rút kinh nghiệm; vừa qua mới chỉ là những bước đi ban đầu, còn rất hạn chế. Rất mong được các đồng chí góp ý. Vả lại, chúng ta đều biết, mục tiêu của chủ nghĩa xã hội có thể giống nhau nhưng biện pháp, cách đi đến các mục tiêu đó có thể rất đa dạng, phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi nước. Đó là cả một không gian sáng tạo to lớn, đầy sức sống.
Sau khi chủ nghĩa xã hội sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu, một số nhà tư tưởng phương Tây đã tuyên bố về "sự cáo chung của lịch sử". Nhiều chính khách và phần tử cơ hội đã dự báo về sự sụp đổ tiếp theo của các nước xã hội chủ nghĩa còn lại trên thế giới. Nhưng lịch sử đã không diễn ra như họ nghĩ. Trung Quốc, Việt Nam, Lào,…đang đổi mới thành công, giành được nhiều thành tựu và tiếp tục vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Cuba vẫn hiên ngang đứng vững, vẫn là tấm gương sáng về tiến bộ và công bằng xã hội, về đoàn kết quốc tế, về tinh thần bất khuất vì tự do cho các dân tộc và phẩm giá con người. Và những bước tiến cách mạng đang diễn ra ở Vênêxuêla, Bôlivia, Êcuađo... cùng sự lớn mạnh của các phong trào cánh tả tại nhiều nước Mỹ Latinh khác thể hiện trào lưu hướng tới chủ nghĩa xã hội đang nổi lên mạnh mẽ tại Tây Bán cầu này. Các nước xã hội chủ nghĩa khác tại Châu Á vẫn tiếp tục con đường tiến lên phía trước. Nhiều đảng cánh tả, các phong trào nhân dân tiến bộ các nước tại các châu lục ngày càng giương cao khẩu hiệu đấu tranh vì chủ nghĩa xã hội và xác định ngày càng rõ rằng đây là sự lựa chọn duy nhất đúng để vượt qua những bế tắc của mô hình phát triển đang khủng hoảng hiện nay. Đó là những bằng chứng đầy khích lệ về sức sống của chủ nghĩa xã hội.

Thưa các đồng chí,
Chúng tôi rất vui mừng được biết, **** Cộng sản Cuba tại Đại hội VI (tháng 4-2011) và Hội nghị toàn quốc của **** (tháng 01-2012) vừa qua, đã có những quyết sách chiến lược quan trọng để tạo động lực mới phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân và tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn ****. Chúng tôi tin tưởng sâu sắc rằng, nhân dân Cuba dũng cảm, anh hùng trong chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc, sáng tạo và năng động trong xây dựng đất nước nhất định sẽ đạt được những thành tựu to lớn, đưa Cuba vượt qua những khó khăn trên con đường phát triển, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Cuba. Chúng tôi mong muốn, hai **** và hai nước chúng ta sẽ tiếp tục cùng sát cánh bên nhau vững bước trên con đường vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Đó cũng là niềm tin và tình cảm của chúng tôi gửi tới các đồng chí./.

VOV
 

raotro

Xe container
Biển số
OF-52461
Ngày cấp bằng
9/12/09
Số km
5,487
Động cơ
505,731 Mã lực
Nơi ở
Hà "nhì"

Vitgia6996

Xe buýt
Biển số
OF-94581
Ngày cấp bằng
9/5/11
Số km
609
Động cơ
407,480 Mã lực
Ấy!
Chủ tịch cứ để yên đấy để cháu đọc mỗi khi khó ngủ...chắc được 1 đoạn là kéo gỗ rồi.:D
Cụ nói chí phải lâu lém rùi iem mới thấy nhiều chữ như vậy, để đêm khuya mà ko ngủ đc xem chạy lướt chóng măt là quay táng ngay ợ . Khò khò.....
 

EZdong

Xe điện
Biển số
OF-39790
Ngày cấp bằng
3/7/09
Số km
3,582
Động cơ
504,780 Mã lực
Trưa qua em & các cụ ở cơ quan tổ chức (b)(b)(b) nhân có bài ý đới ợ!
 

nddu

Xe buýt
Biển số
OF-111198
Ngày cấp bằng
1/9/11
Số km
512
Động cơ
395,120 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy, Hà Nội
Mấy chiều ni, iêm toàn làm đôi cốc rồi mới dám về nhà. Ngộ roài ló cũng khác!
 

vanthe77

Xe tải
Biển số
OF-73499
Ngày cấp bằng
21/9/10
Số km
458
Động cơ
428,980 Mã lực
Nhà cháu sau thời gian tối mặt để làm việc, nay đã thở được rồi. Nhà cháu xin đăng ký 1 Vịt số lượng người thì để xem vịt nhà cháu nhồi được thêm mấy người nữa sẽ báo lại ạ. Hoàn toàn ủng hộ phương án của Viking "hoc mà chơi, chơi mà học" phương án mang tính giáo dục cao cho cả trẻ em và người nhớn ạ.
Quán nhà sàn Viking nói đẹp có rất nhiều món dân tộc ngon, thú rừng đủ loại, giá cả hợp lý ( Gần quê vợ nên mỗi lần về nhà cháu đều thưởng thức)
Chủ tịch không cho nhà cháu đi à:(
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top